Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình - Bùi Thị Quyên

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình - Bùi Thị Quyên

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Làm quen với việc khai báo và sử dụng biến mảng

- Ôn luyện và hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.

- Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng khai báo biến mảng .

- Biết khi nào thì sử dụng mảng 1 chiều.

- Viết đúng được lệnh for do hoặc while. do theo từng trường hợp của đề bài.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- SGK, máy tính, bảng nhóm.

- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục

2. Học sinh:

- SGK, Bài cũ ở nhà

 

docx 7 trang thucuc 9480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình - Bùi Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Bùi Thị Quyên
Số ĐT: 0948229689
Gmail: buiquyendb@gmail.com
Bài soạn: Bài thực hành số 7: Xử lý dãy số trong chương trình
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 7: XỬ LÝ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng biến mảng
- Ôn luyện và hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
- Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng khai báo biến mảng .
- Biết khi nào thì sử dụng mảng 1 chiều.
- Viết đúng được lệnh for do hoặc while.. do theo từng trường hợp của đề bài.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu Các công việc phải thực hiện nhiều lần
a) Mục tiêu: Nắm được Các công việc phải thực hiện nhiều lần
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gợi ý và cho hs khai báo biến trong chương trình.
Nhập n
Nhập giá trị cho mảng
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu Các công việc phải thực hiện nhiều lần
a) Mục tiêu: Nắm được Các công việc phải thực hiện nhiều lần
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 1. Viết chương trình nhập điểm của các bạn trong lớp. Sau đó in ra màn hình số bạn đạt kết quả học tập loại giỏi, khá, trung bình và kém (theo tiêu chuẩn từ 8.0 trở lên đạt loại giỏi, từ 6.5 đến 7.9 đạt loại khá, từ 5.0 đến 6.4 đạt trung bình và dưới 5.0 xếp loại kém).
a) Xem lại các ví dụ 2 và ví dụ 3, bài 9 về cách sử dụng và khai báo biến mảng trong Pascal.
b) Liệt kê các biến dự định sẽ sử dụng trong chương trình. Tìm hiểu phần khai báo dưới đây và tìm hiểu tác dụng của từng biến:
c)Gõ phần khai báo trên vào máy tính và lưu tệp với tên Phanloai. Tìm hiểu các câu lệnh trong phần thân chương trình dưới đây:
d) Gõ tiếp phần chương trình này vào máy tính sau phần khai báo. Dịch, chạy chương trình.
Bài 2. Bổ sung và chỉnh sửa chương trình trong bài 1 để nhập hai loại điểm Toán và Ngữ văn của các bạn, sau đó in ra màn hình điểm trung bình của mỗi bạn trong lớp (theo công thức điểm trung bình = (điểm Toán + điểm Ngữ văn)/2), điểm trung bình của cả lớp theo từng môn Toán và Ngữ văn. 
b) Bổ sung các câu lệnh trên vào vị trí thích hợp trong chương trình. Thêm các lệnh cần thiết, dịch và chạy chương trình với các số liệu thử. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
program Phanloai;
uses crt;
Var
 i, n, Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: integer;
 A: array[1..100] of real;
Begin
clrscr;
write(‘Nhap so cac ban trong lop, n = ‘); readln(n);
writeln(‘Nhap diem:’);
For i:=1 to n do Begin write(i,’. ‘); readln(a[i]); End;
Gioi:=0; Kha:=0; Trungbinh:=0; Kem:=0;
for i:=1 to n do
 begin 
if a[i]>=8.0 then Gioi:=Gioi+1;
if a[i]<5 then Kem:=Kem+1;
if (a[i] =6.5) then Kha:=Kha+1;
if (a[i]>=5) and (a[i]<6.5) then Trungbinh:=trungbinh+1
 end;
writeln(‘Ket qua hoc tap:’);
writeln(Gioi,’ ban hoc gioi’);
writeln(Kha,’ ban hoc kha’);
writeln(Trungbinh,’ ban hoc trung binh’);
writeln(Kem,’ ban hoc kem’);
readln
End.
a) Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh sau đây:
Phần khai báo:
Var
i, n: integer;
TbToan, TbVan: real;
DiemToan, DiemVan: array[1..100] of real; 
Phần thân chương trình:
Begin
Write(‘nhập n:’); readln(n);
For i:=1 to n do
begin
Write(‘diemtoan[‘,I,’]=’);
Readln(diemtoan[i];
End;
For i:=1 to n do
begin
Write(‘diemvan[‘,I,’]=’);
Readln(diemvan[i];
End;
writeln('Diem trung binh:');
for i:=1 to n do
writeln(i,'. ',(DiemToan[i]+DiemVan[i])/2:3:1);
TbToan:=0; TbVan:=0;
for i:=1 to n do
begin TbToan:=TbToan+DiemToan[i];
TbVan:=TbVan+DiemVan[i] end;
TbToan:=TbToan/n; TbVan:=TbVan/n;
writeln('Diem trung binh mon Toan: ',TbToan:3:2);
writeln('Diem trung binh mon Van: ',TbVan:3:2);
end.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
b) Nội dung: Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
Cách khai báo mảng trong Pascal.
+ Câu lệnh nhập dãy số từ bàn phím
+ Xem bài thực hành sử dụng biến mảng trong chương trình.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gợi ý và cho hs khai báo biến trong chương trình.
Nhập n
Nhập giá trị cho mảng
Viết chương trình sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số nguyên. Độ dài của dãy cũng được nhập từ bàn phím. In ra màn hình có bao nhiêu giá trị là số lẻ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
Program Dem_Le;
uses crt;
var i, n, Dem: integer;
A : array[1..100] of integer;
Begin
clrscr;
writeln(‘Nhap do dai cua day so, N=’);
readln(n);
writeln(‘Nhap cac phan tu cua day so:’);
For i:=1 to n do
Begin
write(‘a[‘,i,’]=’);
readln(a[i]);
End;
Begin
write(‘a[‘,i,’]=’);
readln(a[i]);
End;
Dem:=0;
For i:=1 to n do
if a[i] mod 2 = 1 then
Dem:= Dem+1;
writeln(‘Co ’,Dem,’ so le’);
readln
End.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_thuc_hanh_7_xu_ly_day_so_trong_chu.docx