Bài thuyết trình Sinh học Lớp 8 - Ôn tập cấu trúc tế bào - Trương Thị Thanh

Bài thuyết trình Sinh học Lớp 8 - Ôn tập cấu trúc tế bào - Trương Thị Thanh

Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay,

học trực tuyến là một hình thức được nhiều người lựa chọn. Ở

nước ta, nhờ ứng dụng những tiện ích cùng với nhiều tính năng

vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện

tử, các bài học trực tuyến được các thầy cô đăng tải lên mạng

ngày càng nhiều. Những bài giảng này là những tư liệu có giá trị

cao, đáp ứng được nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người

học Tuy nhiên trong số đó, nhiều bài học còn một số hạn chế

như:

+ Tính tương tác với người học chưa cao.

+ Chưa phát huy được tích tích cực, chủ động của học sinh.

+ Chưa kích thích được khả năng tư duy của học sinh.

+ Chưa giúp học sinh phát triển năng lực tự học.

+ Phương pháp dạy học chưa đa dạng, các hình thức chuyển tải

kiến thức chưa phong phú.

+ Nội dung nhiều bài học còn bó hẹp trong một bài, các bài

học còn rời rạc với nhau, chưa có sự liên kết kiến thức để hình

thành hệ thống của các chuyên đề.

+ Đa số các bài học đều chưa có sự liên kết với các đường link

khác để giúp học sinh luyện tập, mở rộng, đào sâu kiến thức thông

qua tự học trên internet.

+ Các bài học thuộc lĩnh vực sinh học còn nghèo nàn.

+ Chưa có nhiều bài học dạy bằng tiếng Anh nhằm giúp cho

thầy và trò có cơ hội nâng cao trình độ, tiếp cận nhanh với kiến thức

mới và các cơ hội giao lưu, học tập, làm việc với thế giới theo chủ

trương của Bộ GD&ĐT.

+ Có dạy bằng tiếng Anh thì cũng chưa có nhiều bài cung cấp

vốn từ vựng để giúp người học tự phát âm, đọc, nghe và dịch nội

dung kiến thức khoa học ứng với nội dung sách giáo khoa.

pdf 28 trang Hà Thảo 22/10/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Sinh học Lớp 8 - Ôn tập cấu trúc tế bào - Trương Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng E-Learning lần thứ 4
---o0o---
THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING
ÔN TẬP CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Nhóm giáo viên: Trương Thị Thanh
Nguyễn Thị Kim Anh
Nguyễn Thị Diệu Hương
Email: thanhchuyentn@gmail.com
Điện thoại: 01697571799
Trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Số 234A, Đường Lương Ngọc Quyến,P. Quang Trung, TP. Thái Nguyên
CC-BY hoặc CC-BY-SA
Tháng 10, năm 2016
1 
BẢN THUYẾT TRÌNH 
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING 
1. Chủ đề: Sinh học tế bào. 
2. Tiêu đề bài dự thi: Ôn tập về cấu trúc của tế bào. 
3. Nhóm tác giả dự thi. 
- Cô giáo Trương Thị Thanh 
- Cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh 
- Cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hương 
 Công tác tại trường THPT Chuyên Thái Nguyên 
4. Lí do chọn bài dự thi 
 Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, 
học trực tuyến là một hình thức được nhiều người lựa chọn. Ở 
nước ta, nhờ ứng dụng những tiện ích cùng với nhiều tính năng 
vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện 
tử, các bài học trực tuyến được các thầy cô đăng tải lên mạng 
ngày càng nhiều. Những bài giảng này là những tư liệu có giá trị 
cao, đáp ứng được nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người 
học Tuy nhiên trong số đó, nhiều bài học còn một số hạn chế 
như: 
+ Tính tương tác với người học chưa cao. 
+ Chưa phát huy được tích tích cực, chủ động của học sinh. 
+ Chưa kích thích được khả năng tư duy của học sinh. 
+ Chưa giúp học sinh phát triển năng lực tự học. 
+ Phương pháp dạy học chưa đa dạng, các hình thức chuyển tải 
kiến thức chưa phong phú. 
+ Nội dung nhiều bài học còn bó hẹp trong một bài, các bài 
học còn rời rạc với nhau, chưa có sự liên kết kiến thức để hình 
thành hệ thống của các chuyên đề. 
2 
+ Đa số các bài học đều chưa có sự liên kết với các đường link 
khác để giúp học sinh luyện tập, mở rộng, đào sâu kiến thức thông 
qua tự học trên internet. 
+ Các bài học thuộc lĩnh vực sinh học còn nghèo nàn. 
+ Chưa có nhiều bài học dạy bằng tiếng Anh nhằm giúp cho 
thầy và trò có cơ hội nâng cao trình độ, tiếp cận nhanh với kiến thức 
mới và các cơ hội giao lưu, học tập, làm việc với thế giới theo chủ 
trương của Bộ GD&ĐT. 
+ Có dạy bằng tiếng Anh thì cũng chưa có nhiều bài cung cấp 
vốn từ vựng để giúp người học tự phát âm, đọc, nghe và dịch nội 
dung kiến thức khoa học ứng với nội dung sách giáo khoa. 
Với mong muốn góp phần nhỏ bé khắc phục những hạn chế 
trên, chúng tôi đã xây dựng bài học này. 
5. Mục tiêu của bài học. 
Sau bài học này người học cần đạt được các mục tiêu sau: 
- Về kiến thức: 
+ Nhớ được các từ vựng tiếng Anh về cấu trúc tế bào. 
+ Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bào quan. 
+ Trình bày được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng 
của tế bào qua đó nêu được hướng tiến hóa và thích nghi với các 
phương thức sống khác nhau của sinh giới. 
- Về kĩ năng: 
+ Có thể đọc và dịch tài liệu tiếng Anh về chủ đề cấu trúc tế 
bào. 
+ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp thông qua kênh 
hình ảnh, chữ viết và âm thanh 
+ Vẽ được sơ đồ cấu trúc tế bào 
+ So sánh tế bào nhân sơ - nhân thực, tế bào động vật – thực 
vật. 
3 
+ Tổng hợp những kiến thức về cấu trúc các loại tế bào để nêu 
lên được nguồn gốc tiến hóa và hướng thích nghi với các phương 
thức sống khác nhau của thế giới sinh vật. 
+ Hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy. 
+ Hát được bài hát tế bào. 
+ Tìm kiếm kiến thức sinh học bằng tiếng Anh qua Internet. 
- Về thái độ: Hứng thú, tích cực, chủ động học tập. 
Trên cơ sở đó hướng đến phát triển ở người học các năng 
lực như: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực tự 
học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 
6. Cấu trúc bài dự thi 
Phần một. Giới thiệu bài học. 
Phần hai. Nội dung bài học. Gồm: 
I. Từ vựng về cấu trúc của tế bào. 
Ở phần này, các tác giả trình bày theo cách: 
- Đầu tiên, cung cấp hình ảnh tế bào với đầy đủ các bộ phận để người 
học có cái nhìn tổng thể và nhận ra vị trí của mỗi thành phần trong 
tế bào. Sau đó mới đưa từ vựng về từng thành phần cấu trúc của 
ttees bào. 
- Ở mỗi slide về từng thành phần cấu trúc có: 
+ Cách viết, phiên âm, cách phát âm được lấy từ từ điển chuyên 
ngành và từ điển Oxford để người học được luyện theo một cách 
chuẩn nhất. 
+ Mỗi từ vựng về từng thành phần cấu trúc đều có hình ảnh minh 
họa. Một số bào quan có thêm hình ảnh kính hiểm vi đặt ở bên cạnh 
với ngụ ý rằng: đó là bào quan thật, được chụp dưới kính hiển vi. 
II. Ôn tập về cấu trúc của tế bào 
4 
Trong phần này, tác giả khai thác kiến thức theo hướng: 
bắt đầu từ bài hát với học thuyết tế bào, sau đó giúp học 
sinh có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của tế bào để từ đó 
lần lượt đi vào khai thác cấu trúc bên trong rồi bên ngoài 
tế bào và cuối cùng là tìm hiểu về nguồn gốc của tế bào. 
III. Hướng dẫn tự học 
Học sinh được ôn bài qua việc vẽ, hát và chơi game về tế 
bào. Đồng thời được cung cấp những tư liệu chuẩn của 
thế giới để tự học, tự ôn tập. 
Phần ba. Tài liệu tham khảo. 
7. Thuyết minh phần bài giảng 
Slide 1 
Trang bìa giới thiệu với nhạc nền 
lấy từ BEAT của bài hát Counting Star. 
Bài hát này được cover lại thành bài hát 
Organelles Song nói về cấu trúc tế bào 
với các bào quan rất nhỏ. Và năm nhà 
khoa học, những người đầu tiên nghiên 
cứu và đưa ra học thuyết tế bào. 
Slide 2 
Lời chào 
5 
Slide 3 
Slide chuyển tiếp vào bài. Qua mỗi 
mục đều có slide chuyển trang để học 
sinh định hướng nội dung ôn tập và biết 
được mình đang ở phần nào trong bài 
học. 
Slide 4 
Nêu những mục tiêu cần đạt được ở 
người học sau khi học xong bài học này. 
Giúp người học có tâm thế, định hướng 
để đạt được mục tiêu. 
Slide 5 
Giúp người học có cái nhìn tổng 
quát về nội dung bài học. 
6 
Slide 6 
Giới thiệu đối tượng của bài học 
Slide 7 
Giúp người học biết nội dung bài 
học thuộc nội dung kiến thức nào của 
chương trình phổ thông. 
 Slide 8 
Slide chuyển tiếp vào bài. Qua mỗi 
mục đều có slide chuyển trang để học 
sinh định hướng nội dung ôn tập và biết 
được mình đang ở phần nào trong bài 
học. 
Slide 9 VOCABULARY ABOUT CELLULAR STRUCTURE
PROKARYOTIC CELL /prəʊkarɪˈɒtɪk sɛl/
BACTERIA /bakˈtɪərɪə/
NUCLEOID (ADN): /ˈnjuːklɪɔɪd/
RIBOSOME: /ˈrʌɪbə(ʊ)səʊm/
FLAGELLUM: /fləˈdʒɛləm/
CYTOPLASM: /ˈsʌɪtə(ʊ)plaz(ə)m/
CELL MEMBRANE: /sɛl/mɛmbreɪn/
CELL WALL: /ˈselwɔːl/
Đây là hình ảnh của tế bào vi 
khuẩn, giúp học sinh có cái nhìn toàn 
cảnh về tế bào nhân sơ trước khi học về 
từng thành phần cấu trúc của nó. 
7 
Slide 10 
/mʌɪtəʊˈkɒndrɪəl/
/ˈsɛntrɪəʊl/
/ˈklɔːr.ə.plæst/
/ˈnjuːklɪə/ˈmɛmbreɪn/
/ˈnjuːklɪəs/
/ˌnjuːklɪˈəʊləs/
/ˈkrəʊməsəʊm/
/ˈvakjʊəʊl/
/-ɡi//ˌapəˈreɪtəs/
ER /ɝː/
Đây là hình ảnh của tế bào động 
vật và thực vật đại diện điển hình của tế 
bào nhân thưc. Qua đây, người học có cái 
nhìn tổng quát và nhận ra vị trí của mỗi 
bào quan trong tổng thể của tế bào trước 
khi đi vào học từng bào quan. 
Slide 11 14. CHLOROPLAST /ˈklɔːrə(ʊ)plast/
Đây là hình ảnh của lục lạp. Ở đây 
cung cấp từ vựng, phiên âm và cách phát 
âm để người học tự luyện viết, nghe và 
nói bằng tiếng Anh. Đồng thời, người học 
cũng nhìn thấy được cấu trúc của lục lạp 
qua ảnh vẽ và ảnh thật chụp dưới kính 
hiểm vi. Các từ vựng khác về cấu trúc tế 
bào cũng được trình bày theo các tương 
tự ở các slide tiếp theo. 
Slide 12 
Định hướng những điều cần chú ý 
khi nghe bài hát “các bào quan” 
Slide 13 
Bài hát được cover từ ca khúc 
Counting Star. Nội dung bài hát đưa ra 3 
thông điệp: 
1. Muốn nhìn thấy tế bào phải dùng 
kính hiển vi. 
2. Nhìn vào bên trong một tế bào sẽ 
thấy những bào quan rất nhỏ. Mỗi bào 
quan có chức năng riêng. 
3. Tên 5 nhà khoa học, những 
người đâu đầu tiên nghiên cứu và đưa ra 
8 
học thuyết tế bào. 
Tác giả thiết kế hy vọng rằng qua 
giai điệu của bài hát, sẽ gây hứng thú cho 
người học, tạo một tâm trạng hào hứng, 
tâm thế sẵn sàng học và định hướng 
những nội dung kiến thức để người học 
hướng đến. 
Slide 14 
Slide này nhắc lại 3 thông điệp của 
bài hát 
Slide 15 
Slide này trình bày và minh họa nội 
dung của học thuyết tế bào 
Slide 16 
Các tế bào thực chất là những nhà 
máy vĩ đại nhưng lại có kích thước siêu 
nhỏ, trong đó có hàng hà sa số các nhà 
máy điện, nhà máy tổng hợp prôtêin, nhà 
máy tái chế rác thải, hành lang vận 
chuyển, CPU, ngân hàng dữ liệu, cổng 
canh 
Qua clip tổng quan về cấu trúc tế 
bào, các em như được du hành vào thế 
giới bí ẩn bên trong tế bào nhân sơ và 
nhân thực, gặp gỡ các bào quan của nó và 
9 
xem nó vận hành như thế nào. Kết thúc 
chuyến du hành, các em đã có một cái 
nhìn tổng quan về cấu trúc tế bào với 4 
điều cần ghi nhớ. 
Slide 17 
Slide này giúp các em có sự so 
sánh để thấy được kích thước của tế bào 
rất nhỏ và mối tương quan về kích thước 
giữa tế bào nhân sơ và nhân thực. Điều 
này sẽ giải thích được vi sao muốn nhìn 
thấy tế bào phải dùng kính hiển vi. 
Slide 18 
Slide này đưa ra câu hỏi để người 
học có sự suy ngẫm về ưu thế của kích 
thứơc nhỏ của tế bào- sản phẩm của quá 
trình chọn lọc tự nhiên lâu dài trong sinh 
giới. 
Slide 19 
Slide mô phỏng quá trình nuôi cấy 
vi khuẩn (tế bào nhân sơ) và chứng minh 
được vi khuẩn có tốc độ sinh sản rất 
nhanh nhờ có kích thước nhỏ 
10 
Slide 20 
Tế bào động vật và thực vật là hai 
loại tế bào nhân thực điển hình. Trong 
slide này các em sẽ thấy trong tế bào nhân 
thực có rất nhiều bào quan để giải thích vì 
sao tế bào nhân thực luôn lớn hơn tế bào 
nhân sơ 
Slide 21 
Slide này giải thích vì sao tế bào 
nhân thực không to hơn nữa. Vì nếu to 
hơn nữa thì tỉ lệ s/v sẽ nhỏ. Điều này sẽ 
gây bất lợi cho quá trình trao đổi chất với 
môi trường. 
Slide 22 
Slide này đưa ra thông điệp thế giới 
sống rất đa dạng nhưng mọi cơ thể sống 
đều có nguồn gốc và được cấu tạo từ tế 
bào. Căn cứ vào cấu trúc tế bào, người ta 
chia tế bào các tế bào cấu tạo nên thế giới 
sống thành 2 loại: tế bào nhân sơ và tế 
bào nhân thực. 
11 
Slide 23 
Đây là bài tập vận dụng sự phân 
loại tế bào trên sơ đồ hệ thống 5 giới sinh 
vật. Các em phải bấm chuột vào ít nhất 4 
vi trí tương ứng với giới nguyên sinh, 
nấm, động vật, thực vật bởi vì sinh vật ở 
4 giới này đều có cấu tạo cơ thể từ tế bào 
nhân thực 
Slide 24 
Slide này giúp các em sinh nhở 
được 3 thành phần chính của mọi tế bào 
là màng sinh chất, tế bào chất, nhân (hoặc 
vùng nhân) 
Slide 25 
Câu trả lời giúp học sinh ghi nhớ 
kiến thức. 
12 
Slide 26 
Một trong các cách học và ghi nhớ 
hiệu quả nhất là học trên hình vẽ. Clip 
hướng dẫn cách vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào 
do giáo viên tự thực hiện trên phần mềm 
Paint. Slide này hướng dẫn các em vẽ 3 
tế bào vi khuẩn, động vật, thực vật trong 
cùng một lúc chỉ với thời gian 3 phút 
Slide 27 
Sau khi vẽ, các em sẽ được chơi trò 
chơi nhanh tay tinh mắt để hoàn thiện 
hình vẽ. Slide này hướng dẫn cách để học 
sinh hoàn thành bài tập 
Slide 28 
Khi hoàn thành trò chơi này, các 
em có thể liệt kê tất cả các thành phần cấu 
trúc của tế bào nhân sơ và nhân thực. 
13 
Slide 29 
Thông điệp của bức tranh chính là 
mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt được 
sau khi học bài này: 
1. Vẽ và mô tả được cấu trúc của tất cả 
các thành phần của tế bào 
2. Phân loại tế bào dựa trên sự so sánh 
giữa tế bào nhân sơ với nhân thực, tế 
bào động vật và thực vật. 
Slide 30 
Trong bức vẽ 3 tế bào, các em đã 
phân biệt được tế bào nhân sơ và nhân 
thực 
Câu hỏi 3 giúp các em khắc sâu 
điều này bằng sơ đồ dạng chữ. Đây cũng 
là căn cứ để phân loại tế bào. 
Slide 31 
Câu trả lời giúp học sinh ghi nhớ 
kiến thức. 
14 
Slide 32 
Câu hỏi này có tính vận dụng cao, 
giúp các em giải thích được vì sao tế bào 
vi khuẩn được gọi là tế bào “nhân sơ”: Tế 
bào nhân thực có màng nhân còn tế bào 
nhân sơ thì không có màng nhân bao 
quanh vật chất di truyền. 
Slide 33 
Câu trả lời giúp học sinh ghi nhớ 
kiến thức. 
Slide 34 
Slide được thiết kế giúp các em 
nhớ lại cấu trúc của nhân trong tế bào 
nhân thực 
Và giới thiệu đường link để học 
sinh tìm hiểu về nhân tế bào cụ thể hơn 
15 
Slide 35 
Slide này giúp các em nhận biết 
các bào quan của tế bào thông qua hình 
ảnh và đưa đường link để học sinh học kĩ 
hơn từng bào quan 
Slide 36 
Trò chơi giúp các em thư giãn, chơi 
mà học, các em sẽ phân loại bào quan 
thành 3 nhóm: bào quan có 2 lớp màng, 
bào quan có 1 lớp màng, bào quan không 
có màng (ribôxôm) 
Slide 37 
Sau khi tìm hiểu kĩ hơn về cấu trúc 
các bào quan trong tế bào nói chung, học 
sinh lại một lần nữa chỉ ra những bào 
quan có ở tế bào thực vật mà không có ở 
tế bào động vật và ngược lại. Từ đó, học 
sinh được khắc sâu kiến thức về sự giống 
nhau và khác nhau giữa tế bào động vật 
và thực vật dưới dạng sơ đồ. Đây là cơ sở 
để hiểu rõ về tính thống nhất nhưng đa 
dạng của sinh giới ở phần sau. 
16 
Slide 38 
Sinh học tế bào là một môn khoa 
học thực nhiệm có nhiều ứng dụng trong 
đời sống. Thí nghiệm này không những 
chứng minh được vai trò của nhân là 
trung tâm điểu khiển hoạt động sống của 
tế bào giống như CPU của máy tính, mà 
còn cho thấy nếu hiểu rõ về cấu trúc tế 
bào thì sẽ ứng dụng được rất nhiều điều 
trong cuộc sống. VD như kỹ thuật chuyển 
nhân tế bào. 
Slide 39 
Bài tập này một lần nữa giúp các 
em ghi nhớ vai trò của nhân – ông chủ 
của tế bào 
Slide 40 
Câu trả lời giúp học sinh ghi nhớ 
kiến thức. 
17 
Slide 41 
Slide này giúp các em phân loại 
bào quan theo chức năng thành 4 nhóm: 
- Nhân: Trung tâm điều khiển hoạt 
động sống của tế bào . 
- Ribôxôm: bào quan nhỏ nhất 
trong tế bào trực tiếp thực hiện những chỉ 
dẫn di truyền của nhân bằng quá trình 
tổng hợp protein trong tế bào chất 
- 4 bào quan có một lớp màng là: 
lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm và 
không bào điều hòa sự vận chuyển 
prôtêin và thực hiên các chức năng 
chuyển hóa vật chất trong tế bào 
- Ti thể và lục lạp đều có 2 lớp 
màng và chuyển hóa năng lượng từ dạng 
này sang dạng khác 
- Màng tế bào: Hàng rào bảo vệ, có 
chức năng vận chuyển thụ động và chủ 
động các chất 
Slide 42 
Trò chơi này giúp các em thư giãn 
và ghi nhớ chức năng của các bào quan 
18 
Slide 43 
Câu trả lời giúp học sinh ghi nhớ 
kiến thức. 
Slide 44 
Đây là một câu hỏi khó, có tính vận 
dụng cao, đòi hỏi các em phải có sự liên 
hệ để tìm được mối tương quan giữa chức 
năng của tế bào với số lượng bào quan mà 
đảm nhiệm chức năng đó trong tế bào để 
trả lời. 
Slide 45 
Video này minh họa cho chức năng 
của tế bào cơ tim 
19 
Slide 46 
Video này minh họa cho chức năng 
của tế bào bạch cầu đa nhân 
Slide 47 
Slide này minh họa chức năng của 
tế bào tủy xương 
Slide 48 
Trò chơi đuổi phim bắt chữ cũng 
đòi hỏi tính tư duy cao giúp các em thấy 
được mối liên hệ giữa các bào quan trong 
tế bào, chứng minh được hoạt động của 
các bào quan là phải làm theo sự điền 
khiển của nhân 
20 
Slide 49 
Mối liên quan giữa các bào quan 
được minh họa trên kênh hình để một lần 
nữa khắc sâu kiến thức: các bào quan 
không hoạt động độc lập mà hoạt động 
phối hợp với nhau để thực hiện đầy đủ 
các đặc trưng của thế giới sống trong một 
đơn vị thống nhất - tế bào- đơn vị cơ bản 
của thế giới sống. 
Slide 50 
Slide này minh họa cho chức năng 
của tế bào : là đơn vị sống cấu tạo lên cơ 
thể sinh vật 
Slide 51 
Thí nghiệm này giúp các em phát 
triển tư duy thực nghiệm và chứng minh 
tế bào sống có khả năng co nguyên sinh là 
do màng tế bào sống có khả năng trao đổi 
chất chọn lọc với môi trường 
21 
Slide 52 
Video này mô tả hiện tượng co và 
phản co nguyên sinh ở tế bào lỗ khí là cơ 
sở để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của 
hiện tượng này ở slide tiếp theo 
Slide 53 
Sự co và phản co nguyên sinh là do 
tính thấm có chọn lọc của màng tế bào. 
Hoạt động này đã điều tiết lượng nước, 
khí trong tế bào do đó ảnh hưởng đến sự 
quang hợp ở lục lạp, hô hấp ở ti thể. Đây 
là một bằng chứng một lần nữa cho ta 
thấy mối quan hệ khăng khít giữa các 
thành phần của tế bào. 
Slide 54 
Ở phần trên đã chứng minh tế bào 
là một đơn vị sống. Nhưng các tế bào 
không đơn độc mà liên kết với nhau tạo 
thành mô nhờ có các thành phần ngoại 
bào. 
22 
Slide 55 
Hai thành phần ngoại bào là cầu 
sinh chất ở tế bào thực vật và các mối nối 
ở tế bào động vật đã giúp các tế bào liên 
kết, tương tác và thông tin với nhau. Vì 
vậy, các tế bào được tổ chức thành các 
mô, cơ quan, hệ cơ quan rồi cơ thể. 
Slide 56 
Cơ thể động vật và thực vật đều 
được cấu tạo từ tế bào. Slide này cho thấy 
sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào 
động vật và thực vật đã phần nào nói lên 
được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức 
năng của tế bào. Đây là cơ sở để chứng 
minh tính thống nhất nhưng đa dạng trong 
sinh giới ở 2 slide tiếp theo. 
Slide 57 
Slide này chứng tỏ tính thống nhất 
trong sinh giới, thực vật và động vật có 
chung nguồn gốc. 
23 
Slide 58 
Sự khác nhau giữa tế bào động vật 
và thực vật chứng tỏ từ một nguồn gốc 
chung, động vật và thực vật đã tiến hóa 
theo hai hướng khác nhau 
Slide 59 
Slide này cho thấy 2 hướng tiến 
hóa khác nhau ở thực vật và động vật 
Slide 60 
Slide này cung cấp đường link đến 
với video mô tả con đường tiến hóa của tế 
bào. Hình ảnh trên slide một lần nữa tóm 
tắt lai quá trình tiến hóa đó. 
24 
Slide 61 
Đây là sơ đồ tư duy về cấu trúc của 
tế bào, hệ thống lại toàn bộ kiến thức của 
bài. Sơ đồ tư duy là công cụ hệ thống hóa 
kiến thức một cách tối ưu, giúp học sinh 
ghi nhớ kiến thức rất hiệu quả. Chính vì 
vậy tác giả đã tập trung hướng đến việc 
giúp học sinh hình thành thói quen lập sơ 
đồ tư duy để củng cố, ôn tập kiến thức 
mỗi khi ôn bài. 
Slide 62 
Video này giúp học sinh có kĩ năng 
vẽ sơ đồ tư duy để tự hệ thống hóa kiến 
thức mỗi khi ôn tập. 
Slide 63 
Slide này mô tả sơ đồ sau khi đã 
hoàn thiện 
25 
Slide 64 
Học kiến thức khoa học qua bài 
hát, qua thơ cũng là một cách học hiệu 
quả, giúp người học ghi nhớ kiến thức 
một cách thoải mái, giai điệu của bài hát 
tạo tâm lí hứng khởi khi tiếp nhận kiến 
thức. Bài hát tế bào với giai điệu vui vẻ 
cùng những hình tượng sinh động đã tóm 
tắt toàn bộ nội dung kiến thức của chương 
2: Cấu trúc tế bào trong SGK Sinh Học 
10. 
Slide 65 
Đây thực chất là một bài tập củng 
cố kiến thức, giúp các em ghi nhớ các bào 
quan với chức năng tương ứng bằng 
những hình tượng ví von như: đi vào một 
tế bào để tránh một cơn mưa rồi vô tình 
thấy màng tế bào có người gác cổng, gặp 
nhân - ông chủ tế bào, chìm trong tế bào 
chất - bơi trong bể mát lành, đi trong lưới 
nội chất - con đường lượn tít xa, tìm đến 
gen trong nhân để tìm về nguồn cội giống 
nòi, gặp ti thể - nhà máy điện, không bào 
chứa tinh bột - anh chàng công tử bột cất 
giữ như vậy, việc điền các từ khóa đã 
gây được ấn tượng về các bào quan giúp 
nhớ được một cách dễ dàng nội dung của 
bài. 
Slide 66 
Đây là những đường link của các 
trang wed có chất lượng chuyên môn tốt. 
Ví dụ: ở trên có trang của sách Campbell 
Biology của Mỹ. Đây là tài liệu được sử 
dụng để làm đề thi học sinh giỏi quốc gia 
cũng như quốc tế và là tài liệu sinh học 
chính ở nhiều nước. Đó là một con đường 
mở ra cho người học tự chiếm lĩnh một 
lượng kiến thức sinh học sâu, rộng và 
chuẩn của thế giới. 
26 
Slide 67 
Qua sơ đồ này để chốt lại kiến thức 
của bài 
Slide 68 
Kết thúc bài học 
Slide 69 
Tư liệu được sử dụng trong bài đều 
lấy từ các sách giáo khoa của Việt Nam 
và của một số nước trên thế giới hoặc từ 
các trang có chất lượng chuyên môn tốt. 
8. Kết luận và đề nghị 
 Bài giảng này đã được chúng tôi giảng dạy thực tế tại lớp 
chuyên Sinh và lớp đại trà của trường THPT Chuyên Thái Nguyên. 
Chúng tôi rất vui mừng vì được các đồng nghiệp ở trường Đại học 
Sư Phạm Thái Nguyên, trường Đại học Wollongong của Australia 
tham gia dự giờ và đã đánh giá cao. Trong giờ, học sinh rất hứng 
27 
thú, tích cực, học với tâm trạng rất thoải mái, vui vẻ qua các hình 
thức: hát, chơi game, vẽ...Sau giờ học, phần lớn các em đã chủ động 
tự học kiến thức sinh học qua các trang Wed mà chúng tối đã giới 
thiệu đồng thời rất thích hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ 
tư duy. Sau mỗi giờ học, chúng tôi có các bài kiểm tra, đánh giá. 
Các em có kết quả kiểm tra rất cao. 
 Tuy nhiên, trong bài giảng mà chúng tôi gửi đi dự thi này 
còn những hạn chế như: Lần đầu tiên các tác giả ghi hình và tạo ra 
một clip âm nhạc trong một giờ học bình thường, thời gian biên tập 
còn hạn hẹp nên chất lượng âm thanh, hình ảnh còn chưa tốt. Chúng 
tôi sẽ rút kinh nghiệm và khắc phục lỗi kỹ thuật này trong lần thi 
sau. 
 Qua đây, tôi cũng xin phép gửi lời cảm ơn chân thành tới 
ban tổ chức cuộc thi vì đã tạo ra một sân chơi giúp cho chúng tôi có 
động lực để nâng cao trình độ tin học phục vụ tốt hơn cho công tác 
giảng dạy sau này. 
 Để bài giảng hoàn thiện hơn nữa, chúng tôi rất mong nhận 
được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có 
thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. 
 Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_8_on_tap_cau_truc_te_bao_truon.pdf