Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113-116 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113-116 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về cuộc đời và tiểu sử của Lý Công Uẩn. Hiểu hoàn cảnh ra đời Chiếu dời đô.

- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể Chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

+ Có năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc ý thức đọc và tìm hiểu văn bản Chiếu dời đô trước khi đến lớp; thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở nhà trước và sau giờ học trên cơ sở nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân sau khi được GV và HS góp ý. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống.

+ Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; hình thành và triển khai ý tưởng mới qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi thông tin và hợp tác với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên. Thông qua các hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy được năng lực giao tiếp cũng như trình bày quan điểm cá nhân.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể chiếu; phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

+ Trình bày các ý tưởng giản dị, dễ hiểu, thuyết trình tự tin, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp.

+ Biết tranh luận và có thái độ cầu thị khi lắng nghe ý kiến của nhóm bạn.

+ Tạo lập được đoạn văn ngắn theo yêu cầu (chứng minh việc dời đô là đúng đắn).

- Năng lực văn học:

+ Nhận biết và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của thể Chiếu

- Tạo lập được đoạn văn theo đúng thể thức.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình. Tự hào về thế hệ ông cha, tự hào về quê hương đất nước

- Nhân ái: biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; biết giữ mối quan hệ hài hoà với người khác.

- Chăm chỉ: tích cực, tự giác, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; có trách nhiệm xây dựng môi trường sống gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

- Thiết bị dạy học

+ Máy tính, máy chiếu projector để trình chiếu các nhiệm vụ học tập và kết luận kiến thức liên quan đến bài học.

- Học liệu

+ SGK, tài liệu tham khảo.

+ Phiếu học tập theo các nội dung của bài học

 

docx 44 trang thucuc 7170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113-116 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4/3/2021
Ngày giảng : 5/3/2021 (8A3) ; 8/3/2021 (8A1,8A2) 
Tiết 113:
ĐI ĐƯỜNG (Hồ Chí Minh)
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về HCM, đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng mang tính triết lí của hình tượng con đường qua những chặng đường gian khó (Nghĩa thực: nỗi gian lao của việc đi đường núi. Nghĩa tượng trưng: ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời). Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
- Thấy được tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại, chủ động của HCM trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: bình dị, tự nhiên, mang ý nghĩa sâu sắc.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
+ Có năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc ý thức đọc và tìm hiểu văn bản Đi đường trước khi đến lớp; thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở nhà trước và sau giờ học trên cơ sở nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân sau khi được GV và HS góp ý. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống.
+ Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; hình thành và triển khai ý tưởng mới qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi thông tin và hợp tác với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên. Thông qua các hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy được năng lực giao tiếp cũng như trình bày quan điểm cá nhân.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ.
+ Trình bày các ý tưởng giản dị, dễ hiểu, thuyết trình tự tin, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp.
+ Biết tranh luận và có thái độ cầu thị khi lắng nghe ý kiến của nhóm bạn.
+ Tạo lập được đoạn văn ngắn rút ra bài học cho bản thân sau khi hiểu được nội dung bài thơ (viết 1 đoạn văn diễn dịch từ 5-7 câu).
- Năng lực văn học:
+ Nhận biết và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt Đường luật; hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ; biết liên hệ so sánh bài thơ Đi đường với Đập đá ở Côn Lôn (Ngữ văn 8, kì 1) để thấy điểm giống nhau giữa hai bài thơ.
- Tạo lập được đoạn văn theo thể thức yêu cầu (diễn dịch).
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước (qua lớp nghĩa tượng trưng của bài thơ và liên hệ điểm giống trong bài “Đập đá ở Cô Lôn”); kính trọng và biết ơn Bác Hồ kính yêu. 
- Chăm chỉ: tích cực, tự giác, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Thiết bị dạy học
+ Máy tính, máy chiếu projector để trình chiếu các nhiệm vụ học tập và kết luận kiến thức liên quan đến bài học.
- Học liệu
+ SGK, tài liệu tham khảo.
+ Phiếu học tập theo các nội dung của bài học
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’)
a) Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc một số bài thơ đã học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận xét về phong thái, con người của Bác được thể hiện qua các bài thơ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 ? Đọc một số bài thơ của Bác mà em đã chuẩn bị ở nhà. Em hiểu được điều gì về Bác từ những bài thơ đó?
* Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: cá nhân HS trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ HS
 * Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi một số HS chia sẻ.
- HS khác nhận xét, bổ sung đánh giá
 * Kết luận, nhận định:
 - GV kết luận.
 => GV dẫn vào vấn đề cần tìm hiểu trong bài học :
	Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tự tại của Bác không chỉ được thể hiện trong Ngắm trăng mà còn được thể hiện trong nhiều bài thơ khác. Đi đường là một trong số đó. Giống như một số bài có cùng chủ đề như Từ Long An đến Đồng Chính, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Trên đường đi, Chiều tối,.. ở bài thơ này, Bác cũng ghi lại những điều cảm nhận được trên đường đi, khác ở chỗ sự cảm nhận ấy đã được khái quát và nâng cao lên thành triết lí. Vậy triết lí đó là gì ? Tiết học hôm nay....
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 2.1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
a) Mục tiêu: Nắm được những nét chính về HCM, hoàn cảnh ra đời bài thơ; đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và phương thức biểu đạt của bài thơ. 
b) Nội dung: GV phát phiếu học tập, HS hoạt động cặp đôi, dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu bài ở nhà để điền đầy đủ thông tin về tác giả, tác phẩm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành.
 d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Gọi HS đọc chú thích (Sgk). GV chiếu chân dung nhà thơ. HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách 
- GV phát phiếu học tập số 1, hướng dẫn HS thực hiện.
Phiếu bài tập số 1:
 Văn bản : ĐI ĐƯỜNG
Tác giả
Xuất xứ văn bản
Hoàn cảnh ra đời
Thể thơ
Phương thức biểu đạt chính
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cặp đôi thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện hai nhóm trình bày kết quả, đối chiếu phiểu bài tập của 2 nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức.
* Hoạt động 2.2: Đọc, hiểu văn bản
 a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng mang tính triết lí của hình tượng con đường. 
- Thấy được tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại, chủ động của HCM trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: bình dị, tự nhiên, mang ý nghĩa sâu sắc 
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu và thực hiệ các yêu cầu đưa ra.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
 d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Theo em chúng ta cần đọc bài thơ với giọng điệu, cách ngắt nhịp ntn? 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân, rút ra nhận xét.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Dự kiến sản phẩm: Đọc chính xác, giọng điệu phù hợp, nhịp 4/3, đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
* Kết luận, nhận định:
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức.
- GV: Kiểm tra thêm một số chú thích trong sgk. 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu
? Bài thơ có kết cấu ntn? 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân, rút ra nhận xét.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày.
Dự kiến sản phẩm: 
- Kết cấu:
+ Khai - mở ra.
+ Thừa- triển khai ý cho câu khai.
+ Chuyển- chuyển ý.
+ Hợp- tổng hợp.
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức.
GV: Hướng vận động của hình tượng, mạch thơ là đi theo kết cấu 4 phần trên. Các câu thơ có mối liên hệ hợp lí với nhau. Khác với bài thơ Ngắm trăng phân tích theo mạch cảm xúc.
GV chiếu nội dung 2 câu thơ phần nguyên âm và dịch thơ trên màn hình.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chi lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận
? So sánh nguyên tác và bản dịch xem có gì khác nhau giữa hai câu đầu? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó ở câu thơ đầu?Nêu tác dụng của nó?
? Hãy phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này? 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo nhóm tổ
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
* Báo cáo, thảo luận:
GV mời đại diện các nhóm trình bày.
Dự kiến sản phẩm:
- So sánh nguyên tác và bản dịch: Bản dịch mất đi một chữ “tẩu lộ” 
- Điệp từ : Tẩu lộ à làm nổi bật ý tẩu lộ nan à giọng thơ suy ngẫm thể hiện thể hiện cuộc đời của Bác: Bác bị giải hết từ nhà lao này sang nhà lao khác à thể hiện nỗi gian lao, vất vả của người đi bộ trên đường núi.
- Hai lớp nghĩa của câu thơ:
+ Nghĩa đen: Nói cụ thể cái gian lao của “tẩu lộ”: Vượt qua rất nhiều núi, hết dãy này đến dãy khác, liên miên bất tận ý thơ.
+ Nghĩa bóng : Người tù Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
+ Động từ: Trùng san (lớp núi) -> Làm nổi bật hình ảnh thơ
+ Từ : Hựu -> nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ 
* Đánh giá nhận xét:
- Học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
GV: Đó là những suy ngẫm, thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường, chuyển lao khổ ải, “dãi nắng dầm mưa”, “trèo núi qua truông” của chính tác giả- người tù CM HCM- trong chuỗi ngày bị tù đầy cực khổ “sống khác loài người” ở QT (TQ). Nỗi gian lao của người đi bộ đường núi là điều không nói ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng cảm nhận một cách thấm thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thật hiển nhiên đó và mới thật sự thấm thía mấy chữ “đường đi khó” (tẩu lộ nan) rất mực giản dị trong bài thơ.
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu thảo luận cặp đôi:
? So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ Hán? Nêu tác dụng của nó?
? Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi? Vì sao người có tâm trạng ấy?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
* Báo cáo kết quả: 
Đại diện nhóm cặp trả lời, các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung
- Dự kiến sản phẩm:
1. So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ Hán:
- Điệp từ vòng “trùng san”
-> Làm cho mạch thơ, ý thơ nối liền tạo cảm giác những dãy núi kia cứ kéo dài mãi không hết. Mở ra một ý mới tạo đà cho câu hợp.
2. Tâm trạng: Vui sướng đặc biệt, bất ngờ
-> niềm vui hạnh phúc hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hy sinh. Câu thơ hiện ra hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới.
* Kết luận, nhận định
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
GV: Vậy là nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chồng chất, triền miên nhưng không phải là bất tận và tất cả hành trình hian lao ấy không phải là vô nghĩa. Có trải qua chặng đường gian lao thì mới tới đích. Càng nhiều gian lao thì thắng lợi càng lớn. Từ tư thế con người bị đọa đày tới kiệt sức, tưởng chừng như tuyệt vọng- người đi đường cực khổ, nhân vật trữ tình, không còn là người tù đi đường vất vả nữa mà đã trở thành 1 người khách du lịch đến được vị trí cao nhất ung dung say đắm ngắm cảnh, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ trải ra trước mắt. Đó là hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi, vinh quang, vừa mang cốt cách của bậc trượng phu “Làm trai đứng núi non” vừa mang cốt cách của người anh hùng thời đại.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân, kĩ thuật trình bày 1 phút.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày.
Dự kiến sản phẩm: 
a. Nghệ thuật:
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi cảm và giàu cảm xúc.
b. Nội dung:
Bài thơ có 2 lớp nghĩa
- Nghĩa đen : Nói về việc đi đường núi
- Nghĩa bóng : Con đường cách mạng, đường đời. 
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Bài thơ thiên vè suy nghĩ triết lí, song triết lí mà không hề có giọng triết lí, nêu bài học đường đời mà không hề lên lớp dạy đời. Chỉ là những vần thơ giống như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày nhưng đã nói lên thật sâu sắc thuyết phục 1 chân lí, đạo lí lớn. 4 câu thơ bình dị mà cô đọng, rất tiết kiệm ngôn từ,ý và lời chặt chẽ, lô gíc, vừa tự nhiên, chân thực, vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa. Đây thực sự là bài thơ hay có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn, thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.
? Từ vẻ đẹp tâm hồn vị lãnh tụ em học tập được những gì?
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước ., phong thái ung dung, lạc quan.
- Bản lĩnh vững vàng, kiên định, kiên trì, quyết tâm .
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
 - HCM (1890- 1969), quê Nam Đàn, Nghệ An.
- Nhà thơ, nhà văn, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù” 
- Hoàn cảnh sáng tác: “Đi đường” là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây.
- Thể loại: 
+ Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Bản dịch: thơ lục bát.
 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – chú thích
2. Kết cấu - bố cục văn bản
- Bố cục: khai - thừa - chuyển – hợp.
3. Phân tích
a. Hai câu thơ đầu:
- NT: điệp từ “tẩu lộ” -> suy ngẫm của Bác về sự gian nan khi đi đường.
-> Ngôn từ giản dị, tự nhiên, giọng suy ngẫm, phép điệp ngữ, 
=> Nhấn mạnh nỗi gian lao của người đi đường.
b. Hai câu cuối:
- Nghệ thuật: Bút pháp tả thực, trợ từ, điệp từ vòng.
=> Nhấn mạnh khó khăn, gian khổ triền miên, chồng chất, bất tận.
-> Hình ảnh thơ mở ra, gợi cảm giác cân bằng, hài hòa, quy tụ cảm hứng chủ đạo của bài
=> Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ của người đi đường (người đi đường trở thành du khách ung dung, say sưa thưởng ngoạn với tư thế hiên ngang sừng sững, làm chủ thế giới), niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ CM.
* ý nghĩa sâu xa.
- Đường đời, đường CM vô cùng khó khăn, gian lao, thử thách chông gai
-> người làm cách mạng bền chí, kiên định, kiên cường -> thắng lợi vẻ vang.
4. Tổng kết
4.1. Nội dung:
Bài thơ có 2 lớp nghĩa
- Nghĩa đen : Nói về việc đi đường núi
- Nghĩa bóng : Con đường cách mạng, đường đời. 
=> Bác Hồ muốn nêu lên một chân lý, một bài học rút ra từ thực tế : Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.
4.2. Nghệ thuật:
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi cảm và giàu cảm xúc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5’)
a) Mục tiêu: HS hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ đó phát huy năng lực sáng tạo của HS trong tiếp nhận tác phẩm và hình thành phẩm chất.
b) Nội dung: HS thực hiện các nhiệm vụ GV giao trên font chiếu. 
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Vở bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên font chiếu:
Câu 1: Bài thơ “Đi đường” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.
B. Trong lúc Bác đi chiến dịch biên giới, phải trèo lên núi cao để quan sát.
C. Trong lúc Bác vượt biên giới tìm đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ ở nước ngoài.
D. Trong quá trình bôn ba hơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.
Câu 2: Bài thơ Đi đường được sáng tác theo thể thơ gì ?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thể thơ tự do
C. Song thất lục bát
D. Thể thơ ngũ ngôn
Câu 3: Từ “trùng san” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường ?
A. Hai lần 
B. Ba lần 
C. Bốn lần
 D. Không lặp lại
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường ?
A. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người. 
B. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.
C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
D. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.
Câu 5: Bài thơ “Đi đường” thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?
A. Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.
B. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.
C. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống.
D. Tinh thần yêu độc lập, tự do.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân, làm vào vở bài tập.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
Dự kiến kết quả: A-A-B-C-A
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
4.1 Vận dụng
a) Mục tiêu: Tạo lập được đoạn văn theo yêu cầu (đoạn văn diễn dịch 5-7 câu rút ra bài học cho bản thân). Thấy được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ. Biết liên hệ, mở rộng, so sánh điểm giống của văn bản với những văn bản khác đã học.
b) Nội dung: HS viết đoạn văn rút ra bài học. Chỉ ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ đồng thời thấy được điểm giống giữa bài thơ “Đi đường” và “Đập đá ở Côn Lôn”
c) Sản phẩm: Đoạn văn và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
? Từ bài thơ, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân, trình bày ngắn gọn bằng 1 đoạn văn diễn dịch từ 5 -7 câu.
? Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường gợi cho em nhớ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 8? So sánh sự giống nhau của hai bài thơ này?
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm bài vào vở bài tập ở nhà
* Báo cáo, thảo luận:
HS nộp lại sản phẩm cho giáo viên trên phần mềm Padlet.
* Kết luận, đánh giá:
GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương những sản phẩm tốt.
4.2 Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau
- Chuẩn bị: Chiếu dời đô (Đọc, tìm hiểu tác giả tác phẩm, trả lời các câu hỏi cuối bài).
IV. Rút kinh nghiệm
- Kế hoạch và tài liệu dạy học rõ ràng, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp được sử dụng trong bài dạy.
- Phương tiện sử dụng tương đối phù hợp.
- Hình thức tổ chức dạy học và phương pháp chuyển giao nhiệm vụ phù hợp, đa số học sinh tích cực và hiểu bài, học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên.
- Hạn chế: Phương pháp chưa áp dụng rộng cho đối tượng học sinh yếu – kém.
Ngày soạn: 05/3/2021
Ngày dạy: 8/3/2021(8A3); 9/3/2021(8A2); 10/3/2021(8A1); 
Tiết 114:
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lý Công Uẩn)
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và tiểu sử của Lý Công Uẩn. Hiểu hoàn cảnh ra đời Chiếu dời đô.
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể Chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
+ Có năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc ý thức đọc và tìm hiểu văn bản Chiếu dời đô trước khi đến lớp; thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở nhà trước và sau giờ học trên cơ sở nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân sau khi được GV và HS góp ý. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống.
+ Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; hình thành và triển khai ý tưởng mới qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi thông tin và hợp tác với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên. Thông qua các hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy được năng lực giao tiếp cũng như trình bày quan điểm cá nhân.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể chiếu; phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.
+ Trình bày các ý tưởng giản dị, dễ hiểu, thuyết trình tự tin, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp.
+ Biết tranh luận và có thái độ cầu thị khi lắng nghe ý kiến của nhóm bạn.
+ Tạo lập được đoạn văn ngắn theo yêu cầu (chứng minh việc dời đô là đúng đắn).
- Năng lực văn học:
+ Nhận biết và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của thể Chiếu
- Tạo lập được đoạn văn theo đúng thể thức.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình. Tự hào về thế hệ ông cha, tự hào về quê hương đất nước
- Nhân ái: biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; biết giữ mối quan hệ hài hoà với người khác.
- Chăm chỉ: tích cực, tự giác, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; có trách nhiệm xây dựng môi trường sống gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Thiết bị dạy học
+ Máy tính, máy chiếu projector để trình chiếu các nhiệm vụ học tập và kết luận kiến thức liên quan đến bài học.
- Học liệu
+ SGK, tài liệu tham khảo.
+ Phiếu học tập theo các nội dung của bài học
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’)
a) Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
b) Nội dung: GV cho HS nghe video bài hát và chia sẻ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 ? Địa danh nào được nhắc đến trong đoạn video trên ? Em hiểu gì về địa danh đó ?
* Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: cá nhân HS trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ HS
 * Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi một số HS chia sẻ.
- HS khác nhận xét, bổ sung đánh giá
Dự kiến câu trả lời : 
- Địa danh được nhắc tới trong bài hát đó là NB, nơi đây có chùa Bái Đính, có khu du lịch Tràng An, nơi đây có Lí Công Uẩn (Lý Thái Tổ) là vị Vua đầu tiên sáng lập vương triều Lý ..
 * Kết luận, nhận định:
 - GV kết luận và dẫn vào vấn đề cần tìm hiểu trong bài học :
Nhắc tới địa danh NB ta không chỉ nhắc tới khu du lịch tâm linh Bái Đính- Tràng An mà ta còn nhắc tới Lí Công Uẩn (Lý Thái Tổ) là vị vua đầu tiên sáng lập vương triều Lý. Người có sáng kiến quan trọng: Năm 1010 rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội), đổi thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay), đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra một thời kỳ mới của đất nước Việt Nam. Với khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, Vua ban "Thiên đô chiếu" cho triều đình và nhân dân được biết. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bài chiếu đó trong tiết học hôm nay:....
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’)
a) Mục tiêu: 
- Nắm được những nét chính về tiểu sử và cuộc đời của tác giả Lý Công Uẩn. Hiểu hoàn cảnh ra đời Chiếu dời đô.
- Thấy được lí do cần dời đô qua các lí lẽ và dẫn chứng của tác giả.
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời và phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gọi HS đọc chú thích (Sgk)
GV chiếu chân dung nhà thơ
- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách 
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả qua phiếu bài tập.
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Phiếu bài tập số 1:
Văn bản : Chiếu dời đô	
Tác giả (Năm sinh, mất; con người, cuộc đời, sự nghiệp)
Hoàn cảnh ra đời:
Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về vc đọc văn bản? 
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
- Lí Công Uẩn, tức Lí Thái Tổ (974-1028) 
- Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. 
- Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được tôn lên làm vua, mở đầu cho vương triều nhà Lí.
2. Tác phẩm: 
- Bài Chiếu ra đời năm 1010, để bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. 
GV cho học sinh nghe một đoạn băng ghi âm, phát loa bản đọc mẫu của nghệ sỹ Quốc Anh để lôi cuốn học sinh tạo tâm thế sống trong tác phẩm và nhập tâm vào bài học.
- Gọi học sinh đọc tiếp – HS khác nhận xét – GV đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
Dự kiến sản phẩm:
1. Em hiểu gì về thể chiếu? Về mục đích? Nội dung và hình thức?
2. Bài chiếu này thuộc kiểu VB nào mà em đã học? Vì sao em xác định như vậy? 
3. Văn bản có thể chia làm mấy phần, giới hạn và nội dung chính của từng phần?
4.Vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm? Mỗi luận điểm tương đương với đoạn nào trong văn bản?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu
* Báo cáo, thảo luận:
- Phiếu bài tập đã hoàn thành của HS
Dự kiến sản phẩm:
1 - Về mục đích: Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Về nội dung: Chiếu thường thể hiện một tư tưởng lớn lao, công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. Chiếu có ảnh hưởng đến vận mệnh của một triều đại, đất nước.
- Về hình thức: Văn biền ngẫu, văn vần, văn xuôi.
2. Kiểu VB: nghị luận
Vì: nó được viết bằng phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả
3. Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu...phồn thịnh (những tiền đề của việc dời đô)
+ Phần 2: Tiếp...dời đổi (cơ sở lịch sử, thực tiễn của việc dời đô)
+ Phần 3: Còn lại (thành Đại La là nơi đất tốt nhất để định đô).
4. Vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải dời kinh đô
Gồm 3 luận điểm:
+ LĐ1:Từ đầu đến “không thể không dời đô”
->Lí do phải dời đô. 
+ LĐ2: Tiếp theo -> “dời đổi”
-> Nguyên nhân thành Đại La có thể làm kinh đô tốt nhất của đất nước
+ LDD3: Còn lại
-> Quyết định dời đô
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, bổ sung chốt trên máy chiếu.
GV nhấn mạnh: Chiếu dời đô cũng mang đặc điểm của thể chiếu nói chung nhưng đồng thời có đặc điểm riêng: Bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tình cảm tâm tình, bên cạnh ngôn từ mang tính chất đơn thoại của người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới, là ngôn từ mang tính chất đối thoại trao đổi.
 II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm được văn bản
- Học sinh đọc hiểu được các chú thích 
2. Kết cấu – bố cục: 
- Thể loại: Thể chiếu
- PTBĐ: Nghị luận
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu...phồn thịnh (những tiền đề của việc dời đô)
+ Phần 2: Tiếp...dời đổi (cơ sở lịch sử, thực tiễn của việc dời đô)
+ Phần 3: Còn lại (Quyết định dời đô).
Thảo luận nhóm (10p)
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS nghiên cứu văn bản và hoàn thành phiếu học tập:
1. Tác giả đã đưa ra những cơ sở, lịch sử và cơ sở thực tiễn nào để dời đô?
Cơ sở lịch sử
Cơ sở thực tiễn
2. Nhận xét về dẫn chứng và trình tự lập luận?
3. Câu văn: "Trẫm rất đau xót về việc đó" thể hiện thái độ tình cảm gì của người viết?
4. Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của Lí Công Uẩn cũng như của nhân dân ta thời Lý?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ , đưa ý kiến thảo luận nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Dự kiến sản phẩm:
Cơ sở lịch sử
Cơ sở thực tiễn
- Nhà thương : 5 lần dời đô
- Nhà Chu : 3 lần dời đô
- Kết quả: 
+ Vận nước lâu dài
+ Phong tục phồn thịnh
- Nhà Đinh , Lê:
+ Theo ý riêng mình
+ Đóng yên đô thành
- Hậu quả:
+ Triều đại không bền lâu
+ Số phận ngắn ngủi
+ Trăm họ hao tổn
+ Muôn vật không thích nghi
2. Dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ.
Trình tự lập luận của phần 1
 Lấy sử sách làm tiền đề, chỗ dựa cho lý lẽ
 	 $
 Soi sáng tiền đề vào thực tế (hai triều đại Đinh, Lê) để chỉ rõ thực tế ấy không còn phù hợp
 $ 
-> Dời đô là việc làm cần thiết, tất yếu sẽ xảy ra
3. Tác giả muốn lồng cảm xúc của mình thể hiện khát vọng muốn thay đổi đất nước để đưa đất nước đến cường thịnh; lời văn tác động tới tình cảm của người đọc.
4. Muốn noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh, việc dời đô của Lí Công Uẩn không có gì là khác thường hay trái với quy luật
=> Khát vọng xây dựng và phát triển đất nước đến lâu dài và hùng cường.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, chốt bảng, hỏi khắc sâu và bình luận.
? Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử em hãy giải thích vì sao hai triều đại Đinh - Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô.
GV chiếu cố đô Hoa Lư
Giáo viên: Sử dụng kiến thức lịch sử, địa lý về cố đô Hoa Lư để thấy được lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra hoàn toàn xác đáng, tìm hiểu thêm về sự ngắn ngủi của triều đại Đinh - Lê và sự ra đời của triều đại nhà Lý, hiểu biết thêm về Lí Công Uẩn.
- Thời Đinh - Lê nước ta luôn phải chống chọi với nạn ngoại xâm, Hoa Lư là nơi địa thế kín đáo do núi non tạo ra có lợi về mặt quân sự, có thể chống chọi với giặc ngoại xâm; hơn nữa thế lực của hai triều đại Đinh - Lê vẫn chưa đủ mạnh để dời đô xuống vùng đồng bằng, nơi đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lý trong đà phát triển đi lên của lịch sử thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
GV chiếu hình ảnh về vùng đất Hoa Lư và kinh đô Hoa Lư.
- Kiến thức lịch sử: (giới thiệu nhanh) sử sách cho biết sau khi dẹp loạn 12 xứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi năm 968 đến năm 979 ông bị ám sát, năm 981 Lê Hoàn lên ngôi đánh tan quân Tống. Lí Công Uẩn lên thời Lê Đại Hành, ông làm quan đến chức điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005 Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua, năm 1006 Lê Long Việt giành được ngôi báu trở thành vua Lê Trung Tông, Lí Côn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_113_116_nam_hoc_2020_2021.docx