Bài giảng Địa lý Lớp 8 - Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia - Đoàn Thị Hoài Thu

Bài giảng Địa lý Lớp 8 - Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia - Đoàn Thị Hoài Thu

CAMPUCHIA

Điều kiện để phát triển kinh tế:

-Biển Hồ rộng lớn.

-Đồng bằng phù sa màu mỡ.

-Khoáng sản : Man-gan , sắt , vàng và đá vôi nhiều

•Sản phẩm và phân bố :

-Trồng cây lương thực : Đồng bằng

-Cây công nghiệp : Cao nguyên

-Đánh cá : Biển Hồ

-Sản xuất Xi-măng , khai khoáng,công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm.

 

pptx 26 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lý Lớp 8 - Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia - Đoàn Thị Hoài Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 
 TỈNH QUẢNG NAM 
Địa Lý – Lớp 8 
GV: Đoàn Thị Hoài Thu 
2 
Nền kinh tế quốc gia campuchia 
3 
Campuchia 
• Cam pu chia phát triển cả công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ 
3 
4 
•Điều kiện để phát triển kinh tế: 
-Biển Hồ rộng lớn. 
-Đồng bằng phù sa màu mỡ. 
-Khoáng sản : Man-gan , sắt , vàng và đá vôi nhiều 
•Sản phẩm và phân bố : 
-Trồng cây lương thực : Đồng bằng 
-Cây công nghiệp : Cao nguyên 
-Đánh cá : Biển Hồ 
-Sản xuất Xi - măng , khai khoáng,công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm . 
4 
CAMPUCHIA 
5 
5 
Hồ NƯỚC NGỌT LỚN NHẤT đNá Ở CAMPUCHIA 
6 
6 
Cây công nghiệp 
CÂY LƯƠNG THỰC 
7 
8 
8 
Ang-co Vat một di tích nổi tiếng 
9 
Phnompenh-Thủ đô Cam-pu-chia 
10 
MỘT SỐ SẢN PHẨM DỆT THỦ CÔNG CỦA CAMPUCHIA 
11 
TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA LÀO 
12 
Kinh tế Lào là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển nhanh, khi quốc gia này bắt đầu giảm dần quản lý nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân vào năm 1986. Lào đã mở một sở giao dịch chứng khoán vào năm 2011, đồng thời có vai trò như một nhà cung cấp thủy điện cho các quốc gia láng giềng như Việt Nam , Trung Quốc , Thái Lan 
13 
Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2009 của Lào ước tính khoảng 2700 USD theo sức mua tương đương . Tiết kiệm nội địa thấp khiến Lào phải phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài và vay ưu đãi để lấy nguồn đầu tư cho phát triển đất nước. Ví dụ, vào năm 1999, viện trợ và vay nợ nước ngoài được cho là chiếm trên 20% GDP và hơn 75% đầu tư công. 
14 
Nông nghiệp:  
15 
Nông nghiệp 
Nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, đang chi phối nền kinh tế. Ngành này sử dụng khoảng 85% dân số và đóng góp khoảng 51% GDP. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm khoai tây, rau xanh, cà phê, đường mía, thuốc lá, ngô, vải, chè, lạc, gạo; trâu, lợn, gia súc, gia cầm. 
Một số ngành xuất khẩu giá trị cao của nông nghiệp như: cao su, gỗ còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nông nghiệp hiện đang có kế hoạch tăng trưởng xanh, bền vững hơn. 
16 
Công nghiệp 
17 
Công nghiệp được đầu tư phát triển nhưng chưa mang tính sâu rộng. Các ngành công nghiệp chủ yếu là khai khoáng, chế biến nông, lâm sản, thủy điện và vật liệu xây dựng. Các ngành công nghiệp mang tính chuyên hóa về kĩ thuật như cơ khí chế tạo, điện tử gia dụng, viễn thông,... còn phát triển chậm phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến lâm sản phát triển thiếu bền vững gặp nhiều khó khăn do trình độ lao động, cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa phát triển cao. Thủy điện đang được đầu tư phát triển ở Lào để phục vụ cho phát triển đất nước và xuất khẩu điện sang các nước xung quanh như: Trung Quốc , Thái Lan , Việt Nam .Chế biến nông, lâm sản đang làm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu. 
18 
Du Lịch 
19 
21 
Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh nhất và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Lào. Chính phủ đã mở cửa đất nước vào những năm 1990 và đến nay Lào đã trở thành một điểm đến ưa thích của du khách quốc tế. 
Thương mại và giao thông vận tải  
24 
Giao thông vận tải 
Lào đã hoàn thành việc phát triển các tuyến đường quốc lộ liên tỉnh và sang các nước. Các tuyến đường bộ các huyện xã hiện đang được định hình và nâng cấp, các đô thi có mạng lưới giao thông đa dạng và phát triển hơn cả. Hiện các nguồn vốn nước ngoài đang được sử dụng phần lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tiêu biểu là các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên quốc gia. 
Thương mại 
Lào là nước không giáp biển, thương mại chủ yếu diễn ra với các nước làng giềng đặc biệt là với Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Lào chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, khoáng sản và điện và nhập khẩu máy móc, linh kiện, phương tiện giao thông, nhiên liệu. Lào tham gia các hiệp định thương mại để mở rộng xuất khẩu thông qua các đường cửa khẩu ra cảng biển ở các nước xung quanh và qua đường hàng không. 
25 
Diễn biến của dịch Covid-19 lần hai đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Lào ngay từ đầu năm 2021. Những khó khăn về tài chính-tiền tệ, áp lực nợ công, thu ngân sách không đạt kế hoạch, tỷ lệ lạm phát tuy được khống chế nhưng vẫn ở mức cao, tiền Kíp giảm mạnh so với đồng Bath Thái và Đô la Mỹ, tình hình thiên tai và dịch bệnh khác là những thách thức và áp lực đối với việc phát triển kinh tế-xã hội Lào trong năm 2021. 
Cảm ơn các bạn đã nghe bài thuyết trình của nhóm mình 
26 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_ly_lop_8_bai_18_thuc_hanh_tim_hieu_lao_va_camp.pptx