Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lần 7 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lần 7 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019

Câu 3. Một cụ bà tên Hòa năm nay 80 tuổi, chẳng may bị trượt chân ngã gãy xương cẳng tay. Cụ được người nhà đưa đi cấp cứu để bó bột liền xương tại bệnh viện.

a) Bác sĩ giải thích cho gia đình cụ Hòa như thế nào khi xương cụ dễ gãy và khi bị gãy phục hồi chậm?

b) Do tuổi cao nên cụ có thói quen thở bằng miệng. Bác sĩ khuyên cụ không nên thở bằng miệng. Em hãy giải thích tại sao bác sĩ khuyên như vậy?

c) Khi cụ bà ăn thức ăn lipit và thức ăn gluxit thì các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa có hiệu quả hai loại thức ăn này ở ruột non sẽ được hấp thụ, vận chuyển qua thành ruột non theo những con đường nào?

d) Khả năng miễn dịch của cơ thể cụ Hòa không mắc lại bệnh sởi nữa kể từ khi mắc bệnh đó lúc lên 10 tuổi khác so với khả năng miễn dịch bệnh sởi của cơ thể cụ bà khác tên là Nga khi tiêm phòng vacxin sởi từ lúc còn nhỏ như thế nào?

Câu 4. Trần Văn Hùng có cân nặng 70 kg. Trong một lần đi hiến máu nhân đạo cùng với Huy và Hoàng. Sau khi hiến máu xong bác sĩ thông báo Huy có nhóm máu AB, Hoàng có nhóm máu A còn Hùng có nhóm máu mà theo nguyên tắc truyền máu có thể truyền máu cho Huy và Hoàng.

a) Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết Hùng có nhóm máu gì? Vì sao?

b) Lượng huyết tương có trong máu của Hùng là bao nhiêu ml? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể.

 

docx 2 trang thuongle 10452
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lần 7 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MlẦN 7
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: SINH HỌC, LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Ở một người có 10 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3400ml. Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của người đó khí hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của người đó là 1 lít.
Câu 2. Có những loại mô nào cấu tạo nên ruột non người? Nêu chức năng của từng loại mô đó.
Câu 3. Một cụ bà tên Hòa năm nay 80 tuổi, chẳng may bị trượt chân ngã gãy xương cẳng tay. Cụ được người nhà đưa đi cấp cứu để bó bột liền xương tại bệnh viện.
a) Bác sĩ giải thích cho gia đình cụ Hòa như thế nào khi xương cụ dễ gãy và khi bị gãy phục hồi chậm?
b) Do tuổi cao nên cụ có thói quen thở bằng miệng. Bác sĩ khuyên cụ không nên thở bằng miệng. Em hãy giải thích tại sao bác sĩ khuyên như vậy?
c) Khi cụ bà ăn thức ăn lipit và thức ăn gluxit thì các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa có hiệu quả hai loại thức ăn này ở ruột non sẽ được hấp thụ, vận chuyển qua thành ruột non theo những con đường nào?
d) Khả năng miễn dịch của cơ thể cụ Hòa không mắc lại bệnh sởi nữa kể từ khi mắc bệnh đó lúc lên 10 tuổi khác so với khả năng miễn dịch bệnh sởi của cơ thể cụ bà khác tên là Nga khi tiêm phòng vacxin sởi từ lúc còn nhỏ như thế nào?
Câu 4. Trần Văn Hùng có cân nặng 70 kg. Trong một lần đi hiến máu nhân đạo cùng với Huy và Hoàng. Sau khi hiến máu xong bác sĩ thông báo Huy có nhóm máu AB, Hoàng có nhóm máu A còn Hùng có nhóm máu mà theo nguyên tắc truyền máu có thể truyền máu cho Huy và Hoàng.
a) Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết Hùng có nhóm máu gì? Vì sao?
b) Lượng huyết tương có trong máu của Hùng là bao nhiêu ml? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể. 
Câu 5. Một nam vận động viên điền kinh, ở trạng thái bình thường thì nhịp tim đo được 48 lần/phút còn lúc thi đấu là 150 lần/phút. Trong lúc thi đấu khi nghe hiệu lệnh xuất phát của trọng tài, vận động viên này nhanh chóng xuất phát để về đích. 
a) Thời gian một chu kì tim của vận động viên này là bao nhiêu giây khi ở trạng thái bình thường và khi thi đấu? Tại sao khi thi đấu thì nhịp tim vận động viên trên tăng lên so với lúc bình thường. 
b) Theo em thì phản ứng của các vận động viên đó với hiệu lệnh trọng tài để xuất phát có phải là phản xạ không? Vì sao? 
c) Trong một lần thi đấu, nam vận động viên trên đã không may bị hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được nên phải bỏ thi đấu. Hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được gọi là hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng đó.
d) Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào của vận động viên đó.
e) Để cơ thể có thể lực tốt nhất khi thi đấu thì vận động viên trên luôn duy trì ăn đầy đủ các chất, nhất là các thức ăn giàu prôtêin. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non của vận động viên này là gì? Thức ăn giàu prôtêin sẽ được tiêu hóa ở khoang miệng và ở dạ dày của vận động viên này như thế nào?
Câu 6.
	a. Có người nói “ Bên cạnh não, tuỷ cũng có vai trò điều khiển sự vận động của cơ thể”. Bằng kiến thức đã học em hãy thiết kế một thí nghiệm trên ếch đồng để chứng minh điều người đó nói là đúng.
	b. Giải thích tại sao người say rượu thường có biểu hiện “Chân nam đá chân chiêu” trong lúc đi ? Khoa học hiện nay có thể nối các dây thần kinh bị đứt ở các vết thương, sau một thời gian hoạt động thần kinh liên quan đến vùng bị tổn thương được phục hồi. Hãy cho biết tế bào thần kinh có đặc tính nào mà y học có thể làm được như vậy ?
Câu 7. Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước.
a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn?
b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm?
c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao?
d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người?
Câu 8. Trong một gia đình có 4 người thì có tới 3 người hút thuốc lá. Trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ thì người phụ nữ duy nhất trong gia đình không hút thuốc lá đã bị kết luận bị bệnh ung thư do các chất độc hại có trong khói thuốc lá gây lên. Các chất độc hại đó là những chất nào? Người phụ nữ này bị bệnh ung thư gì? Theo y học ngày nay thì người phụ nữ này cũng được coi là một hình thức hút thuốc lá khi sống chung với người hút thuốc lá. Theo em, đó là hình thức hút thuốc lá chủ động hay thụ động? Vì sao?
-------------HẾT------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_lan_7_sinh_hoc_lop_8_nam.docx