Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 1, Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 1, Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

I. MỤC TIÊU

1. Kiến Thức:

- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

 - Nắm được về chương trình máy tính.

- HS biết dùng lệnh để thực hiện một công việc.

- Hs biết áp dụng lệnh vào bài toán cụ thể.

2. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác

3. Phẩm chất:

- Rèn kĩ năng thực hành.

- Giáo dục lòng Yêu thích môn học

- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.

 

docx 80 trang Phương Dung 30/05/2022 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 1, Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8
Ngày giảng: 6/9
TUẦN 1- TIẾT 1
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến Thức: 
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
 - Nắm được về chương trình máy tính.
HS biết dùng lệnh để thực hiện một công việc.
Hs biết áp dụng lệnh vào bài toán cụ thể.
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học, sơ đồ Robot nhặt rác 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ: tìm hiểu ví dụ Rô- bốt nhặt rác
G : Chiếu sơ đồ vị trí hiện tại của rôbốt
? Rô-bốt thực hiện được những thao tác nào?
H : Quan sát và nghiên cứu SGK
G : yêu cầu HS tạo nhóm thảo luận, các nhóm sẽ tìm ra các phương án để rô bốt nhặt được rác và bỏ vào thùng rác
H : thảo luận, báo cáo kết quả, các nhóm khác tham khảo, góp ý.
G : nhận xét từng nhóm, cùng cả lớp tìm ra cách tối ưu nhấtà kết luận
tiến 2 bước
quay trái, tiến 1 bước
Hãy nhặt rác
nhặt rác
quay phải, tiến 3 bước
quay trái, tiến 2 bước
bỏ rác vào thùng
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ : tìm hiểu về chương trình máy tính
G : đưa ra mối liên quan việc điều khiển robot và máy tính
H : đưa ra nhận định về chương trình máy tính.
G: sử dụng lại VD ro bốt nhặt rác để nhấn mạnh cho HS thấy việc thực hiện các lệnh trong chương trình diễn ra như thế nào?
H: tìm hiểuàkết luận
H đưa ra lời giải thích: tại sao cần viết chương trình
1. Viết chương trình : ra lệnh cho máy tính làm việc
- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự
3. Hoạt động 3. Luyện tập
 GV đưa ra một số tình huống về vị trí của Rô bốt và yêu cầu HS viết các lệnh để Rô bốt thực hiện được công việc nhặt rác và bỏ rác vào thùng. Và các lệnh yêu cầu Rô bốt quay trở về vị trí ban đầu
HS tìm hiểu và thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả sau khi hoàn thành và nhận xét kết quả của đội bạn
GV gọi một số trường hợp có lực học khác nhau để báo cáo kết quả và giải đáp kết quả 
4. Hoạt động 4. Vận dụng
Bài tâp 1 SGK trang 9
HS hoạt động theo nhóm học tập, cùng tìm hiểu nội dung yêu cầu của bài tập 1
Các nhóm báo cáo kết quả- các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV nhận xét kết quả của các nhóm, bổ sung
 -Hướng dẫn HS làm bài tập 2/sgk trang 9.
	Nếu thay đổi lệnh 1 và 2 trong chương trình thì Robốt không thực hiện được công việc nhặt rác. 
Vị trí mới của Robốt như trên mô hình
 Bổ sung lệnh 3,4 để rôbốt thực hiện được việc nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác 
1. Quay trái, tiến 1 bước
2. Tiến 2 bước
3. Quay phải tiến 2 bước
4. Quay phải tiến 2 bước
5. Nhặt rác
6. quay phải, tiến 3 bước
7. quay trái, tiến 2 bước
8. Bỏ rác vào thùng
- Học bài, hoàn thiện bài tập 1, 2 SGK trang 9 vào vở.
- Tìm hiểu mục 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
Ngày soạn: 29/8
Ngày giảng: 7/9
TUẦN 1- TIẾT 2
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức: 
Biết ngôn ngữ lập trình và các bước tạo ra chương trình máy tính
	 Hiểu thực hiện chương trình trong máy tính
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
	Bài tập 2-sgk trang 9
GV thông qua bài tập để liên hệ đến nội dung kiến thức mới.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ : tìm hiểu về chương trình và ngôn ngữ lập trình
HS hoạt động thảo luận nhóm, tìm hiểu về các kiến thức
-Ngôn ngữ máy là gì?
- Khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ máy để viết chương trình
- Ngôn ngữ lập trình là gì? chức năng?
- Các bước tạo ra chương trình máy tính
- Kể tên các môi trường lập trình phổ biến mà em biết
Các nhóm tìm hiểu và báo cáo kết quả. các nhóm nhận xét chéo nội dung thảo luận.
GV nhận xét và tổng hợp kiến thức.
2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
- Thông tin được đưa vào máy phải được chuyển đổi thành các dãy bít -ngôn ngữ máy 
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
Các bước tạo ra chương trình:
1. Viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình
2. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được
- để tạo ra chương trình thì cần có môi trường lập trình
3. Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động của GV& HS
Nội dung kiến thức
HS thảo luận theo nhóm đôi.
Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo kết quả của nhau
GV nhận xét và bổ sung
Bài 4-sgk/9. 
Hướng dẫn: Vở viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức: câu lệnh được viết dưới dạng bít khó nhớ, khó sử dụng, khác xa so với ngôn ngữ tự nhiên
4. Hoạt động 4. Vận dụng
? Qua bài học em cần ghi nhớ những điều gì
H thảo luận theo nhóm và báo cáo kết quả. HS tự tổng hợp kiến thức trọng tâm.
- Hướng dẫn bài tập 4 sgk trang 9
	- Học bài, làm bài tập trong sách bài tập
	- Tìm hiểu bài 2 : làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
Thứ................, ngày...................tháng.................năm 2021
Kí duyệt của tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/9
Ngày giảng: 13/9
TUẦN 2- TIẾT 3
BÀI 2 : LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết khái niệm tên và từ khóa
 	- Phân biệt được tên và từ khóa.
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ : Tìm hiểu ví dụ về chương trình
G : Đưa ra ví dụ về một chương trình đơn giản viết trong môi trường Pascal.
H : thảo luận nhóm học tập, tìm hiểu chương trình và trả lời các câu hỏi trong sgk trang 10
GV nhận xét, liên hệ bài mới
- Sau khi chạy chương trình này máy sẽ in lên màn hình dòng chữ Chao cac ban.
 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ : tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình
HS tìm hiểu ngôn ngữ lập trình, báo cáo kết quả theo nhóm 2hs/nhóm.
các nhóm nhận xét chéo kết quả
1. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh ...sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính
HĐ : Tìm hiểu từ khóa và tên
G : Đưa ra 1 vài ví dụ về chương trình.
H : tìm hiểu và tìm ra các điểm giông nhau ở các chương trình
G : thông qua kết quả trả lời của HS àtừ khóa, tên
GV chiếu 2 chương trình cho HS quan sát, 1 chương trình có tên trùng với từ khóaà chạy chương trình trên máy tínhàHS tìm lỗi sai
HS quan sát, thảo luận, tìm ra lỗi sai.
GV đưa ra quy tắc đặt tên
H : tìm hiểu ví dụ 2 để hiểu hơn về tên hợp lệ và tên không hợp lệ.
2. Từ khoá và tên
- Từ khoá là những từ dành riêng, không được dùng các từ khoá này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
- Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt theo quy tắc :
 + Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau. 
 + Tên không được trùng với các từ khoá.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
? Hãy đặt năm tên hợp lệ và năm tên không hợp lệ (theo danh sách tên các bạn học sinh lớp em) ví dụ: nam8A ; 8Anam
GV phân chia các nhóm thảo luận theo 2 mảng nội dung : tên hợp lệ và tên không hợp lệ- HS vận dụng kiến thức, thảo luận nhóm (2hs/nhóm) để tìm VD
 Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo nhóm
4. Hoạt động 4. Vận dụng
GV- thực hiện hỏi nhanh đáp nhanh. HS thực hiện hình thức cỏ nhõn. Khi giỏo viờn đưa ra câu hỏi thỡ HS giành quyền trả lời. Thụng qua trũ chơi giúp HS tự tổng hợp kiến thức trong tâm của bài
GV đưa đáp án đúng và nhận xét ý thức học tập của HS
- Hướng dẫn làm bài tập 3 sgk trang 14.
- Học thuộc khái niệm ngôn ngữ lập trình và hiểu về môi trường lập trình là gì.
- Hiểu, phân biệt được từ khoá và tên trong chương trình.
- Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình.
Ngày soạn: 5/9
Ngày giảng: 14/9
TUẦN 2 - TIẾT 4 - BÀI 2 
 LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu trúc chung của chương trình
- Biết sử dụng chương trình Free Pascal
 	-Phân biệt cấu trúc một chương trình; biết dịch và chạy một chương trình đơn giản
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
Em hãy nêu quy tắc đặt tên? Hãy chỉ ra đâu là tên hợp lệ, tên không hợp lệ trong ví dụ sau?
1) lop 6A	2) tamgiac	3) 6alop	4) a6lop
5) Program	6) begin	7) end
HS xác định được tên hợp lệ và không hợp lệ. chỉ được ra lỗi không hợp lệ.
GV nhận xét và liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ : Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình
G : Đưa ví dụ về chương trình 
G : Cho biết một chương trình có những phần nào ?
H : Quan sát chương trình và nghiên cứu sgk trả lời.
G : Đưa lên màn hình từng phần của chương trình.
H : Đọc 
G : Giải thích thêm cấu tạo của từng phần đó.
3. Cấu trúc chung của chương trình
- Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm:
Phần khai báo
Khai báo tên chương trình; 
Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn có thể sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác.
Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. 
- Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình. 
HĐ : Tìm hiểu về môi trường lập trình Free Pascal
G : Khởi động chương trình F.P để xuất hiện màn hình sau : 
G : Giới thiệu màn hình soạn thảo của T.P 
H : Quan sát và lắng nghe.
G : Giới thiệu các bước cơ bản để làm việc với một chương trình trong môi trường lập trình T.P
4. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
 - Khởi động chương trình : 
Màn hình F.P xuất hiện.
Từ bàn phím soạn chương trình tương tự word.
Sau khi đã soạn thảo xong, nhấn phím Alt+F9 để dịch chương trình.
Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9
3. Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động của GV& HS
Nội dung kiến thức
HS tìm hiểu và thảo luận nhóm đôi
Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo 
GV nhận xét kết quả các nhóm báo cáo 
Bài 5-sgk/14
Hướng dẫn:Chương trình 1 là chương trình Pascal hợp lệ. Chương trình 2 là không hợp lệ vở câu lệnh khai bỏo tờn chương trình program CT_thu; phần khai báo tên chương trình không được nằm ở phần thân chương trình mà phải nằm ở đầu chương trình
4. Hoạt động 4. Vận dụng
GV đưa ra một số trường hợp chương trình hợp lệ và không hợp lệ
H : Nhắc lại kiến thức trọng tâm.
G : Chốt lại những kiến thức cần nắm vững trong tiết học
- Hướng dẫn làm bài tập 5 sgk trang 14
- Nắm vững cấu trúc chung của chương trình; hiểu tên hợp lệ trong chương trình
- Tìm hiểu các bước sử dụng Free Pascal
- Đọc trước bài thực hành số 1: Làm quen với Free Pascsl
Thứ................, ngày...................tháng.................năm 2021
Kí duyệt của tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/9
Ngày giảng: 20/9
TUẦN 3- TIẾT 5- BÀI THỰC HÀNH 1 
 LÀM QUEN VỚI FREE PASCAL
I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức: 
-Nắm được thao tác khởi động/kết thúc, làm quen với màn hình soạn thảo Free Pascal
- Nắm được các thao tác mở các bảng chọn và chọn lệnh.
- Thực hiện được thao tác khởi động Free Pascal 
- Nhận biết được các thành phần trên màn hình Free Pascal
- Mở được bảng chọn và thực hiện được việc di chuyển các lệnh trên bảng chọn
- Thực hiện được soạn thảo, lưu chương trình, chạy được một chương trình đơn giản
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
1. Cấu trúc chung một chương trình gồm những phần nào ? Đọc tên và chức năng của một số từ khoá trong chương trình.
2. Nêu các bước cơ bản để làm việc với một chương trình trong Free Pascal.
HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
G : Đóng điện
H : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho G.
G : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
H : ổn định vị trí trên các máy.
G : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là làm quen với ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
HĐ : Tìm hiểu chung về Free Pascal
G : Giới thiệu biểu tượng của chương trình và cách khởi động chương trình bằng 2 cách.
H : Theo dõi và quan sát tìm biểu tượng của chương trình trên máy của mình.
G : Giới thiệu màn hình Free Pascal.
H : Quan sát khám phá các thành phần trên màn hình Free Pascal.
G : Giới thiệu các thành phần trên màn hình của Free Pascal.
H : Quan sát.
G : Giới thiệu và làm mẫu cách mở hệ thống thực đơn (menu) và cách di chuyển vệt sáng, chọn lệnh trong thực đơn.
H : Làm theo trên máy của mình và quan sát các lệnh trong từng menu.
G : Giới thiệu cách thoát khỏi Free Pascal
H : Làm thử trên máy tính của mình.
G : Theo dõi quan sát các thao tác thực hiện của H trên từng máy và hướng dẫn thêm.
Bài 1. Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Free Pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình của Free Pascal
a. Khởi động Free Pascal 
Nháy đúp chuột trên biểu tượng trên màn hình nền;
b. Quan sát màn hình của Free Pascalvà so sánh với hình 1.11 SGK
c. Nhận biết các thành phần: Thanh bảng chọn; tên tệp đang mở; con trỏ; dòng trợ giúp phía dưới màn hình. 
d. Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng các phím mũi tên sang trái và sang phải (¬ và ®) để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn. 
e. Nhấn phím Enter để mở một bảng chọn. 
f. Quan sát các lệnh trong từng bảng chọn.
g. Sử dụng các phím mũi tên lên và xuống (­ và ¯) để di chuyển giữa các lệnh trong một bảng chọn.
h. Nhấn tổ hợp phím Alt+X để thoát khỏi Free Pascal.
HĐ : Soạn thảo chương trình Free Pascal đơn giản
GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung bài tập 2
HS nhắc lại thao tác khởi động Free Pascal; các nhóm thực hành soạn thảo chương trình trên máy tính
GV giới thiệu cấu trúc của chương trình
Bài 2. Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản.
program CT_Dau_tien;
uses crt;
begin
	clrscr;
	writeln('Chao cac ban');
	write('Toi la FreePascal');
end.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
GV yêu cầu các đối tượng HS trong từng nhóm hoàn thành việc chạy chương trình và đọc kết quả của chương trình khi hiển thị trờn màn hình
HS thực hiện việc kiểm tra kết quả thực hành của GV
GV nhận xét kĩ năng thực hành của HS. Lưu ý một số trường hợp khi thực hiện chạy chương trình mà không hiển thị kết quả lờn màn hình
4. Hoạt động 4. Vận dụng
- GV nhận xét tiết thực hành của cả lớp. Tuyên dương những HS hăng hái và thực hành có hiệu quả. Phê bình những HS còn chưa chú ý, còn lười.
	- Củng cố lại các kiến thức có liên quan đến tiết thực hành
- Tìm hiểu lại thao tác: khởi động máy, mở bảng chọn, chọn các lệnh và di chuyển các lệnh trên bảng chọn.
- Soạn thảo lại chương trình: CT_dau_tien trên máy tính 
- Tìm hiểu bài tập 3,4 SGK trang 17,18 để chuẩn bị tiết thực hành tiếp theo
Ngày soạn: 12/9
Ngày giảng: 21/9
TUẦN 3- TIẾT 6- BÀI THỰC HÀNH 1 
LÀM QUEN VỚI FREE PASCAL ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức: 
-Nắm được thao tác khởi động/kết thúc, làm quen với màn hình soạn thảo Free Pascal
- Nắm được các thao tác mở các bảng chọn và chọn lệnh.
- Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản.
- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả. 
- Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình 
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
1. Cấu trúc chung một chương trình gồm những phần nào ? Đọc tên và chức năng của một số từ khoá trong chương trình.
2. Nêu các bước cơ bản để làm việc với một chương trình trong Free Pascal
HS trả lời. HS khác nhận xét
GV nhận xét và bổ sung
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
G : Đóng điện
H : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho G.
G : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
H : ổn định vị trí trên các máy.
G : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là làm quen với ngôn ngữ 
lập trình Free Pascal.
HĐ : tìm hiểu các lỗi khi soạn thảo chương trình
GV nêu yêu cầu của bài tập 3
HS tìm hiểu nội dung bài tập 3, thực hành theo nhóm học tập và báo cáo các lỗi xảy ra khi thực hành
GV hướng dẫn HS nhận biết các lỗi và cách khắc phục trong quá trình viết chương trình
HĐ : vận dụng viết chương trình
HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập
thảo luận và thực hành theo nhóm học tập
GV hướng dẫn HS vận dụng chương trình ở bài tập 2 sgk trang 16 để viết chương trình
HS sử dụng chương trình bài tập 2 để hoàn thành yêu cầu bài tập. HS soạn thảo, dịch chương trình, sửa lỗi (nếu có) và báo cáo kết quả cho GV
GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm
Bài 3. Tìm hiểu một số lệnh trong chương trình và thông báo lỗi
a) Xóa dòng lệnh Begin. Dịch chương trình và thông báo lỗi. Nhấn phím Enter để quan sát lỗi rõ hơn
b) Nhấn phím bất kì và gõ lại lệnh Begin. Xóa dấu chấm sau lệnh End. Dịch chương trình và thông báo lỗi
Bài 4. Chỉnh sửa chương trình để in lời chào và tên của em
program loi_chao_cua_em;
uses crt;
begin
	clrscr;
	writeln('Chao cac ban');
	write('Toi ten la ...............');
end.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
GV yêu cầu các đối tượng HS trong từng nhóm hoàn thành việc chạy chương trình và đọc kết quả của chương trình khi hiển thị trờn màn hình
HS thực hiện việc kiểm tra kết quả thực hành của GV
GV nhận xét kĩ năng thực hành của HS. Lưu ý một số trường hợp khi thực hiện chạy chương trình mà không hiển thị kết quả lớn màn hình
4. Hoạt động 4. Vận dụng
- GV nhận xét tiết thực hành của cả lớp. Tuyên dương những HS hăng hái và thực hành có hiệu quả. Phê bình những HS còn chưa chú ý, còn lười.
	- Củng cố lại các kiến thức có liên quan đến tiết thực hành
- Soạn thảo lại chương trình đầu tiên.
- Nhận biết lỗi và cách sửa lỗi trong khi dịch chương trình.
- Đọc và chuẩn bị bài 3 : Chương trình máy tính và dữ liệu.
Nhóm 1: tìm hiểu về các kiểu dữ liệu
Nhóm 2: tìm hiểu về các phép toán với dữ liệu kiểu số
Thứ................, ngày...................tháng.................năm 2021
Kí duyệt của tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/9
Ngày giảng: 27/9
TUẦN 4- TIẾT 7- BÀI 3 
 CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến Thức: 
- Biết kiểu dữ liệu thường dùng .
- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;
 	- HS biết sử dụng các phép toán cơ bản.
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động.
	Cấu trúc chung của chương trình? Hãy soạn thảo một chương trình hiển thị lên màn hình lời giới thiệu tên bản thân mình?
HS thực hành trên máy tính
GV nhận xét và bổ sung 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: tìm hiểu các kiểu dữ liệu
HS quan sát Ví dụ 1, 2. Nhận biết các dữ liệu, các kí hiệu phép toán được sử dụng trong chương trình
GV giúp HS phân biệt được các kiểu dữ liệu
G : Đưa ví dụ : 123 và ‘123’ 
H : Đọc tên hai kiểu dữ liệu trên.
G : Đưa ra chú ý về kiểu dữ liệu char và string.
HĐ : tìm hiểu các phép toán với dữ liệu kiểu số
G : Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên.
H : Quan sát để hiểu cách viết và ý nghĩa của từng phép toán và ghi vở.
G : Đưa ra một số ví dụ sgk và giải thích thêm.
H : Quan sát, lắng nghe và ghi vở.
G : Đưa ra phép toán viết dạng ngôn ngữ toán học : 
 và yêu cầu H viết biểu thức này bằng ngôn ngữ TP.
H : Viết và giơ bảng phụ khi có hiệu lệnh của G.
G : Yêu cầu H viết lại phép toán bằng ngôn ngữ TP.
H : Làm trên bảng phụ
G : Nhận xét và đưa ra bảng ví dụ SGK.
H : Nêu quy tắc tính các biểu thức số học.
G : Nhận xét và chốt trên màn hình.
G : Viết lại biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. ?
H : làm bài tập
G : Nhận xét và đưa ra chú ý
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
Ví dụ 1: 
Một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất:
- Số nguyên
- Số thực, 
 - Xâu kí tự (hay xâu) 
Ví dụ 2. 
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số
Quy tắc tính các biểu thức số học:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước;
Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. 
Chú ý: sgk/22
3. Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động của GV& HS
Nội dung kiến thức
GV chia lớp thành hai đội chơi, các đội sẽ bốc thăm lựa chọn bài tập. 
Các thành viên trong đội tìm hiểu đề bài, thảo luận và hoàn thàn bài tập
các nhóm báo cáo và nhận xét kết quả
GV đưa đáp án. nhận xét bổ sung
Bài 4-sgk/25
Hướng dẫn 
- lệnh Write(‘5+20=”, ‘5+20’) khi chạy chương trình sẽ hiển thị dóy số 5+20=5+20
- Lệnh Write(‘5+20=”, ‘5+20’) khi chạy chương trình sẽ hiển thị kết quả của phộp tớnh 5+20=25
Bài 5-sgk/25
a) a/b+c/d b) a*x*x+b*x+c
c) 1/x-a/5*(b+2)
d) (a*a+b)(1+c)*(1+c)*(1+c)
4. Hoạt động 4. Vận dụng
H : Nhắc lại những kiến thức cần đạt được trong bài.
G : Chốt lại những kiến thức trọng tâm trong bài.
GV nhận xét ý thức học tập của học sinh
- Ôn tập lại các kiểu dữ liệu và các phép toán với dữ liệu kiểu số.
- Làm bài tập 4,5 sgk trang 26
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu phần 3,4 của bài 3
Ngày soạn: 19/9
Ngày giảng: 28/9
TUẦN 4- TIẾT 8- BÀI 3 
CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến Thức: 
- Biết các phép toán so sánh trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết một số lệnh tương tác giữa người với máy tính.
 HS biết sử dụng các lệnh tương tác giữa người với máy tính.
2. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
*Năng lực chung:Năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục lòng Yêu thích môn học
- Giáo dục tính chăm chỉ, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Tìm hiểu, thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_1_bai_1_may_tinh_va_chuong_trinh.docx