Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học Lớp 8

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học Lớp 8

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh vận dụng các câu lệnh có cấu trúc trong giải bài tập

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng câu lệnh có cấu trúc vào giải các bài toán

3.Thái độ: Học sinh tích cực trong thực hành, linh họat khi vận dụng vào thự tế

B. PHƯƠNG PHÁP

Thực hành

C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

Gv: Bài tập thực hành

Hs: Làm các bài tập ở nhà

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc nắm các câu lệnh

3. Bài mới

Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng S = 1+2+.+N.

Cách 1: Dùng vòng lặp FOR.

Program TinhTong;

Uses crt;

Var N,i,S:integer;

Begin

 Clrscr;

 Write('Nhap vao gia tri cua N :'); Readln(N);

 S:=0;

 For i:=1 to N do S:=S+i;

 Writeln('Ket qua la :',S);

 Readln;

End.

Cách 2: Dùng vòng lặp REPEAT.

Program TinhTong;

Uses crt;

Var N,i,S:integer;

Begin

 Clrscr;

 Write('Nhap vao gia tri cua N :'); Readln(N);

 S:=0; i:=1;

 Repeat

 S:=S+i;

 i:=i+1;

 Until i>N;

 Writeln('Ket qua la :',S);

 Readln;

End.

Cách 3: Dùng vòng lặp WHILE.

Program TinhTong;

Uses crt;

Var N,i,S:integer;

Begin

 Clrscr;

 Write('Nhap vao gia tri cua N :'); Readln(N);

 S:=0; i:=1;

 While i<=n>

 Begin

 S:=S+i;

 i:=i+1;

 End;

 Writeln('Ket qua la :',S);

 Readln;

End.

 

docx 101 trang thucuc 21175
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 1 - 2 - 3: CÁC CÂU LỆNH CÓ CẤU TRÚC
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được các lệnh có cấu trúc, làm được các bài tập sử dụng các lệnh có cấu trúc
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết câu lệnh chính xác, kỹ năng vận dụng các câu lệnh vào từng bài toán cụ thể
3.Thái độ: Học sinh tích cực chính xác khi viết các câu lệnh, biết vận dụng vào các bài toán thực tế
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, gợi mở
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Giáo án, phấn màu viết sơ đồ
Hs: Ôn tập các câu lệnh cơ bản
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Bài mới
I. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH
1.1. Lệnh IF
	Cú pháp:	(1)	IF B THEN S;
	(2)	IF B THEN S1 ELSE S2;	
(2)
B
+
-
S1
S2
...
(1)
B
+
-
S
...
	Sơ đồ thực hiện:
Chú ý: Khi sử dụng câu lệnh IF thì đứng trước từ khoá ELSE không được có dấu chấm phẩy (;).
1.2. Lệnh CASE	Cú pháp:
Dạng 1
Dạng 2
CASE B OF
	Const 1: S1;
	Const 2: S2;
	...
	Const n: Sn;
END;
CASE B OF
	Const 1: S1;
	Const 2: S2;
	...
	Const n: Sn;
ELSE Sn+1;
END;
	Trong đó:
B: Biểu thức kiểu vô hướng đếm được như kiểu nguyên, kiểu logic, kiểu ký tự, kiểu liệt kê.
Const i: Hằng thứ i, có thể là một giá trị hằng, các giá trị hằng (phân cách nhau bởi dấu phẩy) hoặc các đoạn hằng (dùng hai dấu chấm để phân cách giữa giá trị đầu và giá trị cuối).
Giá trị của biểu thức và giá trị của tập hằng i (i=1¸n) phải có cùng kiểu.
Khi gặp lệnh CASE, chương trình sẽ kiểm tra: 
- Nếu giá trị của biểu thức B nằm trong tập hằng const i thì máy sẽ thực hiện lệnh Si tương ứng. 
- Ngược lại:
	+ Đối với dạng 1: Không làm gì cả.
	+ Đối với dạng 2: thực hiện lệnh Sn+1.
II. CÂU LỆNH LẶP
2.1. Vòng lặp xác định
	Có hai dạng sau:
	Œ	Dạng tiến	
	FOR := TO DO	S;
		Dạng lùi
	FOR := DOWNTO DO	S;
	Sơ đồ thực hiện vòng lặp FOR:
Chú ý: Khi sử dụng câu lệnh lặp FOR cần chú ý các điểm sau:
Không nên tuỳ tiện thay đổi giá trị của biến đếm bên trong vòng lặp FOR vì làm như vậy có thể sẽ không kiểm soát được biến đếm.
Giá trị Max và Min trong câu lệnh FOR sẽ được xác định ngay khi vào đầu vòng lặp. Do đó cho dù trong vòng lặp ta có thay đổi giá trị của nó thì số lần lặp cũng không thay đổi.
Dạng tiến
Biến đếm:=Min
Biến đếm<=Max
+
-
Thoát
S;
INC(Biến đếm);
Dạng lùi
Biến đếm:=Max
Biến đếm>=Max
+
-
Thoát
S;
DEC(Biến đếm);
5.3.2. Vòng lặp không xác định
Dạng REPEAT
Dạng WHILE
Repeat
S;
Until B;
While B Do S;
Ý nghĩa: 
Dạng REPEAT: Lặp lại công việc S cho đến khi biểu thức B=TRUE thì dừng.
Dạng WHILE: Trong khi biểu thức B=TRUE thì tiếp tục thực hiện công việc S.
Repeat
S
B
+
-
Thoát
While
B
+
-
Thoát
S;
Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào một số nguyên và kiểm tra xem số vừa nhập là số chẵn hay số lẻ.
Uses crt;
Var x:integer;
Begin
 Write('Nhap vao mot so nguyen : '); Readln(x);
	If x MOD 2=0 Then 
	Writeln('So vua nhap vao la so chan')
	Else
	Writeln('So vua nhap vao la so le');
	Readln;
End.
Bài tập 2: Viết chương trình giải phương trình bậc nhất ax+b=0
Uses Crt;
Var a,b,x : real;
Begin
	Write('a = '); Readln(a);
	Write('b = '); Readln(b);
	If a = 0 Then 	{ Nếu a bằng 0 }
	If b = 0 Then { Trường hợp a = 0 và b = 0 }
	Writeln('Phuong trinh co vo so nghiem')
	Else { Trường hợp a=0 và b ¹ 0 }
	Writeln('Phuong trinh vo nghiem')
	Else { Trường hợp a ¹ 0 }
	Begin
	x:= -b/a;
	Writeln('Phuong trinh co nghiem la :',x:0:2);
	End;
	Readln;
End.
Bài tập 3: Viết chương trình nhập vào tuổi của một người và cho biết người đó là thiếu niên, thanh niên, trung niên hay lão niên. Biết rằng: nếu tuổi nhỏ hơn 18 là thiếu niên, từ 18 đến 39 là thanh niên, từ 40 đến 60 là trung niên và lớn hơn 60 là lão niên.
Program bai3;
Uses crt;
Var tuoi:Byte;
Begin
	Write(Nhap vao tuoi cua mot nguoi:');	Readln(tuoi);
	Case tuoi Of
	1..17:	Writeln(Nguoi nay la thieu nien');
	18..39:	Writeln(Nguoi nay la thanh nien');
	40..60:	Writeln(Nguoi nay la trung nien');
	Else	Writeln(Nguoi nay la lao nien');
	End;
	Readln;
End.
4. CŨNG CỐ
Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của hai dạng lệnh lặp Repeat...Until và While....do
5. HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài tập về nhà
Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng S = 1+2+...+N.
Bài tập 2: Viết chương trình nhập vào N số nguyên từ bàn phím. Hãy tính và in ra màn hình tổng của các số vừa được nhập vào.
Ý tưởng:
Bài tập 3: Viết chương trình tính số Pi với độ chính xác Epsilon, biết: 
	Pi/4 = 1-1/3+1/5-1/7+...
Ý tưởng:
	Ta thấy rằng, mẫu số là các số lẻ có qui luật: 2*i+1 với i=1,...,n. Do đó ta dùng i làm biến chạy.
	Vì tính số Pi với độ chính xác Epsilon nên không biết trước được cụ thể số lần lặp, do đó ta phải dùng vòng lặp WHILE hoặc REPEAT. Có nghĩa là phải lặp cho tới khi t=4/(2*i+1) £ Epsilon thì dừng.
	Dùng phương pháp cộng dồn. Cho vòng lặp FOR chạy từ 1 tới N, ứng với lần lặp thứ i, ta nhập vào số nguyên X và đồng thời cộng dồn X vào biến S.
**********************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày dạy:
Tiết 4 - 5 – 6: THỰC HÀNH
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh vận dụng các câu lệnh có cấu trúc trong giải bài tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng câu lệnh có cấu trúc vào giải các bài toán
3.Thái độ: Học sinh tích cực trong thực hành, linh họat khi vận dụng vào thự tế
B. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Bài tập thực hành
Hs: Làm các bài tập ở nhà
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc nắm các câu lệnh
3. Bài mới
Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng S = 1+2+...+N.
Cách 1: Dùng vòng lặp FOR.
Program TinhTong;
Uses crt;
Var N,i,S:integer;
Begin
	Clrscr;
	Write('Nhap vao gia tri cua N :'); Readln(N);
	S:=0;
	For i:=1 to N do S:=S+i;
	Writeln('Ket qua la :',S);
	Readln; 
End.
Cách 2: Dùng vòng lặp REPEAT.
Program TinhTong;
Uses crt;
Var N,i,S:integer;
Begin
	Clrscr;
	Write('Nhap vao gia tri cua N :'); Readln(N);
	S:=0; i:=1;
	Repeat
	S:=S+i;
	i:=i+1;
	Until i>N;
	Writeln('Ket qua la :',S);
	Readln; 
End.
Cách 3: Dùng vòng lặp WHILE.
Program TinhTong;
Uses crt;
Var N,i,S:integer;
Begin
	Clrscr;
	Write('Nhap vao gia tri cua N :'); Readln(N);
	S:=0; i:=1;
	While i<=N Do
	Begin
	S:=S+i;
	i:=i+1;
	End;
	Writeln('Ket qua la :',S);
	Readln; 
End.
Bài tập 2: Viết chương trình nhập vào N số nguyên từ bàn phím. Hãy tính và in ra màn hình tổng của các số vừa được nhập vào.
Ý tưởng:
	Dùng phương pháp cộng dồn. Cho vòng lặp FOR chạy từ 1 tới N, ứng với lần lặp thứ i, ta nhập vào số nguyên X và đồng thời cộng dồn X vào biến S.
Program Tong;
Uses crt;
Var N,S,i,X : Integer;
Begin
	Clrscr; S:=0;
	For i:=1 To n Do
	Begin
	Write('Nhap so nguyen X= '); Readln(X);
	S:=S+X;
	End;
	Writeln(‘Tong cac so duoc nhap vao la: ‘,S); 
	Readln;
End.
Bài tập 3: Viết chương trình nhập vào các số nguyên cho đến khi nào gặp số 0 thì kết thúc. Hãy đếm xem có bao nhiêu số chẵn vừa được nhập vào.
Ý tưởng:
	Bài toán này không biết chính xác số lần lặp nên ta không thể dùng vòng lặp FOR. Vì phải nhập vào số nguyên N trước, sau đó mới kiểm tra xem N=0? Do đó ta nên dùng vòng lặp REPEAT.
Program Nhapso;
Uses crt;
Var N,dem : Integer;
Begin
	Clrscr; dem:=0;
	Repeat
	Write('Nhap vao mot so nguyen N= '); Readln(N);
	If N MOD 2 = 0 Then dem:=dem+1;
	Until N=0;
	Writeln(‘Cac so chan duoc nhap vao la: ‘,dem); 
	Readln;
End.
Bài tập 4: Viết chương trình tính số Pi với độ chính xác Epsilon, biết: 
	Pi/4 = 1-1/3+1/5-1/7+...
Ý tưởng:
	Ta thấy rằng, mẫu số là các số lẻ có qui luật: 2*i+1 với i=1,...,n. Do đó ta dùng i làm biến chạy.
	Vì tính số Pi với độ chính xác Epsilon nên không biết trước được cụ thể số lần lặp, do đó ta phải dùng vòng lặp WHILE hoặc REPEAT. Có nghĩa là phải lặp cho tới khi t=4/(2*i+1) £ Epsilon thì dừng.
Uses Crt;
Const Epsilon=1E-4;
Var Pi,t:real;
 i,s:Integer;
Begin
	Pi:=4; i:=1; s:=-1;
	t:=4/(2*i+1);
	While t>Epsilon Do
	Begin
	Pi:=Pi+s*t;
	s:=-s; i:=i+1;
	t:=4/(2*i+1);
	End;
	Writeln('So Pi = ',Pi:0:4);
	Readln;
End.
Bài tập 5:	Viết chương trình nhập vào số nguyên N. In ra màn hình tất cả các ước số của N.
Ý tưởng:
	Cho biến i chạy từ 1 tới N. Nếu N MOD i=0 thì viết i ra màn hình.
Uses Crt;
Var N,i : Integer;
Begin
	Clrscr; 
	Write('Nhap so nguyen N= '); Readln(N);
	For i:=1 To N Do
	If N MOD i=0 Then	Write(i:5); 
	Readln;
End.
4.CÚNG CỐ: Nhận xét giờ thực hành
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Bài tập1:	Viết chương trình tìm USCLN và BSCNN của 2 số a, b được nhập vào từ bàn phím.
Ý tưởng:
- Tìm USCLN: Lấy số lớn trừ số nhỏ cho đến khi a=b thì dừng. Lúc đó: USCLN=a.
- BSCNN(a,b) = a*b DIV USCLN(a,b).
Bài tập 2: Viết chương trình tìm các số có 3 chữ số sao cho: = a3 + b3 + c3.
Ý tưởng:
	Dùng phương pháp vét cạn. Ta biết rằng: a có thể có giá trị từ 1®9 (vì a là số hàng trăm), b,c có thể có giá trị từ 0®9. Ta sẽ dùng 3 vòng lặp FOR lồng nhau để duyệt qua tất cả các trường hợp của a,b,c.
	Ứng với mỗi bộ abc, ta sẽ kiểm tra: Nếu 100.a + 10.b + c = a3 + b3 + c3 thì in ra bộ abc đó. 
*********************************************************
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 7 - 8 – 9: CÁC CÂU LỆNH CÓ CẤU TRÚC
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được các lệnh có cấu trúc, làm được các bài tập sữ dụng các lệnh có cấu trúc
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết câu lệnh chính xác, kỹ năng vận dụng các câu lệnh vào từng bài toán cụ thể
3.Thái độ: Học sinh tích cực chính xác khi viết các câu lệnh, biết vận dụng vào các bài toán thực tế
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, gợi mở
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Giáo án, phấn màu viết sơ đồ
Hs: Ôn tập các câu lệnh cơ bản
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc nắm các câu lệnh
3. Bài mới
Bài tập 1:	Viết chương trình tìm USCLN và BSCNN của 2 số a, b được nhập vào từ bàn phím.
Ý tưởng:
- Tìm USCLN: Lấy số lớn trừ số nhỏ cho đến khi a=b thì dừng. Lúc đó: USCLN=a.
- BSCNN(a,b) = a*b DIV USCLN(a,b).
Uses crt;
Var a,b,aa,bb:integer;
Begin
	Write('Nhap a : '); Readln(a);
	Write('Nhap b : '); Readln(b);
	aa:=a; bb:=b;
	While aa<>bb Do
	Begin
	If aa>bb Then aa:=aa-bb Else	bb:=bb-aa;
	End;
	Writeln('USCLN= ',aa);
	Writeln('BSCNN= ',a*b DIV aa);
	Readln; 
End.
Bài tập 2: Viết chương trình tìm các số có 3 chữ số sao cho: = a3 + b3 + c3.
Ý tưởng:
	Dùng phương pháp vét cạn. Ta biết rằng: a có thể có giá trị từ 1®9 (vì a là số hàng trăm), b,c có thể có giá trị từ 0®9. Ta sẽ dùng 3 vòng lặp FOR lồng nhau để duyệt qua tất cả các trường hợp của a,b,c.
	Ứng với mỗi bộ abc, ta sẽ kiểm tra: Nếu 100.a + 10.b + c = a3 + b3 + c3 thì in ra bộ abc đó. 
Uses crt;
Var a,b,c : Word;
Begin
	For a:=1 To 9 Do
	For b:=0 To 9 Do
	For c:=0 To 9 Do
	If (100*a + 10*b + c)=(a*a*a + b*b*b + c*c*c) Then	Writeln(a,b,c); 
	Readln;
End.
Bài tập 3: Viết chương trình nhập vào số tự nhiên N rồi thông báo lên màn hình số đó có phải là số nguyên tố hay không.
Ý tưởng:
	N là số nguyên tố nếu N không có ước số nào từ 2 ® N div 2. Từ định nghĩa này ta đưa ra giải thuật:
	- Đếm số ước số của N từ 2 ® N div 2 lưu vào biến d.
	- Nếu d=0 thì N là số nguyên tố.
Uses crt;
Var N,i,d : Word;
Begin
	If N<2 Then Writeln(N,’ khong phai la so nguyen to’)
	Else
	Begin
	{Đếm số ước số}
	d:=0;
	For i:=2 To N div 2 Do
	If N MOD i=0 Then	d:=d+1;
	{Kiểm tra}
	If d=0 Then Writeln(N,’ la so nguyen to’)
	Else Writeln(N,’ khong phai la so nguyen to’);
	End; 
	Readln;
End.
Bài tập 4: Viết chương trình giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0, a¹0.
Gợi ý:
	- Tính Delta=b*b-4*a*c.
	- Biện luận:
	Delta<0: Phương trình vô nghiệm.
	Delta=0: Phương trình có nghiệm kép: x = -b/(2*a).
	Delta>0: Phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1,2 = (-b±SQRT(Delta))/(2*a).
4.CŨNG CỐ:
Khi nào thì ta sữ dụng câu lệnh lặp While ...do
cần lưu ý trước else không có dấu ; cần chú ý khi khia báo kiểu dữ liệu
5. HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào ngày, tháng, năm. Máy sẽ hiện lên ngày, tháng, năm hôm sau.
Gợi ý:
	Biện luận theo tháng. Gom tháng thành 3 nhóm: tháng có 31 ngày (1,3,5,7,8,10,12), tháng có 30 ngày (4,6,9,11) và tháng 2 (có 28 hoặc 29 ngày tùy theo năm nhuận).
	Dùng lệnh lựa chọn: 
	CASE thang OF
	1,3,5,7,8,10,12: ..........
	4,6,9,11: .....................
	2: ................................
	END;
Bài tập 2: Viết chương trình in ra màn hình các giá trị của bảng mã ASCII từ 0®255.
Gợi ý:
	Cho biến i chạy từ 0 ® 255. In ra màn hình i và CHR(i).
***************************************************
Ngày soạn: 	 
Ngày dạy:
Tiết 10 - 11 – 12: THỰC HÀNH
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh vận dụng các câu lệnh có cấu trúc trong giải bài tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng câu lệnh có cấu trúc vào giải các bài toán
3.Thái độ: Học sinh tích cực trong thực hành, linh họat khi vận dụng vào thự tế
B. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Bài tập thực hành
Hs: Làm các bài tập ở nhà
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc nắm các câu lệnh
3. Bài mới
Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím: giờ, phút, giây. Cọng thêm một số giây cũng được nhập từ bàn phím. Hãy in ra kết quả sau khi cọng xong.
Gợi ý:
	- Gọi số giây được cộng thêm là: ss. Gán giây:=giây+ss.
	- Nếu giây³60 thì: phút:=phút + giây DIV 60 và giây:=giây MOD 60.
	- Nếu phút³60 thì: giờ:=giờ + phút DIV 60 và phút:=phút MOD 60.
Bài tập 2: Viết chương trình tìm Max, Min của 4 số: a, b, c, d.
Bài tập 3: Viết chương trình in ra màn hình các số nguyên từ 1 đến 100 sao cho cứ 10 số thì xuống dòng.
Gợi ý:
	Cho biến i chạy từ 1 ® 100. In ra màn hình i và kiểm tra: nếu i MOD 10=0 thì WRITELN.
Bài tập 4: Viết chương trình in ra màn hình bảng cữu chương.
Gợi ý:
	Dùng 2 vòng lặp FOR lồng nhau: i là số bảng cữu chương (2...9), j là số thứ tự trong từng bảng cữu chương (1...10).
	For i:=2 To 9 Do
	For j:=1 To 10 Do Writeln(i,’x’,j,’=’,i*j);
	Bài tập 5: Viết chương trình để tìm lời giải cho bài toán sau:
	Trong giỏ vừa thỏ vừa gà,
	Một trăm cái cẳng bốn ba cái đầu.
	Hỏi có mấy gà mấy thỏ?
Bài tập 6: Viết chương trình để tìm lời giải cho bài toán sau: 
	Trăm trâu trăm bó cỏ
	Bó lại cho tròn
	Trâu đứng ăn năm
	Trâu nằm ăn ba
	Năm trâu nghé ăn một.
	Hỏi có bao nhiêu trâu đứng, trâu nằm, trâu nghé?
Bài tập 7: Viết chương trình nhập vào các số nguyên từ bàn phím cho đến khi nào gặp số nguyên tố thì kết thúc nhập. Tính tổng các số chẵn và trung bình cọng các số lẻ.
Gợi ý:
	Dùng vòng lặp REPEAT ... UNTIL NTo; để nhập. Trong đó, NTo là biến kiểu Boolean để kiểm tra số được nhập vào có phải là số nguyên tố hay không.
Bài tập 8: Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương. Hãy thông báo lên màn hình số đó có bao nhiêu chữ số và tổng các chữ số của số đó.
Gợi ý:
	Dùng vòng lặp WHILE. Trong khi N>0 thì: lấy ra chữ số cuối cùng của N để tính bằng phép toán MOD 10, sau đó bỏ bớt đi chữ số cuối cùng của N bằng phép toán DIV 10.
4. CŨNG CỐ:
Nhận xét giờ thực hành
5. HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài tập 9: Viết chương trình in ra màn hình tất cả các số nguyên tố từ 2 đến N. Với N được nhập từ bàn phím.
Bài tập 10: Viết chương trình phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Ví dụ: N=100 sẽ in ra màn hình:
	100	|	2
	50	|	2
	25	|	5
	5	|	5
	1	|
Bài tập 11: Số hoàn thiện là số tự nhiên có tổng các ước của nó (không kể chính nó) bằng chính nó. Viết chương trình kiểm tra xem một số được nhập vào từ bàn phím có phải là số hoàn thiện hay không? Ví dụ: 6, 28 là các số hoàn thiện.
Gợi ý:
	- Tính tổng các ước số của N: từ 1 ® N div 2 lưu vào biến S.
	- Nếu S=N thì N là số hoàn thiện.
***************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 13 - 14 – 15: CHƯƠNG TRÌNH CON
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm chương trình con, biết được cách vận dụng chương trình con
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết các bài toán sữ dụng chương trình con
3.Thái độ: Hoc sinh thấy được sự cần thiết phải viết chương trình con
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Giáo án, phấn màu viết sơ đồ
Hs: Ôn tập các câu lênh có cấu trúc
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc nắm các câu lệnh
3. Bài mới
I. KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH CON
	Chương trình con (CTC) là một đoạn chương trình thực hiện trọn vẹn hay một chức năng nào đó. 	Trong Turbo Pascal, có 2 dạng CTC:
Thủ tục (PROCEDURE): Dùng để thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ nào đó.
Hàm (FUNCTION): Trả về một giá trị nào đó (có kiểu vô hướng, kiểu string hoặc kiểu con trỏ). Hàm có thể sử dụng trong các biểu thức.
	Ngoài ra, trong Pascal còn cho phép các CTC lồng vào nhau.
II. CẤU TRÚC CHUNG CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG CTC
PROGRAM Tên_chương_trình;
USES CRT;
CONST ............;
TYPE ............;
VAR ............;
PROCEDURE THUTUC[(Các tham số)];
[Khai báo Const, Type, Var]
BEGIN
	..............
END;
FUNCTION HAM[(Các tham số)]: ;
[Khai báo Const, Type, Var]
BEGIN
	..............
	HAM:= ;
END;
BEGIN {Chương trình chính}
	...................
	THUTUC[(...)];
	...................
	A:= HAM[(...)];
	...................
END.
Chú ý: Trong quá trình xây dựng CTC, khi nào thì nên dùng thủ tục/hàm?
Dùng hàm
Dùng thủ tục
- Kết quả của bài toán trả về 1 giá trị duy nhất (kiểu vô hướng, kiểu string hoặc kiểu con trỏ).
- Lời gọi CTC cần nằm trong các biểu thức tính toán.
- Kết quả của bài toán không trả về giá trị nào hoặc trả về nhiều giá trị hoặc trả về kiểu dữ liệu có cấu trúc (Array, Record, File).
- Lời gọi CTC không nằm trong các biểu thức tính toán.
Ví dụ 1: Viết CTC để tính n! = 1.2...n.
Ý tưởng: Vì bài toán này trả về 1 giá trị duy nhất nên ta dùng hàm.
Function GiaiThua(n:Word):Word;
Var P, i:Word;
Begin
	P:=1;
	For i:=1 To n Do P:=P*i;
	GiaiThua:=P;
End;
CHÚ Ý: Trong 2 ví dụ trên:
n, x, y được gọi là tham trị (không có từ khóa var đứng trước) vì sau khi ra khỏi CTC giá trị của nó không bị thay đổi.
xx, yy được gọi là tham biến (có từ khóa var đứng trước) vì sau khi ra khỏi CTC giá trị của nó bị thay đổi.
III. BIẾN TOÀN CỤC VÀ BIẾN ĐỊA PHƯƠNG
Biến toàn cục: là các biến được khai báo trong chương trình chính. Các biến này có tác dụng ở mọi nơi trong toàn bộ chương trình.
Biến địa phương: là các biến được khai báo trong các CTC. Các biến này chỉ có tác dụng trong phạm vi CTC đó mà thôi.
Chú ý: Trong một CTC, nếu biến toàn cục trùng tên với biến địa phương thì biến địa phương được ưu tiên hơn.
Ví dụ:1
Program KhaoSatBien;
Var a,b: Integer;	{biến toàn cục}
Procedure ThuBien;
Var a: Integer;	{biến địa phương}
Begin
	a:=10;
	Writeln(‘A=’,a,’B=’,b);
End;
Begin
	a:=50;
	b:=200;
	ThuBien;	{A=10 B=200}
	Writeln(‘A=’,a,’B=’,b);	{A=50 B=200}
End. 
Bài tập 2: Viết hàm LOWCASE( c:char):char; để đổi chữ cái hoa c thành chữ thường.
Ý tưởng:
	Trong bảng mã ASCII, số thứ tự của chữ cái hoa nhỏ hơn số thứ tự của chữ cái thường là 32. Vì vậy ta có thể dùng 2 hàm CHR và ORD để chuyển đổi.
Uses crt;
Var ch:Char;
Function LOWCASE(c:Char):Char;
Begin
	If c IN [‘A’..’Z’] Then LOWCASE:=CHR(ORD(c)+32)
	Else LOWCASE:=c;
End;
Begin
	Write(‘Nhap ký tu ch=’); Readln(ch);
	Writeln(‘Ky tu hoa la: ‘, LOWCASE(ch));
	Readln;
End.
Bài tập 3: Viết thủ tục để hoán đổi hai gía trị x,y cho nhau.
Var a,b:Real;
Function Swap(Var x,y:Real);
Var Tam:Real;
Begin
	Tam:=x; x:=y; y:=Tam;
End;
Begin
	Write(‘Nhap a=’); Readln(a);
	Write(‘Nhap b=’); Readln(b);
	Swap(a,b);
	Writeln(‘Cac so sau khi hoan doi: a=‘, a:0:2,’ b=’,b:0:2);
	Readln;
End.
4.CŨNG CỐ:
Chương trình con là gì? vì sao phải viết chương trình con. Hãy nêu sựu giống nahu và khác nhau của hai chương trình con là Prcedure và Function
5.HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài tập 1: Viết hàm XMU(x:Real;n:Byte):Real; để tính giá trị xn.
Bài tập 2: Viết thủ tục PHANTICH(n:Integer); để phân tích số nguyên n ra thừa số nguyên tố.
Bài tập 3: Viết hàm tìm BSCNN của 2 số nguyên a,b được khai báo như sau:
	Function BSCNN (a,b:word ):word ;
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 16 - 17 – 18: THỰC HÀNH
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh vận dụng được cách viết chương trình con vào làm các bài tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chương trình con
3.Thái độ: Hoc sinh thấy được sự cần thiết phải viết chương trình con
B. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Bài tập thực hành
Hs: Làm các bài tập ở nhà
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học sinh làm bài tập ở nhà
3. Bài mới
Bài 1: Viết chương trình con tìm diện tích hình chữ nhật khi biết kích thước hai cạnh
Program Bai1;
 var dai,rong,dientich:real;
{......................................................}
procedure tinhdientich(a,b:real;var S:real);
 Begin
 S:= a*b;
 end;
{...............................................................}
 Write(‘ Nhap vao kich thuoc hinh chu nhat ‘);
 Readln(dai,rong);
 Tinhdientich(dai,rong,dientich);
 Write(‘dien ich hinh chu nhat la:’, dientich);
end.
Bài 2:Nhập từ bàn phím số nguyên dương N(0<N<=10000) . Viết chương trình kiểm tra xem số đó có phải là số đối gương hay không? ( số đối gương gọi là số Palindrome, đó là số mà khi viết các chữ số của nó theo ngược lạivẫn đuwocj chính nó). Ví dụ, 12521 gọi là số đối gương.
Program Bai2;
 Var x,L:longint;
 ok:Boolean;
Function sochuso(a:longint):byte;
 var p:byte;
 begin
 p:=0; 
 While a>0 do
 Begin
 a:=a div 10;
 inc(P):
 end;
 sochuso:=p;
end;
Function DG(a:longint;L:byte):boolean;
 var i,j:byte;
 m;array[1..10] 0f byte;
 begin
 For i:=L downto 1 do
 Begin
 m[i]:=a mod 10;
 a:=a div 10;
 end;
 i:=1;
 j:=L;
 DG:=false;
 While i<j do
 Begin
 if m[i] <> m[j] then exit;
 inc(i);
 dec(j);
 end;
 DG:=true;
 end;
BEGIN
 write(‘ nhap so x =’);
 readln(x);
 L:=sochuso(x);
 ok:=DG(x,L);
 if ok then write(x, ‘ doi guong’)
 else write(x, ‘ khong la doi guong’);
 readln;
END.
Bài 3: Viết chương trình xây dựng chương trình con tính số các ước của một số nguyên dương. Sữ dụng chương trình con này tìm những số nguyên dương không vượt quá số nguyên dương h cho trước (h<=5000) có số lượng các ước nhiều nhất
program bai3;
 cosnt h= 5000;
 var x,max_sl,p:integer;
 Function sl_uoc(a:integer):integer;
 Var i, sl:integer;
 Begin
 sl:=1;
 For i:=2 to a div 2 do
 if a mod i= 0 then
 inc(sl);
 sl+uoc:=sl+1;
 end;
BEGIN
 max_sl:=0;
 For x:= 1 to h do
 Begin
 p:=sl_uoc(x);
 if p>max_sl then max_sl:=p;
 end;
 Writeln(‘ so uoc nhieu nhat la:’,max_sl);
 Writeln(‘ cac so co’,Max-sl,’ uoc la:’);
 If sl_uoc(x) = max_sl then write(x:8);
 readln;
END.
4.CŨNG CỐ
Nhận xét giờ thực hành
5.HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài 1: S2 = 1+1/2 + .....+ 1/n ;
Bài tập 2: Lập hàm đệ qui để tính dãy Fibonaci:
	F(n) =
********************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 19 - 20 – 21: CHƯƠNG TRÌNH CON
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được chương trình con sữ dụng thuật tóan đệ quy
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết các bài toán sữ dụng chương trình con đệ quy
3.Thái độ: Hoc sinh thấy được sự quan trọng của chương trình con đệ quy
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Giáo án, phấn màu viết sơ đồ
Hs: Ôn tập cách viết chương trình con
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc nắm các câu lệnh
3. Bài mới
IV. ĐỆ QUI
4.1. Khái niệm đệ qui
	Trong một chương trình, một CTC có thể gọi một CTC khác vào làm việc. Nếu như CTC đó gọi lại chính nó thì gọi là sự đệ qui.
4.2. Phương pháp thiết kế giải thuật đệ qui
Tham số hóa bài toán
Tìm trường hợp suy biến.
Phân tích các trường hợp chung (đưa về các bài toán cùng loại nhưng nhỏ hơn).
Ví dụ: Viết hàm đệ qui để tính n! = 1.2...n.
Tham số hóa: n! = Factorial(n);
Factorial(0) = 1	(trường hợp suy biến)
Factorial(n) = n*Factorial(n-1)	(trường hợp chung)
Function Factorial(N:integer):Longint;
Begin
	If N=0 Then Factorial:=1
	Else	Factorial:=N*factorial(N-1); { lời gọi đệ qui }
End;
4.3. Giải thuật quay lui
Bài toán:
	Hãy xây dựng các bộ giá trị gồm n thành phần (x1,...,xn) từ một tập hữu hạn cho trước sao cho các bộ đó thỏa mãn yêu cầu B cho trước nào đó.
Phương pháp chung
	Giả sử đã xác định được k-1 phần tử đầu tiên của dãy: x1,...,xk-1. Ta cần xác định phần tử thứ k. Phần tử này được xác định theo cách sau:
	- Giả sử Tk: tập tất cả các giá trị mà phần tử xk có thể nhận được. Vì tập Tk hữu hạn nên ta có thể đặt nk là số phần tử của Tk theo một thứ tự nào đó, tức là ta có thể thành lập một ánh xạ 1-1 từ tập Tk lên tập {1, 2, ..., nk}.
	- Xét jÎ{1, 2, ..., nk}. Ta nói rằng “j chấp nhận được” nếu ta có thể bổ sung phần tử thứ j trong Tk với tư cách là phần tử xk vào trong dãy x1,...,xk-1 để được dãy x1,...,xk.
	- Nếu k=n: Bộ (x1,...,xk) thỏa mãn yêu cầu B, do đó bộ này được thu nhận.
	- Nếu k<n: Ta thực hiện tiếp quá trình trên, tức là phải bổ sung tiếp các phần tử xk+1 vào dãy x1,...,xk.
	Sau đây là thủ tục đệ qui cho giải thuật quay lui:
Procedure THU(k:Integer);
Var j:Integer;
Begin
	For j:=1 To nk Do
	If Then
	Begin
	 ;
	If k=n Then 
	Else THU(k+1); {Quay lui}
	End;
End;
Ví dụ 1: Liệt kê các dãy nhị phân có độ dài n.
Program DayNhiPhan;
Var	b:Array[1..20] Of 0..1;	{Dãy nhị phân có độ dài tối đa là 20}
	n:Byte;
Procedure InKetQua;
Var i:Byte;
Begin
	For i:=1 To n Do Write(b[i]);
	Writeln;
End;
Procedure THU(k:Byte);
Var j:Byte;
Begin
	For j:=0 To 1 Do	{Tập giá trị của dãy nhị phân}
	Begin
	b[k]:= j;
	If k=n Then InKetQua
	Else THU(k+1); {Quay lui}
	End;
End;
Begin
	Write(‘n = ‘); Readln(n);
	THU(1);
	Readln;
End.
Bài tập 2: Viết hàm XMU(x:Real;n:Byte):Real; để tính giá trị xn.
Var	x:Real;
	n:Byte;
Function XMU(x:Real;n:Byte):Real;
Var i:Byte; S:Rea;
Begin
	S:=1;
	For i:=1 To n Do S:=S*x;
	XMU:=S;
End;
Begin
	Write(‘Nhap x=’); Readln(x);
	Write(‘Nhap n=’); Readln(n);
	Writeln(‘x mu n = ‘, XMU(x,n):0:2);
	Readln;
End.
Bài tập 3: Viết thủ tục PHANTICH(n:Integer); để phân tích số nguyên n ra thừa số nguyên tố.
Uses crt;
Var n:Integer;
Procedure PHANTICH(n:Integer);
Var i:Integer;
Begin
 i:=2;
 While n<>1 Do
 Begin
 While n MOD i=0 Do
 Begin
 Writeln(n:5,'|',i:2);
 n:=n Div i;
 End;
 i:=i+1;
 End;
 Writeln(n:5,'|');
End;
Begin
 Write('Nhap n='); Readln(n);
 PHANTICH(n);
 Readln;
End.
4.CŨNG CỐ:
Thế nào là chương trình con đệ quy ?
Hãy cho biết cấu trúc chương trình con đệ quy
5.HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài tập 1: Viết hàm tìm BSCNN của 2 số nguyên a,b được khai báo như sau:
	Function BSCNN (a,b:word ):word ;
Bài tập 2: Viết thủ tục để tối giản phân số a/b , với a, b là 2 số nguyên.
Bài tập 3: Viết các hàm đệ quy để tính:
S1 = 1+2 +3+......+n ;
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 22 - 23 - 24: THỰC HÀNH
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh vận dụng được cách viết chương trình con vào làm các bài tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chương trình con
3.Thái độ: Hoc sinh thấy được sự cần thiết phải viết chương trình con
B. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Gv: Bài tập thực hành
Hs: Làm các bài tập ở nhà
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học sinh làm bài tập ở nhà
3. Bài mới
Bài 1: Hoán vị của dãy {1,2,3...,N} là dãy N số nguyên khác nhau và có giá trị thuộc tập số nguyên từ 1 đến N. Ví dụ dãy P={5,9,1,8,2,6,4,7,3} là một hóan vị của dãy {1,2,3,4,5,6,7,8,9}. Người ta xây dựng bảng nghịch thế của hoán vị P={p1,p2,p3....pn} là dãy T= {t1,t2,....tN} theo quy tắc, ti bằng số các phần tử của P đứng bên trái số i của P và lớn hon i (1<=i<=N).
Hướng dẫn: Trước hết, tìm xem số i nằm ở vị trí nào của hoán vị P. Giả sử i là phần tử thứ j của P
Duyệt dãy P từ vị trí thứ 1 đến vị trí thứ j-1, đếm số lượng các phần tử lớn hơn số i. Số lượng này là giá trị ti cần tìm
Giải:
Program bai1;
 const max = 20;
 type m1 = array[1..max] of integer;
 var n:byte;
 p,t:m1;
Procedure nhap_input;
 var i:byte;
 Begin
 write(‘nhap so nguyn duong n<20’);
 readln(n);
 begin
 write(‘P[‘,i:2,’]=’);
 readln(P[i]);
 end;
Procedure hien_output(m:m1);
 var i:byte;
 Begin
 for i:=1 to n do
 write(m[i]:4);
 end;
Function tinh(p:m;i:byte):byte;
 var k,j,dem:byte;
 Begin
 j:=1;
 while p[j] <>i then inc(j);
 dem:=0;
 for k:= 1 to j-1 do
 if p[k] >i then
 inc(dem);
 tinh:=dem;
 end;
Procedure thuchien;
 var i:byte;
 Begin
 for i:= 1 to n do
 t[i]:= tinh(p,i);
 end;
BEGIN
 nhap_input;
 thuchien;
 hien_output;
 readln;
END.
Bài 2: Bài toán hay trò chơi tháp Hà Nội của nhà sư. Tương truyền rằng ở một ngôi đền lớn tai Bénares ( Ấn Độ) có một tấm để bằng đồng trên đó có 3 cái cọc bằng kim cương trong đó Thượng đế khi khai sinh ra thế giới đã xếp 64 cái đĩa bằng vàng trên một cái cọcvới đường kính giảm dần. Ngày đêm các nhà sư dịch chuyển đĩa sang một chiếc cọc khác với nguyên tắc sau:
+ Mỗi lần chỉ được dịch chuyển một đĩa
+Một đĩa có thể được dịch chuyển từ một cọc này sang cọc khác bất kì
+Không được đem một đĩa trên một đĩa khác có đường kính nhỏ hơn. Và ngày tận thế sẽ đến khi 64 chiếc đĩa vàng được dịhc chuyển và để làm việc này phải mất trên 58 tỉ năm!
Giải
Program thap_HN;
 var n;integer;
 Procedure Dichuyen(n,C1,C2,C3;Integer);
 Begin
 if n= 1 then
 writeln(‘C1’,C1)
 else
 Begin
 Dichuyen(n-1,C1,C3,C2);
 Dichuyen(1,C1,C2,C3);
 Dichuyen(n-1,C3,C2,C1);
 end;
 end;
end;
BEGIN
 write(‘Nhap n’);
 readln(n);
 writeln(‘ chuong trinh dich chuyen dia nhu sau’);
 Dichuyen(N,1,2,3);
 readln;
END.
4.CŨNG CỐ:
Nhận xét giờ thực hành
5.HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ
Bài tập 1: Viết chương trình in ra màn hình các hoán vị của n số nguyên đầu tiên.
Bài 2: Xây dựng hàm daonguoc(n:word) có giá trị trả về của hàm là số nguyên có được bằng cách lấy đảo ngược các chữ số của n. Ví dụ khi đảo ngược số 12305 thì có kết quả là 50321
*********************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 25-26-27: MẢNG MỘT CHIỀU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được cách viết dữ liệu dạng mảng một chiều, làm được các bài toán trên mảng một chiều
2.Kỹ năng:Có kỹ năng phân tích bài toán, viết câu lệnh chính xác
3.Thái độ: Học sinh tích cực, tự giác, hứng thú trong giải toán bằng mảng
B. PHƯƠNG PHÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tin_hoc_lop_8.docx