Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 19

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 19

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2

PHẦN I- GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:

A. Cơ sở hình thành chủ đề

- Kiến thức của chủ đề được lấy từ bài 18, 19 SGK Ngữ văn 8 tập 2.

- Tài liệu tham khảo: Học luyện văn bản Ngữ văn THCS 8

B. Thời gian dự kiến: 10 tiết, thời gian thực hiện: Tuần 19,20

Tiết 73,74,75,76: Nhớ rừng

Tiết 77: Ông đồ

Tiết 78,79: Câu nghi vấn

C. HÌNH THỨC THỰC HIỆN: Giảng dạy trên lớp.

D. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Kiến thức

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại vươn tới cuộc sống tự do. Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa.

- Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Sự thay đổi trong xã hội và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị mai một.

- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

 

doc 8 trang Phương Dung 30/05/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 73,74,75,76
 Ngày soạn: 04/1/2021
 Ngày dạy: 11/1/2021
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2 
PHẦN I- GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
A. Cơ sở hình thành chủ đề 
- Kiến thức của chủ đề được lấy từ bài 18, 19 SGK Ngữ văn 8 tập 2.
- Tài liệu tham khảo: Học luyện văn bản Ngữ văn THCS 8
B. Thời gian dự kiến: 10 tiết, thời gian thực hiện: Tuần 19,20
Tiết 73,74,75,76: Nhớ rừng
Tiết 77: Ông đồ
Tiết 78,79: Câu nghi vấn
C. HÌNH THỨC THỰC HIỆN: Giảng dạy trên lớp.
D. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU CHUNG 
1. Kiến thức
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại vươn tới cuộc sống tự do. Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa.
- Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Sự thay đổi trong xã hội và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị mai một.
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
2. Năng lực cần hình thành qua chủ đề
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, chan hòa, chăm chỉ.
- Yêu nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (CHUẨN BỊ)
- Học liệu: Ngữ liệu/sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP:
- Vấn đáp, đàm thoại, nhóm....
- Thuyết trình, giải quyết vấn đề, vấn đáp.
Phần II. VĂN BẢN: NHỚ RỪNG – Thế Lữ
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh thể hiện niềm kao khát tự do mãnh liệt, lòng yêu nước kín đáo của tác giả qua lời con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng. 
- Biết được thể thơ, phương thức biểu đạt 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- HS Chơi trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu luật chơi 
Chơi trò chơi ô chữ
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ , mỗi ô chữ tương ứng với một câu hỏi Học sinh có thể chọn bất kì câu hỏi nào để trả lời và có thể trả lời ô hàng dọc bất kì lúc nào. Nếu hs nào trả lời đúng ô hàng dọc sẽ có quà. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Trò chơi ô chữ gồm 6 câu sau:
Câu 1: Tác giả bài thơ Muốn làm thằng Cuội? TẢN ĐÀ 
Câu 2: câu “Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện cũ” trong bài hát nào? HÀN MẶC TỬ 
Câu 3: Một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng? THƠ 
Câu 4: Đây là một trong hai xu hướng chính của bộ phận văn học công khai 1930-1945? LÃNG MẠN 
Câu 5: Những câu thơ sau đây nằm trong bài thơ nào của nhà thơ Thế Lữ? Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt 
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua 
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm. NHỚ RỪNG
Câu 6: Tác gải câu thơ: 
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? XUÂN DIỆU
Từ khóa: THƠ MỚI
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ : Nhớ rừng
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính vầ tác giả, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta đầu thế kỉ XX.
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh Cụ thể là biện pháp nghệ thuật tu từ: Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ., liệt kê. Câu cảm thán, câu nghi vấn thể hiện niềm kao khát tự do mãnh liệt, lòng yêu nước kín đáo của tác giả qua lời con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng. 
- Biết được đặc điểm của thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm. 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Gọi HS đọc chú thích (Sgk/tr5 (tập 2)
GV chiếu chân dung nhà thơ
- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách 
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập số 1:
Văn bản : Nhớ rừng
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời:
Thể loại
Phương thức biểu đạt chính
Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? 
- HĐ chung: Đọc văn bản:
Cần đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào?
+ Giáo viên đọc mẫu
+ HS nghe và đọc văn bản
Tìm hiểu chú thích:
+ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
+ HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Dựa vào các ý hãy chia bố cục cho bài thơ?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Cuộc sống của con hổ ở vườn bách thú gợi tả qua những hình ảnh nào?
- Cảm nhận về cuộc sống đó?
HĐ chung:
- Tâm trạng thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của chúa sơn lâm?
HĐ cá nhân:
- Cảnh vườn bách thú được miêu tả qua những hình ảnh nào?
- Biện pháp NT nào được sử dụng?
- Cảnh hiện lên như thế nào?
- Trước cảnh vật ấy con hổ có tâm trạng như thế nào?
? Nhận xét chung về tâm trạng của con hổ trong hiện tại ở vườn bách thú?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2,3 qua phiếu học tập số 2
- GV phát phiếu bài tập số 2, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
Phiếu bài tập số 2:
 Con hổ ở sơn lâm
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả:
+ cảnh sơn lâm
+ hình ảnh chúa sơn lâm
+ tâm trạng của chúa sơn lâm
- Chỉ ra các dấu hiệu về NT?
- Tác dụng của các bpnt?
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Khái quát tâm trạng của con hổ khi ở vườn bách thú?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp và trả lời câu hỏi: 
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
- Nghệ thuật đặc sắc? Tác dụng? 
- Cảm nhận về giấc mộng ngàn của con hổ?
- Phản ánh khát vọng gì của con hổ?
-Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng con hổ khiến em liên tưởng đến điều gì?
HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút:
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả: 
- Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989), quê ở Bắc Ninh.
“Đệ nhất thi sĩ” trong phong trào Thơ mới.
2. Tác phẩm
+ Thể thơ: tự do
+ Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
+Nhân vật trữ tình: con hổ.
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm được văn bản
- Học sinh đọc hiểu được các chú thích 
2. Bố cục văn bản
- Bố cục: 3 phần 
+ Đoạn 1+4: Con hổ ở vườn bách thú.
+ Đoạn 2+3: Con hổ ở sơn lâm.
+ Đoạn 5: Giấc mộng của con hổ.
3.Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Con hổ khi ở vườn bách thú
* Đoạn 1: - Cuộc sống của con hổ: trong cũi sắt, sa cơ, tù hãm, trò lạ mắt, thứ đồ chơi, ngang bầy cùng gấu, báo,...
-> cuộc sống giam cầm, tù túng, mất tự do, thân phận bị hạ thấp, coi thường.
- Tâm trạng: gậm một khối căm hờn, nằm dài, khinh, nhục nhằn,...
NT: Từ ngữ chọn lọc, giàu sức gợi
-> căm uất, ngao ngán, bất lực.
* Đoạn 4:
- Cảnh vườn bách thú: không đời nào thay đổi, sửa sang, tầm thường giả dối, hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng,...
NT: liệt kê
-> đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán
- Tâm trạng: uất hận, ghét
=> Chán ghét cao độ cuộc sống tù túng, giả dối hiện tại ->Khao khát cuộc sống tự do .
b. Con hổ ở sơn lâm ( Đoạn 2,3)
* Cảnh sơn lâm
- cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội
- đêm vàng, ngày mưa, bình minh, chiều
- hình ảnh thơ giàu sức gợi, cảm xúc lãng mạn => Hùng vĩ, đẹp lộng lẫy
* Hình ảnh chúa sơn lâm
- bước chân dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt quắc mọi vật im hơi
- say mồi đứng uống ánh trăng tan, lặng ngắm giang sơn, chim ca giấc ngủ tưng bừng, chiếm lấy riêng phần bí mật
- NT so sánh, từ láy tượng hình, ĐT đặc tả hành động = >oai phong, dũng mãnh
* Tâm trạng của chúa sơn lâm
- nào đâu, đâu những,..
- Than ôi!...còn đâu
từ ngữ gợi cảm, câu cảm thán, điệp ngữ, liệt kê => xót xa, nuối tiếc
=>Khát vọng hướng tới cái đẹp tự nhiên, chân thật; niềm khao khát mãnh liệt được sống tự do .
c. Giấc mộng của con hổ.
(Đoạn 5)
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang
+ NT: Câu cảm thán -> Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ cuộc sống chân thật, tự do
- Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực -> Bi kịch
=>Khát vọng được sống là chính mình, được giải phóng, được tự do.
+Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của những người dân Việt Nam mất nước khi đó.
4. Tổng kết
- NT: + Hình ảnh thơ gợi cảm, cảm xúc lãng mạn ngập tràn
+ Giọng thơ ào ạt, phóng túng
- ND: Diễn tả nỗi chán ghét thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản “Nhớ rừng” và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận và cảm thụ văn học. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? 
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 
 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác
2. Câu thơ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Có phải câu nghi vấn không? Em hãy nêu các chức năng của câu nghi vấn.
 3: Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 
4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 5: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật đó. 
6: Em có đồng ý với quan điểm: “Đoạn thơ trên là một bức tranh tứ bình lộng lẫy” không? Vì sao? 
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập số 4
1. Tâm trạng của con hổ trong đoạn 1 và đoạn 4 của bài thơ "Nhớ rừng" có điểm gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu thế nào về nỗi khao khát được trở vè với đại ngàn của con hổ?
2. Hãy phân tích nỗi nỗi nhớ rừng của con hổ trong đoạn thơ 2 và 3 của bài thơ "Nhớ rừng"?
3. Mở đầu bài thơ" Nhớ rừng" là lời đề từ " Lời con hổ ở vườn bách thú". Việc mượn lời đó có tác dụng thể hiện chủ đề của bài thơ như thế nào?
* GV có thể sử dụng các đề bài trong sách giáo khoa, hoặc đề bài sau:
 Viết một đoạn văn khoảng 1/2 mặt giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Cuộc đời bạn sẽ trôi qua một cách vô nghĩa nếu mãi đắm chìm vào quá khứ hay quá lo lắng cho tương lai” 
Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó. 
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
- Xác định các thao tác lập luận được sử dụng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn.
- Viết câu văn mở đoạn các câu trong phần thân đoạn, câu kết đoạn.
- Chỉnh sửa bài viết.
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Viết đoạn văn cảm nhận đoạn thơ sau:
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy với bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự .
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS. 
 Đọc- hiểu văn bản 
HS viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
HS viết đoạn văn cảm nhận văn học 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “ Nhớ rừng” (Thế Lữ).
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập số 5
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi ..
Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây .
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây 
1: Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 
2. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS về nhà làm 
 Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét: “Trong bài thơ Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Em hiểu sức mạnh phi thường đó là gì? Hãy chứng minh.
GV gợi ý.
- Là sức mạnh của cảm xúc
-> Trong thơ lãng mạn cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp về hình thức câu thơ. Chính vì vậy cảm xúc 
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS. 
Đọc - hiểu văn bản của một nhà thơ khác cùng giai đoạn 
Viết bài văn nghị luận văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_19.doc