Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Tuần hoàn
Chủ Đề: Tuần Hoàn (thời lượng 5 tiết)
Tiết 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- Nêu được ý nghĩa của sự truyền máu.
- Giải thích được vấn đề cho máu có hại cho sức khỏe hay không?
2. Về năng lực
- Năng lực quan sát sơ đồ tìm kiến thức, phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu.
3. Về phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Sử dụng tài khoản zalo đưa bài tập và học liệu cho học sinh
- Học sinh: Thực hiện bài tập và học liệu
Chủ Đề: Tuần Hoàn (thời lượng 5 tiết) Tiết 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. - Nêu được ý nghĩa của sự truyền máu. - Giải thích được vấn đề cho máu có hại cho sức khỏe hay không? 2. Về năng lực - Năng lực quan sát sơ đồ tìm kiến thức, phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu. 3. Về phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo viên: Sử dụng tài khoản zalo đưa bài tập và học liệu cho học sinh - Học sinh: Thực hiện bài tập và học liệu III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) (5 phút) a) Mục tiêu: - HS nêu được cơ chế chống đông máu, ý nghĩa của sự đông máu. - HS nêu được các nhóm máu và vẽ được sơ đồ truyền máu - HS nêu được ý nghĩa truyền máu b) Tổ chức thực hiện GV tổ chức giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 GV giao cho HS các nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học (đưa file hoặc chụp hình gửi lên vào zalo nhóm môn học) Nội dung thực hiện: GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1,2,3,4 Phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 2. 1. Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống của cơ thể? 2. Sự đông máu liên quan đến yếu tố nào của máu? 3. Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? 4. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? Phiếu học tập số 3. Hãy hoàn thành sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu ở người HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) *Hs thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ zalo nhóm .. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 2. 1. Bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể không mất nhiều máu khi bị tổn thương. 2. Hoạt động của tiểu cầu và ion Ca++ 3. Búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu 4. Giải phóng enzim à búi tơ máu tạo khối máu đông. Bám vào vết rách và bám vào nhau à nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương. Phiếu học tập số 3. * HS báo cáo nhiệm vụ học tập: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. * GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau trình chiếu 1 vài sản phẩm của học sinh và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: (Hình thành kiến thức) I. Đông máu a) Mục tiêu: HS trình bày được cơ chế đông máu và nêu được ý nghĩa của nó đối với đời sống. b) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS căn cứ trên các kiến thức làm việc với SGK, hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1,2 - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) HS thực hiện nhiệm vụ học tập Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ được đông máu là gì? Cơ chế của đông máu và ý nghĩa của sự đông máu đối với cơ thể * GV kết luận và nhận định: - Khi bị đứt tay, vết thương nhỏ, máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương. - Cơ chế đông máu : Sơ đồ SGK trang 48 - Ý nghĩa : sự đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương. II.Các nguyên tắc truyền máu a) Mục tiêu: - Học sinh biết được các nhóm máu ở người (4 nhóm: A, B, AB, O) - Học sinh nêu được các nguyên tắc truyền máu. b) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS căn cứ trên các kiến thức làm việc với SGK, quan sát hình 15 SGK hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 3 - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) HS thực hiện nhiệm vụ học tập * Báo cáo nhiệm vụ học tập: - Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ . GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ đặc điểm của từng nhóm máu và phản ứng giữa các nhóm máu với nhau ( hình 15 SGK) * GV kết luận và nhận định 1. Các nhóm máu ở người - Có 4 nhóm máu ở người : A, B, O, AB. + Nhóm máu O : hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có cả 2 loại kháng thể. + Nhóm máu A : hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể bêta. + Nhóm máu B : hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể anpha. + Nhóm máu AB : hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể. 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu - Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu nhiễm tác nhân gây bệnh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Rèn luyện HS nhận biết cơ chế, các nguyên tắc khi truyền máu b) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập: chọn 1 trong 4 đáp án có 1 đáp án đúng nhất. Câu 1. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A. Cl- B. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+ Câu 2. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B Câu 3. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, ) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ? A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng. B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch. C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 4. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Tất cả các đều đúng HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) * HS thực hiện nhiệm vụ: Sản phẩm 1 – B 2 – B 3 – A 4 – C *GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận HS chọn 1 trong 4 đáp án có 1 đáp án đúng nhất, đưa lên cho lớp nhận xét, rút ra kết luận 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống b) Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Trong một gia đình người bố có nhóm máu A, người mẹ có nhóm máu O, người con trai có nhóm máu A. Người con trai bị tai nạn giao thông mất rất nhiều máu, cần truyền máu gấp. Vậy ai là người trong gia đình có thể truyền máu? HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tiến hành trao đổi và đưa ra đáp án chính xác, trình bày , đặt vấn đề Sản phẩm học tập: - Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là đáp án câu trả lời trên phiếu học tập tại lớp hoặc ở nhà: Người bố và mẹ đều có thể truyền máu cho con trai - Liên hệ thực tế: hiến máu nhân đạo GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_tuan_hoan.docx