Giáo án Tin học Lớp 8 - Chủ đề 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 8 - Chủ đề 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2021-2022

Chủ đề: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Tổng số tiết:2 ; từ tiết: 1 đến tiết: 2

Giới thiệu chung chủ đề:

Với chủ đề này giúp các em tìm hiểu:

+ Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.

+ Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức:

- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.

- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.

- Biết chương trình là cách giúp con người chỉ dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động để thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

- Biết vai trò của chương trình dịch.

- Khái niệm ngôn ngữ lập trình là gì?

 

docx 7 trang Phương Dung 02/06/2022 2071
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Chủ đề 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/ 10/2021
Chủ đề: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
Tổng số tiết:2 ; từ tiết: 1 đến tiết: 2
Giới thiệu chung chủ đề: 
Với chủ đề này giúp các em tìm hiểu:
+ Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
+ Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Biết chương trình là cách giúp con người chỉ dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động để thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Khái niệm ngôn ngữ lập trình là gì?
b./ Kĩ năng:
- Viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Các bước tạo chương trình cho máy tính 
- Biết rằng viết chương trình là viết các câu lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
c./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
-Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Trình bày các hình ảnh minh họa
Giới thiệu các thành phần của chủ đề:
-1. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
-2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
Các thành phần chính của chủ đề:
-1. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
-2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 85)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 25’)
Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Hãy cho biết có những cách thức nào để ra lệnh cho máy tính?
Để máy tính thực hiện được công việc mong muốn, con người phải làm gì?
Giả sử có một rô-bốt có thể thực hiện các thao tác cơ bản như tiến, quay phải, quay trái, nhặt rác, bỏ rác vào thùng. Hãy ra lệnh để rô bốt nhặt rác bỏ vào thùng.
Nếu viết tất cả các lệnh trên theo thứ tự và lưu vào rô-bốt với tên “Hãy nhặt rác” thì sao nhỉ?
Theo em, chương trình máy tính là gì?
Tại sao cần phải viết chương trình nhỉ?
Máy tính thực hiện các lệnh trong chương trình thế nào?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 
1. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
HS: Quan sát Tiến hành phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và để giải quyết nội dung trên trong thời gian 10 phút
HS: Hoạt động thảo luận nhóm thảo luận theo nhóm, thống nhất kết quả và viết vào bảng nhóm.
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình 
(trình bày đáp án tóm tắt)
-Con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính thực hiện
1. Tiến 2 bước;
2. Quay trái, tiến 1 bước;
3. Nhặt rác;
4. Quay phải, tiến 3 bước;
5. Quay trái, tiến 2 bước;
6. Bỏ rác vào thùng.
Công việc viết và tập hợp các lệnh để điều khiển rô-bốt như trên được gọi là: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH 
HS: Lắng nghe.
*Kiến thức ghi nhớ:
-Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được
- Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn
- Thông thường, máy tính sẽ thực hiện các câu lệnh có trong chương trình một cách tuần tự
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 30’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
-Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b.Nội dung 2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Chúng ta đã biết để máy tính có thể xử lý thông tin đưa vào máy phải được chuyển đổi thành dạng dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1). Các dãy bít là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính được gọi là ngôn ngữ máy. Những chương trình máy tính đầu tiên khi máy tính mới xuất hiện được viết chính bằng ngôn ngữ này.
Tuy nhiên việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Các câu lệnh được viết dưới dạng dãy bit khác xa với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ, khó sử dụng. Vì vậy, người ta mong muốn có thể sử dụng được các từ có nghĩa, dễ hiểu và dễ nhớ để viết các câu lệnh thay cho các dãy bit khô khan. Các ngôn ngữ lập trình đã ra đời để phục vụ mục đích đó.
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Chương trình dịch là gì?
Môi trường lập trình là gì?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 
2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình:
HS: Quan sát Tiến hành phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và để giải quyết nội dung trên trong thời gian 10 phút
HS: Hoạt động thảo luận nhóm thảo luận theo nhóm, thống nhất kết quả và viết vào bảng nhóm.
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình 
(trình bày đáp án tóm tắt)
-Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
-Ví dụ: Ngôn ngữ C, Basic, Pascal,... 
-Cần phải dịch sang ngôn ngữ máy
Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Việc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước:
-B1. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình;
-B2. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được
Môi trường lập trình: bao gồm chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ trợ giúp, tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình được kết hợp vào một phần mềm.
-Ví dụ: ngôn ngữ lập trình Pascal có hai môi trường lập trình phổ biến là Turbo Pascal và Free Pascal.
HS: Lắng nghe.
*Tổng kết kiến thức cần ghi nhớ.
Hoạt động III: Luyện tập (Dự kiến thời lượng 8’)
- Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh giải đáp các yêu cầu bài tập, thực hành
-Đúc kết kinh nghiệm, kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1: Bài tập: Trắc nghiệm:
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 1: Nhập công thức:
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Hoạt động IV: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 22’)
- Mục tiêu hoạt động: HS giải đáp các yêu cầu bài tập, thực hành, vận dụng
-Đúc kết kinh nghiệm, liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung: 
Có khoảng 15 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới hiện nay như TypeScript, Swift, Scala, Objective-C, Shell, Go, C, C#, CSS, C++, PHP, Ruby, Python, Java, JavaScript 
-TypeScript: Là một nhánh của JavaScript, TypeScript là ngôn ngữ lập trình do Microsoft phát triển. Xuất hiện từ năm 2012, TypeScript đã được nhiều lập trình viên yêu thích bởi khả năng xây dựng các ứng dụng lớn trên nền web hiện đại.
-Swift: Ngôn ngữ lập trình cho iPhone do Apple phát triển này mới chỉ khởi nguồn từ năm 2014 nhưng đã thu hút một lượng lớn các nhà phát triển. Lyft - đối thủ của Uber tại Mỹ - cũng vừa mới viết lại toàn bộ ứng dụng iPhone của mình bằng Swift và đang chứng kiến những tiến bộ đáng kể về hiệu năng và trải nghiệm. -Scala: Bắt đầu lên sóng từ năm 2001, Scala được phát triển nhằm giúp các lập trình viên code nhanh và dễ dàng hơn so với khi viết bằng Java. Các công ty như Airbnb và Apple cũng từng sử dụng Scala cho các ứng dụng của mình.
-Objective-C: Ngôn ngữ lập trình C thuở đầu đã có ảnh hưởng sâu rộng đến mức tạo đà cho hàng loạt ngôn ngữ lập trình tiền nhiệm cùng tên ra đời. Lấy cảm hứng từ C nhưng những ngôn ngữ này còn được lồng thêm nhiều tính năng từ các ngôn ngữ khác. Objective-C có thể được dùng vào thiết kế ứng dụng iOS, vẫn phổ biến hơn Swift dù Swift cũng đang tăng trưởng rất nhanh.
-Go: Google phát triển Go để giúp các nhà phát triển của mình xây dựng các hệ thống cho lượng người dùng cực lớn. Go cũng được rất nhiều lập trình viên yêu thích vì tính dễ đọc và dễ nhân rộng. 
 Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm.
- HS theo doõi, laéng nghe, tìm hieåu
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
(trình bày đáp án tóm tắt)
Một số NNLT phổ biến:
như TypeScript, Swift, Scala, Objective-C, Shell, Go, C, C#, CSS, C++, PHP, Ruby, Python, Java, JavaScript 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
HS: Lắng nghe, theo dõi
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
-1. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
-2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
C1
C2
C3
1. Mức độ nhận biết: 
Câu 1: Chương trình dịch dùng để: 
 	A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy 
 	B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên 
 	C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình 
 	D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên
2. Mức độ thông hiểu :
Câu 2: Theo em hiểu viết chương trình là : 
 	A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó 
B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình 
C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học 	
D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot 
3. Mức độ vận dụng:
Câu 1: Đâu là ngôn ngữ lập trình trong các nhóm sau? 
A. Pascal, C, C++, visual foxpro	B. Excel, word, paint 	
C. Pascal, Powerpoint, Access	D. Cả A,B, C đều đúng 
V. Phụ lục : 
PHIẾU HỌC TẬP
Ngôn ngữ lập trình là gì?
PHIẾU HỌC TẬP
Nêu ví dụ về một số NNLT mà em biết?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_chu_de_1_may_tinh_va_chuong_trinh_may.docx