Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 17, Tiết 17, Bài: Kiểm tra cuối học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 17, Tiết 17, Bài: Kiểm tra cuối học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

BƯỚC 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:

a. Phạm vi kiến thức

Kiểm tra kiến thức từ tiêt 1đến tiết 16 theo PPCT

b. Mục đích

Kiểm tra chương trình học kì I. Vật lí lớp 8 gồm19 tiết từ tiêt 1đến tiết 16

BƯỚC 2. Xác định hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan ( 40 %) và tự luận (60%)

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 2570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 17, Tiết 17, Bài: Kiểm tra cuối học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 	 Ngày soạn: 21/12/2020
Tiết 17	 Ngày kiểm tra :30/12/2020
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
BƯỚC 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:
a. Phạm vi kiến thức
Kiểm tra kiến thức từ tiêt 1đến tiết 16 theo PPCT
b. Mục đích
Kiểm tra chương trình học kì I. Vật lí lớp 8 gồm19 tiết từ tiêt 1đến tiết 16
BƯỚC 2. Xác định hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan ( 40 %) và tự luận (60%)
BƯỚC 3. MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
Vận dụng được công thức
 v = 
Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
1
2đ
20%
3
3đ
 30%
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính
 của một vật là gì. 
 Biểu diễn được lực bằng vectơ.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
1
1,0đ
10%
3
2,0đ 20%
3. Áp suất
a) Khái niệm áp suất
b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực
c) Áp suất khí quyển
d) Lực đẩy 
Ác-si-mét . 
Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
-Vận dụng công thức về lực đẩy
Ác-si-mét
 F = d.V
-Vận dụng được kiến thức về áp suất khí quyển.
-Vận dụng công thức về lực đẩy
Ác-si-mét
 F = d.V
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
2
1đ
10%
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
1
0,5đ
5%
1
2,0đ
20% 
6 
5,0đ
50%
Tổng số câu: 15
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
4
2.0đ
20%
5
3,5đ
35%
3
4.5đ
45%
12
10đ
100%
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN
Câu 1: Tốc độ của một ô tô là 54 km/h tương ứng với:
A. 3600 m/s 	 B. 18 m/s 	 C. 15 m/s 	D. 54000 m/s
Câu 2: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách ngồi trên máy bay thì? 
A. Máy bay đang chuyển động.	B. Người phi công đang chuyển động. 
C. Hành khách đang chuyển động.	D. Sân bay đang chuyển động.
Câu 3:Trong các cặp lực sau đây lực nào không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.	B. Lực kéo làm dãn lò xo.
C. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên đường. D. Lực xuất hiện khi kéo khúc gỗ lăn trên đường.
Câu 4: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang trái.	B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột giảm vận tốc	D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 5: Tại sao container có nhiều bánh hơn ô tô ?
A. Để giảm ma sát với mặt đường.	 B. Để giảm áp suất lên mặt đường.
C. Để tăng ma sát với mặt đường. D. Để tăng áp suất lên mặt đường .
Câu 6: Câu nào sâu đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
 A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới.
 B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
 C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
 D. Áp suất của chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 7: Càng lên cao, áp suất khí quyển:
 A. Càng giảm.	B. Càng tăng. C. Không thay đổi. 	D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
Câu 8 : Lực đẩy Ác- si- mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây ?
 A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.	B. Vật lở lửng trong chất lỏng.
 C. Vật nổi trên mặt chất lỏng. D. Cả ba trường hợp trên.
B/ PHẦN TỰ LUẬN:(6điểm)
Câu 9: (1 điểm) Tại sao khi lặn sâu dưới lòng biển, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp suất lớn?
Câu 10: (1 điểm) Biểu diễn vec tơ lực sau đây: Lực kéo một vật 2000N theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải ( tỉ xích 1cm ứng với 500N ) 
Câu 11: (2 điểm) Thể tích của một miếng sắt là 3 dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không ? Tại sao ? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của rượu là 8000N/m3.
Câu 12: (2 điểm) Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau: Quãng đường lên dốc dài 45km trong 2 giờ 15 phút . Quãng đường xuống dốc 30km trong 24 phút.
a/ Tính vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường.
b/ Tính vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/A
C
D
B
A
B
C
A
D
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
B/ PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: Vì khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây nên rất lớn, người thợ lặn nếu không mặc áo lặn sẽ không chịu được áp suất này. (1đ)
Câu 10:
F
500N
 1 điểm
Câu 11:
Cho biết
Giải
V=3 dm3 = 0,003 m3
dnước = 10000N/m3
drượu = 8000N/m3 0,25đ
FA nước = ?
FA rượu = ?
-Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước:
 FA nước = dnước . V=10000 . 0,003 = 30 (N) 0,5đ 
-Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu:
 FA rượu = drượu . V= 8000 . 0,003 = 24 (N) 0,5đ 
-Lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi khi nhúng vật ở độ sâu khác nhau, vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. (0,75đ)
Câu 12:
Cho biết
Giải
s1 =45 km
t1 = 2h15ph = 2,25 h
s2 = 30 km 
t2 = 24 phút = 0,4 h 0,25đ
a/ vtb1 = ? km/h vtb2= ? km/h
b/ vtb = ? km/h
a/ Vân tốc trung bình trên quãng đường lên dốc là:
vtb1 = (km/h) 0, 5 đ
Vân tốc trung bình trên quãng đường xuống dốc là:
vtb2 = = 75 (km/h) 0, 5 đ
b/ Vân tốc trung bình trên cả hai quãng đường là :
 0, 5 đ
Vậy vận tốc trung bình trên quãng đường lên dốc là: 20 km/h, quãng đường xuống dốc là: 75 km/h, cả hai quãng đường là: 28,3 km/h 0,25 đ 
THỐNG KÊ
Lớp
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
8B
TC
Hòa Thành, ngày tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 17
Vũ Minh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_17_tiet_17_bai_kiem_tra_cuoi_hoc_k.docx