Bài thuyết trình Vật lí Lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất - Nguyễn Thị Lệ Hải

Bài thuyết trình Vật lí Lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất - Nguyễn Thị Lệ Hải

Mục tiêu chính của bài học

* KIẾN THỨC

-Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học

-Vận dụng kiến thức để phân biệt một số hiện tượng xung quanh, đâu là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học.

* KỶ NĂNG

- Rèn luyện kỹ năng quan sát các hiện tượng, thí nghiệm

Phần đầu tiên cô mời các em quan sát các hiện tượng:

Hiện tượng 1: Nước đá để chảy thành nước lỏng, sau đó đun sôi chuyển thành hơi nước và ngược lại, các em quan sát và cho biết trong quá trình này nước đã bị biến đổi về mặt nào?

 

docx 6 trang Hà Thảo 22/10/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Vật lí Lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất - Nguyễn Thị Lệ Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG E – LEARNING
BÀI 12 – SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Môn : Hóa học 8
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thị Lệ Hải – Giáo viên Hóa – Sinh
Đơn vị: Trường THCS Số 1 Bắc Lý – TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình
Siled
Nội dung thuyết trình
1
Giới thiệu thông tin (Trang bìa bài dự thi)

2 -Mở bài:
GV đặt vấn đề: Chào mừng các em đã đến với bài giảng e- learning
Bài học hôm nay cô mời các em tìm hiểu Bài 12 – Sự biến đổi chất. 
Trong bài học này các em cần đạt được những mục tiêu chính sau đây:
3
Mục tiêu chính của bài học
* KIẾN THỨC
-Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học
-Vận dụng kiến thức để phân biệt một số hiện tượng xung quanh, đâu là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học.
* KỶ NĂNG
- Rèn luyện kỹ năng quan sát các hiện tượng, thí nghiệm
4
Phần đầu tiên cô mời các em quan sát các hiện tượng:
Hiện tượng 1: Nước đá để chảy thành nước lỏng, sau đó đun sôi chuyển thành hơi nước và ngược lại, các em quan sát và cho biết trong quá trình này nước đã bị biến đổi về mặt nào?
- Thời gian HS suy nghĩ 10” -> GV chốt: Ta nhận thấy trong quá trình trên nước chỉ biến đổi về trạng thái mà không biến đổi về chất.
5-6
Hiện tượng 2: Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước ta được dung dịch trong suốt, sau đó lấy một ít dd cho vào ống nghiệm cô cạn, ta thấy nước bay hơi và những hạt muối ăn kết tinh trở lại. Vậy trong quá trình này muối ăn đã biến đổi về mặt nào? 
- Thời gian HS suy nghĩ 10” và hoàn thành bài tập
 -> GV chốt: Như vậy trong quá trình này muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái và hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

7-8
GV chốt nhận xét chung: Ta nhận thấy trong các quá trình trên nước cũng như muối ăn sau khi biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. 
Hiện tượng biến đổi như vậy gọi là hiện tượng vật lí, vậy hiện tượng vật lí là gì?
Các em hãy hoàn thành câu khái niệm sau: (HS chọn đáp án để hoàn thành khái niệm Hiện tượng vật lí- sử dụng dạng câu hỏi điền khuyết)

9
Sau khi học sinh hoàn thành khái niệm GV chốt kiến thức theo bản đồ tư duy: Qua phần thứ nhất các em cần nắm được: Khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí, thí dụ như một số hiện tượng: Hòa tan, sôi, đông đặc, nóng chảy 
GV dẫn: Vậy ngoài những biến đổi đó chất còn có những biến đổi nào khác mời các em theo dõi tiếp các thí nghiệm sau đây.
10-11
HS quan sát video 2 thí nghiệm và nhận xét hiện tượng bằng cách chọn từ thích hợp vào nhận xét TN(HS có 2 lần để nhận xét TN): 
 TN1 - Đun nóng hổn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh.
 TN2- Phân hủy đường bởi nhiệt.
12-13
Sau khi HS quan sát, nhận xét TN -> GV nhận xét chung: Ta nhận thấy trong các quá trình trên lưu huỳnh, sắt và đường đã biến đổi thành chất khác, sự biến đổi như thế của chất gọi là hiện tượng hóa học.
 GV dẫn: Vậy hiện tượng hóa học là gì? Các em hoàn thành câu khái niệm sau: (HS chọn đáp án để hoàn thành khái niệm Hiện tượng hóa học- sử dụng dạng câu hỏi điền khuyết)
14-15
Sau khi học sinh hoàn thành khái niệm GV chốt kiến thức: Qua nghiên cứu các thí nghiệm chúng ta rút ra kết luận: Chất biến đổi có tạo ra chất mới gọi là hiện tượng hóa học, thí dụ như một số hiện tượng thường gặp như: Phân hủy chất, sự cháy 
GV dẫn: Như vậy các em đã nắm được khái niệm hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. Vậy dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?
- HS suy nghĩ trong thời gian 12 giây
16
- GV đưa ra câu trả lời: Để phân biệt hiện hóa học với hiện tượng vật lí các em cần dựa vào dấu hiệu có chất mới xuât hiện hay không? các em cần lưu ý chất mới tạo ra phải có tính chất khác với chất ban đầu, như khác về màu, mùi, vị, tính tan 

17
GV dẫn: Tiếp theo các em hãy vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành các câu hỏi trong các bài tập sau đây:
18-29
BÀI TẬP CŨNG CỐ
Bài tập 1: Trong số các quá trình sau đây, hãy giải thích và cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. 
(Gồm 7 câu hỏi được thiết kế với nhiều dạng khác nhau như: 
+ Câu 1,2,4,5: (Dạng câu hỏi đúng/ sai) HS quan sát các hiện tượng trong ảnh và chọn 1 đáp đúng: Khi HS lựa chọn đúng hoặc sai đáp án đều được GV giải thích lại ở các đáp án tương ứng đó)
Câu 1-> đáp án A
Câu 2-> đáp án B
Câu 4-> đáp án A
Câu 5-> đáp án A
+ Câu 3: (Dạng câu hỏi điền khuyết) HS quan sát thí nghiệm: Oxi tác dụng với lưu huỳnh, xác định loại hiện tượng và giải thích.
Đáp án: “Đây là hiện tượng hóa học . Vì lưu huỳnh cháy trong khí oxi đã biến đổi thành chất mới là khí lưu huỳnh đioxit”. 
+ Câu 6: (Dạng câu hỏi điền khuyết) HS quan sát ảnh và xác định loại hiện tượng và giải thích.
Sau khi quan sát thí nghiệm HS trả lời câu hỏi bằng cách chọn cụm từ thích hợp trong các ô trống.
Đáp án: Đây là hiện tượng vật lí. Vì trong hiện tượng này sắt, thép chỉ biến đổi về hình dạng, không biến đổi chất
+ Câu 7: Dạng bài tập nối: Đáp án: Hiện tượng Vật lí: 1;2;4;5
 Hiện tượng hóa học: 3;6
Bài tập 2: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
 Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?
GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập theo dạng câu hỏi điền khuyết:
Siled 27: Kiến thức cơ bản HS cần nhớ qua bài tập. Phần này HS cũng cố lại kiến thức theo dạng câu hỏi điền khuyết
Siled 28: Chốt kiến thức cần nhớ

29
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI HỌC
30
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Ôn lại những kiến thức đã học trong bài.
- Hoàn thành các bài tập trong bài 12 – SGK, SBT Hóa học 8 và vận dụng kiến thức để nhận biết một số hiện tượng thường gặp trong đời sống.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tham khảo SGK – SBT hóa học lớp 8 (Nhà xuất bản Giáo dục)
 Một số hình ảnh nguồn từ mạng internet.
 Một số thí nghiệm nguồn từ VCD về các thí nghiệm hóa học THCS 8 (Thiết bị GD bồi dưỡng cho GV THCS) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_vat_li_lop_8_bai_12_su_bien_doi_chat_nguyen.docx
  • mp4mo bai su bien doi chat.mp4
  • pptMột số hình ảnh được sử dụng trong bài dạy.ppt
  • mp4Oxi tac dung voi luu huynh.mp4
  • mp4Phan huy duong boi nhiet.mp4
  • mp4Sat tac dung voi luu huynh.mp4