Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tìm hiểu văn bản: Cô bé bán diêm

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tìm hiểu văn bản: Cô bé bán diêm

Kết truyện bi thảm nhưng hợp lí.

 - Trời vẫn nắng, mọi người vui vẻ >< em="" bé="" chết="" ở="" xó="">

 - Em chết vì lạnh>< đôi="" má="" hồng,="" đôi="" môi="" đang="" mỉm="">

 - Mọi người chỉ nhìn thấy bao diêm hết nhẵn >< không="" tháy="" cảnh="" huy="" hoàng="" trong="" mộng="" tưởng="" của="" em="">

 -> Sự ra đi của cô bé chẳng có già quan trọng với mọi người cả. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường từ thiên nhiên cảnh vật đến con người. Phải chăng đối với họ tính mạng con người là rẻ rúng, tình thương yêu đối với họ chỉ gắn với người thân trong gia đình. Hay đây là điều diễn ra thường xuyên ở nơi đây và sự ra đi của một người không ảnh hưởng, thiệt hại đến bản thân thì chẳng cần bận tâm hay rủ lòng thương?

-> Thủ pháp tương phản.

-> Một bi kịch

-> Thông điệp: Hãy thương yêu trẻ thơ, hãy để cho các em được sống một cuộc sống thật hạnh phúc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

 - Số phận bất hạnh của em bé mồ côi, lang thang. Từ đó tác giả bày tỏ lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí, lựa chọn tình huống đặc sắc của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với những em bé bất hạnh.

 

docx 4 trang thucuc 4590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tìm hiểu văn bản: Cô bé bán diêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔ BÉ BÁN DIÊM
I. Tác giả
An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch sinh năm 1805 nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Nhiều truyện ông biên soạn từ truyện cổ tích nhưng cũng có nhiều truyện do ông tự sáng tác.
Các tác phẩm chính: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,...
II. Tác phẩm 
1. Bố cục (3 phần)
- Phần 1: Từ đầu đến tay em đã cứng đờ ra -> Hoàn cảnh của của cô bé bán diêm.
- Phần 2: Tiếp đó đến về chầu Thượng đế -> Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng. 
- Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của em bé.
Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm.
2. Hình ảnh cô bé bán diêm
a. Hoàn cảnh sống
	- Mẹ mất sớm, người thương yêu em nhất là bà cũng mất từ lâu, em bé sống với bố nhưng người bố cư xử rất tàn ác với em.
	- Sống trong ngôi nhà rách rưới, tồi tàn.
	- Phải từ đi bán diêm kiếm sống ngay từ nhỏ.
=> Hoàn cảnh sống rất khó khăn, vô cùng đáng thương.
b. Hình ảnh đối lập tương phản
	- Trời tối và rét >< em bé bán diêm đầu trần, chân đất.
	- Phố sực nức mùi ngỗng quay >< bụng đói.
	- Khi bà còn sống, ngôi nhà của em xinh xắn >< hiện tại em phải sống tron cái xó tối tăm.
	- Khi bà còn sống, em có người thương yêu >< nay suốt ngày bọi mắng chửi.
=> Giúp người đọc hình dung rõ hơn nỗi bất hạnh của cô bé. Cô bé không chỉ khốn khổ về mặt vật chất mà còn sống trong cảnh thiếu thốn về tinh thần, sống trong cảnh lạnh nhạt, sự hờ hững của mọi người trong đó có cả cha mình.
c. Mộng tưởng và thực tế
	- Lần 1: Trời rét -> mộng tưởng về chiếc lò sưởi -> Chẳng có lò sưởi.
	- Lần 2: Em đang đói bụng -> mộng tưởng thấy một bữa tiệc sang trọng, có cả ngỗng quay -> Ngỗng quay bay mất. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả.
	- Lần 3: Em đang bán diêm trong dịp giao thừa -> mộng tưởng có cây thông No en được trang trí lộng lẫy, ngàn ngọn nến lung linh -> Chẳng có cây thông, ngọn nến nào.
- Lần 4: Em đang thiếu thốn tình cảm, sự yêu thương chăm sóc -> mộng tưởng nhìn thấy người bà, điểm tựa tinh thần duy nhất của em -> ảo ảnh biến mất. Trong lần này ta thấy được sự khát khao tình yêu thương chảy bỏng trong lòng của cô bé. Ở đây có lẽ là lần quẹt que diêm mang đến niều hạnh phúc nhất so với những lần quẹt trước đó.
	-> Trước khi lần thứ tư cô bé quẹt que diêm, ta thấy ở đây tác giả đã dẫn dắt câu chuyện sang một bước mới. Sự báo trước, như một điềm báo cho sự ra đi của cô bé. Đây là yếu tố gợi dẫn rất tinh tế của tác giả về sự việc sắp xảy đến với cô bé.
	- Lần 5: Cô bé bán diên quẹt tất cả các que diêm còn lại. Em muốn níu bà lại vì bà là người duy nhất yêu thương em -> Ở đây giây phút hạnh phúc của cô bé được gắn chặt trong tình yêu thương của người bà. Giờ đây không ai có thể chia tách sự hạnh phúc đó được nữa. Cái chết của em bé được diễn tả qua hình ảnh hai bà cháu về chầu thượng đế. Sự ra đi của cô bé như là một sự giải thoát, một sự ra đi hạnh phúc. Chi tiết về chầu với Thượng đế thể hiện niềm tin về đời sau, cũng như thể hiện quan niệm người tốt sẽ được lên Thiên đàng.
* Việc tác giả để cho em bé quẹt diêm là hợp lí:
+ Thứ nhất: em đang đi bán diêm. Hơn nữa, em không thể có tiền để mua nến hay thắp đèn.
+ Thứ hai: que diêm chỉ loé cháy trong giây phút, các mộng tưởng xuất hiện hết sức ngắn ngủi và cô bé gần như ngay lập tức lại phải trở về với thực tại nghiệt ngã.
+ Hình ảnh que diêm nói lên khát vọng sống và sự giao tiếp với cộng đồng.
-> Sự đan cài giữa hiện thực và mộng tưởng đem đến cho người đọc niềm xót xa và cảm thông sâu sắc trước số phận của em.
3. Kết truyện bi thảm nhưng hợp lí.
	- Trời vẫn nắng, mọi người vui vẻ >< em bé chết ở xó tường.
	- Em chết vì lạnh>< đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười.
	- Mọi người chỉ nhìn thấy bao diêm hết nhẵn >< không tháy cảnh huy hoàng trong mộng tưởng của em bé.
	-> Sự ra đi của cô bé chẳng có già quan trọng với mọi người cả. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường từ thiên nhiên cảnh vật đến con người. Phải chăng đối với họ tính mạng con người là rẻ rúng, tình thương yêu đối với họ chỉ gắn với người thân trong gia đình. Hay đây là điều diễn ra thường xuyên ở nơi đây và sự ra đi của một người không ảnh hưởng, thiệt hại đến bản thân thì chẳng cần bận tâm hay rủ lòng thương?
-> Thủ pháp tương phản.
-> Một bi kịch
-> Thông điệp: Hãy thương yêu trẻ thơ, hãy để cho các em được sống một cuộc sống thật hạnh phúc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
	- Số phận bất hạnh của em bé mồ côi, lang thang. Từ đó tác giả bày tỏ lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ.
2. Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí, lựa chọn tình huống đặc sắc của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với những em bé bất hạnh.
IV. Bài tập
Câu 1: Qua đoạn trích “Cô bé bán diêm” em thấy cô bé bán diêm là một người như thế nào?
Câu 2: Theo em nhân vật cô bé bán diêm có phải là nhân vật điển hình đại diện cho những nhân vật khác có hoàn cảnh như vậy không?
Câu 3: Theo em sự ra đi của cô bé là sự ra đi trong hạnh phúc hay tuyệt vọng. Phân tích để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân.
Câu 4: Câu chuyện của cô bé bán diêm xảy ra trong không gian và thời gian nào? Lựa chọn không gian và thời gian đó, tác giả nhằm mục đích gì?
	- Không gian và thời gian câu chuyện:
	+ Không gian: Đường phố đêm giao thừa: “Cửa số mọi nhà sáng rực ánh đèn và trong phổ sực nức mùi ngỗng quay”, Không gian gợi lên khung cảnh ấm áp, hạnh phúc và đầy đủ ấm no.
	+ Thời gian: Gần đến giao thừa, rất ít người đi đường, mọi nhà đều quây quần đoàn tụ đón chờ năm mới.
	- Mục đích:
	+ Tạo nên sư tương phản giữa 2 thế giới: Một thế giới đầy đủ no ấm của mọi nhà, một thế giới đơn độc, lành lùng, rét mướt của em bé bán diêm.
	+ Khắc họa nỗi bất hạnh của một em bé mồ côi mẹ, nghèo khổ, lang thang trong đêm giao thừa để kiếm vài xu.
Câu 5: Trong truyện hoàn cảnh cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất khổ cực về thể xác và tinh thần. Nhưng tác giả không xây dựng kết thúc truyện có hậu như trong truyện cổ tích. Em lí giải điều này như thế nào?
	- Cách kết thúc bằng cái chết của em bé là tất yếu khi con người trong xã hội đó lạnh lùng vô cảm.
	- Cái chết sẽ giải thoát cho em khỏi nỗi đau khổ bất hạnh.
	- Em sẽ được sống trong tình yêu thương của bà nội. Không còn lo sợ đòn roi, đói rét và sự vô cảm của người đời.
	- Bộc lộ sự chối từ xã hội, hướng tới một thế giới khác.
	-> Thông qua các cách lí giải trên ta thấy, việc tác giả không tạo ra một kết thúc như trong truyện cổ tích là bởi xã hội mà em đang sống đã mất đi tình thương, xã hội đã trở nên vô cảm. Việc e tiếp tục sống trong xã hội đó sẽ không thể có được hạnh phúc như em hằng mong ước. Và vì tác giả muốn phơi bày, lên án thực trạng xã hội nên tác giả đã để kết thúc truyện như vậy.
Câu 6: Trong truyện cô bé đã đặt ra câu hỏi như thế nào cho chính mình? Sau câu hỏi đó cố bé đã hành động ra sao?
	- Cô bé đã đặt câu hỏi cho chính mình:
	+ Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
	+ Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ?
	-> Hai câu hỏi cảu em thể hiện nỗi khát khao về một ngọn lửa ấm áp để xua đi cái giá lạnh ngoài phố, cái lanh trong tâm hồn.
	- Sau câu hỏi đó, em đã “đánh liều quẹt một que” dù biết rằng “nhất định cha sẽ đánh em”. Cú đánh liều đó chứng tỏ nỗi khát khao ấm áp và hạnh phúc đã chiến thắng nỗi sợ hãi đòn roi, đánh đập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tim_hieu_van_ban_co_be_ban_diem.docx