Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 23

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 23

CHỦ ĐỀ VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH

VĂN BẢN: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI: ĐI ĐƯỜNG VÀ TỔNG KẾT, KIỂM TRA CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

a. Đọc- hiểu

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

- Vẻ đẹp Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.

b. Viết.

- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những điều em học tập được qua văn bản.

- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc sẽ được bổ sung sau này).

c. Nói và nghe.

- Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè

- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận

 

doc 16 trang Phương Dung 30/05/2022 3370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Bộ môn: Ngữ văn
Tuần 23 - Tiết 89,90
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH
VĂN BẢN: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI: ĐI ĐƯỜNG VÀ TỔNG KẾT, KIỂM TRA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
b. Viết.
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những điều em học tập được qua văn bản.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc sẽ được bổ sung sau này).
c. Nói và nghe.
- Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu văn bản
	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: SGK, giáo án, tập Nhật kí trong tù...
- Thiết bị: máy tính, máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS khi tìm hiểu về bài thơ của Bác.
b. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: nêu câu hỏi
 Đọc một số bài thơ của Bác mà hs đã chuẩn bị ở nhà. Em hiểu được điều gì về Bác từ những văn đó ?
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 - Dự kiến sản phẩm
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
 Giáo viên giới thiệu tập NKTT -> Hs quan sát -> Đây là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của HCM được Người sáng tác khá liên tục trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tập thơ gồm 133 bài viết bằng chữ Hán. Trong đó bài thơ “Đi đường” được coi là bài thơ thể hiện tinh thần vượt lên gian khổ để làm chủ hoàn cảnh của Bác. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ: Đi đường.
a) Mục tiêu: 
- Hiểu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể thơ, nhan đề
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh 
- Hiểu được giá trị của nghệ thuật sử dụng ngôn từ
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc- hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động:
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về văn bản
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ
d) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- Học sinh hoạt động cá nhân, cặp đôi 
- GV hướng dẫn HS thực hiện
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả
* Đánh giá, nhận xét:
- HS khác đánh giá, nhận xét, bổ sung
- GV quan sát, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung (DKSP) 
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
a. Mục tiêu: Nêu được những hiểu biết của mình về bài thơ
b. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của Hs
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
? Nêu những hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác, thể loại của bài thơ?
- Hs: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
+ Xuất xứ: trong tập: “Nhật kí trong tù” 
+ Hoàn cảnh sáng tác: Khi Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Thể loại: 
- Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bản dịch: thơ lục bát.*
 Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nêu được những biện pháp nghệ thuật và đặc sắc của từng từ ngữ trong bài thơ
b. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1. So sánh nguyên tác và bản dịch xem có gì khác nhau giữa hai câu đầu? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó ở câu thơ đầu?Nêu tác dụng của nó?
2. Hãy phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này? 
- Hs: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
1. - So sánh nguyên tác và bản dịch :Bản dịch mất đi một chữ “tẩu lộ” 
- Điệp từ : Tẩu lộ à làm nổi bật ý tẩu lộ nan à giọng thơ suy ngẫm thể hiện thể hiện cuộc đời của Bác : Bác bị giải hết từ nhà lao này sang nhà lao khác à thể hiện nổi gian lao, vất vả của người đi bộ trên đường núi.
 Gv: Đó là những suy ngẫm, thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường, chuyển lao khổ ải, “dãi nắng dầm mưa”, “trèo núi qua truông” của chính tác giả- người tù CM HCM- trong chuỗi ngày bị tù đầy cực khổ “sống khác loài người” ở QT (TQ). Nỗi gian lao của người đi bộ đường núi là điều không nói ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng cảm nhận một cách thấm thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thật hiển nhiên đó và mới thật sự thấm thía mấy chữ “đường đi khó” ( tẩu lộ nan) rất mực giản dị trong bài thơ.
+ Phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này? 
- Nghĩa đen : Nói cụ thể cái gian lao của tẩu lộ : Vượt qua rất nhiều núi, hết dãy này đến dãy khác, liên miên bất tận ý thơ 
- Nghĩa bóng : Người tù Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
+ Động từ: Trùng san Làm (lớp núi) 
 nổi bật 
 hình ảnh thơ
+ Từ : Hựu -> nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ 
- Nghĩa bóng : Người tù Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
 G: Câu thơ chữ Hán lặp lại hai lần chữ “trùng san” ( ) với chữ “hựu” ( lại) ở giữa, đã làm nổi bật hình ảnh thơ và nhấn mạnh, làm sâu sắc ý thơ. Với hai chữ “tài tri” (mới biết) ở câu một, chữ “ hựu” ở câu hai, ta thấy dường như thấp thoáng nhân vật trữ tình- người tù CM HCM đang cảm nhận thấm thía , suy ngẫm về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi, cũng như con đường CM, con đường đời 
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
2. Hai câu cuối 
a. Mục tiêu: Nêu được những biện pháp nghệ thuật và đặc sắc của từng từ ngữ trong bài thơ
b. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1. So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ Hán? Nêu tác dụng của nó?
2. Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi? Vì sao người có tâm trạng ấy?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ Hán?
- Điệp từ vòng “ trùng san”
-> Làm cho mạch thơ, ý thơ nối liền tạo cảm giác những dãy núi kia cứ kéo dài mãi không hết
 Mở ra một ý mới tạo đà cho câu hợp.
2. Tâm trạng: Vui sướng đặc biệt, bất ngờ-> niềm vui hạnh phúc hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hy sinh. Câu thơ hiện ra hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới 
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
a. Mục tiêu: Nêu được những biện pháp nghệ thuật và đặc sắc của từng từ ngữ trong bài thơ
b. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Hs: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
+ NT:
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi cảm và giàu cảm xúc. 
- Bản dịch thơ có tác dụng nhất định.
+ ND:
Bài thơ có 2 lớp nghĩa
- Nghĩa đen : Nói về việc đi đường núi
- Nghĩa bóng : Con đường cách mạng, đường đời 
Bác Hồ muốn nêu lên một chân lý, một bài học rút ra từ thực tế : Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: 
-Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
b. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở bài tập
d. Tiến trình hoạt động 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: Nêu các nét nghĩa trong bài thơ “ Đi đường”
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc cá nhân
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs: trình bày miệng
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
2. Văn bản: 
a, Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại:
- Xuất xứ: trong tập: “Nhật kí trong tù” 
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
- Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
b, Đọc, chú thích, bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Hai câu đầu:
- NT: điệp-> suy ngẫm của Bác về sự gian nan khi đi đường.
- Khó khăn, gian lao chồng chất trên đường hoạt động cách mạng.
2. Hai câu cuối:
- Điệp từ vòng “ trùng san”
-> mạch thơ nối liền: chuyện đường gian lao kết thúc, mở ra một ý mới
- Tư thế người đi đường có sự thay đổi.
- Tâm trạng vui sướng, hân hoan, tự do, làm chủ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* Ghi nhớ: sgk/40
IV. Luyện tập:
Bài thơ có 2 lớp nghĩa
- Nghĩa đen : Nói về việc đi đường núi
- Nghĩa bóng : Con đường cách mạng, đường đời 
Bác Hồ muốn nêu lên một chân lý, một bài học rút ra từ thực tế : Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung hoạt động: HĐ cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
d. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những điều em học tập được qua văn bản.
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: 
 Bài thơ ghi lại một buổi ngắm trăng bất thường
 Thiếu thốn về vật chất nhưng nhà thơ vẫn chủ động ngắm trăng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể, ta nhận ra một tâm hồn có trí tưởng tượng phong phú, phóng khoáng, nhạy cảm, một tâm hồn tinh tế khoẻ khoắn, một cốt cách thanh cao, một tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, sáng ngời chất thép.
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (15’)
* Kiểm tra 15 phút.
Đề 1:
Câu 1 (3đ): Chép chính xác phần dịch thơ của bài “Ngắm trăng”(Hồ Chí Minh).
Câu 2 (7đ): Câu thơ thứ hai của bài thơ “Ngắm trăng” cho em hiểu được điều gì? Hãy so sánh bản phiên âm và bản dịch thơ.
Đề 2:
Câu 1(3đ): Chép chính bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”(Hồ Chí Minh).
Câu 2 (7đ): Câu thơ thứ hai của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?
Đáp án:
Đề 1:
Câu 1(3đ): HS chép chính xác bài thơ. (Sai từ 2-4 lỗi chính tả trừ 0.5đ, sai từ 5-8 lỗi trừ 1đ, sai từ 9 lỗi trở lên trừ 2đ)
Câu 2(7đ):
* Mức tối đa: HS trả lời đúng
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Câu thơ nghĩa là: Đối diện với cảnh đẹp đêm nay thì biết làm thế nào bây giờ?
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, đến cả tự do cũng không có để được thưởng trăng, Bác thấy bối trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp. (3đ)
- Câu thứ hai của nguyên tác có nghĩa là: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” Câu thơ được dịch (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “nại nhược hà” (biết làm thế nào?). Dịch là “khó hững hờ” thì lại cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ, chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong câu thơ chữ Hán. (4đ)
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Đề 2:
Câu 1(3đ): HS chép chính xác bài thơ. (Sai từ 2-4 lỗi chính tả trừ 0.5đ, sai từ 5-8 lỗi trừ 1đ, sai từ 9 lỗi trở lên trừ 2đ)
Câu 2(7đ):
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Câu thơ có hai cách hiểu: (1đ)
+ Cháo bẹ, rau măng ở rừng Pác Bó nhiều, lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ. (1đ)
+ Mặc dù chỉ ăn cháo bẹ và rau măng rừng nhưng Bác vẫn sẵn sàng tham gia hoạt động cách mạng. (1đ)
- Hiểu theo cách nào thì cũng thấy được phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. Tuy nhiên cách hiểu thứ nhất thì phù hợp với phong cách riêng của Bác. Bởi đó chính là cách nói phóng đại, hóm hỉnh của Người. Còn thực tế, cuộc sống nơi đây vô cùng khó khăn và thiếu thốn (liên hệ với bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” để hiểu được cách nói của Bác). Câu thơ giúp ta hiểu thêm về Bác, luôn làm chủ hoàn cảnh, vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ bằng niềm tin và niềm lạc quan. (4đ)
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc hai bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Tích hợp với môn Mĩ thuật: Vẽ bức tranh dựa theo nội dung của bài thơ.
- Soạn bài : ''Chiếu dời đô''
+ Đọc kĩ văn bản
+ Trả lời các câu hỏi
+ Liên hệ với thực tế: tìm hiểu về sự phát triển và vị trí của thu đô Hà Nội ngày nay.
Bổ sung giáo án:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23 - Tiết 91
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiếng Việt: CÂU CẦU KHIẾN
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức:
a. Đọc- hiểu
 - HS cần hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến và phân biệt được câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.
b. Viết.
- Viết được đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến
- Làm bài vận dụng chỉ ra câu cầu khiến và chức năng của kiểu câu
c. Nói và nghe.
	 - Nêu nhận xét về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
	- Năng lực tạo lập văn bản
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: SGK, giáo án,...
- Thiết bị: máy tính, máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về câu cầu khiến
b. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV: cho đoạn thơ:
	Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
	Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo.
	Hãy để cho bà nói má thơm của cháu.
	Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu...
 (“Đôi mắt xanh non”- Xuân Diệu)
 ? Chỉ ra phó từ trong đoạn văn trên? Phó từ được thêm vào câu có ý nghĩa gì?
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS: trả lời
 - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
 - Dự kiến sản phẩm:
+ Từ “hãy” là phó từ, thêm vào câu có ý nghĩa cầu khiến 
 * Báo cáo kết quả: HS trả lời cá nhân
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét, đánh giá
 - GV gieo vấn đề vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu 
 -> GV nêu mục đích bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung (DKSP)
Hoạt động 1: I. Đặc điểm hình thức và chức năng ( 23’) 
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được hình thức và chức năng của câu
b. Phương thức thực hiện: 
VD 1: hoạt động nhóm. VD 2: HĐ cặp đôi
c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm
d. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: 
1. Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến?
2. Dựa vào đặc điểm hình thức nàò cho biết đó là câu cầu khiến?
3. Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc nhóm
- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs
- Dự kiến sản phẩm
+ Các câu cầu khiến
 a. Thôi đừng lo lắng.
 Cứ về đi.
 b. Đi thôi con.
+ Đặc điểm hình thức:
 - Chứa các từ mang ý cầu khiến: đừng, đi, thôi.
 - Kết thúc câu bằng dấu chấm.
+ Chức năng:
 - Khuyên bảo
 - Yêu cầu
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày.
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
- GV chốt kiến thức và ghi bảng
 GV bổ sung thêm VD, yêu cầu học sinh xác đinh từ mang ý cầu khiến và nêu chức năng
+ Sứ giả hãy mau mau về xin nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt !-> Yêu cầu, ra lệnh.
+ Bạn đọc đi! -> Yêu cầu
+ Bạn nên nghe lời anh ấy đi. -> Khuyên bảo.
+ Mẹ giặt giúp con chiếc áo này với nhé. -> Đề nghị.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: 
 1. Cách đọc từ “Mở cửa” trong câu a và câu b có gì khác nhau?
2. Câu “Mở cửa” trong (b) dùng để làm gì ? Khác câu “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào ?
3. Như vậy, nếu không có từ cầu khiến thì căn cứ vào đâu để chúng ta nhận biết?
4. Nhận xét về dấu kết thúc câu cầu khiến ?
- HS: tiếp nhận:
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cặp đôi
- Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs
- Dự kiến sản phẩm:
 1. Khác nhau: Có ngữ điệu khác nhau câu (a) đọc nhẹ nhàng hơn, câu (b) phát âm với giọng nhấn mạnh hơn. Câu (a) là câu trần thuật, câu (b) là câu cầu khiến.
 2. Câu (a) dùng để trả lời câu hỏi. Câu (b) dùng để đề nghị, ra lệnh.
 3. Căn cứ vào ngữ điệu của câu.
 4. Kết thúc bằng dấu chấm than.
* Báo cáo kết quả: Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá 
- GV chốt kiến thức và ghi bảng
 GV: Lưu ý:
+ Khi yêu cầu: người nói là vai trên, người nghe là vai dưới.
+ Khi đề nghị: người nói là vai dưới, người nghe là vai trên.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hình thức và chức năng của câu cầu khiến để làm bài tập.
b. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân (bài 1). HĐ cặp đôi (bài 3,5)., HĐ nhóm (bài 2,4).
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm
d. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Bài tập 1,2,3,4,5
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
Bài 1 : - Hình thức của câu cầu khiến
a, Hãy ; b, đi c, đừng 
- Nhận xét về chủ ngữ:
a, vắng chủ ngữ: chủ ngữ là Lang Liêu 
b, Chủ ngữ là ông giáo. c, Chủ ngữ là chúng ta.
 Thêm , bớt chủ ngữ :
a, Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. (làm cho đối tượng tiếp nhận thấy lời yêu cầu nhẹ nhàng tình cảm hơn)
b, Hút trước đi. (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn)
c, Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (ý nghĩa câu bị thay đổi; chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe, các anh : chỉ có người nghe)
Bài 2 : Câu cầu khiến
a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.(vắng CN)
b, Các em đừng khóc. (có CN )
c, Đưa tay cho tôi mau; cầm lấy tay tôi này (vắng CN không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến)
Bài 3 : 
- Câu a vắng chủ ngữ 
- Câu b có CN. Nhờ có CN ở câu b ý câu cầu khiến nhẹ hơn , thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Bài 4:
- Dế Choắt nói với Dế Mèn (mục đích cầu khiến )
- Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau.
- Trong lời Dế Choắt tác giả không dùng câu cầu khiến (mà dùng câu nghi vấn: hay là) làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách Dế Choắt.
Bài 5:
 Đi đi con! -> chỉ có người con đi.
 Đi thôi con. -> người con và cả người mẹ cùng đi.
* Báo cáo kết quả: 
 - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3, 4, 5
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Có những từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến.
- Dùng để:
 + Khuyên bảo
 + Yêu câu
 + Ra lệnh
 + Đề nghị.
- Kết thúc câu bằng:
 + Dấu chấm than.
 + Dấu chấm
3. Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập 1
a) có ''hãy'' 
c) có ''đừng''
b) có ''đi''
- CN đều chỉ người đối thoại nhưng có điểm khác:
a) Vắng CN. Phải dựa vào ngữ cảnh mới biết là Lang Liêu.
b) CN là ''ông giáo'' - ngôi thứ 2 số ít.
c) CN là ''chúng ta'' - ngôi thứ nhất số nhiều.
Bài tập 2
a) ''Thôi , im ... đi''. (có TN cầu khiến ''đi'', vắng CN)
b) ''Các em ... khóc'' (có ''đừng'', CN - ngôi 2 số nhiều)
c) ''Đưa tay cho tôi mau'' ; ''cầm lấy tay tôi này'' (không có TNCK, chỉ có ngữ điệu CK; vắng CN)
Bài tập 3
- Trong (a) vắng CN, còn (b) có CN, ngôi thứ 2 số ít. Nhờ có CN trong câu (b) ý CK nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn t/cảm của người nói với người nghe.
Bài 4:
- Dế Choắt nói với Dế Mèn (mục đích cầu khiến )
- Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau.
- Trong lời Dế Choắt tác giả không dùng câu cầu khiến (mà dùng câu nghi vấn: hay là) làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách Dế Choắt.
Bài 5:
 Đi đi con! -> chỉ có người con đi.
 Đi thôi con. -> người con và cả người mẹ cùng đi.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
d. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng câu cầu khiến? 
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: bài viết của Hs
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức, đưa đoạn văn tham khảo.
	Học tập là con đường nhanh nhất để đưa chúng ta đến với thành công. Đó là yếu tố quyết định tương lai của chúnǵ ta. Do vậy, những ai còn ngồi trên ghế nhà trường hãy xác định cho mình những gì có thể và cần làm để có được một tương lai thật tươi sáng sau này. Thời gian trôi qua và không chờ đợi ai cả. Vì thế, các bạn hãy cố gắng ngay từ lúc này để sớm đạt được những kết quả tốt nhất và để sau này sẽ thấy thật tự hào với những thành quả của mình nhé!
* Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 4, 5 (giáo viên hướng dẫn học sinh theo gợi ý trong SGV tr45)
- Xem trước bài: Câu trần thuật
Bổ sung giáo án:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23 -Tiết 92
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh 
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh 
b. Viết.
 - Viết một bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở địa phương em. 
c. Nói và nghe.
	 - Nêu nhận xét về mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh 
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
	- Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh
3. Phẩm chất:
- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, sống hòa hợp với thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: ngữ liệu SGK, một số bài văn thuyết minh
- Thiết bị: máy tính, máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS khi học về văn thuyết minh 
b. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
d. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV: 
 1. Kể tên những danh lam thắng cảnh mà em biết? 
2. Em đã được tham quan ở nơi nào chưa? Em hãy thử làm một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho các bạn nghe về địa danh đó. 
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS: trả lời
 - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
 - Dự kiến sản phẩm: Đền Hùng, Vịnh Hạ Long, chùa Hương
 * Báo cáo kết quả: HS trả lời cá nhân
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét, đánh giá
 - GV gieo vấn đề vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu 
 -> GV nêu mục đích bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌN THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung (DKSP)
HĐ 1: I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh
b. Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, 
c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập
d. Tiến trình hoạt động 
 * Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: 
1.Bài văn giới thiệu về những đối tượng nào?
2. Bài giới thiệu giúp chúng ta hiểu gì về đối tượng đó?
3. Như vậy muốn viết bài về danh lam thắng cảnh thì ta cần có những kiến thức gì ?
4. Làm thế nào để có kiến thức đó?
5. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào? Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục?
 - HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs: thảo luận.
- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Đối tượng TM: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn .
2.- Hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ.
 - Đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc hình thành, sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền.
3. Kiến thức: thuộc lĩnh vực Lịch sử, địa lí văn học và nghệ thuật.
4. Phải thăm quan, tra cứu sách vở, hỏi han...
5. - Bố cục: 3 phần
 P1: Giới thiệu hồ HK
 P2: Giới thiệu đền NS
 P3: Giới thiệu bờ hồ.
-> Theo thứ tự quan sát của người viết.
 - Thiếu: Mở bài và kết bài.
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày 
* Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
 - GV nhận xét, đánh giá
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng
GV bổ sung: Tuy bài này được chia làm 3 phần nhưng không phải là 3 phần của 1 VB là MB, TB, KL như bố cục thường gặp. Vậy để bài viét hoàn thiện, ta phải -> Bổ sung thêm MB và KB.
GV: 
+ Mở bài: có thể giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể DLTC Hồ Hoàn Kiếm- Đền Ngọc Sơn.
+ Kết bài: ý nghĩa lịch sử –VH-XH của DLTC, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
 Ngoài ra, bài viết này còn chưa giới thiệu vị trí cụ thể, độ rộng hẹp của hồ (Phải nêu rõ vị trí của tháp rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn ở chỗ nào, hướng nào của hồ, cách bao nhiêu mét). Và có thể còn phải giới thiệu quang cảnh xung quanh: cây cối, màu sắc, mặ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_23.doc