Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 41: Cấu tạo và chức năng của da vệ sinh da - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 41: Cấu tạo và chức năng của da vệ sinh da - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.

 - Biết một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.

 2. Kĩ năng

- Thu thập và xử lí thông tin; hợp tác; quản lí thời gian; tự nhận thức.

- Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh và rốn luyện da.

 - Thu thập và xử lí thông tin; hợp tác; quản lí thời gian; tự nhận thức. Tự tin trình bày ý kiến; tìm kiếm và xử lí thông tin; giải quyết vấn đề, ứng xử.

 3. Thái độ :

Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da.

II. Chuẩn bị

- Nội dung dạy học, sơ đồ da (tranh màu)

- Nội dung tinh giảm theo Đ/c của BGD và CV 403.

III. Phương pháp :

Vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm.

IV. Tổ chức giờ học.

1. Ổn định tổ chức (1')

2. Kiểm tra đầu giờ

Không KT

3. Các hoạt động

Vào bài (1’): Cơ quan nào đóng vai trò chính trong điều hoà thân nhiệt? Ngoài chức năng điểu hoà thân nhiệt da cón có chức năng gì và có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đó? Có các tác nhân gây hại, cách bảo vệ và vệ sinh da như thế nào là khoa học? N/ c bài hôm nay.

 

doc 3 trang thucuc 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 41: Cấu tạo và chức năng của da vệ sinh da - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/5/2020
Ngày giảng: 08/5/2020
Tiết 41
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
VỆ SINH DA
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
	- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
	- Biết một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.
 	2. Kĩ năng
- Thu thập và xử lí thông tin; hợp tác; quản lí thời gian; tự nhận thức.
- Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh và rốn luyện da.
	- Thu thập và xử lí thông tin; hợp tác; quản lí thời gian; tự nhận thức. Tự tin trình bày ý kiến; tìm kiếm và xử lí thông tin; giải quyết vấn đề, ứng xử. 
 	3. Thái độ :
Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da.
II. Chuẩn bị 
- Nội dung dạy học, sơ đồ da (tranh màu)
- Nội dung tinh giảm theo Đ/c của BGD và CV 403.
III. Phương pháp :
Vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm.
IV. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra đầu giờ 
Không KT
3. Các hoạt động
Vào bài (1’): Cơ quan nào đóng vai trò chính trong điều hoà thân nhiệt? Ngoài chức năng điểu hoà thân nhiệt da cón có chức năng gì và có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đó? Có các tác nhân gây hại, cách bảo vệ và vệ sinh da như thế nào là khoa học? N/ c bài hôm nay.
Hoạt động 1 (8')
Tìm hiểu cấu tạo của da
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV y/c HS quan sát hình vẽ 41.1 sgk n/c thông tin I tr. 132 trả lời: 
Da có cấu tạo như thế nào? Thành phần cấu tạo gồm những lớp nào? 
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt
I. Cấu tạo da 
Da gồm 3 lớp :
- Lớp biểu bì
- Lớp bì
- Lớp mỡ dưới da
Hoạt động 2 (15')
Tìm hiểu chức năng của da
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV y/c HS hoàn thành ▼ II sgk tr. 133
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ sung nêu được : 
+ Da có chức năng gì? 
+ Bộ phận nào của da tiếp nhận kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết? 
+ Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào? 
+ Ngoài các chức năng chính trên da còn có chức gì? 
- GV nhận xét chốt kiến thức.
II. Chức năng của da 
- Bảo vệ cơ thể 
- Tiếp nhận kích thích xúc giác 
- Bài tiết 
- Điều hoà thân nhiệt 
- Da và sản phẩm của da còn tạo nên vẻ đẹp con người.
Hoạt động 3 (9')
Vì sao cần bảo vệ da
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV y/c HS n/c thông tin sgk hoàn thành sgk tr. 134
- HS thảo luận nhóm 2 phút thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ý kiến nêu được 
+ Da bẩn có hại như thế nào?
- HS trả lời 
- GV Thông báo có khoảng 10 tỷ vi khuẩn tung tăng trên bề mặt da. Da tiết ra chất lidôzim có khả năng diệt khuẩn. Da sạch có khả năng tiêu diệt tới 85% VK bám trên da, ngược lại da bẩn thì chỉ diệt được khoảng 5 %. -> GV chốt kiến thức
+ Da bị xây sát có hại như thế nào?
- GV thông báo khi bị bỏng tế bào lớp biểu bì của da bị tổn thương, thấy đau rát? dễ nhiễm trùng, nhiễm độc. ( Bỏng nặng khoảng 20 % diện tích da có thể bị chết do sốc và mất nước )
+ Tác hại khi da bị xây xát 
+ Giữ da sạch bằng cách nào? 
- HS nêu được các biện pháp :
III. Bảo vệ da 
- Da bẩn là môi trường cho vi khuẩn phát triển, hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Da bị xây xát dễ bị các bệnh viêm nhiễm.
- Các biện pháp bảo vệ da:
+ Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.
+ Dùng nước sạch.
+ Dùng khăn mềm.
+ Dùng xà phòng tắm có chất diệt khuẩn.
+ Tránh làm da bị xây xát, bỏng rộp.
+ Không nặn trứng cá..
Hoạt động 4 (8')
Tìm hiểu biện pháp phòng chống bệnh ngoài da
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV y/ c HS thảo luận 3' hoàn thành bảng 42.2 
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến 
- GV treo bảng phụ bảng 42.2 
- Đại diện nhóm HS lên chữa bài? nhóm khác bổ sung 
- GV thông báo đáp án đúng.
- GV dùng tranh ảnh giới thiệu một số bệnh ngoài da
+ Nguyên nhân gây nên bệnh ngoài da? 
- HS dựa vào bài tập nêu nguyên nhân
*GV: Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống bệnh ngoài da?
-HS trả lời
BVMT: GD ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước nơi ở và nơi công cộng.
IV. Phòng chống ngoài da 
- Nguyên nhân:
+ Do vi khuẩn, nấm
+ Bỏng? hoá chất.....
- Phòng chống bệnh 
+ Bảo vệ da.
+ Giữ vệ sinh thân thể.
+ Giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
- Chữa bệnh theo chỉ dẫn của bác sỹ.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài :
 	a. Tổng kết (2') 
	- Hãy nêu các biện pháp vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các 
biện pháp đó.
 - Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì :
	a) Da sạch không có vi khuẩn đột nhập vào cơ thể.
	b) Tắm rửa, kì cọ là hình thức xoa bóp da, làm cho các mạch máu dưới da 
lưu thông da được nuôi dưỡng tốt.
	c) Giúp da tạo nhiều vi tamin D chống bệnh còi xương.
	d) Giúp cơ thể chịu đựng được những thay đổi đột ngột của thời tiết như: 
nắng, mưa, nóng, lạnh đột ngột..
	Đáp án : b
 	b.Hướng dẫn học bài (1') 
	- Học bài? làm bài tập.
	- Đọc mục em có biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_41_cau_tao_va_chuc_nang_cua_da_v.doc