Đề cương ôn tập Giữa học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập Giữa học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Câu 1. Tại sao loài người được xếp vào lớp Thú?

Trả lời; Vì

- Có lông mao

- Có vú, có tuyễn sữa

- Có hiện tượng thai sinh

- Răng phân hóa thành răng hàm, răng cửa, răng nanh

Câu 2. Kể tên các loại mô chính trong cơ thể?

- Cơ thể có 4 loại mô chính là:

- Mô biểu bì

- Mô liên kết

- Mô cơ

- Mô thần kinh

Câu 3. Nguyên nhân mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ?

 * Nguyên nhân mỏi cơ:

Do cơ thể không cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ.

* Biện pháp chống mỏi cơ:

- Khi bị mỏi cơ cần được nghỉ ngơi và xoa bóp khi cơ bị mỏi để máu lưu thông kết hợp thở sâu

- Rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua LĐ, TDTT sẽ làm tăng khả năng co cơ và tăng sức chịu đựng của cơ.

Câu 4. Vì sao xương động vật được hầm lâu thì bị bở?

- Vì khi đun sôi lâu, chất hữu cơ bị phân hủy, nước xương ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết với chất hữu cơ nên xương trở nên bở.

 

doc 4 trang thucuc 6671
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
Câu 1. Tại sao loài người được xếp vào lớp Thú?
Trả lời; Vì
- Có lông mao
- Có vú, có tuyễn sữa
- Có hiện tượng thai sinh
- Răng phân hóa thành răng hàm, răng cửa, răng nanh
Câu 2. Kể tên các loại mô chính trong cơ thể?
- Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì
- Mô liên kết
- Mô cơ
- Mô thần kinh
Câu 3. Nguyên nhân mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ?
 * Nguyên nhân mỏi cơ:
Do cơ thể không cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ.
* Biện pháp chống mỏi cơ:
- Khi bị mỏi cơ cần được nghỉ ngơi và xoa bóp khi cơ bị mỏi để máu lưu thông kết hợp thở sâu
- Rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua LĐ, TDTT sẽ làm tăng khả năng co cơ và tăng sức chịu đựng của cơ.
Câu 4. Vì sao xương động vật được hầm lâu thì bị bở?
- Vì khi đun sôi lâu, chất hữu cơ bị phân hủy, nước xương ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết với chất hữu cơ nên xương trở nên bở.
Câu 5: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Trả lời:
* Máu gồm những thành phần:
- Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích 
- TB máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẫm . Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu 
* Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chon loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
* Chức năng của huyết tương : 
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch 
- Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải 
* Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2
Câu 6: Cấu tạo tế bào và hoạt động sống của tế bào:
Trả lời:
- Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài thực hiện trao đổi chất
	+ Chất tế bào: Chứa nhiều bào quan khác
	+ Nhân: Điều khiển mọi hoạt động của tế bào
- Hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên và sinh sản
Câu 6: Cấu tạo và chức năng của nơ ron:
Trả lời:
- Cấu tạo:	+ Thân nơron: Gồm 1 nhân và nhiều sợi nhánh ngắn
	+ Sợi trục: Dài, bên ngoài bao bọc bởi bao miêlin, cuối sợi trục là các sợi nhánh, tận cùng là các xináp
- Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
Câu 7: phản xạ, Cung phản xạ và vòng phản xạ:
-phản xạ lµ ph¶n øng cña c¬ thÓ ®Ó tr¶ lêi kÝch thÝch cña m«i tr­êng (trong vµ ngoµi) d­íi sù ®iÒu khiÓn cña hÖ thÇn kinh.
- Cung phản xạ: là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.
Gồm 5 yếu tố là: Cơ quan thụ cảm --> Nơron hướng tâm --> Nơron trung gian (nằm trong trung ương thần kinh) --> Nơron li tâm --> cơ quan phản ứng
Câu 8: Các phần chính của bộ xương người: 
- Có 3 phần chính + Xương đầu gồm: Xương sọ, Xương mặt
	+ Xương thân gồm: Xương cột sống, các xương sườn
	+ Xương chi gồm: Xương tay, xương chân
Câu 9. Nêu các loại khớp xương, cho ví dụ.
* Có 3 loại khớp xương:
- Khớp động: Là khớp cử động dễ dàng, Ví dụ khớp cổ tay
- Khớp bán động: Là khớp cử động hạn chế, ví dụ khớp cột sống
- Khớp bất động: Là khớp khớp không cử động được, ví dụ khớp hộp sọ
Câu10: Các hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
Trả lời:
- Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: gồm 3 hoạt động:
+ Thực bào: Hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn
+ Tế bào limphô B: Tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. Mỗi loại Kháng thể chỉ vô hiệu hóa được 1 loại Kháng nguyên
+ Tế bào limphô T: Tiết ra Prôtêin đặc hiệu phá hủy bị tế bào bị nhiễm bệnh
Câu 11. Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch.
- Miễn dịch: là khả năng con người không bị mắc một bệnh nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
+ Miễn dịch tự nhiên: có 2 loại 
* Miễn dịch bẩm sinh: Là khả năng cơ thể không bị mắc 1 số bệnh nào đó từ khi mới sinh ra
* Miễn dịch tập nhiễm: Là miễn dịch phát sinh trong đời sống do cơ thể bị mắc 1 bệnh nào đó rồi sau đó không bao giờ mắc bệnh này nữa
+ Miễn dịch nhân tạo: Con người chủ động tiêm văcxin phòng bệnh. Văcxin là chế phẩm sinh học được chế ra từ mầm bệnh mà người muốn phòng
O
O
AB
AB
A
A
B
B
A
A
Câu `12: Các nhóm máu và sơ đồ 
truyền máu: Trả lời:
- Ở ngưới có 4 nhóm máu
+ Nhóm máu O
B
B
+ Nhóm máu A
+ Nhóm máu B
+ Nhóm máu AB
Câu 13: Cấu tạo tim và hoạt động của tim, Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Trả lời:
- Cấu tạo: Gồm 4 ngăn: 2 tâm nhĩ nằm trên có thành mỏng, 2 tâm thất nằm dưới có thành dày, giữa Tâm nhĩ và Tâm thất có van nhĩ thất , giữa Tâm thất với Động mạch có van Động mạch
- Hoạt động của tin theo 1 chu kỳ 3 pha với khoảng thời gian là 0,8 giây
 + Pha nhĩ co: đẩy máu xuống tâm thất với thời gian là 0,1s
 + Pha thất co: đẩy máu vào động mạch với thời gian là 0,3s
 + Pha dãn chung: Toàn bộ tim giãn ra nghỉ ngơi với thời gian là 0,4s 
Vì nhờ có thời gian nghỉ ngơi mà các cơ tim phục hồi khả năng làm việc. Nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu 14. Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
Trả lời:
Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :
- Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
- Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.
Câu 15: Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?
Trả lời:
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn ..
- Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, 
Câu 16/ Vẽ sơ đồ quá trình đông máu. Qua đó cho biết vai trò của tiểu cầu? 
Trả lời:
 Các tế bào máu (HC,BC)
 Tiểu Cầu Khối
 Vỡ Máu đông
Máu lỏng 
 Ezim
 Chất sinh tơ máu Tơ máu 
 Ca2+ 
 Huyết tương Huyết thanh 
- Tiểu cầu vỡ giải phóng Ezim giúp hình thành tơ máu để tạo thành khối máu đông
Câu 17. Hãy giải thích vì sao máu trong mạch không bao giờ đông, nếu ra khỏi mạch là đông ngay?
Trả lời:
- Khi máu ra khỏi mạch tiểu cầu va vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương giải phóng enzim.
- Enzim này kết hợp với chất sinh tơ máu trong huyết tương và ion Ca tạo ra tơ máu.
-Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
- Còn trong mạch máu, máu không bị đông là do thành mạch trơn, nhẵn, tiểu cầu không bị vỡ không giải phóng enzim.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_202.doc