Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Luyện tập về những hằng đẳng thức đáng nhớ

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Luyện tập về những hằng đẳng thức đáng nhớ

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Củng cố lại các hằng đẳng thức đáng nhớ: lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu, tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức trên qua các bài tập tính, tính nhanh, viết biểu thức về dạng tích,.

3. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự học thuộc công thức tổng quát của các hằng đẳng thức, tự nghiên cứu sách giáo khoa để làm bài tập.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác nhóm, trao đổi cách làm bài tập

+) Năng lực tính toán: HS triển khai được các hằng đẳng thức, vận dụng tính giá trị của biểu thức.

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Hình thành đức tính giản dị, đoàn kết, tự do phát biểu ý kiến, tôn trọng ý kiến của nhau, hứng thú có niềm tin đối với môn Toán.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức:

Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi.Hoạt động nhóm (kĩ thuật ghép cặp chia sẻ, công não). Luyện tập và thực hành.

Hình thức tổ chức: Cá nhân, hoạt động nhóm

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1.Chuẩn bị của giáo viên: kế hoạch dạy học, thước, máy chiếu,.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức những hằng đẳng thức đáng nhớ, bảng phụ nhóm,.

IV. Tiến trình dạy và học:

1.Ổn định tổ chức(1phút):

 Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ: xen kẽ

 

doc 5 trang thucuc 6490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Luyện tập về những hằng đẳng thức đáng nhớ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT4: LUYỆN TẬP VỀ NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố lại các hằng đẳng thức đáng nhớ: lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu, tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương 
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức trên qua các bài tập tính, tính nhanh, viết biểu thức về dạng tích,...
3. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự học thuộc công thức tổng quát của các hằng đẳng thức, tự nghiên cứu sách giáo khoa để làm bài tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác nhóm, trao đổi cách làm bài tập
+) Năng lực tính toán: HS triển khai được các hằng đẳng thức, vận dụng tính giá trị của biểu thức.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành đức tính giản dị, đoàn kết, tự do phát biểu ý kiến, tôn trọng ý kiến của nhau, hứng thú có niềm tin đối với môn Toán.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi.Hoạt động nhóm (kĩ thuật ghép cặp chia sẻ, công não). Luyện tập và thực hành.
Hình thức tổ chức: Cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Chuẩn bị của giáo viên: kế hoạch dạy học, thước, máy chiếu,...
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức những hằng đẳng thức đáng nhớ, bảng phụ nhóm,...
IV. Tiến trình dạy và học:
1.Ổn định tổ chức(1phút):
 Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: xen kẽ 
3. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:Tạo hứng thú cho học sinh khi luyện tập 
- Thời gian: 10 phút
- Cách thức tiến hành: chơi trò chơi
GV tổ chức trò chơi: 2 đội thi làm toán nhanh, mỗi đội 5 bạn. Thời gian làm bài 5 phút. Nếu đội nào làm xong sớm hơn được 1 điểm,đội không vi phạm về thời gian 4 điểm, đội làm đúng : 5 điểm. HS dưới lớp theo dõi cổ vũ, nhận xét, chấm điểm.Kết thúc trò chơi GV chốt điểm vào sổ, tuyên dương đội thắng , động viên đội còn lại.
Đề bài đưa lên màn hình:
 - Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
- Chữa bài tập 11 Tr 4 SBT 
- Chữa bài tập 18 Tr 11 SGK 
Kết quả hoạt động:
Bài tập 11 Tr 4 SBT 
Kết quả :
a) ( x + 2y )2 = x2 + 4xy + 4y2 
 b) ( x - 3y ).( x + 3y ) = x2 - 9y2 
 c) ( 5 - x )2 = 25 -10x + x2 
Bài tập 18 Tr 11 SGK 
Kết quả:
a, x2 + 6xy +9y2 = (x + 3y) 2 
b, x2 - 10xy + 25y2 = (x -5y)2
c,(2x - 3y).(2x + 3y) = 4x2 - 9y2
Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Củng cố 7 hằng đẳng thức thông qua bài tập
Thời gian: 18 phút
Cách thức tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
GV đưa nhiệm vụ
“ Tính:
Cách thức tiến hành : nhóm lớn
Thời gian hoạt động nhóm là 3 phút
Các nhóm treo bảng phụ của nhóm mình lên
Cử đại diện một nhóm trình bày
GV giao nhiệm vụ
Thực hiện nhóm đôi- thời gian 1 phút
“ Viết các đa thức sau dưới dạng tích các nhân tử:
Các nhóm đôi chấm bài của nhóm bạn 
Gv nhận xét hoạt động
GV: giao nhiệm vụ
a) Cho x+y=7 , hãy tính giá trị của biểu thức
M= (x+y)3+2x2+4xy+2y2
b) Cho x-y=-5. Tính giá trị của biểu thức 
N=(x-y)3-x2+2xy-y2.
Cách thức tiến hành: dãy bàn
Dãy 1: phần a
Dãy 2: Phần b
Các dãy hướng dẫn nhau làm
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
a)M = (x+y)3+2x2+4xy+2y2
 = (x+y)3+2(x+y)2
Thay x+y=7 vào biểu thức ta được:
M =73+2.7 = 441.
b)N=...................= (x-y)3-(x-y)2
Thay x-y=-5 vào được
 N = (-5)3-(-5)2 = -150
Hoạt động 3: vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng linh hoạt các hằng đẳng thức
Thời gian: 8 phút
Cách thức tiến hành: chơi trò chơi
Tổ chức trò chơi 
 “Thi Làm Toán Nhanh ”
GV thành lập hai đội chơi, mỗi đội 5 HS, HS sau có thể chữa bài của HS liền trước. Đội nào đúng và nhanh hơn là thắng . 
Biến đổi tổng thành tích hoặc tích thành tổng . 
1 / x2 - y2 2 / (2 - x) 2 
3 / (2x + 5) 2 4 / (3x +2) (3x -2) 
5 / x2 -10x + 25 
Hai đội lên chơi , mỗi đội có một bút , truyền tay nhau viết 
HS cả lớp theo dõi và cổ vũ GV cùng chấm thi, công bố đội thắng cuộc, phát thưởng 
 Hoạt động 4. Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: HS biết vận dụng các hệ thức có liên quan để giải quyết các vấn đề thực tế.
Thời gian: 4 phút
Cách thức tiến hành: cá nhân
Đố: Đoán tuổi: 
Bạn hãy lấy tuổi của mình: 
- Cộng thêm 5;
- Được bao nhiêu nhân với 2;
- Lấy kết quả trên cộng với 10;
- Nhân kết quả vừa tìm được với 5;
- Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100.
Tôi sẽ đoán được tuổi của bạn, giải thích tại sao?
Hãy chơi trò chơi toán học này với nhiều người bạn và đố họ tại sao em luôn đúng.
4. Củng cố(1phút):
? Qua bài học hôm nay chúng ta đã nhắc lại được các kiến thức nào
? làm thế nào để nhận biết các hằng đẳng thức trong từng bài tập
5.Hướng dẫn về nhà(4 phút):
+) HS phải học thuộc 7 HĐT.
+)Bài về nhà:
1) Tính 
2)Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
A = 6x - x2 – 5
Gợi ý: 
 +) ? Để tìm giá trị của một biểu thức ta cần chứng tỏ được biểu thức A ( m là một số cụ thể ) 
 +) Có giá trị nào của x để A = m không?
Ta có: 
A = -x2+6x-5 = - (x 2- 6x + 9) + 4
 = 4- (x - 3)2
 Vì (x-3)2 0 " x
® - (x-3)2 0 " x
 ® 4-(x-3)2 4 
 Hay A 4 
Vậy giá trị lớn nhất của A là: 4 khi x = 3
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_4_luyen_tap_ve_nhung_hang_dang_thu.doc