Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 3: Tế bào

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 3: Tế bào

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Mô tả được cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.

 2. Năng lực:

 - Năng lực tự học: Tự tìm hiểu kiến thức bài học trong SGK và các tài liệu khác.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được những vấn đề GV và các bạn khác đưa ra, biết giúp đỡ, hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.

 - Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và làm rõ được các tình huống hoặc câu hỏi đặt ra.

 3. Phẩm chất:

 - Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích tìm đọc sách báo, tài liệu để mở rộng kiến thức về tế bào.

 - Trách nhiệm: Có ý thức trong ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tế bào.

 - Nhân ái: Biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và người khác.

 

doc 6 trang Phương Dung 31/05/2022 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 3: Tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: TẾ BÀO.
Thời gian thực hiện: 1 tiết(03) – Tuần 02
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: Mô tả được cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. 
 2. Năng lực: 
 - Năng lực tự học: Tự tìm hiểu kiến thức bài học trong SGK và các tài liệu khác.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được những vấn đề GV và các bạn khác đưa ra, biết giúp đỡ, hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
 - Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và làm rõ được các tình huống hoặc câu hỏi đặt ra.
 3. Phẩm chất:
 - Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích tìm đọc sách báo, tài liệu để mở rộng kiến thức về tế bào.
 - Trách nhiệm: Có ý thức trong ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tế bào.
 - Nhân ái: Biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và người khác. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 - GV : Tranh cấu tạo tế bào động vật ,sơ đồ 3-2 ,bảng phụ ghi nội dung bài tập 
1 /SGK.
 - HS: Nghiên cứu bài trước khi vào học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HĐ1: Xác định vấn đề:
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu bài học 
 b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học:
 Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Tế bào thực hiện các hoạt động sống kéo theo cơ thể sẽ thực hiện các hoạt động sống. Vậy tế bào có cấu tạo, chức năng như thế nào? Chúng thực hiện những hoạt động sống nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 3: Tế bào.
 c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
 d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.
 HĐ2: Giải quyết vấn đề:
 a) Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
 b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
 c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và làm rõ được các tình huống hoặc câu hỏi đặt ra.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Kiến thức 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào. 
- Treo hình 3.1.
? Cấu tạo tế bào gồm mấy phần? Kể tên?
- Nhận xét, sửa sai (nếu có).
? Màng tế bào có cấu tạo như thế nào? Nó thực hiện chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung: Màng tế bào chỉ là 1 lớp tế bào giúp cho quá trình TĐC giữa bên trong và bên ngoài tế bào diễn ra dễ dàng.
? Chất tế bào gồm những bào quan nào? Chúng thực hiện những chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
? Nhân tế bào gồm những bào quan nào? Chúng thực hiện những chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời mục 6/11 (4 phút).
- Mời đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung: Chất dinh dưỡng qua màng tế bào vào chất tế bào rồi vận chuyển vào nhân (phân chia ADN và tổng hợp ARN). Các chất thải được chất tế bào vận chuyển ra màng tế bào để thải vào môi trường trong cơ thể.
Kiến thức 2 : Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 2.3 dưới sự hướng dẫn của GV.
? Cơ thể lấy những chất nào từ môi trường ngoài?
? Các chất đó vào trong tế bào, giúp tế bào thực hiện những hoạt động nào?
- Nhận xét, bổ sung và lấy VD về hoạt động cảm ứng của tế bào.
? Nêu chức năng của tế bào trong cơ thể?
- Nhận xét và kết luận: Tế bào thực hiện chức năng sống của cơ thể. Vì vậy tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Quan sát hình 3.1.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung ( chỉ là 1 lớp tế bào).
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Thảo luận nhóm trả lời mục 6/11 (4 phút).
- Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Quan sát sơ đồ 2.3 dưới sự hướng dẫn của GV.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
I. Cấu tạo tế bào và chức năng của các bộ phận trong tế bào.
 (Bảng 3.1/11 - SGK)
II. Hoạt động sống của tế bào.
- Trao đổi chất để:
+ Sinh ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. 
+ Lớn lên và phân chia giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản.
- Cảm ứng giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường.
 HĐ3: Luyện tập:
 a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
 b. Nội dung: Thực hiện bảng 3-2/13
 c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
 d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. 
 HĐ 4: Vận dụng:
 a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài để giải quyết vấn đề thực tiễn.
 b. Nội dung: Nhờ đâu mà cơ thể lớn lên và sinh sản được?
 c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
 d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
KÍ DUYỆT
Tân phong, ngày .tháng .năm 2021.
TỔ TRƯỞNG.
Lê Hồng Thủy
Bài 4: MÔ.
Thời gian thực hiện: 1 tiết(04) – Tuần 02
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được định nghĩa mô, kể và nêu được vị trí, chức năng của từng loại mô chính..
	2. Năng lực: 
 - Năng lực tự học: Tự tìm hiểu kiến thức bài học trong SGK và các tài liệu khác.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được những vấn đề GV và các bạn khác đưa ra, biết giúp đỡ, hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
 - Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và làm rõ được các tình huống hoặc câu hỏi đặt ra.
 3. Phẩm chất:
 - Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích tìm đọc sách báo, tài liệu để mở rộng kiến thức về các loại mô.
 - Trách nhiệm: Có ý thức trong ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tế bào và mô phát triển tốt.
 - Nhân ái: Biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và người khác. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 - GV: Tranh hình từ 4.1 - 4.4.
	- HS: Nghiên cứu bài trước khi vào học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HĐ1: Xác định vấn đề:
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu bài học 
 b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học:
 Từ tế bào sẽ tạo nên các cơ quan trong cơ thể người. Mỗi cơ quan lại coa 1 nhóm tế bào khác nhau tạo nên người ta gọi nhó tế bào đó là mô. Vậy mô là gì? Mô có chức năng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 4: Mô.
 c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
 d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.
 HĐ2: Giải quyết vấn đề:
 a) Mục tiêu: Nêu được định nghĩa mô, kể và nêu được vị trí, chức năng của từng loại mô chính..
 b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
 c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Kiến thức 1 (5 phút): Tìm hiểu khái niệm mô.
- Yêu cầu HS đọc 1.
? Hãy kể tên những tế bào mà em biết?
- Nhận xét, bổ sung.
? Các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau thì có thực hiện chung 1 chức năng như nhau không?
- Nhận xét, bổ sung.
? Mô là gì?
- Nhận xét, bổ sung: 1 số loại mô còn có yếu tố phi tế bào.
Kiến thức 2 (25 phút): Tìm hiểu các loại mô.
2.1: Tìm hiểu mô biểu bì.
? Trong cơ thể có mấy loại mô chính?
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và đọc 1.
? Mô biểu bì được phân bố ở những vị trí nào trên cơ thể?
- Nhận xét, bổ sung.
? Mô biểu bì đảm nhiệm chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
2.2: Tìm hiểu về mô liên kết.
- Yêu cầu HS quan sát 4.2 và đọc 1.
? Mô liên kết gồm có những loại mô nào?
? Mô liên kết phân bố ở vị trí nào trong cơ thể?
? Nó thực hiện chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
2.3: Tìm hiểu về mô cơ.
? Có mấy loại mô cơ? Kể tên?
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3 phút):
? Có 3 bộ phận của con heo gồm: Bắp cơ (thịt nạc), tim, dạ dày. Em hãy chỉ ra những bộ phận trên được tạo bởi loại mô cơ nào?
- Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung, sửa sai (nếu có):
? Mô cơ có chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
2.4: Tìm hiểu về mô thần kinh.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 và 1. 
? Mô thần kinh năm ở đâu trong cơ thể?
- Nhận xét, bổ sung.
? Tế bào thần kinh còn gọi là gì?
? Nơron có cấu tạo như thế nào? 
 - Nhận xét, bổ sung.
? Mô thần kinh có chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
? Trong 4 loại mô đã học, mô nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc 1.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình 4.1 và đọc 1.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát 4.2 và đọc 1.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3 phút).
- Đại diện các nhóm 
trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Quan sát hình 4.4 và 1. 
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
I. Khái niệm mô.
- Là một tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.
II. Các loại mô.
1. Mô biểu bì.
- Vị trí: Phủ mặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng ( ống tiêu hóa, mạch máu, tử cung, bóng đái )
- Chức năng: Bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.
2. Mô liên kết.( mô : xương, sụn, mỡ, sợi, máu)
- Vị trí: Nằm trên khắp cơ thể.
- Chức năng: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. 
3. Mô cơ.
- Vị trí: Ở bắp cơ, tim, thành của các cơ quan rỗng.
- Chức năng: Co, dãn tạo nên sự vận động.
4. Mô thần kinh.
- Vị trí: Nằm trong hộp sọ và ống xương sống.
- Chức năng: Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiển hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.
HĐ3: Luyện tập:
 a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
 b. Nội dung: Trả lời câu hỏi:
 - Mô là gì? Có mấy loại mô chính ? Kể tên.
 - Nêu vị trí và chức năng của mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh ?
 c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
 d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. 
 HĐ 4: Vận dụng:
 a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài để giải quyết vấn đề thực tiễn.
 b. Nội dung: Hãy xác định trên chiếc giò lợn có những loại mô nào?
 c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
 d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
KÍ DUYỆT
Tân phong, ngày .tháng .năm 2021.
TỔ TRƯỞNG.
Lê Hồng Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_3_te_bao.doc