Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4: Hình lăng trụ, hình chóp đều - Vi Văn Yến

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4: Hình lăng trụ, hình chóp đều - Vi Văn Yến

I-MỤC TIÊU.

 1.Kiến thức :

 Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.

 2.Kỹ năng:

 Học sinh đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.

 Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .

 3. Thái độ:

 -Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.

II- CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 75, 76, 77, 78 Sgk

 Học sinh: Bài mới.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.Ổn định lớp: (1 phút)

2.Kiểm tra bài cũ: (4ph)

 H: Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào?

 Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật, vậy trong hình hộp chữ nhật còn có các yếu tố nào nữa bài học hôm nay cho ta biết rỏ về điều này.

2) Thiết kế các hoạt động dạy - học

 

doc 36 trang thucuc 4952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4: Hình lăng trụ, hình chóp đều - Vi Văn Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A:13/04/2018
+Lớp 8C: 13/04/2018
Chương IV. HÌNH LĂNG TRỤ - HÌNH CHÓP ĐỀU
A. HÌNH LẰNG TRỤ
 Tiết 54: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật, làm quen với các khái niệm điểm đường thẳng đoạn thẳng trong không gian, cách ký hiệu.
 2.Kỹ năng:
Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình hộp chữ nhật.
 3. Thái độ:
 -Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.
- Trọng tâm: Hình hộp chữ nhật
 II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình về các hình không gian đơn giản, đặc biệt là hình hộp chữ nhật, hình vẽ 71, 72, 73, 74 (Sgk).
 Học sinh: Bài mới.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: ( Không).
 3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 Ở tiểu học chúng ta củng đã biết được mô hình về các hìh không gian đơn giản, trong chương học hôm nay chúng ta đi sâu nghiên cức các hình không gian như hình lăng tụ, hình chóp đều, bài học hôm nay giúp ta đi sâu nắm chắc bài hình hộp chữ nhật.
 2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG 
TG
NỘI DUNG 
1. Hoạt động 1 Hình hộp chữ nhật.
GV: Đưa tranh(hình 69, sgk) kết hợp với mô hình và giới thiệu đó là hình hộp chữ nhật.
HS: Phát biểu khái niệm hình hộp chữ nhât.
GV: Hình hộp chữ nhật nó gồm các đặc điểm nào?
HS: Phát niểu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
GV: Hình hộp chữ nhật có các mặt đều là hình vuông còn gọi là hình gì?
HS: Lấy một vài ví dụ về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Hoạt động 2: Mặt phẳng và đường thẳng.
GV: Đưa tranh 71 a lên bảng và tổ chức HS làm [?] trong Sgk.
GV: Giới thiệu điểm đoạn thẳng, mặt phẳng trong không gian.
GV: Lần lượt treo tranh hình 72, 73, 74 cho HS làm bài tập 1, 2 và 3 trong Sgk.
GV: Chốt lại bài học.
24'
15'
1. Hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật là hình gồm có 6 mặt là hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có : 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
Hai mặt hình hộp chữ nhật không có điểm chung gọi là mặt đối diện.
Có thể xem hai mặt đối diện của hình hộp chữ nhật là đáy thì các mặt còn lại là mặt bên.
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có các mặt đều là hình vuông.
2. Mặt phẳng và đường thẳng.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
Ta có thể xem:
Các đỉnh: A, B, C như là các điểm.
Các cạnh AD, DC .như là các đoạn thẳng.
Mỗi mặt là một phần của mặt phẳng
Độ dài đoạn thẳng AA’ gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật .
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (2')
Nhắc lại các nội dung vừa học.
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
Làm bài tập 3 SGk, xem trước bài 2.
Ngày soạn: 1/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A:14/04/2018
+Lớp 8C: 14/04/2018
Tiết 55: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT(tt)
I-MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
 2.Kỹ năng:
 Học sinh đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
 Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
 3. Thái độ:
 -Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.
II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 75, 76, 77, 78 Sgk
 Học sinh: Bài mới.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4ph)
 H: Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào?
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật, vậy trong hình hộp chữ nhật còn có các yếu tố nào nữa bài học hôm nay cho ta biết rỏ về điều này.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG 
1. Hoạt động 1: Hai đường thẳng song song trong không gian.
GV: Cho HS quan sát hình 75 và trả lời các câu hỏi sau:
-Hãy kể tên các mặt của hình hộp.
-BB’ và AA’có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không ?
-BB’ và AA’ có điểm chung hay không?
HS: Trả lời các câu hỏi trên.
GV: Giới thiệu BB’ và AA’ là hai đường thẳng song song trong không gian. Vậy hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau khi nào?
HS: Trả lời hai đường thẳng song song.
GV: Vậy cho hai đường thẳng a và b thì có các trường hợp nào sảy ra?
HS: Có ba trường hợp sãy ra, cắt nhau , song song và không cắt nhau.
GV: Đưa hình 76(Sgk) lên bảng cho học sinh quan sát.
Vậy hai đường thẳng trong không gian có khác gì so với trong hình học phẳng.
HS: Trong hình học phẳng không có trường hợp thứ ba.
GV: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì như thế nào với nhau?
HS: Thì song song với nhau.
2.Hoạt động 2 : Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
GV: ta thấy hình ảnh của mặt bàn và mặt ghế như thế nào với nhau ?
HS: Tả lời, song song với nhau.
GV: Để biết nó song song với nhau không ta làm bài tập sau.
GV: Cho HS quan sát hình 77(Sgk) và trả lời câu hỏi sau:
-AB có song song với A’B’ hay không? Vì sao?
-AB có nằm trong mặt phẳng(A’B’C’D’) hay không?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu đó là trường hợp AB//mp(A’B’C’D’). Vậy đường thẳng a song song với mp(p) khi nào?
HS: Trả lời.
GV: Tìm trên hình các đường thẳng song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
HS: Trả lời.
GV: Dẫn dắt tới hai mặt phẳng song song. 
Trên hình hộp chữ nhật (hình 77)Mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB, AD và mặt phẳng(A’B’C’D’) chứa hai đường thẳng cắt nhau A’B’ và A’D’, hơn nữa AB//A’B’ và AD//A’D’ khi đó ta nói mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
Vậy hai mặt phẳng song song với nhau khi nào?
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Treo hình 78 lên bảng và cho HS tìm ra các mặt phẳng song song với nhau.
GV: Qua bài học trên em có nhận xét gì về số điểm chung của đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng có một điểm chung.
HS: Trả lời.
GV: Treo hình 80 và 81 lên bảng cho học sinh làm bài tập 5 và 6 (Sgk)
15'
20'
1. Hai đường thẳng song song trong không gian.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Trong không gian, hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trên một mặt phẳng và không có điểm chung.
* Cho hai đường thẳng a và b thì có ba trường hợp sảy ra.
Cắt nhau:
Song song.
Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
* Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Đường thẳng a //mp(P) khi đường thẳng a song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng P
* Hai mặt phẳng song song vơi nhau khi mặt phẳng này chứa hai đường thẳng song song với hai đưởng thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng kia.
Ví dụ: mp(ADD’A’)// mp(BCC’B’)
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (4')
- Nhắc lại các nội dung vừa học.
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 9 SGk, xem trước bài 3.
 _______________________________________________________
Ngày soạn: 24 /03/2016
Ngày dạy : lớp: 8A1: /03/2016
Tiết 56: TRẢ BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG III
 1.Kiến thức :
 - HS nhận ra được nhưng sai lầm trong bài kiểm tra.
 2.Kỹ năng:
 - Có kỹ năng làm bài kiểm tra trong chương 
 3. Thái độ:
 - Có ý thức cẩn thận trong bài kiểm tra.
 II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 84, 85, 86 SGK
 Học sinh: Bài cũ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1 phút
2. Chữa bài kiểm tra.
==============================================
Ngày soạn: 7/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A:13/04/2018
+Lớp 8C: 13/04/2018
Tiết 57: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
 Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
 2.Kỹ năng:
 Vận đụng được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật 
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.
 - Trọng tâm: Thể tích hinh hộp chữ nhật
 II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 84, 85, 86 SGK
 Học sinh: Bài cũ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
GV: Treo hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ lên bảng và cho học tìm đường thẳng song song với AB, mặt phẳng song song với AB, hai mặt phẳng song song.
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật như đườngt thẳng song song, mặt phẳng song song, vậy đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nào, làm thế nào để tính được thẻ tích hình hộp chữ nhật. Đó là nội dung bài học hôm nay.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG 
TG
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1(15ph): Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
GV: Cho HS quan sát hình 84 và trả lời câu hỏi sau:
-A’A có vuông góc với AD hay không? Vì sao?
-A’A có vuông góc với AB hay không? Vì sao?
HS: Tra lời.
GV: Ta nói A’A vuông góc với mp(ABCD). Vậy đường thẳng a vuông góc với mp(P) khi nào?
HS: Trả lời.
GV: Qua đó ta nói mp(ADD’A’) vuông góc với mp(ABCD). Vậy hai mp vuông góc với nhau khi nào?
HS: trả lời.
GV: Hình vẽ trên, hay trả lời câu [?2] và [?3]
* Hoạt động 2: Thể tích của hình hộp chữ nhật .
GV: Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước 17cm, 10cm, 6cm.
Đưa hình vẽ 86 lên bảng và phân tích cho HS nhận xét.
? Vậy muốn tính công thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Từ đó em nào nêu được công thức tính thể tích hình lập phương có cạnh là a.
HS: Trả lời.
GV: Nêu ví dụ như sách giáo khoa.
* Củng cố.
GV: Đưa mô hình hình 87 cho HS quan sát và làm bài tập 10 Sgk.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 11.
15'
20'
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Đường thẳng a vuông góc vơi mặt phẳng P khi a vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trên P.
* Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc mặt phẳng đó.
2. Thể tích của hình hộp chữ nhật .
 V = abc 
a, b, c là các kich sthước hình hộp chữ nhật 
Thể tích hình lập phương có cạnh là a.
 V = a3
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2
Giải.
Hình lập phương có 6 mặt là hình vuông bằng nhau, vậy diệt tích mỗi mặt là:
216 : 6 = 36 (cm2)
Độ dài cạnh lập phương là a = 6.
Vậy thể tich hình lập phương:
V = a3 = 63 = 216 (cm3)
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (3')
Nhắc lại các nội dung vừa học.
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
- Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 12, 13 SGk
__________________________________________________________
Ngày soạn: 7/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A:14/04/2018
+Lớp 8C: 14/04/2018
 Tiết 58: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Rèn và củng cố các đặc điểm của hình hộp chữ nhật, tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật 
 2.Kỹ năng: Tính được diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật .
 3. Thái độ: Giáo dục tính thực tế trong hình học.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập và đáp án.
 Học sinh: Bài củ.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (8ph)
Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Chữa bài tập 13, Sgk.
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Hôm nay thầy trò ta cùng đi khắc sâu các kỷ năng trên.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học 
HOẠT ĐỘNG 
TG
NỘI DUNG 
BT1.Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước mỗi thùng chứa 20 lít thì mức nước của bể cao 0,8m.
a) Tính chiều rộng của bể.
b) Người ta đổ thêm vào bể 60 thùng nước nữa thì đầy bể, hỏi bể cao bao nhiêu mét ?
GV: Muốn tính chiều rộng của bể ta cần nhửng yếu tố nào?
HS: Trả lời.
GV: Làm thế nào có thể tính được thể tích bể.
HS:
GV: Yêu cầu hS lên bảng thực hiện.
BT2: (Bài 15, Sgk)
GV: Khi thả 25 viên gạch có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm và cao 0,5dm thì thể tích của mỗi viên gạch chiểm chổ là bao nhiêu ?
HS: Trả lời.
GV: Như vậy thể tích nước tăng lên bằng thể tích gạch chiếm chổ, làm thế nào để tính được chiều cao của nước tăng lên ?
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Vì sao cần giả thiết toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể? Nếu không cần điều kiện đó ta có thể giải được không?
GV: Yêu cầu HS làm một bài tập với GT viên gạch hút nước 0,1 lít trên một viên.
HS: 1 em HS giỏi lên bảng làm bài tập này.
GV: Đưa đề bài tập 17 lên đèn chiếu cho HS trả lời.
32’
BT1.
a) Ta có thể tích nước đổ vào là:
 V = 120.20 = 240 dm3 = 2,4 m3
Suy ra chiều rộng của bể là:
 2,4 : 1,6 = 1,5 m
b) Sau khi đổ thêm nước vào ta có thể tích của bể là:
V = 3,6 m3
Vậy chiều cao của bể là: 
3,6 : (1,5 .2) = 1,2 m
BT2.
Giải.
Ta có thể tích của 25 viên gạch là 25dm3
Độ cao nước dâng lên là: 25: (7.7) = 0,51 dm
Vậy nước dâng lên cách miệng bể là:
7 – (4 + 0,51) = 4,9 dm
BT3. (Bài 17, Sgk)
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (3')
- Nhắc lại các nội dung vừa học.
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
Làm bài tập 16, 18 SGK.
Xem trước bài Hình Lăng trụ đứng.
 ____________________________________________________
Ngày soạn: 7/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A:20/04/2018
+Lớp 8C: 20/04/2018
Tiết 59: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I- MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Nắm được các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao)
 2.Kỹ năng: Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy, biết cách vẽ theo ba bước (vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ hai), củng cố khái niệm song song.
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
 II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 84, 85, 86 SGK
 Học sinh: Bài cũ.
III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
 2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Phát biểu các yếu tố về hình hộp chữ nhật, công thức tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật.
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 Ở các bài học trước ta đã nắm được các đặc điểm và công thức tính thể tích hònh hộp chữ nhật, Hôm nay thầy trò ta cùng đi nghiên cứ một loại hình khác đó là hình lăng trụ đứng, vậy hình lăng trụ đứng có các đặc điểm gì? đó là nội dung bài học hôm nay.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Hình lăng trụ đứng.
GV: Đưa hình 93 lên bảng (+ mô hình) và giới thiệu đó là hình lăng trụ đứng. Vậy hình lăng trụ đứng có các đặc điểm gì ?
HS: Trả lời theo sự dẩn dắt của GV.
GV: Đưa đề [?1] lên đèn chiếu cho HS trả lời.
HS: Trả lời.
GV: Dẩn dắt vào ví dụ.
GV: Qua đó em có nhận xét gì khi vẽ hình không gian
HS:
*Hoạt động 2
GV: Để vẽ một hình lăng trụ đứng ta vẽ như thế nào?
* Củng cố cho HS làm bài tập 19 và 20 Sgk
24'
13'
1. hình lăng trụ đứng .
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* A, B, C, D, . Là các đỉnh.
* Các mặt ABB’A’, BCC’B’, là nhửng hình chữ nhật là các mặt bên.
* Các đoạn AA’, BB’, CC’, DD’ là các cạnh bên.
* Hai mặt ABCD và A’B’C’D’ là hai đáy.
Hai đáy là tứ giác nên ta gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.
[?1]
- Hai mặt đáy của hình lăng trụ đứng song song với nhau và bằng nhau.
- Các cạnh bên và mặt bên vuông góc với hai đáy.
[?2] Làm việc trênn tranh.
2. Ví dụ.
 Sgk
Chú ý:
Khi vẽ hình không gian.
- Hình chữ nhật thường vẽ thành hình bình hành.
- Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song.
- Các cạnh vuông góc có thể không xẽ thành các đoạn thẳng vuông góc.
* Để vẽ một lăng trụ đứng ta cận vẽ tuần tự theo ba bước.
Vẽ một đáy.
Vẽ các cạnh bên.
Vẽ đáy thứ hai.
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (4')
 Nhắc lại các đặc điểm của hình lăng trụ đứng, cách vẽ hình lăng trụ đứng .
+ Nhiệm vụ về nhà: (2')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 21, 22 SGk
- Xem trước bài diện tích xung quang hình lăng trụ đứng 
=============================================
Ngày soạn: 7/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A:21/04/2018
+Lớp 8C: 21/04/2018
Tiết 60: DIỆN TÍCH XUNG QUANG CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I- MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Nắm được chách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng .
 Củng cố các khái niệm đã học ở tiết trước.
 2.Kỹ năng: Biết áp dụng công thức vào tính toán với các hình cụ thể.
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Tranh và mô hình hình 100(sgk), tranh vẽ các hình101, 102, 103, 104 Sgk.
 Học sinh: Bài cũ.
III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
 2.Kiểm tra bài cũ: (3ph)
Phát biểu các yếu tố về hình lăng trụ đứng .
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 - Ở các bài học trước ta đã nắm được các đặc điểm của hình lăng trụ đứng , hôm nay thầy trò ta cùng đi sâu tìm công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Công thức tính diện tích xung quanh.
GV: Đưa hình và đề [?] trong Sgk lên bảng vả yêu cầu HS trả lời.
HS:
- Độ dài các cạnh đáy là 2,7; 1,5 và 2
- Diện tích các hình chữ nhật là:
8,1 cm2; 4,5 cm2; 6cm2
- Tổng diện tích ba hình chữ nhật là: 18,6 cm2
GV: Vậy diện tích xung quang được tính như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Qua đó muốn tính diện tích toàn phần ta làm thế nào?
* Hoạt động 2: Ví dụ.
GV: Đưa đề và hình 101 lên đèn chiếu (bảng phụ) cho học sinh quan sát.
HS: Đọc đề .
GV: Muốn tìm diện tích xung quanh của lăng trụ ta cầntìm điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại phương pháp giải.
* Củng cố : Làm BT 23 và 24 Sgk.
25'
11'
1. Công thức tính diện tích xung quanh.
 Các mặt bên
 2,7cm 1,5cm 2cm
Chu vi đáy
3 cm
 đáy
* Diện tích xung quanh củ hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích các mặt bên.
 Sxq = 2p.h
(p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao)
* Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quang cộng với hai lần diện tích đáy.
 Stp = Sxq + 2.Sđ
2. Ví dụ:
A’
B’
A
B
C
C’
-Trong tam giác ABC vuông tai A,theo định lý Py-ta-go ta có:CB = = 5 cm
- Diện tích xung quanh:
Sxq = (3 + 4 + 5).9 = 108 cm2
- Diện tích đáy:
2.1/2.3.4 = 12 (cm2)
- Diện tích toàn phần:
Stp = 108 + 12 = 120 cm2
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (3')
 - Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng .
+ Nhiệm vụ về nhà: (2')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 25,26 SGk
- Xem trước bài thể tích hình lăng trụ đứng 
======================================
Ngày soạn: 20/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A: /04/2018
+Lớp 8C: /04/2018
Tiết 61: THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I- MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
 2.Kỹ năng: Biết áp dụng công thức vào tính thể tích của một số hình có dạng lăng trụ đứng .
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Bảng phụ (sgk)
 Học sinh: Bài cũ.
III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
 2.Kiểm tra bài cũ: (4ph)
Phát biểu và viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phầnh của lăng trụ đứng .
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 - Ở các bài học trước ta đã nắm được các đặc điểm của hình lăng trụ đứng, cách tính diện tích của nó vậy làm thế nào để tính được thể tích của lăng trụ đứng. Đó là nội dung bài học hôm nay.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Công thức tính thể tích.
GV: Ta đã biết thể tích của hình hộp chữ nhật là V = abc, abc chính là tích hai yếu tố nào trong hình lăng trụ?
HS: Tích của đáy và chiều cao.
GV: Vậy thể tích lăng trụ đứng còn đúng như vậy không ta làm [?] Sgk.
Quan sát các lăng trụ đứng sau:
5
4
7
5
4
7
- So sánh thể tích của lăng trụ đứng tam giác và thể tích hình hộp chữ nhật.
- Thể tích của lăng trụ đứng tam giác có bằng diệt tích đáy nhân với chiều cao không?
HS: Trả lời.
* Hoạt động 2: Ví dụ.
Cho lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thứơc như hình bên. Hãy tính thể tích của lăng trụ.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Nhận xét kết quả.
GV: Ngoài cách làm đó em nào còn có cách làm khác không?
HS: Đọc nhận xét SGK
20'
16'
1. Công thức tính thể tích.
 V = S.h
( S là diệt tích đáy, h làh chiều cao)
5
4
7
2
2. Ví dụ:
Lăng trụ đã cho bao gồm một hình chữ nhật và một hình lăng tru đứng tam giác có cùng chiều cao.
Thể tích hình hộp chữ nhật:
V1 = 4.5.7 = 140 cm3
Thể tích lăng trụ đứng tam giác:
V1 = 1/2.5.2.7 = 35 cm3
Thể tích lăng trụ đứng tứ giác :
V = V1 + V2 = 140 + 35 = 175 cm3
3) Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (3')
 GV: Lần lượt đưa đề và hình vẽ các bài tập 27, 28, 29, 30 Sgk lên bảng cho HS thực hiện.
Nhắc lại các công thức tính thể tích của lăng trụ đứng .
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 31, 32 SGk
 =======================================
Ngày soạn: 20/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A: /04/2018
+Lớp 8C: /04/2018
 Tiết 62 LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Nắm chắc cách tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
 2.Kỹ năng: Biết tính thể tích của một số hình có dạng lăng trụ đứng .
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
 II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Bảng phụ
 Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4ph)
Phát biểu và viết công thức tính thể tích của lăng trụ đứng .
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 - Ở các bài học trước ta đã nắm được công thức tính thể tích của lăng trụ đứng , hôm nay ta cùng khắc sâu vấn đề này.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
BT1. Điền vào ô trống ở bảng sau:
Lăng trụ 1
Lăng trụ 2
Lăng trụ 3
Chiều cao của lăng trụ đứng tam giác
5cm
7cm
Chiều cao của tam giác đáy
5cm
Cạnh tương ứng của tam giác đáy
3cm
5cm
Diện tích đáy
6cm2
15cm
Thể tích lăng trụ
49cm2
0,045l
GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
HS: Lên bảng trình bày, dưới lớp làm vào nháp.
GV: Nhận xét và chốt lại cách giải.
BT2: GV đưa hình 112 lên bảng cho HS quan sát.
HS: Lên bảng vẽ thêm nét khuất vào hình .
HS: Dưới lớp làm vào nháp và xung phong lên bảng giải.
GV: Làm thế nào để tính được khối lượng của lưởi rìu?
BT3: Tính thể tích cuả hộp xà phòng và hộp sô-cô-la, biết.
a) Diện tích đáy hộp xà phòng là 28cm2 và chiều cao là 8cm
b) Diệt tích tam giác đáy thỏi sô-cô-la là 12cm2và chièu cao là 9cm
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cùng HS cả lớp nhậ xét và chốt lại kết quả.
37’
BT1: . Điền vào ô trống ở bảng sau:
Lăng trụ 1
Lăng trụ 2
Lăng trụ 3
Chiều cao của lăng trụ đứng tam giác
5cm
7cm
3
Chiều cao của tam giác đáy
4
2,8
5cm
Cạnh tương ứng của tam giác đáy
3cm
5cm
6
Diện tích đáy
6cm2
7
15cm
Thể tích lăng trụ
30
49cm2
0,045l
BT2:
a)
b) Thể tích của lưởi rìu là:
1/2 .4.10.8 = 160 cm3
c) Tính khối lượng của lưởi rìu:
Ta có 160cm3 = 0,16 dm3
=> m = 0,16.7,874 = 1,26 kg
BT3:
a) Thể tích hộp xà phòng là:
V = 28.8 = 224 cm3.
b) Thể tích thỏi sô-cô-la là:
V = 12.9 = 108 cm3.
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (2')
 - Nhắc lại các công thức tính thể tích của lăng trụ đứng .
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 33, 35 SGk
=============================================
Ngày soạn: 20/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A: /04/2018
+Lớp 8C: /04/2018
Tiêt 63: HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
I-MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Nắm được khái niệm về hình chóp đều và hình chóp cụt đều (đỉnh, cạnh, mặt bên, đáy, chiều cao, trung đoạn)
 2.Kỹ năng: Gọi tên hình chóp đều, vẽ hình chóp theo bốn bước.
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình 
 Học sinh: Bài củ.
III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Phát biểu các đặc điểm cơ bản của hình lăng trụ đứng.
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 - Ở các bài học trước ta đã nắm được các đặc điểm của hình lăng tru vận thầy có mô hình như thế này(GV đưa mô hình hình chóp đều lên cho HS quan sát) gọi là hình gì, nó có đặc điểm như thế nào, đó là nội dung bài học hôm nay.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
 S
 H
I
 C
 B
 A
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Hình chóp.
GV: Đưa hình 116 lên bảng và gọi HS cho biết các đặc điểm của chóp đều.
HS: Trả lời.
GV: Vừa nhắc vừa ghi bảng.
Vậy hình chóp đều là hình như thế nào ta qua phần 2.
* Hoạt động 2. Hình chóp đều.
GV: Đưa mô hình hình chóp đều lên cho HS quan sát và cho biết đặc điểm của chóp đều.
HS: Nêu các đực điểm của chóp đều.
GV: Các em có nhận xét gì về chân đường cao của hình chóp đều.
HS: là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của đáy.
GV: Đưa tâm bìa hình 118 cho HS tập gấp hình chóp đều.
HS: Tiến hành gấp hình chóp.
* Hoạt động 3: Hình chóp cụt đều.
GV: Đưa hai mô hình (một của chóp đề, một của chóp cụt đều có đáy nhỏ bằng đáy của chóp đều) và giới thiệu hình chóp cụt đều vậy chóp cụt đều là hình như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Các mặt bên của chóp cụt đều là hình gì?
* Củng cố làm bài tập 36, 37 Sgk.
15'
9'
12'
1. Hình chóp.
Hình chóp có:
- Mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này gọi là đỉnh của hình chóp.
- Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với đáy gọi là đường cao của hình chóp.
- Ký hiệu hình chóp tam giác . S.ABC
2. Hình chóp đều.
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là đa giác đều và các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau.
- Chân đường cao trùng với tâm đường tròn đi qua các đỉnh của đáy.
- Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên gọi là trung đoạn của hình chóp đều.
3. Hình chóp cụt đều.
C’
A’
B’
C
B
A
Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằmg giữa mặt phẳng đó và mặt đáy gọi là hình chóp cụt đều.
Nhận xét.
Các mặt bên của hình chóp cụt đều là các hình thang cân bằng nhau.
4. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (2')
 Nhắc lại các đặc điểm của hình chóp đều và chóp cụt đều.
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 38,39 SGk
===============================================
Ngày soạn: 20/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A: /05/2018
+Lớp 8C: /05/2018
Tiết 64: DIỆN TÍCH XUNG QUANG HÌNH CHÓP ĐỀU
I- MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức : Nắm được cách tính diện tích xung quanh hình chóp đều .
 2.Kỹ năng: Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể, hoàn thiện dần kỷ năng gấp hình, củng cố các khái niệm hình học đã học.
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
II-CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình
 Học sinh: Bài cũ.
III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1 phút)
 2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Phát biểu các đặc điểm cơ bản của hình chóp đều, chóp cụt đều.
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 - Ở các bài học trước ta đã nắm được các đặc điểm của hing chóp đều, làm thế nào để tính được diện tích xung quanh của chóp đều. Đó là nội dung bài học hôm nay.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Công thức tính diện tích xung quanh.
GV: Đưa tranh vẽ hình 123 cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau.
Số các mặt bằng nhau trong một hình chóp tứ giác đều là..
Diện tích mỗi mặt tam giác là .cm2.
Diện tích đáy của hình chóp đều là cm2.
Tổng diện tích tất cả các mặt bên của hình chóp đều là cm2.
GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
HS: Điền vào chổ trống trong phiếu học tập trên.
GV: Thu phiếu và nhận xét bài làm của từng nhóm. Vậy muốn tính diện tích xung quanh của hình chóp đều ta làm thế nào?
HS: Đưa ra công thức tính diện tích xung quanh.
GV: Muốn tính diệt tích toàn phần thì cần phải tính thêm điều gì?
* Hoạt động 2: Ví dụ và luyện tập.
GV: Đưa đề bài tập sau lên đèn chiếu.
Hình chóp S.ABC có bốn mặt đều là tam giác đều bằng nhau. H là tâm đường trò ngoại tiếp tam giác đều ABC, bán kính HC = R = cm. Biết rằng AB = R, tính diện tích xung quanh của hình chóp.
HS: Vẽ hình và tiến hành thực hiện.
GV: Muốn tính diện tích xung quanh ta cần tính gì?
HS: Trả lời.
GV: Dẩn dắt HS đến cách là nhanh nhất.
HS: 1 em xung phong lên bảng trình bày.
GV: Có thể tính theo cách khác được không?
* Củng cố luyện tập:
BT40, Sgk.
Một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh bên là 25. đáy là hình vuông có cạnh là30cm. Tính diện tích xung quanh.
GV: yêu cầu HS làm tại lớp.
HS: Lên bảng thực hiện.
BT41, 42. GV đưa đề lên bảng cho HS quan sát và tiến hành làm.
15'
20'
1. Công thức tính diện tích xung quanh.
* Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích nữa chu vi đáy với chiều cao trung đoạn.
 Sxq = p.d 
* Diện tích toàn phần của hình chóp bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy.
2. Ví dụ và luyện tập.
S
H
I
C
B
A
Dễ thấy S.ABC là hình chóp đều. Bán kính đường trò ngoại tiếp tam giác đều ABC là R = , nên:
AB = R = . = 3(cm)
Diện tích xung quanh của hình chóp:
Sxq = p.d = 9/2.3/2. = 27/4. cm2
BT40.
Ta có: p = 30.2 = 60 cm
 h = = 20
Vậy Sxq = 60.20 = 120 cm2
. Củng cố dặn dò: 
+ Củng cố : (3')
 Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều.
+ Nhiệm vụ về nhà: (1')
 - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 43 SGk
Ngày soạn: 20/04/2018
Ngày dạy: +Lớp 8A: /05/2018
+Lớp 8C: /05/2018
Tiết 65: THỂ TÍCH HÌNH CHÓP ĐỀU
I-MỤC TIÊU.
1.Kiến thức : Nắm được cách tính thể tích hình chóp đều.
2.Kỹ năng: Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể.
 3. Thái độ: - Giáo dục tính thực tế trong cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình 
 Học sinh: Bài củ.
III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
 - Viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của chóp đều.
3. Bµi míi
1) §Æt vÊn ®Ò vµo bµi: 
 - Ở các bài học trước ta đã nắm được cách tính diện tích xung quanh của chóp đều vậy muốn tính thể tích ta làm thế nào. Đó là nội dung bài học hôm nay.
2) Thiết kế các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Công thức tính thể tích.
GV: Dùng mô hình như hình 127 Sgk và tiến hành thực nghiệm cho HS thấy rỏ thể tích của hình chóp đều như thế nào so với thể tích hình lăng trụ tương ứng.
HS: Quan sát và trả lời. Thể tích lăng trụ bằng 3 lần thể tích của hình chóp đều.
GV: Vậy muốn tính thể tích hình chóp đều ta làm thế nào ?
HS: Đưa ra công thức.
 * Hoạt động 2: Ví dụ và luyện tập.
GV: Đưa đề bài tập sau lên bảng.
Tính thể tích của hình chóp tam giác đều, biết chiều cao của hình chóp là 6cm, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_4_hinh_lang_tru_hinh_chop_deu.doc