Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Lý Văn Đương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Lý Văn Đương

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.

- HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học.

- Nhận biết được các yếu tố của lực

 2. Kĩ năng:

 Biểu diễn được một số véc tơ lực đơn giản khi biết các yếu tố của lực và ngược lại xác định được các yếu tố của lực khi cho một véc tơ.

 3. Thái độ:

 Rèn tính kiên trì, tính cẩn thận cho HS

 4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. CHUẨN BỊ

 1. Đối với GV:

- 04 bộ thí nghiệm, giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt.

- Giáo án tài liệu tham khảo

 2. Đối với HS:

 Xem lại kiến thức về lực – Hai lực cân bằng ở lớp 6.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân biệt chuyển động đều với chuyển động không đều, cho ví dụ và viết công thức tính vận tốc của chuyển động không đều.

- Làm bài tập 3.6 SBT

 

doc 5 trang thucuc 2690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Lý Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 4
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
 NS: 20/09/2020
 ND: 24/09/2020
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học.
- Nhận biết được các yếu tố của lực
 2. Kĩ năng:
 	Biểu diễn được một số véc tơ lực đơn giản khi biết các yếu tố của lực và ngược lại xác định được các yếu tố của lực khi cho một véc tơ.
 3. Thái độ:
	 Rèn tính kiên trì, tính cẩn thận cho HS 
 4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
 1. Đối với GV:
- 04 bộ thí nghiệm, giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt.
- Giáo án tài liệu tham khảo 
 2. Đối với HS:
 Xem lại kiến thức về lực – Hai lực cân bằng ở lớp 6.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt chuyển động đều với chuyển động không đều, cho ví dụ và viết công thức tính vận tốc của chuyển động không đều.
- Làm bài tập 3.6 SBT
 3. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
 Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu mỗi HS bẻ cong 1 cây thước dẻo hoặc 1 cuốn vở. Cho biết hiện tượng gì xảy ra.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế khi bắn bi, viên bi này bắn trúng viên bi kia thì sẽ như thế nào 
- GV theo dõi và hướng dẫn HS
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu 1 đến 3 HS trả lời, lớp nhận xét.
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Vì sao cây thước, quyển vở bị uống cong, hoặc viên bi thay đổi chuyển động?
=> Vậy lực là gì, cách biểu diễn lực như thế nào thì hôm nay chúng ta học bài mới.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiến hành làm việc theo sự hướng dẫn của GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Cây thước hoặc cuốn vở sẽ bị uống cong
- HS tự liên hệ và nêu ra kết quả. 
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)
- Vì có lực tác dụng vào nó
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
- Mục tiêu: 
 + Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
 +HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học.
 + Nhận biết được các yếu tố của lực
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
 Họat động 2.1: Nhắc lại kiến thức về lực
- GV đưa ra 1 số thí dụ về lực tác dụng lên vật hoặc có thể làm thí nghiệm về lực tác dụng vào 1 vật nào đó, yêu cầu HS nhắc lại:
+ Khái niệm về lực 
+ Kết quả gây ra do lực tác dụng 
- Vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm C1
- GV nhận xét, nhắc lại và giới thiệu phần 2.
- Yêu cầu HS đưa ra 2 ví dụ về lực t/d làm vật thay đổi vận tốc và vật biến dạng?
- HS suy nghĩ và nhắc lại:
+ Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
+ Kết quả gây ra do lực tác dụng là: Làm vật biến đổi chuyển động (thay đổi vận tốc) hoặc biến dạng
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS thảo luận nhóm trả lời C1.
+ H4.1: Lực hút của nam châm tác dụng lên lá thép làm cho xe lăn chuyển động nhanh lên.
+ Lực tác dụng của vợt lên quả cầu làm quả cầu biến dạng và ngược lại.
- HS tự đưa ra ví dụ
I. Ôn lại khía niệm lực:
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Lực có thể làm biến dạng hoặc thay đổi chuyển động (thay đổi vận tốc) của vật
 Họat động 2.2: Tìm hiểu về các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực
- GV đưa ra các yếu tố của lực: Lực không những có độ lớn mà còn có phương, chiều của nó nữa. 
+ Một đại lượng mà có độ lớn, có phương, chiều thì là 1 đại lượng véc tơ. Do đó lực là đại lượng véc tơ.
- GV đưa ra ví dụ: Trong các đại lượng: vận tốc, khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng. Đại lượng nào là đại lượng véc tơ? Vì sao?
- Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn như thế nào?
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách biểu diễn lực: 
* Để biểu diễn véc tơ lực người ta dùng mũi tên, có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt)
+ Phương, chiều của véc tơ là phương, chiều của lực.
- Độ dài véc tơ biểu diễn độ lớn của lực theo 1 tỉ xích cho trước.
* Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có dấu mũi tên trên đầu ( F )
- GV lấy ví dụ mịnh hoạ.
- Gọi HS lên bảng chỉ ra các yếu tố của lực ở hình 4.3 SGK
- GV nhận xét và đưa ra kết luận
- HS ghi nhớ
- Từng HS suy nghĩ trả lời: + Vận tốc và trọng lượng là đại lượng véc tơ. Vì nó có đủ các yếu tố của lực.
- HS theo dõi và làm theo.
- HS ghi nhớ 
- 2 HS lên bảng trả lời.
II. Biểu diễn lực
1. Lực là một đại lượng véc tơ:
 Lực là một đại lượng véc tơ. Vì lực vừa có độ lớn, phương, chiều và điểm đặt.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ.
a) Cách biểu diễn:
*Lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt).
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực tác dụng.
- Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích.
b) Kí hiệu của véc tơ lực là: 
F
- Độ lớn (cường độ) của lực được kí hiệu chữ F không có dấu mũi tên (F)
- Ví dụ:
 A
F
 30o
 100N
* Hình vẽ cho biết:
- Lực kéo có điểm đặt tại A - Có phương hợp với phương ngang 1 góc 30o 
- Có chiều từ trái sang phải
- Có độ lớn F = 300 N
 Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1. Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
	A. Vận tốc tăng dần theo thời gian.	B. Vận tốc giảm dần theo thời gian.
	C. Vận tốc không thay đổi.	D. Vận tốc có thể vừa tăng, vừa giảm.
Câu 2. Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực ?
A. Xe đi trên đường.	B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Quả bóng bị nẩy bật lên khi chạm đất.	D. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
Câu 3. Muốn biểu diễn một véctơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố ?
A. Phương, chiều.	B. Điểm đặt.	
C. Độ lớn.	D. Cả 3 ý trên.
Câu 4. Khi có một lực tác dụng lên vật, vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
	A. Vận tốc không thay đổi.	B. Vận tốc tăng dần.
	C. Vận tốc giảm dần.	D. Có thể tăng dần, cũng có thể giảm dần
Câu 5. Quan sát một vật được thả rơi từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng nào thay đổi ?
	A. Khối lượng.	B. Vận tốc.
C. Trọng lượng.	D. Khối lượng riêng.
Câu 6. Nếu vectơ vận tốc của vật không đổi, thì vật ấy đang chuyển động thẳng như thế nào ?
	A. Vật chuyển động có vận tốc tăng dần.	B. Vật chuyển động thẳng đều
	C. Vật chuyển động có vận tốc giảm dần.	D. Vật chuyển động đều.
Câu 7. Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống “Lực là nguyên nhân vận tốc của chuyển động”
	A. Tăng.	B. Giảm.	C. Thay đổi.	D. Không đổi
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
A
B
D
D
B
B
C
 Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- GV hướng dẫn HS thảo luận làm C2 và C3
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia 4 nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút
+ Nhóm 1, 2 làm C2
+ Nhóm 3, 4 làm C3 
- GV theo dõi và hướng dẫn HS
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng.
- Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- GV nhận xét và cho điểm
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)
III. Vận dụng 
P
*C2)
P = 50N 
 10N
F
 5000N
F = 1500N
*C3) 
- Điểm đặt: Tại điểm C
- Phương: Tạo với mp nằm ngang 1 góc 300
- Chiều từ dưới lên trên.
- Độ lớn: F = 30 N
Hoạt động 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm BT 4.10 SBT
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK
- HS theo dõi và ghi vào vở
* Hướng dẫn về nhà:
 Dặn HS học bài cũ, làm bài tập SBT và nghiên cứu trước bài 5: “Sự cân bằng lực, quán tính”.
* Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng ngày:
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
......................................................................... Đinh Ngọc Minh
.........................................................................
.........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_4_bai_4_bieu_dien_luc_ly_van_duong.doc