Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thu Huyền

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thu Huyền

TIẾT 73: văn bản ÔNG ĐỒ

 ( Vũ Đình Liên)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/ Kiến thức :

 - Hình ảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ được thể hiện trong bài thơ, niềm thương cảm và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi ciủa tác giả trứoc một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng bóng.

- Cảm nhận được sức truyền cảm, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

 2/ Kĩ năng : - Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ thơ 5 chữ.

3. Thái độ : Trân trọng những tình cảm và thái độ tiếc nuối của ông đồ.

B/ CHUẨN BỊ

 GV: giáo án , máy chiếu

 HS: chuẩn bị bài.

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”. Cảm nhận của em khi học xong bài thơ này?

- Hs đọc thuộc lòng bài thơ, cảm nhận hay về nội dung và nghệ thuật của bài.

 

doc 39 trang Phương Dung 30/05/2022 4190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy /1/2021
 TIẾT 73: văn bản ÔNG ĐỒ
 ( Vũ Đình Liên) 	 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/ Kiến thức :
 - Hình ảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ được thể hiện trong bài thơ, niềm thương cảm và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi ciủa tác giả trứoc một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng bóng.
- Cảm nhận được sức truyền cảm, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
 2/ Kĩ năng : - Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ thơ 5 chữ.
3. Thái độ : Trân trọng những tình cảm và thái độ tiếc nuối của ông đồ.
B/ CHUẨN BỊ
 GV: giáo án , máy chiếu
 HS: chuẩn bị bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”. Cảm nhận của em khi học xong bài thơ này?
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ, cảm nhận hay về nội dung và nghệ thuật của bài.
 3.Bài mới- 
Hoạt động 1: giới thiệu: Em hãy giới thiệu một vài nét về tét cổ truyền của DTVN? 
à GV giới thiệu: câu đối: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
 Cây nêu trang pháo bánh chưng xanh 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm
HS: đọc phần chú thích.
? Nêu những nét chính về tác giả Vũ Đình Liên?
HS tóm tắt về tác giả.
GV chốt ý.
? Hiểu biết của em về tác phẩm này?
? Hiểu biết của em về thơ mới?
GV hướng cách đọc: đọc diễn cảm, thể hiện niềm thương cảm 
Yêu cầu học sinh kiểm tra từ khó của nhau.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Những bài thơ nào đã học cùng thể thơ của bài này?
? Tìm bố cục của bài thơ: 
 - Ranh giới?
 - Nội dung chính?
Hoạt động 3 HD phân tích tác phẩm.
Chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu khổ thơ 1,2
Nhóm 2: Tìm hiểu khổ thơ 3,4
? Đọc khổ thơ thứ nhất, cho biết ý chính của khổ thơ là gì?
HS: Giới thiệu về ông đồ.
? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm “ mỗi năm hoa đào nở”.Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
? Chú ý ở hai câu thơ này: sự lặp lại thời gian và con người với hành động: “ Bày mực . Người qua”, thể hiện điều gì?
? Một cảnh tượng được hiện lên như thế nào từ khổ thơ thứ nhất?
Bình: Một cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người -> gợi niềm vui, hạnh phúc.
? Ý chính của khổ thơ thứ hai?
HS: Ông đồ viết chữ.
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào?
? Hình dung của em về nét chử của ông đồ?
HS: nét chữ phóng khoáng, nhẹ nhàng thể hiện nét tài hoa.
? Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị như thế nào trong con mắt mọi người?
Bình: Người ta không chỉ tìm đến ông vì cần thuê ông viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ của ông. Lúc này đây hình như ông đã trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.
? Sự quý trọng ông đồ là sự quý trọng điều gì có ý nghĩa sâu xa?
Chuyển ý:
Yêu cầu học sinh đọc hai khổ thơ: 3 -4.
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của ông đồ?
-Thời gian?
- Địa điểm?
- Cảnh vật?
? So với hai khổ đầu thì có gì thay đổi?
TH: Ở khổ thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? NT ấy có tác dụng gì?
Bình: Câu thơ là một câu hỏi buồn xa vắng. Nỗi buồn ấy như thấm vào những cảnh vật vô tri vô giác, 
Chú ý khổ thơ 4.
? Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ: “ ông đồ ai hay”?
GV:Ông vẫn ngồi đấy như xưa nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa,ông vẫn ngồi đấy bên phố đông người nhưng vô cùng lạc long,lẻ loi
? Một cảnh tượng được gợi lên như thế nào từ hai câu thơ:
Với các hình ảnh “ lá vàng rơi, mưa bụi bay”?
Bình: Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện những nét chữ như "phượng múa rồng bay" mà là nơi rơi rụng của chiếc lá vàng. Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt mưa bụi ngoài trời hắt vào. Mưa bụi nhè nhẹ, lất phất, li ti, chẳng mưa to gió lớn, cũng chẳng phải mưa rả rích dầm dề sầu não ghê ghớm nhưng cũng đủ làm cho lòng người buồn đến xót xa, lạnh lẽo tới buốt giá. Đấy là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ngòai trời. "1cảnh tượng thê lương tiều tuỵ
Ông đồ vẫn kiên trì, nhẫn nại ngồi đó, mong mỏi có người đến với mình nhưng người qua đường k ai hay. Ông cố bám lấy cuộc sống, nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông. Ông ngồi đấy để chứng kiến và nếm trãi tấn bi kịch của cả 1 thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hòan tòan của nền Nho học
? Qua khổ thơ ấy cho biết bây giờ, thái độ của mọi người đối với ông đồ như thế nào?
? Sự lãng quên ông đồ còn có một ý nghĩa nào sâu xa hơn nữa đối với truyền thống của DT?
Chuyển ý:
Đọc khổ thơ cuối, và cho biết có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?
HS: Giống: vẫn còn xuất hiện hoa đào.
 Khác: khổ thơ cuối không còn xuất hiện ông đồ.
? Sự giống và khác nhau ấy có ý nhĩa gì?
? Ở sau câu thơ cảm thán “ Những người bây giờ?”, em đọc đựơc nỗi lòng gì của nhà thơ?
? Em hiểu “ hồn” ở đây là gì?
HS: Là tâm hồn, tài hoa của ông đồ- con người có chữ nghĩa.
? Từ đo, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm gì?
Bình: ở câu thơ này gieo vào lòng người đọc một niềm thương cảm sâu sắc, thương những cái đã cũ, thương những lớp người ( nhà nho) đã trở thành xưa cũ và thương tiếc cho những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã bị lãng quên. Đó cũng chính là nỗi niềm của tác giả, nổi thương cảm chân thành với một lớp người đang tan tạ, nỗi nhớ thương cảnh cũ người xưa à nội dung nhân đạo và nỗi niềm hoài cổ...
G? Câu thơ cho ta thấy tình cảm gì của nhà thơ.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết:
G? Ý nghĩa của văn bản?
G? Ngôn ngữ, nghệ thuật?
I. Tìm hiểu chung.
 1.Tác giả
- Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996)
- Quê: Hải Dương ( sống ở Hà Nội)
- Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
 2. Tác phẩm.
- “ Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của VĐL.
- Thơ mới: Thơ mới là tên gọi cho một phong trào thơ vào những thập kỷ 30 của thé kỷ trước. Thơ mới chủ yếu sử dụng thể thơ tự do, số chữ, số câu trong bài khôg hạn định. Có một số bài sử dụng thơ 7, 8 chữ; nhưng nội dung, tư tưởng thể hiện sự tự do, phóng khoáng, linh họat không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm, luật của thể thơ cổ điển.
 *. Đọc – từ khó.
 *Thể thơ: Ngũ ngôn.
* Bố cục: 
- K1+2: H/a ông đồ thời hoàng kim. 
- K3+4: H/a ông đồ thời tàn.
- K5: Nỗi lòng của t/g dành cho ông đồ.
* Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự 
.II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 
 1. Hình ảnh ông đồ thời xưa.
- “ Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già”
-> sự xuất hiện đều đặn và quen thuộc của ông đồ giữa cảnh sắc ngày tết.
- “ Bao nhiêu ..thuê viết
 . Như phượng múa, rồng bay”
- NT: So sánh
-> Được mọi người quý trọng, mến mộ.
=> Quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho.
2. Hình ảnh ông đồ thời nay.
- “ Nhưng mỗi . vắng
 . Mực đọng trong nghiên sầu”
-> Nhân hoá 
=> Nỗi cô đơn, hiu hắt của ông đồ.
- “ Ông đồ vẫn ngồi đấy.
 Qua đường ko ai hay”
-> Ông đồ ngồi âm thầm, lặng lẽ, cô đơn, lạc lõng trong sự thờ ơ của mọi nguời.
- “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”
-> mượn cảnh ngụ tình -> cảnh tượng thê lương, tàn tạ.
=> Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên.
=> Lãng quên một nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
 3. Nỗi lòng của tác giả.
- Thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi.
-> thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
=> Cái nhìn nhân hậu.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật : 
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
- Xây dựng những hình ảnh đối lập.
- Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
2. Ý nghĩa văn bản: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Hoạt động 5: Củng cố.
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật bài thơ.
Hoạt động 6: Dặn dò
Về học bài và soạn bài : Nhớ rừng 
 Ngày dạy / 1/202
TIẾT 74 : NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hs biết được sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lóng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lóng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Căm ghét cuộc sống tù túng, tầm thường, giả dối
B. PHƯƠNG PHÁP.
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
C- CHUẨN BỊ.
	- Gv: Tham khảo tài liệu, tích hợp với lịch sử, liệt kê
 Ảnh chân dung Thế Lữ
	- Hs: Đọc kĩ văn bản và trả lời câc câu hỏi trong sgk
D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp
Bài cũ:? Nhắc lại thơ mới là gì?kể tên những nhà thơ mới mà em biết?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. ở những tiết trước, các em đã được học những bài thơ của các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Họ đã thể hiện một cách trực tiếp tâm sự yêu nước, quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp cứu nước thật mạnh mẽ, sâu sắc. Vậy với những nhà thơ đi theo khuynh hướng lãng mạn thì sao? Họ bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào? có giống những nhà thơ cách mạng hay ko? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới để cùng xem tác giả này bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chung 
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thế Lữ ?
- Giáo viên giới thiệu ảnh chân dung tác giả kết hợp giới thiệu thêm về Thế Lữ trên máy chiếu
- Giáo viên hướng dẫn xác định giọng đọc, đọc văn bản
- Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK
- Gv chiếu câu hỏi; y/c hs làm việc cá nhân
(1) Vị trí của bài thơ ''Nhớ rừng''?
(2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
(3) Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
(4) Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
(5) Bài thơ có mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Gv chốt kiến thức
- Giáo viên giới thiệu: thể thơ 8 chữ là một sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hay hát nói truyền thống)
Hoạt động 3: Phân tích
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- KT: Đặt câu hỏi,thảo luận nhóm
Chia lớp làm 2 nhóm: 
Nhóm 1: Tìm hiểu đoạn 1
Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn 2
? Cuộc sống của con hổ ở vườn bách thú được miêu tả qua những từ ngữ nào ?
? Qua đó, em hình dung ntn về cuộc sống của con hổ ?
? Qua cuộc sống của con hổ, tác giả muốn kín đáo phản ánh điều gì ?
- Giảng, tích hợp lịch sử và bảo vệ môi trường
? Trong cuộc sống như vậy, hổ có tâm trạng gì? Tìm câu thơ, từ ngữ
? Em hiểu từ gậm và khối căm hờn ntn? Nó thể hiện thái độ và tâm trạng gì
- Yêu cầu học sinh thử thay các từ gậm bằng các từ: ngậm, ôm, mang; khối bằng nỗi, mối... rồi nhận xét về cách dùng từ của tác giả
? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ? 
? NT trên đã thể hiện tâm trạng gì?
? Vì sao con hổ có tâm trạng ấy?
- Gv giảng
? Hổ còn có thái độ gì? Tìm câu thơ
? Qua đó, em có cảm nhận gì về thái độ của con hổ
- Nhóm 2: hướng dẫn thảo luận
(1) Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ như thế nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh?
(2) Nhận xét về giọng thơ, về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nhịp thơ?
(3) Cảnh vườn bách thú hiện lên ntn
(4) Cảm nhận của em về thái độ của con hổ trong khung cảnh trên?
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Gv chốt kiến thức
? Qua đoạn 1 và đoạn 4, em có nhận xét chung gì về tâm trạng, thái độ của con hổ ở vườn bách thú?
- Tâm trạng, thái độ trên của con hổ cũng là tâm trạng, thái độ của của tác giả, của một lớp trí thức Tây học đối với xã hội đương thời 
* Bình, tích hợp bảo vệ môi trường, 
văn bản: Muốn làm thằng Cuội
I. Đọc - Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- (1907 – 1989) tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê Bắc Ninh là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm 
- Đọc và tìm hiểu chú thích
- Vị trí: Đây là bài thơ tiêu biểu của tác giả, tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
- Thể thơ 8 chữ
- PTBĐ: Biểu cảm
- Nhân vật trữ tình: con hổ
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1(đoạn1+ đoạn4): cảnh con hổ ở vườn bách thú
+ Phần 2( đoạn 2 và đoạn 3): con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ
+ Phần 5( còn lại): con hổ khao khát giấc mộng ngàn.
II. Phân tích 
Con hổ ở vườn bách thú 
* Đoạn 1
- Cuộc sống: Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành đồ chơi cho đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, phải ngang bầy với bọn dở hơi, vô tư lự
Tù túng, tầm thường, chán ngắt
( Thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX)
- Gậm một khối căm hờn...
... nằm dài trông ngày tháng dần qua
+ Gậm: dùng răng cắn từng chút một-> không cam chịu, khuất phục mà hằn học, dữ dội, muốn bứt phá
+ Khối căm hờn: niềm căm hờn, uất ức đã đóng vón lại thành khối, thành tảng không thể tan nguôi
 (+)NT: Dùng từ độc đáo, gợi cảm
Giọng điệu vừa buồn bực, vừa hằn học
-> Tâm trạng vừa căm giận, uất ức vừa ngao ngán, bất lực, buông xuôi
 - Khinh lũ... ngạo mạn, ngẩn ngơ
 Giương mắt bé giễu oại linh rừng thẳm 
-> Coi thường, khinh bỉ tất cả
* Đoạn 4
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng...
- Dải nước đen giả suối ...
- ... mô gò thấp kém; 
- ... học đòi bắt chước
+ NT: Liệt kê liên tiếp
 Giọng thơ: giễu cợt 
 Nhịp thơ: ngắn, dồn dập-> kéo dài
 Cảnh đơn điệu, nhàm tẻ, tầm thường, giả dối
 Hổ chán chường, khinh miệt, u uất, bực bội kéo dài
=> Chán ghét cao độ cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. 
 Hoạt động 4: Luyện tập
- Cuộc sống và tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú hiện lên ntn trong đoạn 1,4 của bài thơ?
 Hoạt đông 5: vận dụng
- Đọc diễn cảm từ khổ 1 khổ 4
	- Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh con hổ trong đoạn 1,4 của bài thơ?
Hoạt động6: tìm tòi, mở rộng
- Tìm đọc câc tác phẩm thơ của Thế Lữ và câc bài phân tích, bình luận về bài thơ “ Nhớ rừng”
- Học thuộc bài thơ 
- Tìm hiểu nội dung phần còn lại của bài thơ
+ Con hổ trong chốn giang sơ hùng vĩ
+ Giấc mộng ngàn của con hổ
=======================================
 Ngày /1/2021
TIẾT 75: NHỚ RỪNG ( TiẾP)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hs tiếp tục biết được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
	- Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, cuộc sống tự do; có khát vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp
B-. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHÁT.
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...
C. PHƯƠNG PHÁP.
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
D. CHUẨN BỊ
- Gv: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với Câu cảm thán, Câu nghi vấn, Điệp ngữ, máy chiếu
- Hs: Đọc kĩ văn bản và trả lời câc câu hỏi trong sgk
E. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1- Ổn định lớp.
2- Bài cũ:Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú?
3- Bài mới.
Hoạt động 1: từ bài cũ dẫn dắt sang bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 2: Phân tích ( tiếp)
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Trong tâm trạng chán ghét cao độ cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường, giả dối hiện tại, hổ nhớ về cuộc sống của mình trong chốn sơn lâm trước đây
- Hình ảnh con hổ trong chốn sơn lâm được thể hiện ở những khổ thơ nào?
Chia lớp làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu đoạn 2
- Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn 3
- YC hs đọc lại đoạn 2
? Cảnh sơn lâm nơi con hổ sinh sống trước đây được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
- ? Tác gỉa sử dụng NT gì? 
? Nhận xét về từ ngữ miêu tả?
? Tác dụng của những NT trên
? Giữa chốn giang sơn hùng vĩ ấy, con hổ hiện lên ntn? Tìm từ từ ngữ, hình ảnh?
? Nhận xét về biện pháp tu từ, từ ngữ miêu tả của đoạn thơ?
? Hình ảnh con hổ hiện lên ntn?
-> Nhớ rừng, hổ còn nhớ về kỉ niệm thời oanh liệt trước đây
? Kỉ niệm về thời oanh liệt của hổ được thể hiện ở đoạn thơ nào?
Nhóm 2:hướng dẫn thảo luận theo phiếu học tập
? Ở khổ 3, cảnh rừng ở đây là cảnh của những thời điểm nào? Cảnh sắc mỗi thời điểm đó có gì nổi bật?
Gọi đại diện trình bày, nhận xét
Gv nhận xét
? Nhận về từ ngữ, hình ảnh thơ so với phần 1?
? Hai khổ thơ được viết bằng cảm hứng gì?
? Nhận xét chung về 4 cảnh trên? Hổ hiện ra ntn?
* Gv bình, tích hợp bảo vệ môi trường
? Trong khổ thơ thứ 3, từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
? Nhận xét về kiểu câu
? NT trên thể hiện tâm trạng gì của con hổ
? Qua đoạn thơ 2 và đoạn thơ 4, em có nhận xét chung gì về tâm sự của con hổ?
- Cho hs đọc đoạn 5 
? Trong nỗi ngao ngán chán ghét cao độ cuộc sống thực tại và tiếc nhớ một thời oanh liệt hổ có hành động gì? Tìm câu thơ, từ ngữ 
? Nghệ thuật đặc sắc?
? NT trên thể hiện ước mơ gì của con hổ
? Qua đó phản ánh khát vọng gì của con hổ.
? Khát vọng của con hổ cũng là khát vọng gì của nhân dân ta thời đó
* Bình giảng, liên hệ lịch sử
HĐ 3: Tổng kết
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- KT: Đặt câu hỏi,
? Nêu những nét đặc sắc về NT của bài thơ
? Nội dung văn bản?
- Gv chuẩn xác, chốt nội dung
II. Phân tích ( tiếp)
2. Con hổ trong chốn sơn lâm 
* Đoạn 2 
- Cảnh núi rừng: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội...
+ NT: Điệp từ ''với''
 Nhiều động từ mạnh: gào, thét...
-> Cảnh hùng vĩ, hoang vu, bí ẩn.
- Hổ: ... bước chân lên dõng dạc, đường hoàng
 Lượn tấm thân như sóng cuộn ...
 Vờn bóng âm thầm ...
 ... đều im hơi.
+ NT: So sánh
 Từ ngữ giàu giàu chất tạo hình 
->Vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển.
* Đoạn 3
- Cảnh 1: đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi uống ánh trăng tan
-> Cảnh diễm ảo, thơ mộng
 Hổ như một chàng thi sĩ đầy lãng mạn
- Cảnh 2: 
 Ngày mưa chuyển 4 phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
->Cảnh buồn bã; hổ như một nhà hiền triết đang suy ngẫm, chiêm nghiệm
- Cảnh 3: 
Bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ tưng bừng
-> Cảnh tươi vui, trong sáng; hổ như một vị vua của rừng già ru mình trong giấc ngủ
- Cảnh 4: 
Chiều lênh láng máu
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
-> Cảnh dữ dội, bi tráng; hổ như một vị chúa tể hung dữ, bạo tàn
(+)NT: Câu thơ giàu chất tạo hình; hình ảnh tương phản
 Bút pháp lãng mạn
=> Cảnh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng; 
hổ hiện ra với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng của một chúa sơn lâm
(+)NT: Điệp ngữ :nào đâu, đâu
 Câu cảm thán; câu nghi vấn để phủ định, bộc lộ cảm xúc
-> Nhớ nhung, nuối tiếc 
* Nhớ rừng, tiếc nuối cuộc sống tự do, tung hoành giữa đại ngàn hùng vĩ
3. Khao khát giấc mộng ngàn
- ... theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta đượcphảng phất ở gần ngươi
(+) Nhịp thơ: chậm, kéo dài
 Câu cảm thán
-> Muốn thoát li khỏi cuộc sống hiện tại, đắm mình trong những mộng tưởng về một cuộc sống tự do, đích thực nơi rừng núi
* Khao khát tự do mãnh liệt
(Khát vọng được giải phóng, được tự do của người dân mất nước)
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ 8 chữ hiện đại tự do, phóng khoáng
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại
- Sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm
- Xây dựng hình tượng NT có nhiều tầng ý nghĩa
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú. 
 2. Nội dung 
-Mượn lời con hổ bị giam cầm ở vườn Bách Thú, tác giả muốn thể hiện:
+ Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
+ Khát khao tự do mãnh liệt.
+ Khêu gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Hoạt động 4: Luyện tập
? Hình ảnh con hổ ở chốn sơn lâm hiện lên ntn?
? Khát vọng của hổ ntn? Qua đó tác giả ngầm phản ánh điều gì?
 Hoạt động 5 :Vận dụng
- Đọc diễn cảm bài thơ?
	- Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về bốn bức tranh cảnh được tác giả miểu tả trong khổ 2.
	- Cảm nghĩ của em về hình ảnh con hổ trong bài thơ?
Hoạt động 6: tìm tòi, mở rộng
- Tìm đọc cấc sáng tác của nhà thơ Thế Lữ
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung , nghệ thuật từng phần.
- Soạn bài : Câu nghi vấn
..............................................................................................................................
 Ngày dạy /1/2021
TIẾT 76: CÂU NGHI VẤN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hs biết được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu nghi vấn đúng mục đích
B- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT.
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...
C- PHƯƠNG PHÁP.
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
D- CHUẨN BỊ.
- Gv: Tham khảo tài liệu, tích hợp với câc kiểu câu phân loại theo mục đích nói, máy chiếu
- Hs: Đọc kĩ các VD và trả lời các câu hỏi trong sgk
E-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Bài cũ.
* Tổ chức khởi động. Cho HS chơi trũ chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV có các câu chia theo mục đích nói. 2 đội chơi, đội nào xếp các kiểu câu đúng vị trí, nhanh trước sẽ chiến thắng.
? Em hãy kể các kiểu câu chia theo mục đích nói? – GV dẫn vào bài.
 3- Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: nhận thức, tư duy...
- Chiếu các đoạn trích SGK
? Dựa vào các kiến thức đã học ở tiểu học hãy xác định các câu nghi vấn?
* TL nhóm: 2 nhóm (5 phút).
(1) Đặc điểm hình thức nào cho em biết đó là câu nghi vấn
(2) Các câu trên dùng để làm gì
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Giáo viên nx, chốt KT.
- GV: Các từ để hỏi gọi là từ nghi vấn
? Vậy câu nghi vấn có đặc điểm gì về hình thức, chức năng chính?
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - HS đọc.
? Đặt một câu nghi vấn và chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu đó
HĐ 2: Luyện tập 
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, giao tiếp, hợp tác...
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân câu a và câu b
- Gọi 2 học sinh chữa bài
- Nhận xét, chuẩn xác
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2
- Thảo luận theo cặp: 3 p
- Mời một số cặp trình bày
- GV chuẩn xác KT
- Học sinh HĐ cá nhân.
- Mời một số HS trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác
? Từ bài tập trên, em rút ra được lưu ý gì về câu nghi vấn?
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1. Ví dụ:
Các câu nghi vấn:
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
- Hay là u thương chúng con đói quá ?
+ Hình thức: 
- Có các từ để hỏi: không, làm sao hoặc có từ hay dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
+ Chức năng: dùng để hỏi
2. Ghi nhớ/sgk
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1:
a) Chị khất tiền sưu ... phải không ?
- Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn không và kết thúc bằng dấu chấm hỏi
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
- Đặc điểm hình thức: 
+ Có từ nghi vấn tại sao và 
+ Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
2. Bài tập 2:
- Các câu trên là câu nghi vấn vì: 
+ Có từ hay để nối các vế có quan hệ lựa chọn
+ Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
- Không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn 
3. Bài tập 3:
- Không vì đó không phải là câu nghi vấn 
+ Câu a và b có các từ nghi vấn như: có .. không, tại sao nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu.
+ Trong câu c, d thì các từ nào (cũng), ai (cũng) là đại từ phiếm chỉ
- Không phải câu nào có chứa các từ không, tại sao, nào... cũng là câu nghi vấn
Hoạt đông 3: vận dụng
	- Tổ chức cho hs chơi trò chơi theo hình thức tiếp sức
	? Đặt câu nghi vấn?
 Hoạt đông 4: tìm tòi, mở rộng
- Tìm hiểu thêm về chức năng của câu nghi vấn; Tìm câc câu văn, câu thơ là câu nghi vấn, tác dụng.
- Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 5, 6 SGK tr13, 
- Chuẩn bị bài : Thuyết minh veeg một phương pháp..
 Ngày dạy 30/1/2020
TIẾT 77: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hs biết được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3. Thái độ:
- Hăng hái, tích cực học tập
B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...
- Phẩm chất: - Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước
C. PHƯƠNG PHÁP:
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành...
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm...
D- CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn, phiếu học tập, máy chiếu
- Học sinh: Học + Đọc bài theo sách giáo khoa.
E- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 
Ổn định lớp. 
Bài cũ.
* Tổ chức khởi động: T/C cho HS chơi trò chơi “Truyền tin” (GV đưa ra những cụm từ liên quan đến đến hai đối tượng thuyết minh. Yêu cầu2 đôi chơi tìm đúng những tri thức về đối tượng của đội mình) ...
? Em hãy nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh? – GV dẫn vào bài.
Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: nhận thức, tư duy, ...
? Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn có vai trò gì trong bài văn ?
- Yêu cầu học sinh đọc hai đoạn văn
? Có thể xếp các đoạn văn trên vào đoạn văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm, nghị luận được không? Vì sao
? Vậy hai đoạn văn trên viết ra nhằm mục đích gì
? Nhận xét chung về mục đích viết của hai đoạn văn
- GV chốt
? Vậy thế nào là đoạn văn thuyết minh
- Chuẩn xác
? Trong bài TLV Thuyết minh về kính đeo mắt, em cần trình bày mấy ý lớn ?
? Mỗi ý ấy, em viết thành mấy đoạn văn?
? Vậy khi viết bài văn thuyết minh, em cần làm gì ?
* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút).
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, phát phiếu học tập cho các nhóm
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
(1) Đọc hai đoạn văn rồi xác định chủ đề của đoạn văn là gì
(2) Tìm câu nêu lên chủ đề của đoạn 
( câu chủ đề)
(3) Xác định từ ngữ chủ đề
(4) Nội dung của các câu còn lại
(5) Từ đó, em rút ra điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác
- Gv chia nhóm theo cặp
- Hướng dẫn học sinh thảo luận
? Nội dung chính của đoạn văn?
? Phát hiện nhược điểm của các đoạn văn?
? Cách sửa chữa?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác
? Từ đó, em rút ra điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh
? Qua tìm hiểu 3 ví dụ, em cần chú ý điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 
1. Nhận dạng đoạn văn thuyết minh
- Không vì các đoạn văn trên viết ra
không nhằm kể lại, tái hiện nhân vật, sự việc; cũng không nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay trình bày quan điểm tư tưởng
- Mục đích của hai đoạn văn: giới thiệu, cung cấp thông tin về nguy cơ thiếu nước ngọt trên thế giới và những nét chính về tiểu sử của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
-> Cung cấp, giới thiệu các thông tin, tri thức khách quan về đối tượng
=> 2 đoạn văn trên là đv thuyết minh
2. Cách viết đoạn văn thuyết minh
a. Xét ví dụ
a1: Ví dụ 1
- Bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt bao gồm những ý lớn sau:
+ Lịch sử hình thành; Cấu tạo của kính
+ Các loại kính
+ Công dụng của kính
+ Cách sử dụng và bảo quản
- Mỗi ý trên được viết thành một đoạn văn
-> Cần xác định rõ các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn
a2: Ví dụ 2
* Đoạn (a): 
- Chủ đề của đoạn: thế giới đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng
- Câu chủ đề: câu 1
- Từ ngữ chủ đề: Nước sạch, nước ngọt, lượng nước
- Các câu 2,3,4,5 bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. 
* Đoạn (b): 
- Chủ đề: Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn của dân tộc.
- Câu chủ đề: câu 1
- Từ ngữ chủ đề là : Phạm Văn Đồng, nhà cách mạng, nhà văn hóa, ông 
- Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các họat động đã làm nhằm làm rõ nội dung đã nêu ở câu chủ đề
-> Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn:
+ Chủ đề của đoạn được thể hiện rõ ở câu chủ đề
+ Các câu còn lại phải hướng vào làm rõ nội dung của câu chủ đề
a3: Ví dụ 3
* Đoạn văn a
- Nội dung: TM về cấu tạo của bút bi
 - Nhược điểm: Các ý trình bày lộn xộn, lẫn cả ý của đoạn văn khác (các loại bút bi, cách s/d bút bi), chưa có câu chủ đề
- Sửa: + Sắp xếp các ý theo thứ tự hợp lí: từ ngoài vào trong( nêu cấu tạo của vỏ bút
-> ruột bút); theo thứ tự, vị trí chính phụ( nêu cấu tạo ruột bút-> vỏ bút)
+ Viết câu chủ đề
+ Các ý giới thiệu về các loại bút và cách sử dụng bút tách thành đoạn văn riêng
 * Đoạn (b)
- ND: TM về cấu tạo của chiếc đèn bàn
- Nhược điểm:
+ Các ý sắp xếp lộn xộn
+ Các câu triển khai chưa liên kết chặt chẽ với câu chủ đề
- Sửa: + Sắp xếp lại các ý cho hợp lí. VD:
. Phần đế đèn
. Phần đèn: bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc.
. Phần chao đèn
+ Thêm phương tiện liên kết
-> Khi viết cần tránh lẫn ý của đoạn văn khác
- Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo thứ tự hợp lí
b. Ghi nhớ /sgk
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2:
- PP: Vấn đáp, HĐ nhóm, LTTH...
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, h/t, g/t...
? Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường của em’’?
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Viết mở bài
+ Nhóm 2: Viết kết bài
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Nhận xét chung
? Cho chủ đề ‘’Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam’’. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh?
- Giáo viên cho một số gợi ý để học sinh hoàn thành đoạn văn.
- GV y/c HS viết đoạn văn.
- HS TB, NX - GV nhận xét, đánh giá.
 I- Luyện tập
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2
Hoạt động 3: vận dụng
- So sánh đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_le_thi_thu_huyen.doc