Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8

2. Các yếu tố của một mở bài hay:

Để có một mở bài hay cho một bài viết không hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay, ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau vì cách cảm nhận văn học trong mỗi người là khác nhau nên trau dồi về kiến thức văn học cũng quan trọng. Có hai nguyên tắc để viết mở bài hay: thứ nhất là nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; thứ hai là chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề hay là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn thể hiện ý rõ diễn đạt.

Một mở bài hay cần có các yếu tố:

- Ngắn gọn: ở đây được hiểu mở bài hay ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài, đôi khi mở bài dài quá khiến sai lệch ý trong cách thể hiện. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài

 

doc 136 trang thuongle 17052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng HSG VĂN 8.200 đề,Tặng TL ôn, phụ đao,NLXH .. G A 5HĐ,dạy thêm, đề đọc hiểu
Th/ Cô vui lòng tham gia nhóm Nhóm fb: Tài liệu ôn HSG ngữ văn 6.7.8.9 để tải các tài liệu cho tiện
Mọi thông tin về tài liệu: lhVuongĐinh 0988 126 458
 PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI KẾT BÀI HAY
 (ÔN THI HỌC SINH GIỎI)
 Có nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay, và người ta thường chú trọng phần nội dung (thân bài) mà quên đi rằng mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kết bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Để viết được một mở bài và kết bài hay, lôi cuốn cũng là một kĩ năng rất quan trọng.
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI
1. Tầm quan trọng của một mở bài hay:
Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Thật vậy, nhiều bạn trẻ thường gặp khó khăn trong việc mở đầu bài văn của mình. Một mở đầu hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo. Và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao. Một bài văn cần nhiều kỹ năng và mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần thể hiện.
2. Các yếu tố của một mở bài hay:
Để có một mở bài hay cho một bài viết không hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay, ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau vì cách cảm nhận văn học trong mỗi người là khác nhau nên trau dồi về kiến thức văn học cũng quan trọng. Có hai nguyên tắc để viết mở bài hay: thứ nhất là nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; thứ hai là chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề hay là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn thể hiện ý rõ diễn đạt.
Một mở bài hay cần có các yếu tố:
- Ngắn gọn: ở đây được hiểu mở bài hay ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài, đôi khi mở bài dài quá khiến sai lệch ý trong cách thể hiện. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài
- Đầy đủ: Một mở bài hay đầy đủ là phải nêu được vấn đề nghị luận, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài.
- Độc đáo: Độc đáo trong một mở bài hay là gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.
- Tự nhiên: Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là cần thiết để có một mở bài hay.
Phần mở bài có ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý người chấm nên sự đầu tư kỹ càng về kiến thức và kỹ năng cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng, tuân thủ những nguyên tắc hay những yếu tố cơ bản là cần thiết trong việc tạo một mở bài hay và ý nghĩa.
3. Cách viết mở bài hay
Thông thường có hai cách mở bài:
a) Trực tiếp (cách này thường dành cho các bạn học sinh trung bình): Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.
Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
b) Gián tiếp (dành cho các bạn khá – giỏi): Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,...
dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.
Các cách mở bài gián tiếp:
So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú. Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.
Đi từ đề tài: Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.
Đi từ giai đoạn: Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.
Đi từ thể loại: Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.
Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống
II. PHƯƠNG PHÁP VIẾT KẾT BÀI
1. Tầm quan trọng của kết bài:
Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt cho người đọc. Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
2. Các yêu cầu viết kết bài hay:
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà còn phải "mở ra" - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.
3. Cách viết mở bài hay:
- Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề.
CÁC CÁCH MỞ BÀI HIỆU QUẢ GV CẦN NẮM KHI ÔN HSG KHỐI 789, ÔN CHUYÊN.
 1. MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
 2. NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH, THƠ, VĂN XUÔI
 3. MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ SO SÁNH CÁC TÁC PHẨM
 4. CÁCH MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 a.ĐỀ TÀI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, PHÁP.
 b.MỞ BÀI VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN / NHỮNG CON NGƯỜI BẤT HẠNH
 4.1. Mở bài bằng nhận định tác giả và quan niệm sáng tác
 4.2. Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm
 4.3.Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chứng minh bằng một số tác phẩm.
 4.4.ở bài nghị luận xuất phát từ lý luận văn học
 4.5. Mở bài về thơ ca
 4.6. Mở bài văn xuôi
 5. Mở bài giới thiệu sự trường tồn của tác phầm trong lòng người đọc.
 5.1. Đi từ tác phẩm/tác giả 
 5.2.Đi từ tác phẩm/tác giả
 5.3.Đi từ một nhận định
 5.4.Sử dụng châm ngôn, ca dao, tục ngữ để bắt đầu
 5.5.Đi từ hoàn cảnh sáng tác
 5.6. Đi từ chủ đề
 5.7 .So sánh
 5.8. Phản đề
 6. Mở bài theo lối đồng điệu cùng chủ đề.
 7.Mở bài thông thường
 8. Mở bài cho một chi tiết truyện
=> TẤT CẢ CÁC PHẦN NÀY ĐÃ CÓ MỘT BỘ CÁCH MỞ BÀI RIÊNG Ạ, GỦI KHI THẦY CÔ LẤY TRỌN BỘ.
CHUYÊN ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- TẾ HANH
P1. - KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM.
 - CÁCH NGHỊ LUẬN, NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM
Quê hương của Tế Hanh nhìn từ phía đề từ
1.Với tư cách là "thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm"(1), lời đề từ "Chim bay dọc biển đem tin cá" trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Tế Hanh ít khi được người đọc dành cho sự quan tâm cần thiết, thậm chí có lúc còn bị lãng quên. Ngay cả tuyển thơ Thi nhân Việt Nam (1941) cũng bỏ qua lời đề từ ấy. Trong lời "Nhỏ to..." in cuối cuốn sách, các tác giả bộc bạch: "Tôi xin lỗi vì đã tự tiện bỏ hầu hết những lời đề tặng trên các bài thơ. Trong một quyển hợp tuyển những lời ấy sẽ thành vô nghĩa. Tôi chỉ giữ lại những lời đề tặng cần phải có mới hiểu được ý thơ"(2). Các tác giả Thi nhân Việt Nam là những người có phong cách cẩn trọng và quan điểm phê bình "lấy hồn tôi để hiểu hồn người". Với lời đề tặng mà cân nhắc như thế, thì với đề từ chắc chắn họ sẽ rất đắn đo. Bởi thế, trong phạm vi tư liệu có thể tìm hiểu, chúng tôi chỉ hơi ngạc nhiên về điều thiếu sót này. Có thể nhà soạn sách chép thơ theo trí nhớ chăng?! Nhưng đáng ngạc nhiên hơn ở chỗ: sách giáo khoa hiện hành đã in nguyên dạng rồi (SGK chú thích nguồn: trong Thi nhân Việt Nam??), mà nhiều người vẫn sơ ý bỏ qua. 
2. Hơn một lần, cả trong thơ và trong những bài trả lời phỏng vấn của bạn văn, Tế Hanh nhắc đến lời đề từ ấy. Xin trích một đoạn điển hình: "Tôi đến với thi ca khá sớm. Cha tôi là một nhà nho (...) Ông thường đọc cho tôi nghe những bài thơ chữ Hán của các nhà thơ đời Đường và của ông cha ta trước kia, dù không hiểu gì mấy nhưng tôi vẫn thấy hay. Ngoài ra, cha tôi còn làm nhiều bài thơ chữ Nôm. Tôi nhớ nhất là bài tả cảnh quê nhà, trong đó có hai câu mà tôi rất thích: Chim bay dọc biển đem tin cá/ Nhà ở kề sân, sát mái nhà. Khi làm bài thơ Quê hương vào năm 1939, tôi đã lấy câu thơ của cha tôi làm tiêu đề."(3) Như vậy, có thể khẳng định Tế Hanh đã sử dụng câu đề từ (ông gọi là "tiêu đề") "Chim bay dọc biển đem tin cá" và chú thích dòng chữ "Câu thơ của thân phụ tôi" ngay khi sáng tác bài thơ và chép tay vào tập "Nghẹn ngào" (tập thơ đoạt giải thưởng Tự lực văn đoàn, năm 1945 bổ sung tái bản với cái tên "Hoa niên"). Điều này rất có ý nghĩa. Nó chứng tỏ dù là "thành phần nằm ngoài văn bản" nhưng trong trường hợp này giữa lời đề từ và văn bản thơ "Quê hương" chắc chắn có mối quan hệ hữu cơ. Cách gọi đề từ là "tiêu đề" cũng rất đáng lưu tâm. Có thể nhà thơ của chúng ta không mấy quan tâm đến thuật ngữ, nhưng chữ "tiêu đề" mà ông dùng trong trường hợp này nó gợi một cách hiểu linh hoạt. Tiêu đề chính thức của văn bản là Quê hương, phải chăng theo thi nhân nó còn có thể có một tiêu đề khác nữa? Nếu thế, cái "tiêu đề" mà Tế Hanh nói chẳng phải đã cùng sinh mệnh với 20 dòng thơ kia rồi sao?! Mặt khác, chúng ta cũng cần chú ý tới thái độ hết sức kính trọng của tác giả trong cách chú thích lời đề từ: "Câu thơ của phụ thân tôi". Trong thái độ kính trọng phụ thân còn biểu hiện sự hàm ơn. Hàm ơn không chỉ bởi nhà thơ tưởng nhớ công sinh thành trời biển mà còn vì công "nuôi dưỡng tâm hồn" (Thơ đã hóa tâm hồn/ Sách đã thành tri kỷ - bài Cái tủ sách của cha tôi), công lao dắt dẫn mình vào thế giới diệu kì của thi ca. Bài Quê hươngviết trong xa cách, trong nỗi niềm da diết nhớ quê. Nỗi nhớ quê gắn liền với nỗi nhớ gia đình và người thân, đặc biệt là nỗi nhớ người cha thích cảm tác và ngâm vịnh văn chương. Không bắt đầu từ những gì gắn bó nhất, thân thuộc nhất, máu thịt nhất, liệu cảm xúc có trào dâng và tài năng Tế Hanh có thăng hoa để Quê hương có thể thành kiệt tác? Câu trả lời tưởng đã quá rõ! Nói theo cách của các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học thì ở đây chính lời đề từ đã "khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong quá trình sáng tạo"(4). Và như vậy, nhìn phía lời đề từ nghĩa là nhìn phía tâm lý sáng tạo, trong trường hợp này là nhìn phía sự kiện đời sống làm bật nảy tứ thơ, khơi dậy và định hình dòng cảm xúc mãnh liệt trong bài thơ. Nhìn phía lời đề từ, bởi thế, cũng là một góc nhìn giúp người đọc thấy thêm nhiều vẻ đẹp của tác phẩm, có thêm cơ hội chiếm lĩnh được bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó. 
3. Nhưng nhiều người chắc chẳng thấy thuyết phục bởi cách lý giải theo quy luật bếp núc ấy? Họ sẽ cho đó là suy diễn. Nói gì thì nói, văn chương là sáng tạo, là nghệ thuật của ngôn từ, là "cây đời xanh tươi", không thể quy kết nếu không bám vào thế giới hình tượng. Thế nên, chúng ta cần nhận rõ mối quan hệ hữu cơ giữa lời đề từ và văn bản thơ Quê hương. Vì sao trong vô số bài thơ mà người cha từng đọc, nhà thơ lại nhớ và thích nhất câu thơ "Chim bay dọc biển đem tin cá"? Là người có lòng với văn chương nhưng cụ Trần Tất Tố hình như không có duyên cùng chữ nghĩa. Bạn đọc biết đến lòng yêu văn chương của cụ có lẽ chỉ bởi câu thơ được con trai cụ lấy làm đề từ trong bài thơ nổi tiếng này thôi. Câu thơ rất bình thường trích trong một bài thơ cụ làm tả cảnh quê nhà. Nói là bình thường bởi dù viết với hình thức thất ngôn với mục đích vịnh cảnh nhưng lời thơ rất giản dị, nôm na. Thế nhưng, khi tách khỏi bài thơ, nó lại có sức gợi lạ lùng. Nó giản dị như một câu tục ngữ nhưng lại có sức gợi mạnh mẽ như ca dao trữ tình. Có lẽ Tế Hanh cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu đó của câu thơ chỉ từ khi chàng trai 15 tuổi mang theo nó trong kí ức xa quê, trải nghiệm trong nỗi niềm nhớ quê? Và có lẽ mỗi lúc nhớ quê, chàng trai ấy lại hướng lòng về xứ Quảng và ngâm nga "Chim bay dọc biển đem tin cá/ Nhà ở kề sân, sát mái nhà"?!... Câu thơ thứ hai thuần tả cảnh, giản đơn. Câu thứ nhất vừa tả cảnh vừa tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động. Câu thơ viết về cảnh "chim bay dọc biển" khiến người đọc hình dung một không gian cao rộng, trải dài, khoáng đạt của trời biển bao la. Những cánh chim bay "dọc biển" gợi sự thanh bình, yên ả của cuộc sống, nhất là cuộc sống của dân chài lưới ven biển, bám biển. Vế sau của câu thơ, đặt trong mối liên hệ với vế trước còn hé lộ một kinh nghiệm sống của dân chài: Chim bay dọc biển đem tin cá. Với dân biển, muốn biết tình hình thời tiết để ra khơi, theo kinh nghiệm xưa, họ quan sát bầu trời để thu thập thông tin rồi mới quyết định. Những cánh chim bay "dọc biển" là một trong rất nhiều thông số quan trọng. Nếu chim bay gấp gáp, loạn xạ, có khi như lao vút, như muốn đâm đầu vào những xóm mạc ở đất liền... chính là dấu hiệu chẳng lành, là tín hiệu của bão tố, phong ba. Những cánh chim hiền hòa "dọc biển" dạo bay trong không gian một bên là bờ bãi và một bên là biển cả xanh biếc mênh mông mang theo thông điệp bí mật và tinh tế của thiên nhiên về những ngày trời yên bể lặng. Chim đem tin, và dân biển sẽ nhận tin! Bộc lộ một tình cảm gắn bó với quê hương, gợi một cảnh vật điển hình và mang chở một kinh nghiệm truyền thống quý báu trong một hình thức ngôn từ giản dị, đó là vẻ đẹp của câu thơ "Chim bay dọc biển đem tin cá". Ngẫm câu thơ này, chợt nhớ một ý của Hữu Thỉnh: "Những câu thơ hay thường có xu hướng tách ra khỏi bài thơ để trở thành các giá trị độc lập. Nói một cách khác, những câu thơ hay thường xóa bỏ xuất xứ của nó"(5). Có thể coi câu thơ chúng ta đang đọc thuộc vào số ấy. Cụ Trần Tất Tố tả cảnh mà gợi được cái thần sắc, cái linh hồn kì diệu của cảnh đã có sức khơi gợi mạnh mẽ những vùng sáng trong kí ức người đọc. Người đọc tâm đắc trước hết của cụ chính là Trần Tế Hanh, con trai cụ. Chính câu thơ gợi linh hồn làng biển của cụ đã thức dậy cảm hứng mãnh liệt của Tế Hanh, để nhà thơ trẻ viết nên kiệt tác về quê hương vạn chài - ở kiệt tác ấy linh hồn làng biển hiện lên đầy hình sắc. Nói câu thơ đề từ là sự kiện đời sống làm bật nảy tứ thơ,khơi dậy và định hình dòng cảm xúc mãnh liệt trong bài thơ là nói theo ý nghĩa ấy. Câu đề từ gợi hứng, hình ảnh và kỷ niệm bừng dậy, bài thơ cứ thế hình thành một cách hết sức tự nhiên như bức tranh cuộc sống vốn vậy. Đọc Quê hương, nếu bỏ qua những điều vừa nói ở trên, liệu có làm mất đi cơ hội thấy thêm nhiều vẻ đẹp của tác phẩm, có thể chiếm lĩnh được bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó? Rất có thể. Ở trên, ta vừa nói đặc sắc của bài thơ quê hương là đã gợi hình sắc linh hồn làng biển từ trong nỗi nhớ. Thực tế, vì sơ ý bỏ qua lời đề từ, nhiều người đã đọc và giảng dạyQuê hương theo những hướng khác nhau, ít chú ý khai thác điểm đặc sắc, có tính khác biệt của nhà thơ xứ Quảng trong bài thơ về một chủ đề quá quen thuộc. Về hai câu thơ mở đầu bài thơ, các tác giả của Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập 2, tr. 23 hướng dẫn: "Hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nội dung hầu như chỉ có ý nghĩa thông tin,...". Nói Tế Hanh giới thiệu chung về làng quê "bình dị", "tự nhiên" là đúng nhưng nói "nội dung hầu như chỉ có ý nghĩa thông tin" thì không chính xác. Chi tiết thơ "cách biển nửa ngày sông" là cách nói quá quen thuộc với tác giả - người có 15 năm tuổi thơ gắn bó với quê hương làng chài, nhưng lại lạ lẫm với tất cả chúng ta. Đó là cách nói đặc trưng của người dân có gốc gác "vốn làm nghề chài lưới". "Từ đất quế, sông Trà Bồng thẳng một dòng chảy về hướng đông. Đến đoạn thôn Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn, sông tách ra làm đôi ôm kín một vùng đất rồi hợp dòng xuôi về cửa biển Sa Cần. Đất cù lao ấy có tên gọi là xa Bình Dương, nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ Tế Hanh."(6) Vị trí, khoảng cách ấy qua thơ Tế Hanh thật khác. Cách đo khoảng cách bằng "ngày sông" chẳng phải là lối nói bằng hình tượng độc đáo của những con người mộc mạc chốn làng quê đó sao?! Cách nói, cách nghĩ của người dân quê nơi nào thường gắn với thổ ngơi nơi ấy! Ở đoạn thơ thứ hai, trong cảm hứng mà câu thơ "Chim bay dọc biển..." khơi gợi, tác giả nhớ lại và đặc tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. Đó là bức tranh cuộc sống lao động sáng tươi và khỏe khoắn. Kí ức về cảnh sinh hoạt quê nhà trong Tế Hanh như vẫn nguyên sơ. Trung tâm bức tranh là hình ảnh con thuyền và người dân chài. Những dòng thơ tả cảnh, tả người ở đây đều sinh động, tài hoa. Tả con thuyền "hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang" mà gợi lên vẻ đẹp cường tráng, dồi dào của người dân lao động miền quê biển. Đặc biệt, linh hồn làng biển hiện hình qua câu thơ tài hoa chớp được cận cảnh "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phép so sánh thông thường chỉ làm cho sự vật hiện lên cụ thể, sao qua cách so sánh của Tế Hanh sự vật bỗng trở nên trừu tượng, lớn lao, kì vĩ và linh thiêng?! Tế Hanh không có ý định tái hiện cảnh lao động một cách trọn vẹn, mà chỉ tập trung thể hiện những dáng nét ấn tượng, thân quen. "Quảng Ngãi ơi! Nơi đã sinh ta/ Đến tuổi mười lăm sống tại nhà/ Từ đấy ta đi, quê khắp xứ/ Suốt đời quê mẹ vẫn không xa." Đó là bài thơ Gửi Quảng Ngãi (1983), một kênh lý giải cội nguồn cảm hứng trong sự nghiệp thơ của ông, và góp phần cho chúng ta hiểu hơn bài thơ Quê hương. Những hình ảnh làng quê hiện về trong kí ức, thức dậy những kỷ niệm, và vì không trải nghiệm cuộc sống thực sự của người dân đánh cá nên thi sĩ không nói về cảnh "Ra đậu dăm khơi dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng" (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận), chỉ nhớ cảnh trên bờ. Với tình cảm sâu sắc, khả năng quan sát tinh tế, Tế Hanh đã thể hiện được nhiều nét thần tình. Một câu nói quá đỗi quen thuộc của người dân chài "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" được nhớ lại, gợi nhắc không khí náo nhiệt, đặc tả niềm vui bình dị, tình cảm chân thành cảm tạ thiên nhiên. Cảm tạ "ơn trời" phải chăng là cảm tạ từ ân huệ thiên nhiên ban tặng qua tín hiệu "Chim bay dọc biển..."? Màu sắc tín ngưỡng trong câu thơ giản dị khắc họa rõ nét thêm vẻ đẹp mộc mạc của tâm hồn người lao động! Với cảm hứng tái hiện nét thần tình của cảnh vật đang dâng trào mãnh liệt, Tế Hanh đã có được những dòng tuyệt bút: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nổng thở vị xa xăm;/ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Con thuyền đánh cá ở biển và người dân lao động làng chài đã hiện lên đúng thần thái, hồn vía và trở nên sống động phi thường. Trong đoạn kết trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ quê, nhà thơ đã khái quát những nét tiêu biểu đọng lại trong tâm tưởng khi "xa cách": màu nước biển biếc xanh, màu cá bạc tươi ngon, màu của cánh buồm vôi lộng gió... Tất cả vẫn còn hằn in. Cùng với đó là hình ảnh "động": "Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi". Quê hương tươi nguyên trong trái tim người xa cách không chỉ với những ảnh hình từ "tĩnh" đến "động" mà còn với cả "cái mùi nồng mặn" đặc trưng. Đó là cái vị xa xăm mặn mòi của biển khơi ngấm đọng trong thân hình dân chài lưới, cái mùi thấm sâu trong từng thớ gỗ của những con thuyền hòa lẫn cái mùi phảng phất trên khắp vùng quê biển "Gió đưa thơm mùi cá nướng ngọt ngào"... Cái mùi ấy mơ hồ nhưng chính nó khiến cho nỗi nhớ quê thường trực, da diết trở nên hiện hữu, sâu sắc và ám ảnh lòng người hơn bao giờ hết! 
4. Chế Lan Viên nói Tế Hanh có "khả năng nhìn thấy hồn sự vật"(7), bài thơ Quê hương có lẽ là minh chứng thuyết phục nhất cho điều đó. Thuyết phục bởi nó thuộc vào số những tác phẩm đầu tay, khi phẩm chất thi sĩ bộc lộ một cách hồn nhiên, trong sáng nhất. Thuyết phục còn bởi trong sự nghiệp thơ ca của Tế Hanh đóng góp lớn cho thơ ca dân tộc, đây là một trong những bài xuất sắc điển hình. Cái khả năng "nhìn thấy hồn sự vật" ấy phải chăng là biểu hiện gien trội di truyền từ ông đồ nho Trần Tất Tố từng kết tinh ở câu thơ "Chim bay dọc biển đem tin cá" ngày xưa?!
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
* Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi.
- Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45).
- Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH.
* Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương.
 + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.
 + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm.
*II. Đôi nét về bài thơ Quê hương
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
2. Bố cục
- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
3. Nội dung
- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật
 Các bước phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Đôi nét về nhà thơ Tế Hanh
Tế Hanh (sinh năm 1921 – mất năm 2009) có tên khai sinh là Trần Tế Hanh. Ông sinh thành tại một làng chài ven biển ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Làng chài có dòng sông Trà Bồng bao quanh ấy chính là hình ảnh để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng nhà thơ và trở đi trở lại rất nhiều trong những sáng tác của nhà thơ sau này. Tế Hanh có khoảng thời gian gắn bó, học tập ở làng quê sau đó ông có cơ hội ra Huế học trung học vào năm 15 tuổi.
Cái duyên của Tế Hanh với thơ ca xuất phát từ niềm ham mê thuở nhỏ khi có cha làm nghề dạy học. Bên cạnh đó, khoảng thời gian học tập ở Huế đã cho ông nhiều trải nghiệm với thơ ca khi được gặp gỡ những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, được tiếp xúc với những bài thơ trữ tình, lãng mạn của Pháp, ông bắt đầu có những sáng tác đầu tay.
Đến năm 1945, ông đã bắt đầu “dấn thân” vào sự nghiệp cách mạng và hoạt động văn hóa văn nghệ ở Liên khu V. Khoảng thời gian tập kết ra Bắc vào năm 1954 cũng là thời gian Tế Hanh gắn bó với các hoạt động ở Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là dịp để ông có thể thể hiện khả năng sáng tác của bản thân và chính nhờ những nỗ lực của mình mà năm 1996, Tế Hanh đã nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bên cạnh những tác phẩm viết về niềm khát khao cháy bỏng Nam Bắc hai miền sum họp một nhà, Tế Hanh thường được biết đến với những sáng tác viết về những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thiết tha, trìu mến với quê hương bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, hiền hòa và đằm thắm. Ông có những tác phẩm có thể kể đến như: “Hoa niên” (năm 1945, còn có tên khác là “Nghẹn ngào”), “Gửi miền Bắc” (năm 1955), “Tiếng sóng” (năm 1960), “Hai nửa yêu thương” (năm 1963), và “Khúc ca mới” (năm 1966) 
Những nét chính về bài thơ Quê hương
Trước khi phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, ta cần nắm được hoàn cảnh cùng những nét chính về tác phẩm này. “Quê hương” là bài thơ được rút ra từ tập “Nghẹn ngào” (năm 1939). Đây là một trong những sáng tác đầu tay, cũng là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn về quê hương của suốt đời thơ Tế Hanh. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ với âm hưởng khỏe khoắn, đã diễn tả được những tình cảm đậm đà, sáng trong mà nhà thơ dành cho làng chài “cách biển nửa ngày sông” của nhà thơ.
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Tâm tình về “làng tôi”, bức tranh sinh hoạt của làng quê miền biển, những tình cảm chân thành và nỗi nhớ da diết của tác giả là những nét chính khi phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
Lời giới thiệu về “làng tôi” bình dị đầy mến thương
Để khơi nguồn cảm xúc cho bài thơ, nhà thơ đã nhắc lại “câu thơ của phụ thân”: “Chim bay dọc biển đem tin cá” và rồi cánh chim ấy đã mang về biết bao hình ảnh đẹp tươi về quê hương của nhà thơ.
Qua hai câu thơ đầu của bài thơ, Tế Hanh đã giới thiệu về làng quê của mình một cách rất bình dị và tự nhiên:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh sẽ thấy trong lời thơ ấy, ta như thấy gợi lên ở đó một hình ảnh của một làng chài nhỏ ven biển. Ở nơi ấy, những người dân quê ông mưu sinh bằng cái nghề cả đời gắn liền với nắng gió, với từng hơi thở của biển – chài lưới. Cả một đời bám biển bằng những chuyến tàu đi về của họ đã trở thành một ấn tượng sâu đậm mà khi cất tiếng gọi thân thương “làng tôi”, để rồi hình ảnh về con người quê mình cũng đồng thời hiện ra cùng lúc.
Nhớ về quê hương, tác giả cũng nhớ về cái địa thế đặc biệt của làng mình khi đó là một nơi “nước bao vây” khắp các bề như một đặc ân đem về cho họ nguồn sống bất tận. Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn nhưng tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh yên bình, thân thuộc của một làng chài ven biển.
Bức tranh làng quê miền biển và cảnh lao động chăm chỉ
Sau hai câu thơ mở đầu, nhà thơ đã dành những dòng viết tiếp theo để miêu tả cảnh dân làng ra khơi đánh cá vào một ngày có sự ủng hộ của tiết trời:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”
Đó là những câu thơ đẹp với những hình ảnh vừa rất thực tại và cũng vừa lãng mạn như“trời trong”, “gió nhẹ” và “sớm mai hồng”. Những hình ảnh ấy đã mở ra cảnh tượng trong trẻo, thoáng đãng của bầu trời có pha vào đó màu hồng tươi tắn của ánh nắng ban mai. Trên phông nền của cảnh ấy, hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi xuất hiện thật nổi bật. Chúng xuất hiện bên những “trai tráng” khỏe mạnh, lực lưỡng, vạm vỡ và dũng cảm và dưới sự lèo lái của họ, những chiếc thuyền lao đi hăng hái như những con tuấn mã được thúc vó băng vạn dặm xa.
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh sẽ thấy thông qua hình ảnh so sánh “con tuấn mã” kết hợp với hàng loạt các động từ “hăng”, “phăng”, “vượt”, nhà thơ đã diễn tả một không khí hồ hởi, một sức sống mạnh mẽ và cả vẻ đẹp hùng tráng đầy lôi cuốn của con người trong khoảnh khắc khởi đầu đầy ấn tượng. Do đó, những câu thơ không còn là những nét vẽ đơn thuần về một bức tranh phong cảnh thiên nhiên với sắc màu tươi sáng mà còn lột tả cả bức tranh lao động sôi nổi, hào hứng như hứa hẹn một ngày lao động gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp.
Khí thế băng băng tới trùng khơi dũng mãnh của đoàn thuyền cũng có lúc hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn ở cách miêu tả cánh buồm no gió trong hai câu thơ tiếp theo:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ”
Giữa biển khơi muôn trùng sóng nước, cánh buồm căng gió làm cho bức tranh lao động trở nên thơ mộng đến vô cùng. Cánh buồm khi cùng con người trong hành trình ra khơi đã không còn là một vật vô tri mà trở thành một sinh thể, là “mảnh hồn làng”. Nó biết “rướn thân trắng” để “thâu góp gió”, tiếp sức cho đoàn thuyền vươn khơi mạnh mẽ.
Khi phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, ta thấy hình ảnh cánh buồm khiến cho ta dễ liên tưởng công việc ra khơi đánh bắt của những người đàn ông miền biển. Bên cạnh đó thì những người ở lại cũng vẫn đồng hành cùng với họ bằng sự dõi theo, bằng sự nguyện cầu về những điều tốt lành và bằng cả niềm hi vọng về cuộc mưu sinh thuận lợi. Đó phải chăng chính là ý nghĩa thiêng liêng mà tác giả muốn gửi gắm vào hình tượng miêu tả ấy?
Cảnh ra khơi được tái hiện bằ

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8.doc