Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 8

Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 8

Câu 3. Chọn câu đúng : Một vật đứng yên khi :

A. Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.

B. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi.

C. Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi.

D. Vị trí của nó so với điểm mốc luôn thay đổi.

Câu 4. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.

B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Câu 5. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang dứng yên, tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

B. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

C. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều.

Câu 6. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

Câu 7. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

A. Đột ngột giảm vận tốc.

B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang trái.

D. Đột ngột rẽ sang phải.

 

docx 8 trang thuongle 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – VẬT LÝ 8
Câu hỏi ôn tập 
Chủ đề I: Chuyển động cơ học.
1, Thế nào là chuyển động cơ học?
2, Chuyển động và đứng yên có tính chất gì?
3, Nêu các dạng quỹ đạo của chuyển động?
4, a) Độ lớn của vận tốc cho em biết điều gì? 
 b) Viết và giải thích công thức tính vận tốc?
6, Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên 1 quãng đường, 2 quãng đường, nhiều quãng đường?
Chủ đề II: Lực cơ 
1, Nêu quy ước biểu diễn lực?
2, Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật?
3, Có những loại lực ma sát nào? Lực ma sát là có lợi hay có hại?
Chủ đề III: Áp lực, áp suất
1, Áp lực là gì?
2, Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức tính áp suất và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức? Nêu các đơn vị tính áp suất?
3, Viết công thức tính áp suất chất lỏng; giải thích và nêu đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức? 
4, Áp suất khí quyển có mối liên hệ nào với độ cao so với mặt nước biển?
5, Viết và giải thích công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật bị nhúng trong chất lỏng.
6, Nêu điều kiện để vật nổi lên, vật chìm xuống, vật lơ lửng trong chất lỏng? (So sánh: Trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của chất lỏng)
Chủ đề IV: Công – Định luật về công.
1, Khi nào có công cơ học?
2, Viết công thức tính công và giải thích các đại lượng, nêu đơn vị đo? 
3, Phát biểu định luật về công?
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
Người lái đò đứng yên so với dòng nước
Người lái đò chuyển động so với dòng nước
Người lái đò đứng yên so với bờ sông
Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 2. Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì
Máy bay đang chuyển động 
Người phi công đang chuyển động
Hành khách đang chuyển động
Sân bay đang chuyển động.
Câu 3. Chọn câu đúng : Một vật đứng yên khi :
Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.
Vị trí của nó so với vật mốc không đổi.
Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi.
Vị trí của nó so với điểm mốc luôn thay đổi.
Câu 4. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.
Vận động viên chạy 100m đang về đích.
Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.
Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.
Câu 5. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang dứng yên, tiếp tục đứng yên?
Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
Hai lực cùng phương, ngược chiều.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều.
Câu 6. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng 
Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
Câu 7. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
Đột ngột giảm vận tốc.
Đột ngột tăng vận tốc.
Đột ngột rẽ sang trái.
Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
Lực xuất hiện giữa dây cuaroa và bánh xe truyền chuyển động.
Câu 9. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 10. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
Lực ma sát cùng hướng với chuyển động của vật.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
 Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
Câu 11. Chọn đáp án đúng : Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi :
Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
Ô tô đang chuyển động đột ngột hãm phanh.
Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
Xe đạp đang xuống dốc.
Câu 12. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây 
Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
Ma sát giữa cốc nước đặt nằm yên trên mặt bàn với mặt bàn.
Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
Ma sát giữa má phanh và vành xe.
Câu 13. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng ?
Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 14. Một áp lực 600N gây áp suất 3000 Pa lên diện tích bị ép có độ lớn:
2000 cm2 	B. 200 cm2	C. 20 cm2	D. 0,2 cm2
Câu 15. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Áp suất của chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 16. Càng lên cao, áp suất khí quyển
Càng tăng.	B. Càng giảm. C. Không thay đổi. 	D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
Câu 17. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Câu 18. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào
Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Trọng lượng riêng và thể tích của vật.
Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 19. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi.
Câu 20. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là
Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước.
Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
Lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 21. Khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ
Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt nước.
Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Câu 22. Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào Thủy ngân (Hg) thì:
Nhẫn nổi vì dAg > dHg. 	B. Nhẫn nổi vì dAg < dHg. 
C. Nhẫn chìm vì dAg > dHg. 	D. Nhẫn chìm vì dAg < dHg. 
Câu 23. Nhúng chìm 3 quả cầu bằng : Đồng, Nhôm, Chì có khối lượng bằng nhau vào trong cùng một bình nước, lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất?
Quả cầu Đồng B. Quả cầu Nhôm 
C. Quả cầu Chì. D. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 3 quả cầu là như nhau.
Câu 24: Cặp lực nào trong hình là cặp lực cân bằng?
F’
F
F’
F
F’
F
F’
F
A
B
C
D
Câu 25: 
Ba quả cầu thép nhúng trong nước. Lực Ác si mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất?
A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất.
B. Quả 2, vì nó lớn nhất.
C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất
D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước.
1
2
3
C. Bài tập giải thích hiện tượng và vẽ hình.
Bài 1. Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đang đứng yên. Ai nói đúng ? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau?
Bài 2. Có người nói : “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc ”. Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình?
Bài 3. Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực ở hình vẽ dưới đây:
 A 
 FC FK
 50N 
 F 
 300 100N 
 P
Bài 4. Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 500N.
Trọng lực của một vật có khối lượng m = 15kg, tỉ xích 1cm ứng với 50N.
 Quả cầu 0,2kg được treo vào sợi dây cố định.Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm.
Bài 5. Hãy giải thích các hiện tượng sau đây( dùng kiến thức về quán tính):
Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.
Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
Đặt một cốc nước trên một tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên.
Bài 6. Hãy giải thích các hiện tượng sau (dùng kiến thức về lực ma sát)
Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
Để tiếng đàn phát ra to rõ ràng thì ta phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn nhị).
Khi cần di chuyển những cỗ máy nặng, để di chuyển dễ dàng ta phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy này.
Trong các bộ phận hoặc chi tiết máy chuyển động thường có lắp ổ bi giúp cho máy móc hoạt động dễ dàng hơn.
Bài 7. Dùng kiến thức về áp suất để giải thích các hiện tượng sau:
Máy kéo (hoặc xe tăng) nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này
Mũi kim (hoặc mũi đinh) thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn.
Bài 8. Dùng kiến thức về áp suất chất lỏng, bình thông nhau để giải thích các hiện tượng sau:
Khi lặn xuống biển sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Các bác thợ xây thường sử dụng ống Ti-ô để đánh thăng bằng (là một đoạn ống bằng nhựa trong mềm, bên trong đựng đầy nước).
Bài 9. Dùng kiến thức về áp suất khí quyển để giải thích các hiện tượng sau:
 Khi lộn ngược một cốc đựng đầy nước được đậy kín bằng một tờ bìa không thấm nước thì nước không chảy ra ngoài.
Trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ.
Khi nhà du hành vũ trụ đi ra ngoài khoảng không vũ trụ thì phải mặc một bộ đồ du hành. 
Bài 10. Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồngvào hai phía của cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Vì sao? (dùng kiến thức về lực đẩy Ác-si-mét)
Bài 11. Dùng kiến thức về Sự nổi giải thích các hiện tượng sau:
Em có hai lá thiếc mỏng giống nhau, một lá vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, lá còn lại gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi.
Tàu ngầm khi có thể nổi lên trên mặt biển, khi lại có thể lặn sâu xuống biển.
Hàng năm có rất nhiều du khách tới thăm Biển Chết( nằm giữa I-xra-ren và Giooc-đa-ni). Biển mang tên này vì nước ở đây rất mặn, khiến các sinh vật biển không thể sinh sống được. Người ta đến thăm Biển Chết không phải chỉ vì phong cảnh mà còn vì một điều kì lạ: mọi người đều có thể nổi trên mặt biển dù không biết bơi. 
D. Bài tập tính toán
Loại 1: Toán vận tốc
Bài 1. Một người đi xe đạp trên quãng đường xuống dốc AB dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp quãng đường BC nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe 
Trên quãng đường dốc AB?
Trên quãng đường nằm ngang BC?
Trên quãng đường AC?
Bài 2. Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường?
Loại 2: Bài toán về Áp suất – Áp suất chất lỏng - Máy nén thủy lực.
Bài 1. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hãy tính trọng lượng và khối lượng của người đó?
Bài 2. Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m?
Bài 3. Trong máy nén thủy lực, pit-tông lớn có diện tích 250cm2, pit-tông nhỏ có diện tích 2,5cm2. Tính lực nâng tác dụng lên pit-tông lớn khi tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực 50N ?
Loại 3: Bài toán về Lực đẩy Ác-si-mét và Sự nổi
Bài 1. Móc một vật vào lực kế. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3. Bỏ qua Lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Hãy tính thể tích của vật ?
Bài 2. Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m; cho trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3?
Bài 3. Một phao bơi có thể tích 25dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi dìm phao trong nước? Cho trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3
Loại 4: Bài tập về công cơ học – Định luật về công
Bài 1. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500 kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này
Bài 2. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N, trong 5 phút công thực hiện được là 360 kJ. Tính vận tốc của xe ngựa?
Bài 3. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. 
Hỏi người công nhân đó phải kéo dây đi một đoạn dài bao nhiêu?
Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?
Tính công thực hiện bằng 2 cách?
E. Một số bài tập vận dụng cao
Bài 1*. Hai người đi xe đạp cùng khởi hành một lúc và chuyển động thẳng, cùng chiều. Ban đầu họ cách nhau 0,48km. Người thứ nhất đi với vận tốc 5m/s và sau 4 phút thì đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của người thứ hai?
Bài 2*. Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2?
Bài 3*. Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ them xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 và của xăng là 7000 N/m3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8.docx