Giáo án ôn tập môn Hóa học 8 (Có đáp án)
câu 2: (mức 2) Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Chơi bóng rổ.
B. Cấy lúa.
C. Đánh đàn.
D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.
câu 3: (mức 3) Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên nào có vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe con người?
A. Nghiên cứu về biến chủng covid.
B. Nghiên cứu sáng tạo ra điện thoại thông minh.
C. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
D. Nghiên cứu xử lí ô nhiểm nguồn nước.
câu 4: (mức 4 ) Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Chăm sóc sức khoẻ con người.
B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
TIẾT 1- Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên câu 1: (mức 1) Trong các hình dưới đây đâu là hoạt động khoa học tự nhiên: A. a) ; b); c) ; d). B. a) ; b); c) ; g). C. a) ; b); e) ; d). D. a) ; b); d) ; e). câu 2: (mức 2) Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên? A. Chơi bóng rổ. B. Cấy lúa. C. Đánh đàn. D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm. câu 3: (mức 3) Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên nào có vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe con người? A. Nghiên cứu về biến chủng covid. B. Nghiên cứu sáng tạo ra điện thoại thông minh. C. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu. D. Nghiên cứu xử lí ô nhiểm nguồn nước. câu 4: (mức 4 ) Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?( 1đ) Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống ( mỗi ý 0,25 đ) 1. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. 2. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế 3. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. 4. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. câu 2: (mức 3) Thế nào là khoa học tự nhiên ? ( 0,5đ) Thế nào là khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người. câu 3 (mức 4) Nêu các ví dụ về hoạt động của khoa học tự nhiên mà em biết?( 1đ) Ví dụ : mỗi ví dụ làm đúng 0,25 đ 1. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi 2. Tìm hiểu vũ trụ 3. Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển việt nam. 4. Lai tạo giống cây trồng mới. TIẾT 2- Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên ( TIẾP THEO) câu 1: (mức 1) Các lỉnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: A. Vật lí; Hóa học; Toán học; Thiên văn học; Khoa học trái đất B. Vật lí; Hóa học; Sinh học; Thiên văn học; Khoa học trái đất C. Vật lí; Hóa học; Địa lí ; Thiên văn học; Khoa học trái đất D .Vật lí; Hóa học; Lịch sử; Thiên văn học; Khoa học trái đất câu 2: (mức 2) Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lỉnh vực sinh học: A. Bầu khí quyển. B. Tương tác của nam châm. C. Nấm và vi khuẩn. D. Hệ mặt trời. câu 3: (mức 3) Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên A. Hóa học. B. Sinh học. C. Thiên văn học. D. Khoa học trái đất. câu 4: (mức 4) Ví dụ nào sau đây liên quan đến ngành Hóa học? A. Ấp trứng gà bằng máy chuyên dụng. B. Quan sát hướng chuyển động của viên đạn. C. Theo dõi quá trình lớn lên của cây cà chua. D. Khi đun nóng đường ta thấy hiện tượng đường cháy thành than. TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Các lỉnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên? Nêu rỏ các vấn đề nghiên cứu trong từng lỉnh vực cụ thể.( 1đ) Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên ( mỗi ý đúng 0,2 đ) + Vật lí: Nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên. + Hóa học: Nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên. + Sinh học: Nghiên cứu về sinh vật và sự sống trên Trái Đất. + Thiên văn học : Nghiên cứu về vũ trụ, hành tinh và các ngôi sao. + Khoa học Trái Đất: Nghiên cứu về Trái Đất. câu 2: (mức 4) Trong mỗi lỉnh vực của khoa học tự nhiên hãy lấy 2 ví dụ về đối tượng nghiên cứu .( 1đ) Ví dụ: Cho 2 ví dụ về đối tượng nghiên cứu trong mỗi lỉnh vực ( mỗi ý đúng 0,2 đ) - Vật lí: dòng điện, lực, - Hóa học: chất cấu tạo nên than đá, sự biến đổi chất khi đun nóng đường,... - Sinh học: vi khuẩn, tế bào, - Thiên văn học: ngân hà, mặt trời, - Khoa học Trái Đất: bầu khí quyển, động đất, TIẾT 3 -Bài 2: Một số dụng cụ đo và an toàn trong phòng học thực hành câu 1: (mức 1) Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất. B. Tự ý làm thí nghiệm. C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành câu 2: (mức 2) Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần: A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên C. Nhờ bạn xử lí sự cố D. Tiếp tục làm thí nghiệm câu 3: (mức 3) Việc làm nào dưới đây không được thực hiện trong phòng thực hành? A. Ăn, uống trong phòng thực hành. B. Làm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo. C. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm. D. Thu dọn hóa chất sau khi sử dụng. câu 4: (mức 4) Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? A. B. C. D. TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Những việc không nên làm trong phòng thực hành Những việc không nên làm trong phòng thực hành ( mỗi ý đúng 0,25 đ) 1. Tự ý vào phòng thực hành khi chưa được thầy cô cho phép. 2.Đưa hóa chất lên mũi để ngửi,nếm. Nghiêng đèn cồn để châm lửa. 3.Đổ hóa chất ra bàn thí nghiệm, đổ lẫn các loại hóa chất vào nhau. 4.Đổ hóa chất vào bồn rửa.ra cống thoát nước. 5. Ăn uống trong phòng thực hành 6.Chạy nhảy, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. câu 2: (mức 4) Những việc nên làm trong phòng thực hành Những việc nên làm trong phòng thực hành ( mỗi ý đúng 0,125 đ) 1. Thực hiện các quy định của phòng thực hành 2. Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo 3.Giữ phòng thực hành sạch sẻ, ngăn nắp 4.Đeo găng tay, đeo kính bảo vệ mắt và khẩu trang khi làm thí nghiệm 5. Thận trọng khi dùng lữa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ. 6.Thông báo ngay với cô giáo và các bạn khi ống nghiệm bị vỡ. 7.Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy địn. 8. Rửa tay bằng xà phòng sau khi làm thí nghiệm TIẾT 4- Bài 5: Sự đa dạng của chất câu 1: (mức 1) Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là: A. ngôi nhà, con gà, xe đạp. B. con gà, nước biển, xe đạp. C. ngôi nhà, viên gạch, xe đạp. D. con gà, viên gạch, xe đạp. câu 2: (mức 2)Vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể chứa nước. C. Đập nước, máng nước , đại dương, sông rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. câu 3: (mức 3) chọn câu sai trong các câu sau A. Vật thể tạo nên chât . B. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất C.Một vật thể có thể do một hoặc nhiều chất tạo nên. D.Một chất có thể có trong nhiếu vật thể khác nhau câu 4: (mức 4) Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) chỉ ra 2 ví dụ mà Một vật thể có nhiều chất tạo nên. ( 1 đ) Một vật thể có nhiều chất tạo nên. ( mỗi ý đúng 0,5 đ) Ví dụ: -bút chì : có chứa sellulozo, than chì;.... - xe đạp: có chứa nhôm; sắt; chất dẻo;... câu 2: (mức 4) chỉ ra 2 ví dụ mà Một chất có trong nhiều vật thể khác nhau. ( 1 đ) Một chất có trong nhiều vật thể khác nhau. ( mỗi ý đúng 0,5 đ) Ví dụ: -Nước có trong các vật thể khác nhau như cây ngô, các loại rau củ quả tươi, trong con người .... -Sắt tạo ra cái đinh, cái cuốc, con dao, sườn xe đạp.... TIẾT 5- Bài 5: Sự đa dạng của chất ( TIẾP THEO) câu 1: (mức 1) Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn? A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định. B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định. C. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định. D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định. câu 2: (mức 2) Không khí quanh ta có đặc điểm gì? A. Không có hình dạng và thể tích xác định. B. Có hình dạng và thể tích xác định. C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định. D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định. câu 3: (mức 3) Cho mẫu chất có đặc điểm sau: Có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Không xác định được. câu 4: (mức 4 ) Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. Chất dễ nén được. C. Chất dễ hóa hơi. B. Chất dễ nóng chảy. D. Chất không chảy được. TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Nêu ví dụ chứng minh chất khí dễ lan tỏa. ( 0,5 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,25 đ) Ví dụ: + Mở lọ nước hoa, mùi hương lan tỏa cả phòng. + Nấu ăn mùi hương của thức ăn lan tỏa khắp nhà. câu 2: (mức 3) Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thế khí (ở điều kiện thường) mà em biết. ( 1,5 đ) Trả lời: ( mỗi ý 0,5 đ) - 4 chất ở thế rắn: Muối ăn, đường, nhôm, đá vôi; - 4 chất ở thế lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xâng; - 4 chất ở thế khí như: khí oxygen, khí nitrogen, khí carbon dioxide, hơi nước, câu 3: (mức 4)Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu? Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm khí oxygen. ( 0,5 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,25 đ) Thể tích oxygen trong bình không đổi là 20 lít. Khối lượng bình sau khi thêm khí oxygen sẽ tăng lên. TIẾT 6- Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất câu 1: (mức 1)Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất? A. Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy. B. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, Khả năng tan trong nước, màu sắc. C. khả năng tác dụng với nước, nhiệt độ sôi, màu sắc. D. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng bị cháy. câu 2: (mức 2)Chọn từ thích hợp điền vào chỗ...trong các câu sau: a) Tính tan trong nước là ...(1)... của muối ăn. b) Khả năng cháy trong oxygen là ...(2)... của than. A. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất vật lí. B. (1) tính chất hóa học, (2) tính chất hóa học. C. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất hóa học. D. (1) tính chất hóa học, (2) tính chất vật lí. câu 2: (mức 2)Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu D. Cơm nếp lên men thành rượu câu 2: (mức 2)Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước, D. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide). câu 3: (mức 3) Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời C. Tuyết tan D. Cơm để lâu bị mốc câu 4: (mức 4) Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học của đường? A. Tan trong nước. B. Có màu trắng. C. Khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước. D. Là chất rắn ở nhiệt độ thường. câu 5: (mức 4) Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (thể ,màu sắc, mùi, vị, tính tan, tính cháy được ... ( 1,5 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) Một số tính chất của: - Muối ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, không tan trong nước, không cháy được. - Đường ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, tan trong nước, cháy được. - Than bột: chất rắn, màu đen, không mùi, không tan trong nước, cháy được câu 2: (mức 4) Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hoa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khi. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn. ( 1,0 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) - Tính chất vật lí chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được mọt số chất khác. - Tính chất hoá học làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ => khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sỏi bọt khí, TIẾT 7- Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất (TIẾP THEO) câu 1: (mức 1)Quá trình nào sau đây thể hiện sự nóng chảy của chất ? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng. câu 2: (mức 2)Quá trình nào sau đây thể hiện sự đông đặc của chất ? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng. câu 3: (mức 3) Quá trình nào sau đây thể hiện sự nóng chảy của chất. A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu câu 4: (mức 4) Quá trình nào sau đây thể hiện sự đông đặc của chất A. Đường tan vào nước C. Băng tuyết ở nam cực. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm để lâu bị mốc TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Em hãy mô tả 2 quá trình chuyến đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống. ( 1,0 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) - Sự chuyển thể của mỡ bò( bơ): Khi đun nóng, mỡ bò( bơ) chuyển dần từ thể rắn sang thế lỏng; khi để nguội và gặp lạnh, mỡ bò (bơ) lại chuyển từ thể lỏng sang thế rắn. - Sự chuyển thể của nến: Khi đốt nóng, nến chuyến dần từ thế rắn sang thể lỏng; khi để nguội nến lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. câu 2: (mức 4) Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon đioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyền từ thể rắn sang thể khí được không? Giải thích. ( 1,0 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) - Trường hợp này chất cellulose thế rắn bị đốt cháy chuyển thành chất khác tồn tại ở thế khí. - Đây là hai thể của hai chất khác nhau nên không phải là sự chuyển thể của chất. TIẾT 8- Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất (TIẾP THEO) câu 1: (mức 1)Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng B. Từ lỏng sang hơi C. Từ hơi sang lỏng D. Từ lỏng sang rắn câu 1: (mức 1)Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ: A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi. C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitơ. câu 1: (mức 1)Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây B. Gió thổi C. Mưa rơi D. Lốc xoáy câu 1: (mức 1)Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là A. sự ngưng tụ B. sự bay hơi C. sự đông đặc D. Sự nóng chảy câu 1: (mức 1) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi? A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh. B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng. C. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá. TỰ LUẬN: câu 1: (mức 3) Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào? ( 1,0 đ) a) Đun chảy một mẩu nến. b) Sương đọng trên lá cây Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) a) Mẩu nến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng -> Quá trình nóng chảy. b) Hơi nước ngưng tụ thành sương đọng trên lá cây -> Quá trình ngưng tụ. câu 2: (mức 3) Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nào? ( 0,5 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,25 đ) Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh và diện tích mặt thoáng của nước càng lớn. câu 3: (mức 4) sự sôi là gì? ( 1,0 đ) Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) sự sôi là sự bay hơi đặc biệt: -trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra bọt khí,vừa bay hơi trên mặt thoáng,đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. -đối với một số chất lỏng khác sự sôi cũng diễn ra tương tự. câu 3: (mức 4) Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. ( 1,0 đ) a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? Trả lời ( mỗi ý 0,5 đ) a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa. b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đái, thể lông (nước trong địa), thể khí (hơi nước).
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_on_tap_mon_hoa_hoc_8_co_dap_an.docx