Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đinh Bằng Giang

Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đinh Bằng Giang

Câu 1: Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường. Câu nào đúng?

A. Người lái xe chuyển động so với ô tô

B. Ô tô chuyển động so với cây cối bên đường

C. Người lái xe đứng yên so với nhà cửa bên đường

D. Ô tô chuyển động so với người lái xe

Câu 2: Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?

A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp

C. Chuyển động đều của xe đạp D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

Câu 3: Một người đi xe máy với vận tốc 40km/h trong thời gian 2 giờ. Quãng đường người đó đi được là:

A. 20km B. 80m C. 80km D. 42km

Câu 4: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 5: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

 10N

A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.

B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.

 

docx 4 trang thuongle 7210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đinh Bằng Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Vật lý 8
Thời gian làm bài 45 phút
™ 1 ˜
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm các kiến thức cơ bản từ đầu học kỳ I, vận dụng vào việc giải thích các bài tập cơ bản.
2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức vào bài tập và giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống.
3. Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong kiểm tra.
4. Các phẩm chất, năng lực cần đạt:
+ Phẩm chất: Tự tin, biết chia sẻ, yêu thương
+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.
II. Hình thức kiểm tra: TNKQ (40%) + Tự luận (60%)
III. Phương án đánh giá
- Hình thức: Trả lời các câu hỏi, làm bài tập, giải thích hiện tượng trong thực tế đời sống.
- Công cụ: Nhận xét, cho điểm.
- Thời điểm: Sau bài giảng 
IV. Chuẩn bị
- GV: Kế hoạch bài học. Đề kiểm tra trên bảng phụ
- HS: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.
 V. Hoạt động dạy học
Ma trận đề
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chuyển động cơ học
- Nhận biết được 1 vật đứng yên và chuyển động.
- Phân biệt được chuyển động.
- Hiểu khái niệm vận tốc.
- Hiểu được tại sao chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối
- Vận dụng được công thức v = 
Số câu 
1
1
1
1
4
Số điểm
0,5
0,5
0,5
2
3,5
Tỉ lệ %
5%
5%
5%
20%
35%
Lực. Quán tính
- Nêu được KN quán tính, các yếu tố về lực.
- Hiểu được dưới tác dụng của lực thì vật sẽ thế nào?
- Hiểu được về quán tính.
- Biểu diễn được lực bằng vectơ. 
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
Số câu 
1
1
1
1
1
5
Số điểm
0,5
0,5
0,5
1
1
3,5
Tỉ lệ %
5%
5%
5%
10%
10%
35%
Áp suất.
- Nhận biết được các công thức tính áp suất
- Vận dụng được công thức tính áp suất để tính áp suất.
Số câu 
2
1
3
Số điểm
1
2
3
Tỉ lệ %
10%
20%
30%
TS câu 
4
2
2
3
1
12
TS điểm
2
1
1
5
1
10
Tỉ lệ %
20%
10%
10%
50%
10%
100%
Đề kiểm tra
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (4 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường. Câu nào đúng?
A. Người lái xe chuyển động so với ô tô
B. Ô tô chuyển động so với cây cối bên đường
C. Người lái xe đứng yên so với nhà cửa bên đường
D. Ô tô chuyển động so với người lái xe
Câu 2: Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Thời gian đi của xe đạp.
B. Quãng đường đi của xe đạp
C. Chuyển động đều của xe đạp
D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 3: Một người đi xe máy với vận tốc 40km/h trong thời gian 2 giờ. Quãng đường người đó đi được là:
A. 20km
B. 80m
C. 80km
D. 42km
Câu 4: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Phương, chiều.
B. Điểm đặt, phương, chiều.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Câu 5: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
	10N	 	
F
A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 6: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc.
B. Xe đột ngột giảm vận tốc.
C. Xe đột ngột rẽ sang phải.
D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu 7: Công thức tính áp suất là:
A. p = 
B. p = 
C. F = 
D. F = 
Câu 8: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. ; B. p= d.h; C. p = d.V;	 D. .
Phần II: Tự luận. (6 điểm)
Câu 9: (2điểm) Một ô tô khởi hành từ Bắc Kạn đi Thái Nguyên với vận tốc 43km/h. Tính thời gian đi của ô tô. Biết quãng đường Bắc Kạn - Thái Nguyên dài 86km.
Câu 10: (2điểm)
a) Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn 1500N (Tỉ xích: 1cm ứng với 500N)
b) Người ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng, xe đột ngột dừng lại thì người sẽ đổ về phía nào? Tại sao?
Câu 11: (2điểm) Một bình hình trụ cao 0,8m đựng đầy nước. Tính áp suất tại điểm A ở đáy bình và tại điểm B cách đáy 0,3m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
D
D
D
A
B
Phần II: Tự luận
Câu
Lời giải
Điểm
Câu 9
(2điểm)
Cho biết:
v = 43km/h
s = 86km
t = ?
Thời gian ô tô đi từ Bắc Kạn đến Thái Nguyên là:
Từ công thức 
0,5
0,5
1
Câu 10
(2điểm)
a) F = 1500N
	F 
	 500N
1
b) Người đổ về phía trước. Tại vì khi xe đột ngột dừng lại, người không thể thay đổi vận tốc đột ngột cùng xe được do quán tính, vì vậy người bị đổ về phía trước.
1
Câu 11
(2điểm)
Cho biết:
hA= 0,8m
hB = 0,5m
d = 10 000N/m3
pA = ?
pB = ?
Áp suất tại điểm A ở đáy bình là:
pA= d.hA = 10 000. 0,8 = 8000 (Pa)
Áp suất tại điểm B cách đáy bình 0,3m là:
pB= d.hB = 10 000. 0,5 = 5000 (Pa)
0,5
1
0,5
(Lưu ý: Mọi cách giải khác đúng đều cho điểm tối đa)
Người thực hiện
Đinh Bằng Giang
PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN VÀ NHÀ TRƯỜNG
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_din.docx