Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Công thức hóa học

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Công thức hóa học

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- HS biết được công thức hoá học dùng để biểu diễn thành phần phân tử của chất.

 - Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.

- Cách viết công thức hóa học đơn chất và hợp chất.

- Công thức hóa học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.

2. Về kỹ năng

- Quan sát công thức hóa học cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.

- Viết được công thức hóa học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.

- Nêu được định nghĩa công thức hóa học của chất cụ thể.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo.

 - Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Giáo dục cho học sinh những đức tính:

+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm.khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.

+ Chăm học, ham học

5. Nội dung tích hợp:

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.

III. Chuẩn bị GV – HS:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trư¬ớc nội dung bài.

 

doc 9 trang thucuc 5630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Công thức hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tiết 11
Ngày giảng:
Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS biết được công thức hoá học dùng để biểu diễn thành phần phân tử của chất.
 - Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.
- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết công thức hóa học đơn chất và hợp chất.
- Công thức hóa học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.
2. Về kỹ năng
- Quan sát công thức hóa học cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.
- Viết được công thức hóa học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu được định nghĩa công thức hóa học của chất cụ thể.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo.
 - Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Chăm học, ham học
5. Nội dung tích hợp:
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.
III. Chuẩn bị GV – HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Máy chiếu, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước nội dung bài.
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p) - KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong hoạt động khởi động
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1. Khởi động 
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới: Công thức hóa học
- Thời gian: 5p
- Cách thức tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ: Hoàn thành PHT 1 
- Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 : Điền và chỗ ( ) để hoàn chỉnh ý còn thiếu
- GV chốt ý và dẫn dắt vào bài: Bài trước ta đã biết chất tạo nên từ NTHH. Đơn chất được tạo nên từ 1 NTHH, hợp chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên. Như vậy dùng KHHH của nguyên tố ta có thể viết thành CTHH để biểu diễn chất. Bài học này ta nghiên cứu về CTHH.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: câu trả lời vào PHT của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành PHT nhanh , đáp án chính xác.
Mức 2: Hoàn thành PHT chưa nhanh, đáp án chính xác.
Mức 1: Hoàn thành PHT chậm , đáp án sai. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. Tìm hiểu công thức hóa học của đơn chất
- Mục tiêu: HS nắm được công thức hóa học của đơn chất
- Thời gian: 12p
- Cách thức tiến hành: PP hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại
- Đơn chất gì?
- Kí hiệu hoá học của đơn chất?
Treo tranh vẽ mô hình nguyên tử hidro và đơn chất đồng.
Yêu cầu hs quan sát tranh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Hai đơn chất trên có gì giống và khác nhau? 
Hs: Quan sát tranh thấy được các chất đều do 1 nguyên tố tạo thành, nhưng khí hidro có 2 nguyên tử hợp thành phân tử còn đồng có 1 nguyên tử hợp thành phân tử.
- Các chất trên được tạo nên từ mấy nguyên tố ? 
Hs: Gồm 1 NTHH
KT trình bày 1 phút
-> Công thức của đơn chất có mấy kí hiệu ?
Hs: công thức chỉ có một kí hiệu của nguyên tố tạo nên chất
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Hãy thử viết công thức cho hai đơn chất trên? 
Hs : Hiđro: H2 , Đồng : Cu
KT trình bày 1 phút
- Công thức chung cho đơn chất ? giải thích ý nghĩa các kí tự có trong công thức chung?
Gv nhận xét tổng kết.
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi hoàn thành bảng sau:: 
Chất
CTHH
Chất
CTHH
Khí Hiđro
Natri
Sắt
Nhôm
Đồng
Cacbon
Khí Clo
Kẽm
Lưu huỳnh
Khí oxi
1 học sinh lên chữa. Lớp bổ sung
Gv nhận xét, chốt đáp án
Chất
CTHH
Chất
CTHH
Khí Hiđro
H2
Natri
Na
Sắt
Fe
Nhôm
Al
Đồng
Cu
Cacbon
C
Khí Clo
Cl2
Kẽm
Zn
Lưu huỳnh
S
Khí oxi
O2
-Lưu ý HS: 
+Cách viết KHHH và chỉ số nguyên tử.
+Với n = 1: kim loại và phi kim ( rắn)
 n = 2: phi kim ( khí )
 phân biệt 2O với O2 và 3O với O3 . 
I. Công thức hoá học của đơn chất
Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm KHHH của 1 nguyên tố.
Công thức chung của đơn chất: An
A: KHHH của nguyên tố
n: chỉ số
1. Với kim loại: KHHH chính là công thức hoá học
(n = 1) : Fe, Cu, Na, Mg 
2. Với phi kim: 
 - Nhiều phi kim công thức phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau (n = 2): N2, H2, O2..
 - Một số phi kim KHHH chính là công thức hoá học (2 = 1): C, S, P.. 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Phiếu học tập và các câu trả lời
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
*Năng lực nhận thức KHTN:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi trong phiếu học tập.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
HĐ 2.2. Tìm hiểu công thức hóa học của hợp chất
- Mục tiêu: HS nắm được công thức hóa học của hợp chất
- Thời gian: 10p
- Cách thức tiến hành: PP hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Hợp chất là gì?
- Công thức hoá học của hợp chất có bao nhiêu kí hiệu ?
Hs: công thức có từ 2 kí hiệu trở lên ( ứng với số nguyên tố )
KT trình bày 1 phút
- Rút ra công thức chung của hợp chất ?
Hs: Nghiên cứu thông tin viết công thức chung của hợp chất
Gv nhận xét sửa chữa .chốt kết luận.
- Nêu cấu tạo và viết CTHH của nước ?
Hs: pt nước gồm 2 O liên kết với H -> CTHH là H2O
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm hoàn thành bảng phụ:
Viết công thức các chất sau :
Axit sunfuric (2H, S, 4 O)
Natri photphat (3 Na, P, 4 O)
Canxi cacbonat (Ca. C, 3O)
Đinitơ penta oxit(2N, 5O)
Mangan (IV) oxit ( Mn, 2O)
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Axit sunfuric (2H, S, 4 O)
H2SO4
Natri photphat (3 Na, P, 4 O)
Na3PO4
Canxi cacbonat (Ca. C, 3O)
CaCO3
Đinitơ penta oxit(2N, 5O)
N2O5
Mangan (IV) oxit ( Mn, 2O)
MnO2
II. Công thức hoá học của hợp chất
Công thức chung của hợp chất:AxBy ; AxByCz 
Trong đó
A,B,C là kí hiệu hoá học
 x,y,z là các chỉ số 
VD:
 + Axit sunfuric: H2SO4
 + Natri photphat: Na3PO4
 + Canxi cacbonat: CaCO3
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả bảng phụ
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, viết đúng CTHH của chất ,tích cực tham gia HĐ nhóm (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm)
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa đầy đủ ý, viết đúng CTHH của chất ,có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu, viết CTHH 1 số chất chưa đúng hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm
HĐ 2.3. Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH.
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của CTHH cụ thể
- Thời gian: 7p
- Cách thức tiến hành: PP hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi:
- ý nghĩa công thức hoá học ?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Các công thức sau cho biết điều gì?:
O2, H2O, KNO3, ZnCO3, NH4Cl
- gv gọi 1 vài hs lên bảng chữa bài
Gv nhận xét , chốt kiến thức
III./ Ý nghĩa của công thức hoá
CTHH cho chúng ta biết:
+ Nguyên tố tạo ra chất.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên 1 phân tử chất.
+ Phân tử khối của chất.
VD1: CTHH khí oxi O2 cho biết:
- khí oxi được tạo nên từ nguyên tử O
- có 2 nguyên tử O trong 1 phân tử khí oxi
- PTK : O2= 32
VD 2: CTHH nước H2O cho biết:
- Nước được tạo nên từ 2 nguyên tử là H và O
- có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O trong 1 phân tử nước
- PTK : H2O = 18
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả bài tập
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, tích cực tham gia HĐ nhóm (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm)
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được, có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm
HĐ 3. Luyện tập 
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về chất.
- Thời gian: 6p
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân kết hợp HĐ nhóm.
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập 
Bài tập 1: Tìm chỗ sai trong các CTHH sau và sửa lại CTHH sai.
a.Đơn chất: O2,cl2, Cu2, S,P2, FE, CA và pb.
b.Hợp chất:NACl, hgO, CUSO4 và H2O.
Bài tập 2: Hoàn thành bảng sau:
CTHH
Số nguyên tử của nguyên tố
PTK của chất
SO3
CaCl2
2Na,1S,4O
1Ag,1N,3O
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả phiếu HT 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/BT.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
HĐ 4. Vận dụng - tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Thời gian: 3p
HS thực hiện nhiệm vụ sau:
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Dự kiến sản phẩm: bài báo cáo của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: HS tham gia nhiệt tình, hoàn thành đủ, có chất lượng.
Mức 2: HS có tham gia xong sơ sài hoặc chưa đủ nội dung.
Mức 1: HS không tham gia.
4. Củng cố: Đã thực hiện trong HĐ Luyện tập
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:1p
- Làm các BT 1,2,3,4 SGK/ 34,35
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 10: Hoá trị (Mục I)
+ Hóa trị của một nguyên tố là gì?
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_11_bai_9_cong_thuc_hoa_hoc.doc