Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 33, Bài 5: Các kiểu dữ liệu của pascal (Tiết 2)

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 33, Bài 5: Các kiểu dữ liệu của pascal (Tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhớ được tên các kiểu dữ liệu Integer, Real, Char, String, Boolean và biết miền giá trị tương ứng. Hiểu được ý nghĩa sủ dụng thực tế của chúng;

- Biết quy tắc thực hiện các phép toán trên những kiểu dữ liệu đó.

2. Thái độ:

- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở hoạt động.

III. Tiến trình

*CTHĐTQ ổn định tổ chức lớp học

 

docx 3 trang Phương Dung 30/05/2022 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 33, Bài 5: Các kiểu dữ liệu của pascal (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2020
Ngày giảng: 29/12/2020
Tiết 33: BÀI 5. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CỦA PASCAL (T2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhớ được tên các kiểu dữ liệu Integer, Real, Char, String, Boolean và biết miền giá trị tương ứng. Hiểu được ý nghĩa sủ dụng thực tế của chúng;
- Biết quy tắc thực hiện các phép toán trên những kiểu dữ liệu đó.
2. Thái độ:
- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vở hoạt động.
III. Tiến trình
*CTHĐTQ ổn định tổ chức lớp học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động:
Cho HS hoạt động nhóm thảo luận tìm hiểu đặc điểm của bảng có hai cột chứa các giá trị số. 
HS chia sẻ đặc điểm giá trị số từng cột, từ các giá trị đó GV đặt vấn đề vào bài.
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
Hoạt động nhóm (5p): Đọc thông tin ở phần hoạt động khởi động tìm hiểu đặc điểm về giá trị số ở từng cột đã cho.
* Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
*ĐVĐ: Vậy các giá trị số thực, số nguyên trên trong pascal thuộc kiểu dữ liệu gì, có ký hiệu ra sao trong pascal chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
KQ: 
- Giá trị số của cột bên trái đều là số nguyên, giá trị số của cột bên phải thuộc kiểu số thực. 
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
Hoạt động cá nhân (3p) Đọc thông tin trong sách HDH-tr132 để hiểu về kiểu xâu kí tự sau đó áp dụng làm bài tập. 
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
+ Cá nhân HS báo cáo kết quả
*GV yêu cầu HS HĐ cặp đôi (4p) Các nhóm Hs đọc kĩ nội dung mục này và áp dụng vào làm bài tập 4
Đại diện một vài nhóm báo cáo KQ làm được trước lớp.
3) Kiểu xâu kí tự String
- Kiểu dữ liệu String gồm các xâu kí tự có độ dài không vượt quá 255 kí tự
- Pascal quy định mỗi giá trị thuộc kiểu String phải được đặt trong dấu nháy đơn.
Ví dụ: ‘Chuong trinh Pascal dau tien’ là một xâu kí tự
BT4: A; B; C thuộc kiểu String; D không thuộc kiểu String vì giá trị không được đặt trong dấu nháy đơn.
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
Hoạt động cá nhân (3p) Đọc thông tin trong sách HDH-tr132 để hiểu về kiểu xâu kí tự sau đó áp dụng làm bài tập. 
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
Cá nhân hs báo cáo kết quả
*GV yêu cầu HS HĐ cặp đôi (7p) Các nhóm Hs đọc kĩ nội dung mục này và áp dụng vào làm bài tập 5, 6, 7.
Đại diện một vài nhóm báo cáo KQ làm được trước lớp.
4. Kiểu dữ liệu Boolean
- Thông tin đúng, sai được pascal biểu diễn bằng kiểu dữ liệu Boolean (kiểu logic)
- Các phép toán so sánh: (lớn hơn), = (bằng), = (lớn hơn hoặc bằng), <> (khác) đều cho kết quả thuộc kiểu Boolean.
- Ví dụ:
Biểu thức (3<5) có giá trị là TRUE (đúng)
Biểu thức (3>5) có giá trị là FALSE (sai)
Biểu thức (3=5) có giá trị là FALSE (sai)
Bài tập 5: A. đúng; B sai; C;D đúng
x
y
x and y
x or y
x
Not x
Các phép toán trên kiểu Boolean:
+ Phép AND (phép ‘và’)
+ Phép OR (phép ‘hoặc’)
+ Phép NOT (phép ‘phủ định’)
False
False
False
False
False
True
False
True
F
True
True
False
True
False
False
True
True
True
True
True
* GV minh họa bằng bảng sau với các phép toán 
Bài tập 6: 
A. (TRUE) ;B. (FALSE); C (TRUE); D (FALSE); E (TRUE); F (FALSE).
Bài tập 7:
A: FALSE
B: FALSE
C: FALSE
D: TRUE
- Hai kí tự hoặc hai xâu kí tự có thể được so sánh với nhau thông qua phép toán = hoặc <>. Hai kí tự hoặc hai xâu kí tự là bằng nhau nếu chúng giống hệt nhau.
Ví dụ:
Giá trị của biểu thức logic (‘a’ = ‘a’) là TRUE.
Giá trị của biểu thức logic (‘abc’=’ABC’ là FALSE.
C. Hoạt động vận dụng:
Cho Hs vận dụng những kiến thức vừa học ở trên để làm bài tập
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
Hoạt động cặp đôi (4p) Tìm kết quả của những biểu thức sau và điền vào chỗ trống
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp
+ Đại diện các nhóm hs báo cáo kết quả
+ Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình
A. (9 – 3 * 3 = 0) = TRUE
B. (9 - 3 * 3 = 0) AND (6 > 7) = FALSE
C. 25 DIV 3 = 8
D. (25 DIV 3) MOD 2 = 0
IV. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
1. Củng cố:
- Qua bài học em đã đạt được mục tiêu nào của bài?
- GV yêu cầu HS nhớ được mục tiêu cần đạt là: Nhớ được tên các kiểu dữ liệu Integer, Real, Char, String, Boolean và biết miền giá trị tương ứng. Hiểu được ý nghĩa sủ dụng thực tế của chúng; Biết quy tắc thực hiện các phép toán trên những kiểu dữ liệu đó.
 2. Hướng dẫn về nhà
- Bài cũ: Đọc và xem lại các kiến thức về các kiểu dữ liệu của Pascal, nhớ và nắm chắc tên các kiểu dữ liệu, miền giá trị các kiểu dữ liệu. Các phép toán trên các kiểu dữ liệu. 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc và nghiên cứu thêm phần tìm tòi mở rộng để hiểu thêm về những kiểu dữ liệu số nguyên khác của Pascal ngoài kiểu Integer. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_tiet_33_bai_5_cac_kieu_du_lieu_cua_pas.docx