Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 29

VĂN BẢN: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC – NGUYỄN THIẾP

(Luận học pháp)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

a. Đọc- hiểu

- Những hiểu biết bước đầu về thể loại tấu, phương thức biểu đạt của văn bản

 - Chỉ ra và phân tích được những quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

 - Đặc điểm hình thức lập luận của VB.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm văn xuôi nghị luận

b. Viết.

- Viết được đoạnvăn đưa ra những phương pháp học đúng đắn.

- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về vai trò của việc học đối với cuộc sống mỗi người.

 

doc 27 trang Phương Dung 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 113,114
Soạn: / /2021
 Dạy: / /2021
VĂN BẢN: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC – NGUYỄN THIẾP
(Luận học pháp)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Những hiểu biết bước đầu về thể loại tấu, phương thức biểu đạt của văn bản
 - Chỉ ra và phân tích được những quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
 - Đặc điểm hình thức lập luận của VB.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm văn xuôi nghị luận
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn đưa ra những phương pháp học đúng đắn.
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về vai trò của việc học đối với cuộc sống mỗi người.
c. Nói và nghe.
	 -Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc - hiểu văn bản
	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài
b) Nội dung hoạt động: 
- HS xem video
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho học sinh xem video hình ảnh một kì thi Hương năm 1897 Nam Định.
Các em chú ý xem video và trả lời cho cô câu hỏi: 
Đoạn video gợi cho em những suy nghĩ, cảm nhận gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Hs nghe câu hỏi và trả lời miệng
*Báo cáo kết quả:
- Không khí khoa thi Hương ở Nam Định thật nghiên túc, có nhiều người tham gia trong lễ xướng tên các sĩ tử đỗ đạt 
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Không khí khoa thi Hương năm 1897 ở Nam Định rất nghiêm túc và lễ xướng tên các sĩ tử đỗ đạt rất trang trọng thu hút đông đảo người dân tham gia, chúc mừng. Sau khi đỗ đạt, họ được triều đình bổ nhiệm làm quan phụng sự cho đất nước. Từ đó, ta thấy được vai trò của học rất quan trọng trong cuộc đời con người, không chỉ xưa mà nay việc học còn quan trọng hơn khi bối cảnh đất nước đang trong thời kì hội nhập hóa, toàn cầu hóa tiến tới Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS đọc hiểuvăn bản : Bàn luận về phép học
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính vầ tác giả, tác phẩm
- Chỉ ra và phân tích được những quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của VB.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập từ Đọc - hiểu tác phẩm văn xuôi nghị luận để viết một bài văn nghị luận
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- Gv chuyển giao từng nhiệm vụ
- Học sinh tiếp nhận và thực hiện
- Gv nhận xét và chốt ý.
- Gọi HS đọc chú thích (Sgk/tr77 (tập 2)
- GV chiếu chân dung tác giả Nguyễn Thiếp
- HS quan sát chân dung tác giả trên máy chiếu
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản (1p)
- GV chuẩn bị bảng phụ treo trên bảng cho học sinh thi “Ai ghi nhớ thông tin nhanh hơn”
Bảng phụ
Văn bản: Bàn luận về phép học
Tác giả
Năm sinh, năm mất, tên hiệu
Quê quán
Con người
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Thể loại
PTBĐ chính
- Gv chiếu bức thư Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung
- Theo em thể Tấu có gì giống và khác nhau so với thể loại Hịch, Cáo, chiếu?
- Hs trả lời, giáo viên nhấn mạnh
+ Giống: đều là thể văn nghị luận cổ, đều được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu.
+ Khác: Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua hoặc chỉ huy viết, để ban bố mệnh lệnh hoặc công bố kết quả cho bề dưới được biết. Còn tấu thì lại do bề dưới viết để dâng lên bề trên (dâng lên vua).
(Tấu trong VH trung đại khác với tấu trong VH hiện đại là một loại hình kể chuyện . . )
- GV hướng dẫn đọc : giọng điệu chân tình, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. Chú ý phát âm chuẩn L/N
- Hs đọc
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. Chú ý các từ Hán Việt cổ: “tam cương”, “ngũ thường”
- GV yêu cầu HS giải thích thêm nghĩa một số từ như “chính học”, “thịnh trị”.
- HS tìm hiểu các chú thích (SGK).
+ “chính học”: theo con đường đúng đắn, chính nghĩa.
+ “thịnh trị”: ổn định, phát triển trong thái bình.
- Văn bản “Bàn luận về phép học” có thể chia đoạn ntn ?
- GV: Đây là đoạn trích, trước đó còn 2 phần.
- Phần một : bàn về Quân đức- mong nhà vua một lòng tu đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi có học mà có đức. 
- Phần hai : bàn về dân tâm (lòng dân) khẳng định dân là gốc nước. Gốc có vững, nước mới yên.
- Phần 3 : Đoạn trích học.
- Để nêu mục đích của việc học, tác giả đã có cách diễn đạt ntn ? Chỉ ra tác dụng của việc học?
- Theo tác giả, mục đích chân chính của đạo học thời xưa là gì ?
- Theo em, quan niệm về đạo học như vậy có điểm nào cần phát huy, điểm nào cần bổ sung ?
- Hs trả lời
- Gv bổ sung: 
- Điểm cần phát huy: coi trọng mục tiêu đạo đức “Tiên học lễ ”
- Điểm cần bổ sung: phải rèn cả năng lực trí tuệ để trở thành người có cả đức – tài
- Cũng trong đoạn này, tác giả đã phê phán những lối học sai trái nào ?
- Theo em thế nào là lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi ?
- Chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung chỉ có cái danh mà không có thực chất.
- Cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được lợi lộc.
- GV :liên hệ với thực tế: các vua Lê, chúa Trịnh: Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải đều là bạo chúa bù nhìn, dâm loạn, hèn nhát, tầm thường, bán nước.
- Hậu quả lối học đó là gì?
- Từ việc chỉ ra hai cách học hoàn toàn trái ngược nhau, em hãy cho biết thái độ của Nguyễn Thiếp với mục đích của việc học là thái độ ntn?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2 “cúi xin từ nay ban chiếu bỏ qua” 
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
Đoạn văn “cúi xin từ nay bỏ qua”
Cách lập luận
Phương pháp học tập đúng đắn
- GV : Đó là những chủ trương phương pháp mới tuy chưa cụ thể nhưng rất đúng đắn và tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
- GV : liên hệ với tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của nhà nước ta và cho HS thấy được tính chất đúng đắn, tính thực tiễn trong phương pháp học của Nguyễn Thiếp để HS vận dụng.
- Gv chốt ý:
- Trong số các phương pháp học đó, em tâm đắc với phép học nào nhất ? Vì sao ?
- HS bộc lộ: Học đi đôi với hành
- GV: Quan điểm học đi đôi với hành còn có giá trị đến ngày nay. Quan điểm này cũng trùng khớp với quan điểm của Hồ Chí Minh
“Học phải đi đôi với hành
 Học mà không hành thì học vô ích
 Hành mà không học thì hành không trôi chảy”
- GV: Vậy có rất nhiều phương pháp học nhưng để biết cách lựa chọn sao cho phù hợp với mình mới là điều quan trọng, vậy khi đạo học chân chính được ban hành thì theo tác giả Nguyễn Thiếp nó có ý nghĩa ntn? 
Trao đổi cặp đôi
- Tác dụng, ý nghĩa của lối học chân chính?
- GV chiếu sơ đồ tác dụng việc học chân chính
Kẻ nhân tài lập được công
Nhà nước vững bền
Người tốt nhiều
Triều đình ngay ngắn
Thiên hạ thịnh trị
- Nhận xét cách lập luận của tác giả? Tác dụng lối học chân chính?
- GV: Thiên hạ thịnh trị, đất nước thái bình, nhân dân ấm no, sung túc, quả là những tác dụng vô cùng lớn lao khi đạo học chân chính được ban bố.
- Câu văn nào nói lên thái độ của bề tôi khi tấu trình lên đức vua?
- Hs trả lời
+ Thành thật xin dâng
+ Kẻ hèn thần cung kính tấu trình
? Vậy đó là thái độ ntn?
? Trước vua, tác giả tự nhận những điều tấu trình của mình về việc học chẳng qua là những “lời nói vu vơ”. Em có đồng ý như vậy không ? Vì sao ?
- Không vu vơ. Vì nó dựa trên sự thật về việc học ở nước ta lúc đó, nó được viết ra bằng tâm huyết của tác giả.
’ Đó là người anh hùng yêu nước: đau xót trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc và nguyện hi sinh vì nghĩa lớn.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc, nội dung của văn bản qua phiếu học tập
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
Phiếu bài tập:
Nghệ thuật
Trình tự lập luận
Phép tu từ
Nội dung
Mục đích của việc học
Phương pháp học đúng đắn
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thiếp (1723-1804). Tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong cư sĩ.
- Quê: Làng Mật Thôn – xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ – tỉnh Hà Tĩnh).
- Là người thông minh sáng suốt học rộng, hiểu sâu có tấm lòng vì nước, vì dân được người đời kính phục.
2. Tác phẩm:
- Là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791 khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua.
- Thể loại : tấu- nghị luận trung đại.
- PTBĐ chính: Nghị luận
II. Đọc – hiểu văn bản:
1) Đọc, tìm hiểu chú thích:
2) Bố cục:(4 đoạn)
- Đoạn 1: Từ đầu “điều tệ hại ấy”: Bàn về mục đích của việc học.
- Đoạn 2: Tiếp “ xin chớ bỏ qua ”: Phương pháp học tập đúng đắn
- Đoạn 3: Tiếp “ thịnh trị”: Tác dụng của lối học chân chính.
- Đoạn 4 : Còn lại : Kết đoạn
3) Tìm hiểu văn bản:
a) Mục đích chân chính của việc học :
- Dùng câu châm ngôn với hình ảnh so sánh dễ hiểu; cấu trúc câu phủ định 2 lần tăng thêm sự mạnh mẽ thuyết phục.
- Tác dụng: Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp, học là con đường tất yếu để trở thành người.
- Mục đích của việc học: Học để thành người có đạo đức, có nhân cách.
- Phê phán lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Hậu quả: chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.
=>Thái độ của tác giả: Đề cao lối học chân chính, nghiêm khắc phê phán lối học lệch lạc. Điều đó xuất phát từ tấm long yêu nước ngay thẳng.
b)Những phương pháp học đúng đắn:
- Các phép học ngắn gọn, , dễ hiểu,đoạn văn cấu tạo bằng câu ngắn, liên kết chặt chẽ làm cho câu văn mạch lạc, rõ rang, dễ hiểu..
=> Tác gải đưa ra những phương pháp học đúng đắn.
- Mở rộng trường lớp.
- Chấp nhận nhiều tầng lớp.
- Nội dung học từ thấp đến cao.
- Hình thức học rộng nhưng gọn.
- Học đi đôi với hành.
c) Dự báo ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính.
- Tác giả lập luận theo cách móc xích (kết quả trước sẽ là tiền đề là cơ sở cho kết quả tiếp theo), lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục.
- Tác dụng của lối học chân chính: 
+ Kẻ nhân tài lập được công
+ Nhà nước vững bền
+ Người tốt nhiều
+ Triều đình ngay ngắn (vững mạnh, hung thịnh)
+ Thiên hạ thịnh trị
d) Đoạn kết:
+ Thành thật xin dâng
+ Kẻ hèn thần cung kính tấu trình
=> Thái độ của Nguyễn Thiếp là những lời thỉnh cầu của một con người hết lòng vì dân vì nước, vô cùng khiêm nhường, cung kính của bề tôi khi dâng lên vua Quang Trung.
4) Tổng kết:
a. Nghệ thuật 
- Trình tự lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
- So sánh cụ thể, dễ hiểu
b. Nội dung :
- Mục đích của việc học là để trở thành người có đạo đức, có tri thức, góp phầm làm hung thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi.
- Muốn học tốt phải có phương pháp: học từ thấp đến cao, học rộng nhưng phải nắm cho gọn, học phải đi đôi với hành.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản “Bàn luận về phép học” và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận vai trò của việc học
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 (Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 
(Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2014
Câu 1 (0.5 điểm).Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
	Câu 2(0.5 điểm).Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì? 
 Câu 3(1,0 điểm). Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
	Câu 4(1,0 điểm). Hiện nay, việc một số người đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Vậy, theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao?
- Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập 
 Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay. 
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS.
Đọc- hiểu văn bản
Câu 1: PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 2:
Câu khẳng định
Câu 3:
Mục đích chân chính của việc học: Học để trở thành người có đạo đức có nhân cách
Câu 4:
- Lối học hình thức, học cầu danh lợi không phù hợp với sự phát triển của đất nước như hiện nay vì xã hôi càng phát triển thì càng đòi hỏi con người phải có kiến thức thì mới đáp ứng được công việc thực tế.
HS viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về vài trò của việc học. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn xuôi nghị luận để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “ Bàn về phép học” (Nguyễn Thiếp).
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận xã hội.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập 
? Em có nhận xét gì về cách học của học sinh hiện nay? Từ đó em sẽ rút ra cho mình được bài học gì về cách học? 
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS. 
Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài và hoàn thiện các bài tập
- Đọc trước bài Hội thoại, Hội thoại (T)
- HS học hình thức, học cốt chỉ để lên lớp lấy cái bằng tốt nghiệp, học không sâu, không rộng không biết cách tóm lại kiến thức...
- Bài học: học phải đi đôi với hành, tự học để hiểu thêm kiến thức, học rộng hiểu sâu, không học chỉ vì điểm số, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống..... 
Trường: THCS Vĩnh Hồng
Tổ:KHXH
Giáo viên:Ngô Thị Nga
Bộ môn: Ngữ Văn 8
Tuần 29
Tiết 115
Soạn: / /2021
 Dạy: / /2021
HỘI THOAI, HỘI THOẠI (TT)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm khái niệm vai XH, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Năng lực: HS có kĩ năng tìm hiểu, vận dụng những kiến thức về hội thoại vào đời sống giao tiếp.Năng lực sử dụng ngôn ngữ
3. Phẩm chất: HS có ý thức lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc - hiểu văn bản
	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Kế hoạch bài học.
 - Học liệu: bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: đọc và trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài
b) Nội dung hoạt động: 
- HS xem hình ảnh
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và dẫn vào bài.
GV cho học sinh xem bức tranh
Các em chú ý xem bức tranh và trả lời cho cô câu hỏi: 
- Em nhìn thấy những gì trong bức tranh?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.
*Báo cáo kết quả:
- Bức tranh có nhiều người, có nhóm 2 người có nhóm 3 người đang nói chuyện trao đổi thông tin với nhau.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Bức tranh đẹp, sinh động có nhiều người, đang thực hiện những cuộc giao tiếp. Trong đó có nhóm người nói chuyện hai người, có nhóm 3 người và nhiều người. Như vậy họ đang tiến hành thực hiện những cuộc hội thoại trao đổi, chia sẻ thông tin, công việc, tình cảm bằng phương tiện là ngôn ngữ. Đó người ta gọi là hội thoại, vậybài học hôm nay cô trò mình cùng đi tìm hiểu về Hội thoại.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong bài: Hội thoại
a) Mục tiêu: 
- Biết được vai xã hôi và lượt lời trong hội thoại
- Giúp HS nắm khái niệm vai XH, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu vai xã hội, lượt lời trong hội thoại
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
- Hiểu được khái niệm về vai xã hội, lượt lời trong hội thoại và các lưu ý
c) Sản phẩm học tập:
- Khái niệm vai xã hội, lượt lời trong hội thoại.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 (Dự kiến sản phẩm)
- Gv chuyển giao từng nhiệm vụ: Hai bài tích hợp trong một tiết nên tập trung vào phần I của mỗi bài
- Học sinh tiếp nhận và thực hiện
- Gv nhận xét và chốt ý.
- Gọi HS đọc đoạn trích
 - HĐ chung
- Đoạn trích vừa đọc được trích trong VB nào? Đây là cuộc hội thoại của ai với ai?
- Đoạn trích được trích trong VB “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Đây là cuộc hội thoại của người cô của bé Hồng và bé Hồng.
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?
Quan hệ : gia tộc. 
+ Người cô là vai trên
+ Bé Hồng là vai dưới
- Cách xử sự của người cô đã đúng với quan hệ gia tộc mà ta vừa xác định chưa ? Cách xử sự đó có gì đáng chê trách?
- Cách xử sự của người cô chưa đúng với quan hệ.
- Có 2 điểm đáng chê trách:
+ Với quan hệ gia tộc: xử sự không đúng với thái độ chân thành của tình cảm ruột thịt.
+ Với tư cách người lớn tuổi vai bề trên : người cô không có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em.
- GV : Bé Hồng là người thiếu thốn tình yêu thương. Nhẽ ra ở hoàn cảnh này, cô của Hồng phải là người bù đắp tình cảm thiếu vắng đó. Vậy mà người cô lại lạnh lùng, độc ác, tàn nhẫn ngay cả với cháu của mình, cố chia rẽ tình mẫu tử để Hồng khinh miệt, ruồng rẫy mẹ.
- Trước những lời lẽ cay độc của cô, bé Hồng có giữ được sự đúng mực, lễ phép với cô không ?
- Vẫn giữ được sự đúng mực, lễ phép với cô.
- Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã phải cố kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép?
- Các chi tiết: Tôi cúi đầu không đáp ... Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ... Tôi cười dài trong tiếng khóc... cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
- Vì sao Hồng phải làm như vậy? 
Chú bé Hồng phải làm như vậy vì biết mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên
- Từ việc tìm hiểu VD, em hãy cho biết thế nào là vai XH? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ XH nào?
- GV : yêu cầu học sinh làm phiếu học tập sau: các tình huống để HS tìm hiểu kĩ về vai XH.
* Tình huống 1:
Tìm ra lời mời thích hợp với mỗi người trong bữa cơm gia đình.
- Con, cháu.
- Cha mẹ.
- Ông bà.
- Lời mời của mỗi người ở đây dựa vào quan hệ gì ? Chỉ ra thứ bậc trong quan hệ đó ?
- Lời mời của mỗi người thể hiện quan hệ trên – dưới (gia đình).
- Vì sao người cháu lại mời trước ?
- Cháu mời trước vì cháu là người ít tuổi nhất, mời trước là thể hiện sự lễ phép và kính trọng đối với người trên
* Tình huống 2 :
Cần nhờ một người mở cửa giúp mình, em sẽ nói gì, nếu :
- Người đó là người lớn tuổi (đáng bằng tuổi cha mẹ mình).
- Người đó là bạn.
- Người đó ít tuổi hơn.
- Bác mở giúp cháu cảnh cửa ạ!
- Bạn mở giúp mình cảnh cửa với!
- Em giúp chị mở cánh của nhé!
Từ hai tình huống trên, em thấy khi tham gia hội thoại, mỗi chúng ta cần chú ý điều gì?
Quan hệ xã hội đa dạng -> Vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng. Vậy khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
- GV đưa tình huống:
 Dạo này, bố thấy điểm toán của con hình như cha được tốt lắm. Sắp thi rồi, con cần cố gắng hơn nữa. Hay là con sang nhờ bạn 
 Ông Nam cha nói hết câu, Hòa đã vùng vằng đứng dậy và làu bàu:
- Thôi, bố đừng nói đến chuyện học hành của con nữa!
- Xác định vai xã hội trong đoạn hội thoại. Nhận xét cách xử sự của người con?
- GV : Ông cha ta có câu : Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Vì vậy khi tham gia hội thoại, chúng ta cần lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với vai XH của mình để thể hiện mình là người có văn hóa, lễ phép, tôn trọng người nghe và để đạt được mục đích giao tiếp.
GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập 
Lượt lời trong hội thoại.
1. Trong cuộc thoại trên mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
2. Em thấy cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô có ai không được nói không?
3. Vậy em hiểu lượt lời là gì?
4. Trong cuộc thoại bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? Sự im lặng ấy thể hiện thái độ của Hồng đối với lời nói của người cô ntn?
5. Vì sao Hồng không cắt lời bà cô nói những điều Hồng không muốn nghe
6. Qua đó ta rút ra chú ý gì khi tham gia hội thoại? 
(1)Các lượt lời của bà cô
1. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
2. Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
3. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu ...
4. Vậy mày hỏi cô Thông ...
5. Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày ...
 Các lượt lời của bé Hồng
1. Không ! Cháu không muốn vào...
2. Sao cô biết mợ con có con?
(2) Trong cuộc thoại, lẽ ra Hồng được nói: 
 Lần 1: sau lượt lời (1) của người cô.
 Lần 2: sau lượt lời (3) của bà cô.
 - Sự im lặng ấy thể thái độ bất bình của Hồng trước những lời nói thiếu thiện chí của bà cô.
(3) Trong cuôc hội thoại ai cũng được nói.
(4)Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô.
(5). - Hồng không cắt lời người cô vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới cho nên phải kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.
(6) Qua đó ta thấy: Khi tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của người đối thoại, cần tránh nói tranh lượt của người khác hoặc “cướp lời” khi người khác chưa kết thức lượt lời của họ.
- Vậy thế nào là lượt lời?
- Có nên hỏi tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác không ? Vì sao ?
I. Vai xã hội trong hội thoại:
1.Ví dụ:
2. Nhận xét
- Đây là cuộc hội thoại của người cô bé Hồng và bé Hồng
- Quan hệ : gia tộc. 
+ Người cô là vai trên
+ Bé Hồng là vai dưới
3. Ghi nhớ:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Được xác định bằng các quan hệ xã hội.
- Vai XH được xác định bằng các quan hệ XH:
+ Quan hệ trên – dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân – sơ (quen biết, thân tình)
* Lưu ý:
- Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
- Khi tham gia hội thoại, chúng ta cần lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với vai XH của mình để thể hiện mình là người có văn hóa, lễ phép, tôn trọng người nghe và để đạt được mục đích giao tiếp.
II. Lượt lời trong hội thoại.
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét: 
- Trong cuộc thoại ai cũng được nói.
- Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói là một lượt lời.
- Sự im lặng biểu thị thái độ.
- Không ngắt lời để giữ sự tôn trọng người đối thoại.
3) Kết luận: (ghi nhớ).
- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có người nói trong hội thoại gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, không nên nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách để biểu thị thái độ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Nếu còn thời gian giáo viên cho hs hoạt động)
a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hội thoại để vận dụng.
b) Nội dung hoạt động: 
- Đọc yêu cầu các bài tập và vận dụng lý thuyết vào làm bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Dự kiến sản phẩm
- Gv chuyển giao từng nhiệm vụ
- Học sinh tiếp nhận và thực hiện
- Gv nhận xét và chốt ý.
- Gv cho học sinh luyện tập bài tập 1 để khắc sâu kiến thức
- Gv tổ chức thi 3 tổ tham gia trò chơi “tiếp sức”. Gv phổ biến luật chơi ba đội có 2 phút để làm yêu cầu bài tập 1. Sau đó, các tổ lên bảng viết đáp án, mỗi người sẽ ghi một đáp án và tiếp tục truyền phấn cho người tiếp theo trong tổ. Trong khoảng thời gian 3 phút đội nào ghi đúng đáp án thì sẽ giành chiến thắng.
- Gv cho học sinh làm bài tập 1
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ô chữ may mắn". 
- Cách chơi : có 10 ô chữ, trong đó có 6 ô chữ tương ứng với 6 câu hỏi, nếu HS chọn vào những ô chữ này buộc phải trả lời dựa vào kiến thức của bài học. 4 ô chữ còn lại tương ứng với 4 ô may mắn khác nhau.
- GV có thể gợi ý :
- Số “lượt lời” tham gia hội thoại của ai nhiều nhất ?
- Số “lượt lời” của ai ít hơn?
- Ai là người luôn ngắt lời người khác trong cuộc hội thoại ?
- Cách xưng hô của chị Dậu thể hiện tính cách như thế nào?
- Cách xưng hô của cai lệ, người nhà lí trưởng thể hiện tính cách như thế nào ?
- Lượt lời của anh Dậu chứng tỏ anh là người thế nào ?
* Hội thoại
* Bài tập 1
- Nghiêm khắc : Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn ...
- Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ ... Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết ... ta.
* Hội thoại (TT)
* Bài tập 1
- Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dậu và cai lệ là nhiều nhất.
- Số lượt lời tham gia hội thoại của người nhà lí trưởng ít hơn.
- Kẻ duy nhất ngắt lời người khác trong cuộc thoại này là cai lệ.
- Chị Dậu từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịn, gọi cai lệ là ông, xưng cháu đã vùng lên gọi cai lệ là mày xưng tao. 
’là người "biết người biết ta", "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"; nhưng chị Dậu cũng rất có bản lĩnh, sẵn sàng nhẫn nhịn, song khi cần thì vẫn vùng lên quyết liệt không biết sợ là gì.
- Từ đầu đến cuối, tên cai lệ đều tỏ ra hống hách, thô bạo, tàn nhẫn, còn tên người nhà lí trưởng biết thân phận mình hơn, gọi vợ chồng chị Dậu là anh, chị xưng tôi nhưng vẫn ngầm về hùa với tên cai lệ.
- Anh Dậu là người cam chịu, bạc nhược.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: 
- HS vận dụng hiểu biết về hội thoại để viết một đoạn văn. Sau đó chỉ rõ lượt lời trong hội thoại.
c) Sản phẩm học tập: 
- Viết được đoạn văn.
- Biết vận dụng kiến thức về hội thoại và trả lời những câu hỏi trong một đoạn hội thoại không có trong sgk
- Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức về Hội thoại
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_29.doc