Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở các nước Châu Á - Nguyễn Thị Hoài

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở các nước Châu Á - Nguyễn Thị Hoài

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế

- Đánh giá được những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế, đặc biệt với sự phân bố cây trồng và vật nuôi.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

 

docx 5 trang Phương Dung 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở các nước Châu Á - Nguyễn Thị Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế
- Đánh giá được những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế, đặc biệt với sự phân bố cây trồng và vật nuôi.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án. Phiếu học tập. 
- Tư liệu bài dạy.
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích: 
- Tạo hứng khởi cho học sinh trước khi vào bài mới.
b) Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thử đã học để tìm ra các thông tin của quốc gia ở châu Á.
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi. Ghi ra giấy.
d) Cách thực hiện:
	Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi
 Quan sát ảnh dưới đây em liên tưởng tới quốc gia nào của châu Á?
	Quốc gia này thuộc châu lục nào?
	Kể một số thông tin về quốc gia này mà em biết?
 Bước 2: Hs trả lời câu hỏi.
 Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp châu Á (15 phút)
a) Mục đích: Trình bày sự phát triển của ngành nông nghiệp Châu Á.
b) Nội dung:
1. Nông nghiệp
- Giữ vài trò chủ yếu trong nền kinh tế của hầu hết các nước.
Phân thành 2 vùng sản xuất nông sản chính:
+ Vùng khí hậu gió mùa ẩm.
+ Vùng khí hậu lục địa khô hạn.
- Sản xuất lương thực là chính:
Quan trọng nhất là lúa gạo.
- Phát triển không đều. Một số nước đạt thành tựu vượt bậc trong trồng cây lương thực.
c) Sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Xét về trình độ phát triển kinh tế hầu hết các nước châu Á thuộc nhóm nước nào? Trong nhóm các nước đó ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng ? 
- Quan sát lược đồ nêu và giải thích đặc điểm phân bố các cây trồng, vật nuôi ở châu Á?
Lược đồ phân bố cây trồng vật nuôi châu Á.
- Kể tên các cây lương thực được trồng ở châu Á? Trong đó cây nào là quan trọng nhất?
- Dựa vào hình ảnh dưới đây nhận xét sự phát triển nông nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á?
Sản xuất nông nghiệp ở châu Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghiệp châu Á (10 phút)
a) Mục đích: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp Châu Á.
b) Nội dung:
2. Công nghiệp
- Khai khoáng phát triển ở nhiều nước, vùng lãnh thổ.
- Luyện kim, cơ khí, điện tử: Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, 
- Sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước, vùng lãnh thổ.
* Công nghiệp đa dạng nhưng phát triển không đều dù hầu hết các nước đều ưu tiên phát triển công nghiệp.
c) Sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi
d) Cách thực hiện:
Bước 1:Giao nhiệm vụ:
+ Châu Á phát triển những ngành công nghiệp nào ?
+ Kể tên các nước, vùng lãnh thổ phát triển ngành:
- Khai khoáng?
- Luyện kim, cơ khí, điện tử, ?
- Sản xuất hàng tiêu dùng?
Nhận xét?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 	
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngành dịch vụ châu Á (10 phút)
a) Mục đích: Thấy được sự phát triển của ngành dịch vụ Châu Á
b) Nội dung:
3. Dịch vụ
 - Hoạt động dịch vụ được các nước coi trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế. 
- Nhiều nước có ngành dịch vụ phát triển cao: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po 
c) Sản phẩm: Hs trả lời được các câu hỏi
d) Cách thực hiện:
Bước 1:Giao nhiệm vụ:
- Em hãy nêu các hoạt động dịch vụ
- Quan sát bảng 7.2, cho biết tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Nhật, Hàn, Lào, Việt Nam là bao nhiêu? So sánh với GDP theo đầu người của mỗi nước đó?
Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội ở một số nước châu Á năm 2015
Quốc gia
Cơ cấu GDP (%)
Tốc độ tăng GDP (%)
GDP/người
(USD)
Mức thu nhập
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nhật Bản
1,1
25,5
73,4
1,4
34524
Kuwait
2,0
50,7
47,3
0,6
29301
Hàn Quốc
2,3
38,0
59,7
2,8
27222
Malaysia
8,5
36,4
55,1
5,0
9768
Trung Quốc
8,9
40,9
50,2
6,9
8028
Lào
27,4
30,9
41,7
7,3
1818
Việt Nam
27,0
33,3
39,7
6,7
2190
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.	
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích: 
- Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững
b) Nội dung: Hoàn thành hoạt động luyện tập.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ 
- Nước nào có sản lượng lúa gạo lớn nhất?
 - Nước nào đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo?
 - Tại sao Thái Lan, Việt Nam có sản lượng lương thực thấp hơn nhưng lại là các nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.	
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: 
- Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết vấn đề.
b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
d) Cách thực hiện: 
Bước 1: Gv đặt câu hỏi
Dầu mỏ có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?
Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Gv viên chuẩn xác kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tinh_hinh_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_o_c.docx