Đề kiểm tra cuối học kì I Công nghệ 8 - Lê Thanh Tuấn

Đề kiểm tra cuối học kì I Công nghệ 8 - Lê Thanh Tuấn

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

 CÔNG NGHỆ 8

Thời gian: 45 phút

Hãy chọn câu trả lời phù hợp nhất:

Câu 1: Trên bản vẽ kĩ thuật, vị trí của hình chiếu bằng là

 A. ở dưới hình chiếu cạnh. B. ở bên phải hình chiếu cạnh.

 C. ở dưới hình chiếu đứng. D. ở bên phải hình chiếu đứng.

Câu 2: Hình biểu diễn ở bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng phép chiếu nào ?

 A. Phép chiếu xuyên tâm. B. Phép chiếu vuông góc.

 C. Phép chiếu song song. D. Phép chiếu tổng hợp.

Câu 3: Hình nào sau đây thuộc khối đa diện ?

 A. Hình trụ. B. Hình lăng trụ đều.

 C. Hình nón. D. Hình cầu.

Câu 4: Một lăng kính hình lăng trụ tam giác đều. Khi đặt mặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu bằng là hình

 A. tam giác đều. B. tam giác cân.

 C. hình vuông. D. hình chữ nhật.

 

docx 11 trang Phương Dung 01/06/2022 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Công nghệ 8 - Lê Thanh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Phú Long
Tổ: Hóa-Lí -Sinh- Nhạc- Mỹ thuật
 Giáo viên
Lê Thanh Tuấn
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I CÔNG NGHỆ 8
	I. MỤC TIÊU:
Đáp ứng được các kiến thức, kĩ năng trong chương trình từ bài 1 đến bài 34 môn Công nghệ 8.
Rèn luyện tư duy tưởng tượng không gian về vẽ kĩ thuật và cơ khí, khơi dậy khả năng ham thích học vẽ kĩ thuật và cơ khí của HS.
Đánh giá đúng năng lực HS, để điều chỉnh kế hoạch bài dạy của GV, năng lực tự học của HS cho phù hợp.
II. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ
 1. Ma trận 
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Trắc nghiệm khách quan 20 câu: 10 điểm
TT
Đơn vị kiến thức, kĩ năng
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Tổng số câu
Tổng điểm
NB
TH
VD
VD cao
TN
TL
TN
TL
1
Bài 1: Khái niệm bản vẽ kĩ thuật; vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất.
1
1
0,5
2
Bài 2 + 3
Hình chiếu của vật thể-TH Hình chiếu
1
1
0,5
3
Bài 4-5: Bản vẽ các khối đa diện-TH đọc bãn vẽ khối đa diện
1
1
0,5
4
Bài 6-7: Bản vẽ các khối tròn xoay- TH đọc bãn vẽ khối tròn xoay
1
1
0,5
5
Bài 8: Hình Cắt
1
1
0,5
6
Bài 9: Bản vẽ chi tiết
1
1
0,5
7
Bài 11- 12: Biểu diễn ren-TH đọc bản vẽ có ren
1
1
0,5
8
Bài 13: Bản vẽ lắp
1
1
0,5
9
Bài 15: Bản vẽ nhà
1
1
0,5
10
Bài 18: Vật liệu cơ khí
1
0,5
11
Bài 20: Dụng cụ cơ khí
1
0,5
12
Bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép
1
0,5
13
Bài 25-26: Mối ghép cố định-MG không tháo được; Mối ghép tháo được.
1
1
2
1,0
14
Bài 27: Mối ghép động
1
0,5
15
CHỦ ĐỀ: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG(gồm bài 29, 30, 31)
1
1
2
1,0
16
Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
1
0,5
17
Bài 33: An toàn điện
1
0,5
18
Bài 34-35: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện
1
0,5
Tổng Số Câu
8
6
4
2
20
10,0
Tổng điểm
4,0
3,0
2,0
1,0
20
10,0
2. BẢN ĐĂC TẢ
TT
Đơn vị kiến thức, kĩ năng
Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
NB
TH
VD
VD cao
1
Bài 1:. Khái niệm bản vẽ kĩ thuật; vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất.
Nhận biết
-Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật, kể được các ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và thực tế sản xuất.
Vận dụng
Liên hệ được với thực tế về ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật
 1
2
Bài 2 + 3
Hình chiếu của vật thể-TH Hình chiếu
Nhận biết
- Nhận biết vị trí các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
Thông hiểu
- Biểu diễn được hình chiếu trên bản vẽ, hình dung được hình dạng của vật thể.
- Mô tả được việc thay đổi hướng chiếu khi vẽ hình chiếu, hình chiếu các mặt, các cạnh của vật thể.
- Phân tích được các phép chiếu, các mặt phẳng chiếu, các hình chiếu, các cách biểu diễn hình chiếu cơ bản trên bản vẽ kĩ thuật.
- Phân tích được hai hình chiếu để vẽ hình chiếu thứ 3.
- Nâng cao kĩ năng phân tích vật thể và xác định đúng vị trí hình chiếu của vật thể.
1
3
Bài 4-5: Bản vẽ các khối đa diện-TH đọc bãn vẽ khối đa diện
Thông hiểu
- Trình bày được khái niệm khối hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều..
Vận dụng
- Biểu diễn được hình chiếu của các khối đa diện với các kí hiệu kích thước cơ bản trên mặt phẳng chiếu.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ, đọc chính xác các hình chiếu của các khối đa diện.
1
4
Bài 6-7: Bản vẽ các khối tròn xoay-TH đọc bãn vẽ khối tròn xoay
Nhận biết
- Trình bày được khái niệm về khối tròn xoay.
- Nhận dạng được các hình chiếu của khối tròn xoay để đọc được bản vẽ các khối tròn xoay qua ví dụ SGK.
- Phân tích được vật thể có dạng hình trụ, hình nón và hình cầu.
- Áp dụng kiến thức đã học về phép chiếu vuông góc để vẽ được hình chiếu của các khối tròn xoay trên bản vẽ kĩ thuật.
1
5
Bài 8: Hình Cắt
Nhận biết
- Trình bày được khái niệm và công dụng của hình cắt trong thiết kế.
- Từ quan sát mô hình và hình vẽ của ống lót, hình thành khái niệm về hình cắt, biểu diễn hình cắt.
-Vẽ được hình cắt từ vật thể đơn giản
-Nhận biết kí hiệu gạch gạch khi vẽ hình cắt.
1
6
Bài 9: Bản vẽ chi tiết
Nhận biết:
Trình bày được nội dung, công dụng bản vẽ chi tiết và các bước đọc bản vẽ chi tiết
1
7
Bài 11- 12: Biểu diễn ren-TH đọc bản vẽ chi tiết có ren
Thông hiểu
- Trình bày được nội dung bản vẽ chi tiết có ren ; các bước đọc bản vẽ chi tiết có ren.
Vận dụng
- Đọc và mô tả được chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật. Phân tích được kiểu ren qua kí hiệu. 
1
8
Bài 13: Bản vẽ lắp
Nhận biết
- Sử dụng đúng tiêu chuẩn về vật liệu và dụng cụ vẽ. Biết công dụng bản vẽ lắp
Vận dụng
- Phân tích được nội dung bản vẽ lắp đơn giản.
- Đọc được bản vẽ lắp
1
9
Bài 15: Bản vẽ nhà
Thông hiểu
- Phân tích được nội dung, ứng dụng thực tế của bản vẽ nhà.
- Đọc bản vẽ nhà theo đúng trình tự nhất định.
Vận dụng
Phân tích và đọc được kích thước các bộ phận trên bản vẽ nhà
1
10
Bài 18: Vật liệu cơ khí
Nhận biết
Nhận biết được vật liệu kim loại màu, kim loại đen: thành phần, tỉ lệ cacbon, các loại vật liệu thép. Nhận biết được vật liệu phi kim loại: đặc điểm, tính chất, công dụng của chất dẻo, cao su.
Thông hiểu
Trình bày được t/ chất của vật liệu cơ khí và ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí: t/chất cơ học, vật lí, hoá học và t/chất công nghệ.
Vận dụng
 Lựa chọn vật liệu cơ khí phù hợp với yêu cầu chế tạo, sử dụng tạo năng suất lao động cao giảm tiêu tốn năng lượng không cần thiết (nhiệt năng, điện năng )
1
11
Bài 20: Dụng cụ cơ khí
Nhận biết
Nhận biết được hình dáng một số loại d/cụ cơ khí thông dụng. Phân chia được nhóm d/cụ đo và kiểm tra, d/cụ tháo lắp và kẹp chặt, d/cụ gia công.
Thông hiểu
Mô tả được cấu tạo, nhận xét được vật liệu để chế tạo một số d/cụ cơ khí. Sử dụng đúng công dụng của các d/cụ.
Vận dụng
 Sử dụng đúng dụng cụ cơ khí khi gia công, hiểu rõ kĩ thuật sử dụng các dụng cụ cơ khí, tính toán vật liệu hợp lí sẽ tiết kiệm thời gian sản xuất tạo năng suất lao động cao, giảm chi phí năng lượng cần thiết.
1
12
Bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép
-Kiến thức: Giải thích được khái niệm chi tiết máy (CTM).
Thông hiểu
Phân loại được CTM, nhóm CTM dựa trên công dụng của chúng. Trình bày được khái niệm mối ghép; mô tả được mối ghép 13động, mối ghép cố định và liên hệ thực tế lấy ví dụ.
 Vận dụng
Sử dụng chi tiết máy trong các nhóm chi tiết hoặc cụm chi tiết trong sửa chữa, thay thế tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng sản xuất các chi tiết máy.
1
13
Bài 25-26: Mối ghép cố định-MG không tháo được; Mối ghép tháo được.
-Kiến thức: Trình bày được khái niệm, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép cố định; Trình bày được khái niệm mối ghép bằng ren.
Thông hiểu
Mô tả được đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng ren, mối ghép không tháo được: mối ghép bằng đinh tán. Nhận dạng được mối ghép ren, mối ghép bằng đinh tán trong thực tế kĩ thuật và đời sống. 
Vận dụng
-Sử dụng các loại mối ghép trong cơ khí để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng chế tạo ra các chi tiết góp phần tiết kiệm năng lượng.
-Lựa chọn các mối ghép phù hợp với yêu cầu sử dụng, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật tiết kiệm được năng lượng trong chế tạo và sản xuất.
1
1
14
Bài 27: Mối ghép động
Thông hiểu
- Giải thích được khái niệm mối ghép động.
-Trình bày, mô tả được các loại khớp động. Liệt kê được những ứng dụng của mối ghép động và khớp động trong kĩ thuật và đời sống. 
Vận dụng
 - Sử dụng các loại mối ghép trong cơ khí để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng chế tạo ra các chi tiết góp phần tiết kiệm năng lượng.
- Lựa chọn các mối ghép phù hợp với yêu cầu sử dụng, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật tiết kiệm được năng lượng trong chế tạo và sản xuất.
1
15
CHỦ ĐỀ: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
(gồm bài 29, 30, 31)
Thông hiểu
+Giải thích được khái niệm truyền chuyển động; Trình bày được khái niệm biến đổi chuyển động. Trình bày được vai trò của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.
+TH: đo được đường kính của các bánh đai; đếm được số răng của các bánh răng, xích.
+Mô tả được cấu tạo của một số cơ cấu truyền động. Trình bày được NLLV và ứng dụng của một số cơ cấu truyền động trong thực tế kĩ thuật và đời sống; Mô tả được cấu tạo của cơ cấu và trình bày được NLLV của 2 loại cơ cấu trên. Liệt kê được ƯD trong kĩ thuật và thực tế của 2 cơ cấu trên.
+TH: tính toán được tỉ số truyền của các cơ cấu trên qua đo và đếm các thông số kĩ thuật; Tháo, lắp đúng trình tự.
1
1
16
Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Nhận biết
Định nghĩa được điện năng. Trình bày được khái quát về SX điện năng của các nhà máy điện; điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác.
Thông hiểu
 Mô tả được thiết bị để truyền tải và cấp điện áp khi truyền tải. Phân tích được vai trò của điện năng trong đ/s: điện năng là nguồn năng lượng chính để sử dụng các đồ dùng, thiết bị, phương tiện sinh hoạt,....; giải thích được vai trò quan trọng của điện năng trong SX của các ngành kinh tế và đ/s.
-Phần I: Hiểu điện năng được sản xuất do biến đổi nhiều dạng năng lượng khác thông qua các nhà máy điện để từ đó thấy rõ năng lượng điện không phải là nguồn vô tận, phải tiết kiệm. Truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ có tổn thất năng lượng. vì vậy, cần áp dụng biện pháp nâng cao điện áp khi truyền tải để giảm tổn thất. 
-Phần II: điện năng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các máy móc, thiết bị và phương tiện hoạt động để phục vụ sản xuất và đời sống. con người cần phải tiết kiệm, sử dụng hợp lí năng lượng điện trong sản xuất và đời sống để góp phần tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
1
17
Bài 33: An toàn điện
Thông hiểu
- Trình bày được điện năng gắn liền với sản xuất và sinh hoạt của con người; tác động của dòng điện đến cơ thể người khi bị điện giật. Trình bày được việc đứng ở khu vực dây dẫn có điện đứt rơi xuống đất bị tai nạn điện.
- Mô tả được việc chạm vào vật mang điện bị tai nạn điện. Phân tích được quy định về khoảng cách bv an toàn đối với lưới điện cao áp. Giải thích được các biện pháp an toàn khi sử dụng các ĐDĐ và thiết bị điện.
- Có ý thức tuân theo quy định ngắt điện khi sửa chữa điện; chọn và sử dụng đúng d/cụ và các biện pháp cách điện khi sửa chữa điện. 
Vận dụng
- Các nguyên nhân gây tai nạn điện trong đó có nguyên nhân dây dẫn bị đứt sẽ gây tổn thất năng lượng điện.
-Áp dụng các biện pháp an toàn điện để tránh tổn hao năng lượng điện trên mạch điện và các thiết bị điện. Dùng quá tải với lưới điện làm điện áp bị giảm, không đảm bảo được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối, công suất máy điện giảm) lãng phí điện năng.
1
18
Bài 34-35: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện
Thông hiểu
- Giải thích được công dụng, cấu tạo của các d/cụ bv an toàn điện; Thực hiện được việc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Phân tích được đặc điểm cấu tạo vật liệu để đảm bảo cách điện khi chạm vào các vật mang điện; Phân tích được các bộ phận của bút thử điện, cách sử dụng bút thử điện trong sửa chữa và kiểm tra; giải thích được NLLV của bút thử điện; Làm đúng các thao tác sơ cứu nạn nhân bị điện giật.
 Vận dụng
Tuân thủ các quy tắc an toàn điện.
1
Trường: THCS Phú Long
Tổ: Hóa-Lí -Sinh- Nhạc- Mỹ thuật
 ĐỀ 1
Lê Thanh Tuấn
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 CÔNG NGHỆ 8
Thời gian: 45 phút
Hãy chọn câu trả lời phù hợp nhất:
Câu 1: Trên bản vẽ kĩ thuật, vị trí của hình chiếu bằng là 
 A. ở dưới hình chiếu cạnh. 	B. ở bên phải hình chiếu cạnh.
 C. ở dưới hình chiếu đứng. 	 D. ở bên phải hình chiếu đứng.
Câu 2: Hình biểu diễn ở bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng phép chiếu nào ? 
 A. Phép chiếu xuyên tâm. 	B. Phép chiếu vuông góc.
 C. Phép chiếu song song. 	D. Phép chiếu tổng hợp. 
Câu 3: Hình nào sau đây thuộc khối đa diện ? 
 A. Hình trụ. 	B. Hình lăng trụ đều.
 C. Hình nón. 	 D. Hình cầu.
Câu 4: Một lăng kính hình lăng trụ tam giác đều. Khi đặt mặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu bằng là hình 
 A. tam giác đều. B. tam giác cân.
 C. hình vuông. D. hình chữ nhật.
Câu 5: Hình cắt dùng để biểu diễn hình dạng ......... của vật thể. 
 A. phía trước B. phía sau C. bên ngoài D. bên trong
Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào là đúng ? 
 A. Hình biểu diễn - kích thước - khung tên - yêu cầu kỹ thuật - tổng hợp.
 B. Hình biểu diễn -khung tên - kích thước – tổng hợp - yêu cầu kỹ thuật.
 C. Khung tên - hình biểu diễn - kích thước - yêu cầu kỹ thuật – tổng hợp.
 D. Kích thước - hình biểu diễn - tổng hợp - khung tên - yêu cầu kỹ thuật.
Câu 7: Theo qui ước vẽ ren nhìn thấy, đường nào sau đây được vẽ bằng nét liền mảnh ? 
 A. Đường đỉnh ren.	 	B. Đường chân ren.
 C. Đường giới hạn ren.	 	D. Vòng đỉnh ren.
Câu 8: Trên bulông có ren. Vậy ren đó có tên gọi là gì ? 
 A. Ren ngoài. 	 	B. Ren lỗ. 
 C. Ren bị che khuất.	 	D. Ren trong.
Câu 9: Muốn biết sản phẩm cơ khí có bao nhiêu chi tiết, mỗi chi tiết làm bằng vật liệu gì ta dựa vào nội dung nào của bản vẽ lắp ? 
 A. Hình biểu diễn. B. Kích thước của bản vẽ lắp. 
 C. Bảng kê. D. Khung tên. 
Câu 10: Kí hiệu sau đây là kí hiệu của 
 A. cửa sổ đơn. 	 B. cửa sổ kép.
 C. cửa đi 1 cánh. 	D. cửa đi đơn 2 cánh.
Câu 11: Trong cơ khí đặc biệt quan tâm đến 2 tính chất là
 A. cơ tính và lí tính. B. cơ tính và hóa tính.
 C. cơ tính và tính công nghệ. D. lí tính và hóa tính.
Câu 12: Tính cứng thuộc nhóm tính chất nào sau đây của vật liệu cơ khí ?
 A. Cơ tính. B. Lí tính. C. Hóa tính. D. Tính công nghệ.
Câu 13: Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại là
 A. tính dẫn điện. B. tính đàn hồi. 
 C. thành phần sắt và cacbon. D. khả năng tái chế.
 Câu 14: Sự khác nhau cơ bản giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn là
 A. tính dẫn điện. B. tính đàn hồi. 
 C. thành phần sắt và cacbon. D. khả năng tái chế.
 Câu 15: Tua vít thuộc nhóm dụng cụ nào sau đây ?
 A. Dụng cụ đo và kiểm tra. B. Dụng cụ tháo lắp.
 C. Dụng cụ kẹp chặt.	 D. dụng cụ gia công.
Câu 16: Phần tử nào sau đây KHÔNG phải là chi tiết máy ?
 A. Mảnh vỡ máy. B. Vòng bi. C. Khung xe đạp. D. Đai ốc. 
Câu 17: Mối ghép nào sau đây thuộc mối ghép động ?
 A. Mối ghép đinh tán. B. Mối ghép bằng ren.
 C. Mối ghép bu long. D. Mối ghép xi lanh-pít tông.
Câu 18: Phát biểu náo sau đây là SAI ?
 Để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần
 A. bôi trơn thường xuyên. B. làm bằng vật liệu chịu mài mòn.
 C. dùng vòng bi thay cho bạc lót. D. làm nhám bề mặt tiếp xúc.
Câu 19: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
 A. Đĩa xích còn gọi là đĩa dẫn. B. Tỉ số truyền i = 0,4.
 C. Đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích. D. Tỉ số truyền i xác định.
Câu 20: Chi tiết nào sau đây KHÔNG thuộc cơ cấu tay quay- con trượt ?
 A. Tay quay. B. Thanh truyền. C. Thanh lắc. D. Giá đỡ.
Trường: THCS Phú Long
Tổ: Hóa-Lí -Sinh- Nhạc- Mỹ thuật
 ĐỀ 2
Lê Thanh Tuấn
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 CÔNG NGHỆ 8
Thời gian: 45 phút
Hãy chọn câu trả lời phù hợp nhất:
Câu 1: Hình chiếu đứng có hướng chiếu 
 A. từ trước tới.	B. từ trên xuống.
 C. từ trái sang.	D. từ phải sang.
Câu 2: Tên gọi hình chiếu và hình cắt ở hình bên là 
 A. hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có cắt cục bộ.
 B. hình chiếu bằng và hình chiếu bằng có cắt cục bộ.
 C. hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng có cắt cục bộ.
 D. hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
Câu 3: Vòng chân ren được vẽ như thế nào trên bản vẽ kĩ thuật ?
 A. Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm. 	B. Vẽ đóng kín bằng nét liền mảnh.
 C. Vẽ hở bằng nét liền đậm. 	D. Vẽ hở bằng nét liền mảnh.
Câu 4: Ren hệ mét có đường kính là 10, bước ren là 2 được kí hiệu 
 A. Sq 10x2. B. M 10x2. C. M 10x2 LH. 	 D. Sq10x2 LH.
Câu 5: Trong bản vẽ nhà, tỉ lệ bản vẽ 1: 2 có nghĩa là 
 A. kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài thực tế 0,5 lần.
 B. bản vẽ phóng to so với vật thật.
 C. kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài thực tế 2 lần.
 D. bản vẽ bằng với vật thật.
Câu 6: Hình bên là hình chiếu của khối
 A. hình nón.
 B. hình lăng trụ.
 C. hình chóp đều. 
 D. hình hộp.
Câu 7: Bạn Sơn đặt hộp sữa ông thọ nằm ngang có mặt đáy là hình tròn song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh và hình chiếu đứng của hộp sữa lần lượt là
 A. các hình tròn.	 B. hình chữ nhật và hình tròn.
 C. hình tròn và hình chữ nhật. 	D. các hình chữ nhật. 
Câu 8: Bản vẽ nhà KHÔNG có nội dung nào sau đây ?
 A. Hình biểu diễn. B. Kích thước. C. Bảng kê. D. Khung tên.
Câu 9: Hình nào sau đây thuộc khối tròn xoay ? 
 A. Hình trụ. B. Hình lăng trụ đều.
 C. Hình chóp đều. D. Hình hộp chữ nhật.
Câu 10: Để biết chiều cao nền, tường và mái nhà, ta căn cứ vào
 A. mặt đứng. B. mặt bằng. C. mặt cắt. D. hình cắt.
Câu 11: Sự khác nhau cơ bản giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn là
 A. tính dẫn điện. B. khả năng tái chế. 
 C. thành phần sắt và cacbon. D. tính đàn hồi.
 Câu 12: Búa thuộc nhóm dụng cụ nào sau đây ?
 A. Dụng cụ đo và kiểm tra. B. Dụng cụ tháo lắp.
 C. Dụng cụ kẹp chặt.	 D. dụng cụ gia công.
Câu 13: Phần tử nào sau đây KHÔNG phải là chi tiết máy ?
 A. Vòng bi. B. Mảnh vỡ máy. C. Khung xe đạp. D. Đai ốc. 
Câu 14: Mối ghép nào sau đây thuộc mối ghép cố định không tháo được ?
 A. Mối ghép đinh tán. B. Mối ghép bằng ren.
 C. Mối ghép bu long. D. Mối ghép xi lanh-pít tông.
Câu 15: Phát biểu náo sau đây là SAI ?
 Để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần
 A. bôi trơn thường xuyên. B. làm bằng vật liệu chịu mài mòn.
 C. dùng vòng bi thay cho bạc lót. D. làm nhám bề mặt tiếp xúc.
Câu 16: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
 A. Đĩa líp còn gọi là đĩa dẫn. B. Tỉ số truyền i = 2,5.
 C. Đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích. D. Tỉ số truyền i xác định.
Câu 17: Chi tiết nào sau đây KHÔNG thuộc cơ cấu tay quay- thanh lắc ?
 A. Tay quay. B. Thanh truyền. C. Giá đỡ. D. Con trượt. 
Câu 18: Trong cơ khí đặc biệt quan tâm đến 2 tính chất là
 A. cơ tính và lí tính. B. cơ tính và hóa tính.
 C. cơ tính và tính công nghệ. D. lí tính và hóa tính.
Câu 19: Tính dẫn điện thuộc nhóm tính chất nào sau đây của vật liệu cơ khí ?
 A. Cơ tính. B. Lí tính. C. Hóa tính. D. Tính công nghệ.
Câu 20: Sự khác nhau cơ bản giữa chất dẻo và cao su là
 A. tính dẫn điện. B. tính đàn hồi. 
 C. thành phần sắt và cacbon. D. khả năng tái chế.
Trường: THCS Phú Long
Tổ: Hóa-Lí -Sinh- Nhạc- Mỹ thuật-công nghệ
 ĐỀ 1
Lê Thanh Tuấn
ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 Môn : công nghệ 8
 Thời gian: 45 phút.
Hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời phù hợp nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
B
B
A
D
C
B
A
C
D
C
A
A
D
B
A
D
D
B
C
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
 Phú long, ngày 15/01/2022.
 DUYỆT BGH TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Nguyễn Thanh Tịnh Nguyễn Văn Sĩ Lê Thanh Tuấn
Trường: THCS Phú Long
Tổ: Hóa-Lí -Sinh- Nhạc- Mỹ thuật-công nghệ
 ĐỀ 2
Lê Thanh Tuấn
ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 Môn : công nghệ 8
 Thời gian: 45 phút.
Hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời phù hợp nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
D
D
B
A
C
C
C
A
C
B
D
B
A
D
A
D
C
B
B
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
 Phú long, ngày 15/01/2022.
 DUYỆT BGH TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Nguyễn Thanh Tịnh Nguyễn Văn Sĩ Lê Thanh Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_cong_nghe_8_le_thanh_tuan.docx