Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 1-5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 1-5 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.

- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

2. Kĩ năng

- Đọc và phân tích lược đồ khí hậu Châu Á.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở Châu Á.

3. Thái độ

- Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ,

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip,

 

docx 28 trang thucuc 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 1-5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 
Ngày soạn:
. ./ ../20
Ngày dạy:
8 – ngày . ./ ../20
8 – ngày . ./ ../2018
Phần một: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Chủ đề 1: Địa lí tự nhiên châu Á
Tiết 1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. 
Trình bày được đặc điểm hình dạng và kích thước lãnh thổ của châu Á. 
Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
Kĩ năng
Đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Á.
Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên..
Thái độ
Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; nghĩa vụ công dân.
Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, 
Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ tự nhiên Châu Á + Tự nhiên thế giới
Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của Châu Á.
Chuẩn bị của học sinh 
SGK, vở ghi, bút, thước
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Châu Á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu Á (10 phút)
Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở sử dụng phương tiện trực quan, động não, 
Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cả lớp/cá nhân
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: treo lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu, cho HS biết châu Á là bộ phận của lục địa Á - Âu.
? Quan sát H 1.1/SGK, hãy cho biết: 
 + Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
 + Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
 + Em hãy cho biết ý nghĩa của các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên đối với khí hậu châu á.
→ HS thảo luận, GV chuẩn xác kiến thức.
- GV nhấn mạnh: đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên có ảnh hưởng lớn đối với khí hậu của châu lục, làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng, phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau, các đới khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. 
 - Chốt lại GV hoặc HS: Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. Đây là châu lục rộng nhất thế giới.
- GV: như vậy chúng ta đã tìm hiểu được vị trí địa lí và kích thước của châu Á. Châu Á có đặc điểm địa hình như thế nào, có những tài nguyên khoáng sản gì và phân bố ra sao, để hiểu rõ hơn chúng ta qua mục 2 tìm hiểu.
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
* Vị trí địa lí
- Điểm cực Bắc: 77044’ B (mũi Sê-li-u-xkin).
- Điểm cực Nam: 1016’ B (mũi Pi ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca)
- Tiếp giáp với:
+ Đại dương: Bắc Băng Dương – phía Bắc; Thái Bình Dương – phía Đông; Ấn Độ Dương – phía Nam.
+Cchâu lục: Châu Âu và châu Phi.
* Kích thước
- Diện tích:
+ phần đất liền: 41,5 triệu km2
+ phần đất liền + các đảo: 44,4 trkm2
→ Châu lục rộng nhất thế giới.
- Khoảng cách : 
+ Điểm cực Bắc → Nam: 8500 km.
+ Từ bờ Tây → bờ Đông: 9200 km.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
? Quan sát H 1.2, em hãy:
 + Tìm và đọc tên các dãy núi chính và các sơn nguyên chính.
 + Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất.
 + Xác định các hướng núi chính.
- GV gọi 3 HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Á các đơn vị địa hình vừa nghiên cứu: núi, sơn nguyên, đồng bằng, hướng núi. 
? Qua các đơn vị trên, em có nhận xét về đặc điểm địa hình châu Á như thế nào? 
 HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
- GV kết luận: địa hình đa dạng và bị chia cắt phức tạp (sử dụng bảng phụ).
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình
* Sơ đồ
Đặc điểm địa hình
Ÿ Có nhiều hệ thống núi đồ sộ: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An – tai 
Ÿ Có nhiều sơn nguyên cao Trung Xi – bia, Tây Tạng, A ráp, I-ran, Đê – can 
Ÿ Nhiều đồng bằn
 rộng bậc nhất thế giới.
Ÿ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính:
+ đông - tây hoặc gần đông - tây. 
+ bắc - nam hoặc gần bắc – nam.
→ địa hình bị chia cắt phức tạp.
Ÿ Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm.
Ÿ Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về đặc điểm khoáng sản của châu Á (20 phút)
Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cặp đôi/cả lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
? Quan sát H 1.2, hãy cho biết:
+ những khoáng sản chủ yếu ở châu Á nào?
+ Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
? Qua đó, em có nhận xét về nguồn khoáng sản của châu Á như thế nào?
 GV chốt lại:
 + phong phú, trữ lượng lớn.
 + các khoáng sản quan trọng.
b. Khoáng sản
- Có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn, chủ yếu: Than, sắt, đồng, crôm, dầu mỏ, khí đốt, thiếc .
- Khoáng sản quan trọng
Dầu mỏ
Khí đốt
Tây Nam Á, ĐB.Tu ran, ĐB.Tây Xi bia, 
Tây Nam Á, ĐB.Tây Xi bia 
3. Hoạt động luyện tập
Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
4. Hoạt động vận dụng
Nêu đặc điểm của địa hình châu á.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, hướng dẫn học tập
Làm bài 3/tr 6/ SGk
Đọc trước bài 2: “Khí hậu châu Á” về sự phân hóa khí hậu và các kiểu khí hậu 
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 
Ngày soạn:
. ./ ../20
Ngày dạy:
8 – ngày . ./ ../20
8 – ngày . ./ ../20
KHÍ HẬU CHÂU Á
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. 
Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
Kĩ năng
Đọc và phân tích lược đồ khí hậu Châu Á.
Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở Châu Á.
3. Thái độ
Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, 
Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ tự nhiên Châu Á + Khí hậu Châu Á.
Các hình vẽ SGK + Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở Châu Á
Chuẩn bị của học sinh 
SGK, vở ghi, bút, thước và các yêu cầu của GV ở tiết trước.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện để tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao. Cụ thể như thế nào các em sẽ được biết trong bài học hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sự phân hóa đa dạng của khí hậu châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác theo nhóm, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cả lớp/cá nhân
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Dựa thông tin SGK + H2.1 và sự hiểu biết.
- Nhóm lẻ: 1,3,5
1) Hãy xác định vị trí đọc tên các đới khí hậu ở Châu Á từ vùng cực Bắc → Xích đạo dọc theo KT 800Đ.
2) Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
- Nhóm chẵn: 2,4,6
1) Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến 400B ?
2) Giải thích tại sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy?
- HS đại diện nhóm báo cáo
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức.
+ Do vị trí đia lí kéo dài từ vùng cực Bắc → Xích đạo lượng bức xạ ánh sáng phân bố không đều nên hình thành các đới khí hậu khác nhau.
- Do lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của địa hình núi cao chắn gió, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong nội đia nên mỗi đới khí hậu lại phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
1. Khí hậu Châu Á rất đa dạng
a) Châu Á có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất
- Khí hậu Châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau: KH cực và cận cực → KH ôn đới → KH cận nhiệt → KH nhiệt đới → KH xích đạo.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
b) Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau 
Bảng phụ: Sơ đồ phân hóa khí hậu châu Á
KHÍ
HẬU
CHÂU
Á
Đới khí hậu
Kiểu khí hậu
Cực và cận cực
Ôn đới
Lục địa
Gió mù
Hải dương
Cận nhiệt
Địa trung hải
Gió mùa
Lục địa
Núi cao
Nhiệt đới
Khô
Gió mùa
Xích đạo
Nguyên nhân: 
Lãnh thổ rất rộng lớn, 
Địa hình chia cắt phức tạp, các dãy núi và sơn nguyên cao bao chắn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cặp đôi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Dựa H2.1 + thông tin sgk mục 2
- Nhóm lẻ: 1,3,5
1) Xác định các kiểu khí hậu gió mùa? Nơi phân bố?
2) Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa?
- Nhóm chẵn: 2,4,6
1) Xác định các kiểu khí hậu lục địa? Nơi phân bố?
2) Nêu đặc điểm chung của khí hậu lục địa?
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV chuẩn kiến thức
(Có thể cho HS kẻ bảng so sánh 2 khu vực khí hậu)
2. Khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
- Phân bố:
+ KH nhiệt đới gió mùa: Nam Á và Đông Nam Á
+ KH cận nhiệt và ôn đới gió mùa: Đông Á
- Đặc điểm chung: mùa chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa hạ: thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Mùa đông: khô, lạnh và ít mưa
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Phân bố: 
+ KH ôn đới lục địa: nội địa Trung Á
+ KH cận nhiệt lục địa + nhiệt đới khô: Tây Nam Á
- Đặc điểm chung: 
+ Mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng.
+ Lượng mưa: P = 200 – 500mm
+Độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm thấp → hình thành hoang mạc và bán hoang mạc.
Nguyên nhân khác nhau giữa 2 kiểu KH: 
- Châu Á có kích thước rộng lớn, 
- Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của biển 
3. Hoạt động luyện tập
Phân tích biểu đồ Y- an – gun
4. Hoạt động vận dụng
Bài 1/9/SGK
Phân tích biểu đồ E -ri-at
Phân tích biểu đồ U-lan Ba-to.
Biểu đồ
U - lan Ba - to
E Ri - at
Y – an - gun
Vị trí
Mông Cổ
(Trung Á)
A-râp-Xê-ut
(Tây Á)
Mi – an - ma
(Đông Nam Á)
Kiểu KH
ôn đới lục địa
nhiệt đới khô
nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ
- Ttb= 10oC
- nhiều tháng t < 0oC.
Ttb > 20oC
Ttb > 25oC
Lương mưa
- Ptb = 220mm
- Tập trung chủ yếu: tháng 5, 6, 7, 8
- Ptb = 82mm
- Tập trung chủ yếu: tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít
- Ptb = 2750mm
- Mưa rất nhiều từ tháng 5 đến tháng 10
Bài 2/9/SGK
Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, hướng dẫn học tập
Hoàn thành các bài 1, 2/9/SGK vào vở học
Sưu tầm các thông tin về các kiểu khí hậu ở châu Á
Đọc trước bài 3 “Sông ngòi và cảnh quan châu Á”
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 3
Ngày soạn:
. ./ ../20
Ngày dạy:
8 – ngày . ./ ../20
8 – ngày . ./ ../20
BÀI 3 - SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cần hiểu được
Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á
Sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân sự phân hoá đó .
Thuận lợi và khó khăn tự nhiên Châu Á
2. Kĩ năng
Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc đểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á 
Xác định trên bản đồ vị trí các cảnh quan tự nhiên các hệ thống sông lớn 
Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
3. Thái độ
Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ tự nhiên Châu Á
Bản đồ cảnh quan Châu Á
Tranh ảnh cảnh quan tự nhiên Châu Á 
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, Vở ghi, 
Tập bản đồ 8 và các yêu cầu của GV ở tiết trước
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp
1.2. Kiểm tra bài
Châu Á có những đới khí hậu nào? Xác định các đới khí hậu trên bản đồ?
Giải thích sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của KH Châu Á.
1.3.Giới thiệu bài học
GV cho HS xem một đoạn phim về “Cảnh thiên nhiên châu Á” và nêu cảm nhận
GV dẫn dắt: Cảnh quan châu Á rất đa dạng, mạng lưới sông ngòi khá phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, châu Á cũng gặp không ít khó khăn do thiên nhiên mang đến. 
Hoạt động hình thành kiến thức 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm sông ngòi châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác theo nhóm, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cả lớp/cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào H.1.2 cho biết:
+ Đặc điểm chung sông ngòi Châu Á?
+ Hãy kể tên các sông lớn của Châu Á? 
(Lê-na, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn Hằng...)
+ Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á, bắc nguồn từ khu vực nào và đổ vào biển, đại dương nào?
- Bước 2: Thảo luận nhóm: 3 nhóm	
+ chia nhóm phân công nhiệm vụ
+ Mỗi nhóm tìm hiểu 1 khu vực với nội dung:
+ Dựa vào b/đồ tự nhiên châu Á và k/th đã học cho biết :
 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi 
 Sự phân bố mạng lưới sông ngòi 
 Chế độ nước sông ngòi.
- Bước 3: các nhóm thảo luận
- Bước 4: Đại diện từng nhóm trình bày.
- Bước 5: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
? Nêu giá trị kinh tế Sông ngòi châu Á. GV liên hệ giá trị kinh tế sông ngòi nước ta
1. Đặc điểm sông ngòi 
- Châu Á có hệ thống sông ngòi khá phát triển, Có nhiều sông lớn 
- Phân bố không đều
- Chế độ nước phức tạp:
+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc, mùa đông đóng băng, mùa xuân hạ có lũ do băng tan 
 + Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan.
 + Khu vực ĐÁ, ĐNÁ, NÁ: Có mạng lưới sông dày đặc, sông nhiều nước, chế độ nước sông lên xuống theo mùa.
- Giá trị kinh tế: giao thông, thủy điện, sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các cảnh quan tự nhiên ở châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cặp đôi 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào H.3.1 cho biết:
+ Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
+ Kết hợp H.2.1 và 3.2 cho biết: tên các đới cảnh quan của Châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ?
+ Dọc vĩ tuyến 400B tính từ tây sang đông có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
+ Kể tên các cảnh quan phân bố khu vực KH gió mùa và khu vực KH lục địa khô hạn?
+ Kể tên các cảnh quan thuộc đới KH: ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới?
- Bước 2: HS trả lời các yêu cầu. GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS giải thích nguyên nhân phân bố một số cảnh quan
- Bước 3: HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
2. Các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
- Do địa hình, khí hậu Châu Á đa dạng nên cảnh quan tự nhiên cũng rất đa dạng 
+ Rừng lá kim nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt rừng nhiệt đới ẩm ở, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới gió mùa.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao, nhiệt đới khô và ôn đới lục địa. 
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu....
Hoạt động vận dụng
Đánh dấu (X) vào cột thích hợp trong bảng sau để thể hiện mối quan hệ giữa 
các đới cảnh quan tự nhiên với khí hậu tương ứng Châu Á.
Đới cảnh quan
KH cực và
cận cực
KH ôn đới
KH cận
nhiệt
KH nhiệt
đới
KH
Xích đạo
1.Hoang mạc và nữa hoang mạc
2.Xa van, cây bụi 
3.Rừng nhiệt đới ẩm
4.Rừng cận nhiệt đới ẩm
5.Rừng và cây bụi lá cứng 
6.Thảo nguyên 
7.Rừng hổn hợp 
8.Rừng lá kim
9.Đài nguyên
X
X ôn đới lục địa
X (ôn đới lục địa)
X (ôn đới gió mùa)
X (ôn đới lục địa)
X cận nhiệt lục địa
X cận nhiệt gió mùa
X cận nhiệt ĐTH
X nội địa nđ gió m
X nt đới gió m
X
Hoạt động tìm tòi, mở rộng, hướng dẫn học tập
HS về nhà học bài, làm BT1,2 sgk 
Ôn lại kiến thức Địa lí 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa”: Hướng gió, tích chất, nguyên nhân hình thành gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ 
Ôn lại đặc điểm Khí hậu châu Á làm bài thực hành “Phân tích hoàn lưu gió mùa Châu Á”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 
Ngày soạn:
. ./ ../20
Ngày dạy:
8 – ngày . ./ ../20
8 – ngày . ./ ../20
BÀI 4 - Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu rõ
Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa Châu Á
Tìm hiểu nội dung loại bản đồ mới: bản đồ phân bố khí áp và hướng gió 
2. Kĩ năng
Kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên b/đồ
3. Thái độ
Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ khí hậu Châu Á
2 lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu á 
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, Vở ghi, 
Tập bản đồ 8 và các yêu cầu của GV ở tiết trước
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp
1.2. Kiểm tra bài
Nêu đặc điểm sông ngòi Châu Á, và đặc điểm các hệ thống sông ngòi Châu Á
Kể tên các cảnh quan tư nhiên Châu Á: từ bắc xuống xích đạo, vĩ tuyến 400B từ tây-đông
Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gì? Phân bố.
1.3.Giới thiệu bài học
GV giới thiệu nội dung của bài thực hành 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
HOẠT ĐỘNG 1: Phân tich hướng gió mùa đông và hướng gió mùa hạ (15 phút)
Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác theo nhóm, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cả lớp/cá nhân
* Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát H4.1 và H4.2 và tìm hiểu 
Các khái niệm được đề cập trong bài thực hành. 
Các trung tâm khí áp được biểu hiện bằng gì? → Bằng các đường đẳng áp
Thế nào là đường đẳng áp ?→ là đường nối các điểm có trị số khí áp khác nhau
Cho biết cách biểu hiện các trung tâm áp thấp, áp cao trên bản đồ?
→ áp thấp: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm.
→ áp cao: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng tăng.) 
Để xác định hướng gió ta dựa vào đâu? → Gió thổi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp
Sự thay đổi khí áp theo mùa là do đâu? → Do sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia nhóm phân công nhiệm vụ
Các nhóm dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp với kiến thức đã học hoàn thành mục 1,2 SGK. 
Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày.
* Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
Bảng 1:
Hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu Á.
Khu vực
Hướng gió mùa Đông
Hướng gió mùa Hạ
Đông Á
Tây Bắc – Đông Nam
Đông Nam - Tây Bắc
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc - Tây Nam
Nam, Tây Nam – Đông Bắc
Nam Á
Đông Bắc- Tây Nam
Tây Nam - Đông Bắc
HOẠT ĐỘNG 2: Tổng kết (15 phút)
Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, nhóm 
* Bước 1: GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ. HS dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp kiến thức đã học làm bài tập 3 SGK
* Bước 2: : các nhóm thảo luận
* Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày
* Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Từ áp cao đến áp thấp
Mùa đông
Đông Á
Tây Bắc - Đông Nam
Xi-bia → A-lê-ut
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc - Tây Nam
Xi-bia → Xích đạo Ô-xtrây-li-a
Nam Á
Đông Bắc - Tây Nam
Xi-bia → Xích đạo Ô-xtrây-li-a, Nam ÂĐD
Mùa hạ
Đông Á
Đông Nam - Tây Bắc
Ha Oai → Iran
Đông Nam Á
Nam, Tây Nam - Đông Bắc
Nam ấn Độ Dương , Ôxtrâylia -> Iran
Nam Á
Tây Nam - Đông Bắc
Nam ấn Độ Dương, Ôxtrâylia → Iran
3. Hoạt động vận dụng
Cho biết sự khác nhau về hoàn lưu gió mùa Châu Á ở mùa đông và mùa hạ
Đặc điểm thời tiết về mùa đông và mùa hạ ở khu vực gió mùa Châu Á
Sự khác nhau thời tiết về thời tiết ở mùa đông và mùa hạ khu vực gió mùa ảnh hưởng ntn tới sinh hoạt và sản xuất của con người trong khu vực
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, hướng dẫn học tập
Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Ôn lại các chủng tộc lớn trên thế giới 
Đặc điểm hình thái, địa bàn phân bố dân cư 
Đặc điểm dân cư Châu Á 
Đặc điểm tôn giáo Châu Á (nơi ra đời, thời gian ra đời, thần linh tôn thờ, khu vực phân bố)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 TUẦN
Ngày soạn:
. ./ ../20
Ngày dạy:
8 – ngày . ./ ../20
8 – ngày . ./ ../20
BÀI 5 - ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư – xã hội châu Á
- Châu Á có số dân dông nhất so với các châu lục khác, mức độ tăng dân số đạt mức trung bình thế giới
- Sự đa dạng và phân bố các chủng tộc sống ở châu Á
- Biết tên và sự phân bố chủ yếu các tôn giáo lớn của châu Á 
2. Kĩ năng : 
Rèn luyện và củng cố kĩ năng so sánh các dân số giữa các châu lục để thấy rõ được sự gia tăng dân số
3. Thái độ
- Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Lược đồ, tranh ảnh, tài liệu về các dân cư, chủng tộc châu Á
- Tranh ảnh tài liệu nói về đặc điểm các tôn giáo lớn châu Á
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, Vở ghi, tập bản đồ 8 và các yêu cầu của GV ở tiết trước
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Giới thiệu sơ lược bài mới: Châu Á là một trong những nơi có con người sinh sống và là cái nôi của nền văn minh lâu đời trên Trái Đất. Châu Á còn được biết đến bởi một số đặc điểm nổi bật của dân cư. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài 5,
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân số châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác theo nhóm, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cả lớp/cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
* Hoạt động: cá nhân / nhóm
- Đọc bảng 5.1 nhận xét:
+ Số dân Châu Á so với các châu lục khác, chiếm bao nhiêu % số dân thế giới?
+ Diện tích châu Á chiếm bao nhiêu % diên tích thế giới
+ Mật độ dân số và sự phân bố như thế nào?
+ Kể tên những nước có dân số đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản )
- Cho biết nguyên nhân của sự tập trung dân cư đông đúc ở châu Á?
→ Nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ; khí hậu gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Do đó cần nhiều nguồn lao động
 * Hoạt động nhóm
- Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ, hướng dẫn cách tính
Dựa vào bản số liệu H5.1 So sánh và tính:
+ Tính mức gia tăng tương đối dân số các châu lục và thế giới trong 50 năm (từ 1950 đến 2000).
+ Nhận xét mức tăng dân số của châu Á so với các châu và thế giới trong bản trên.
- Bước 2: Các nhóm thảo luận trong 2 phút
- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức, nhận xét.
? Từ bảng 5.1 cho biết tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á so với các châu lục khác và thế giới 
? Do nguyên nhân nào từ 1 châu lục đông dân cho đến nay tỉ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể
Một châu lục đông dân nhất thế giới
- Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61 % dân số thế giới.
- Mật độ dân số cao, phân bố không đều
- Từ năm 1950 -2002 mức gia tăng dân số Châu Á nhanh thứ 2, sau Châu Phi.
- Hiện nay tốc độ gia tăng dân số đã giảm: 1,3%.
- Do thực hiện chặt chẽ chính sách dân số, do sự phát triển CN hóa và đô thị hóa ở các nước đông dân nên tỉ lệ gia tăng dân số Châu Á đã giảm.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các chủng tộc ở châu Á (15 phút)
Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, cặp đôi 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Quan sát và phân tích hình 5.1 cho biết:
- Châu Á gồm có những chủng tộc nào sinh sống?
- Dân cư châu Á phần lớn thuộc chủng tộc nào? Xác định địa bàn phân chủ yếu các chủng tộc?
- So sánh các thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu 
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
 - Dân cư Châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn–gô–lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
- Ngoài ra còn có 1 số ít thuộc chủng tộc Ôxtralôit sống ở Đông Nam Á, Nam Á
- Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về nơi ra đời các tôn giáo ở châu Á (5 phút)
Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác, 
Hình thức tổ chức hoạt động: hình thức “bài lên lớp”, nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
- Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 tôn giáo lớn
+ Dựa vào hiểu biết và kết hợp quan sát các ảnh H5.2 trình bày: địa điểm ra đời, thời gian ra đời, thần linh tôn thờ, và khu vực phân bố chủ yếu của 4 tôn giáo lớn châu Á (Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo)
-Bước 2: Các nhóm thảo luận
-Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.
-Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
3. Nơi ra đời các tôn giáo 
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo .
- Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện tránh điều ác.
3. Hoạt động luyện tập
Trình bày đặc điểm dân cư châu Á
So sánh các thành phần chũng tộc châu Á với các châu lục khác 
Nêu đặc điểm tôn giáo châu Á (đặc điểm, thời gian ra đời, thần linh tôn thờ, nơi phân bố)
4. Hoạt động vận dụng
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên châu á hiện nay dã giảm đáng kể, chủ yếu là do
dân di cư sang các châu lục khác. 
thực hiện tốt chính sách d/số ở các nước đông . 
là hệ quả của quá trình CNH – đô thị hóa ở nhiều nước châu Á.
Tất cả các đáp án trên
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, hướng dẫn học tập
Học bài cũ, làm tập bản đồ địa lí.
Xem trước bài thực hành: đọc, phân tích lược đồ dân cư và các thành phố lớn châu Á.
Nội dung cần soạn: 
Cần nắm được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên châu Á 
Nắm được các yếu tố :vị trí địa lí, địa hình, khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, đô thị châu Á.
Xác định mật độ dân số trong lược đồ H6.1/20, thấy được 4 loại MĐDS trung bình châu Á, rút ra nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ĐT 0916226557 ĐỂ CÓ TRỌN BỘ GIAO AN TRÊN 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_khoi_8_bai_1_5_nam_hoc_2020_2021.docx