Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6
BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng.
- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin về các công trình kiến trúc dài nhất thế giới và kích thước của các thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai. Đo chiều cao của một số bạn trong lớp, so sánh chiều cao chuẩn theo độ tuổi và đề ra các biện pháp giúp phát triển chiều cao. Giải quyết vấn đề những trường hợp khó đo chiều dài, diện tích người sử dụng điện thoại để đo.
BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ: Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng. Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin về các công trình kiến trúc dài nhất thế giới và kích thước của các thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật. Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai. Đo chiều cao của một số bạn trong lớp, so sánh chiều cao chuẩn theo độ tuổi và đề ra các biện pháp giúp phát triển chiều cao. Giải quyết vấn đề những trường hợp khó đo chiều dài, diện tích người sử dụng điện thoại để đo. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản. Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường. Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó. Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức. - Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. Luyện tập thể dục thể thao để tăng trưởng chiều cao. - Trung thực: Khách quan trong kết quả. - Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ được giao và quan tâm đến bạn trong nhóm, tăng cường các món ăn làm tăng trưởng chiều cao trong bữa cơm gia đình. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo án, bài dạy Powerpoint Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ, cây cầu dài nhất thế giới ở Trung Quốc, xa lộ Liên Mỹ, Vạn lí trường thành và hình ảnh về các nguyên tử phân tử, hạt electron, bảng số liệu chiều cao theo lứa tuổi. Phiếu học tập đo chiều dài, phiếu học tập theo góc. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: thước các loại, nắp chai các cỡ, tìm hiểu về của các công trình có chiều dài lớn nhất thế giới và kích thước của các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất... III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Mở đầu Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được tầm quan trọng của việc đo lượng nói chung và vấn đề cần giải quyết trong bài học liên quan đến phép đo chiều dài. Nội dung: - TH1: Quan sát hình vẽ và cho biết đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? - TH2: So sánh chiều cao của hai bạn trong lớp. Muốn biết chính xác câu trả lời cần phải làm thế nào? GV khái quát kiến thức cần học. Sản phẩm: Học sinh có thể có các câu trả lời sau: - Đoạn CD dài hơn đoạn AB. Bạn A cao hơn bạn B. - Dùng thước để đo Tổ chức thực hiện: - GV: Nêu 2 tình huống có vấn đề và lắng nghe câu trả lời của học sinh. - GV dẫn vào bài: để giải quyết hai tình huống trên chúng ta cần tìm hiểu về tính chất của các vật thể. Khi nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên và tính chất của các vật thể người ta dùng đến các đại lượng vật lí. Để so sánh thuộc tính của vật thể này với vật thể khác người ta dùng đến các phép đo. Trong các phép đo người ta sẽ quan tâm đến: đơn vị đo, dụng cụ đo và cách sử dụng các dụng cụ đo đó. Vậy để giải quyết 2 trường hợp đặt ra mở bài chúng ta đi tìm hiểu về đại lượng vật lí đó là chiều dài và phép đo chiều dài. Và lần lượt đi tìm hiểu đơn vị đo chiều dài là gì? dùng dụng cụ nào để đo và cách sử dụng các dụng cụ đó thông qua bài học hôm nay ® bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài. Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo chiều dài. b) Nội dung: 1. Hãy kể tên những đơn vị đo chiều dài mà em biết? 2. Đổi đơn vị a. 1,25m = .....dm b. 0,1dm = ....mm c. ......mm = 0,1m d. ......cm = 0,5dm 3. Thông báo đơn vị chuẩn là mét (m) và giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile). Một số đơn vị đo chiều dài với khoảng cách lớn như đơn vị thiên văn, đơn vị năm ánh sáng và đơn vị đo dùng để đo kích thước các vật nhỏ micromet, nanomet, angstrom. Các nhóm HS báo cáo kết quả nhiệm vụ tìm hiểu ở nhà về các công trình có chiều dài lớn nhất thế giới và kích thước của các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất... Em có biết: Từ năm 1960, các nhà khoa học chính thức sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế gọi tắt là hệ SI (viết tắt từ tiếng Pháp Système International d/unites). Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo độ dài khác: + 1 in (inch) = 2,54cm Tivi lớn nhất thế giới có màn hình 98 inch. Hãy tính chiều dài của tivi theo đơn vị cm? + 1 dặm (mile) = 1609m (≈ 1,6km) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: 1. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là m. 2. a. 1,25m = 12,5 dm b. 0,1dm = 10mm c. 100mm = 0,1m d. 5cm = 0,5dm 3. - Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc nối Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao với chiều dài hơn 55 km. - Xa lộ dài nhất thế giới (con đường ô tô) Liên Mỹ kết hợp 17 quốc gia với chiều dài 48000 km. - Vạn lí trường thành dài 21,196km. Đã từng được biết đến là công trình duy nhất quan sát được từ mặt trăng nhưng thông tin này không chính xác. Tổ chức thực hiện: - Học sinh hoạt động cá nhân trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng. - GV giới thiệu đơn vị chuẩn trong hệ đơn vị đo lường Việt Nam và một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile). Các nhóm HS báo cáo kết quả nhiệm vụ tìm hiểu về các công trình có chiều dài lớn nhất thế giới và kích thước của các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất...(đã yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà). Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài. a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các loại thước để đo chiều dài của vật. Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của các loại thước. b) Nội dung: 1. Hãy kể tên các dụng cụ đo chiều dài mà em biết. 2. GV giới thiệu một số loại thước ở hình 5.1a,b,c,d và yêu cầu HS nêu tên gọi? 3. GV thông báo khái niệm GHĐ và ĐCNN: Từ đó, GV yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây: GV hỏi: Thước a và b, thước nào cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao? c) Sản phẩm: 1. Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước kẻ, thước mét, thước cuộn... 2. 3. (a): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,5cm (b): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,1cm (c): GHĐ: 15cm ; ĐCNN: 1cm - Thước b vì ĐCNN càng nhỏ, kết quả đo càng chính xác d) Tổ chức thực hiện: - Học sinh hoạt động cá nhân, nhóm đôi trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo khái niệm GHĐ, ĐCNN và nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các bước đo chiều dài Mục tiêu: - Học sinh: xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài của vật và lựa chọn thước phù hợp trước khi đo; các thao tác khi đo chiều dài; tiến hành đo và ghi kết quả chiều dài bằng thước. Nội dung: Dựa vào kinh nghiệm thực tế làm bài tập lựa chọn nhanh thước đo trong các trường hợp sau và giải thích tại sao lại chọn thước đó? TH1: Đo độ dày sách giáo khoa vật lí 6. TH2: Đo chiều cao của các bạn trong lớp. TH3: Đo chiều dài và chiều rộng của phòng học. Các loại thước đo được chọn: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. KẾT QUẢ ĐO CHIỀU DÀI Vật cần đo Dụng cụ đo Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Giá trị trung bình Tên dụng cụ GHD DCNN Chiều dài đoạn thẳng AB, CD l1 = l2 = l3 = ltb = Độ dày quyển sách KHTN 6 d1 = d2 = d3 = dtb = Chiều cao của bạn A và B ở phần đặt vấn đề h1= h2= h3= htb= .......................... .......................... ......................... ............................ ........................... Rút ra các bước tiến hành đo: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Sản phẩm: 1. Học sinh có thể có các câu trả lời sau: - TH1: Hình 2 - TH2: Hình 3 - TH3: Hình 1 2. Báo cáo thực hành đo chiều dài và rút ra được cách đo chiều dài Các bước đo chiều dài: Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo để chọn thước đo có GHD và ĐCNN phù hợp. Bước 2: Đặt thước đo đúng đúng cách: song song với đoạn cần đo chiều dài. Một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước. Bước 3: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Bước 4: Ghi kết quả. Nếu đo nhiều lần thì kết quả đo chiều dài lấy là trung bình cộng của tất cả các lần đo. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm nhanh câu hỏi lựa chọn dụng cụ đo. Sau khi học sinh chọn và giải thích GV chốt để đo chiều dài của một vật trước tiên ta cần chọn dụng cụ đo. Để lựa chọn được thước đo phù hợp cần ước lượng được chiều dài vật cần đo để chọn thước đo thích hợp. - GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.3 và trả lời câu 4: Cho biết đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập dưới hình thức trò chơi “ Tinh thần đồng đội”. GV thông báo luật chơi: Trong cùng một khoảng thời gian đội nào đo được đúng và nhiều trường hợp nhất thì đội đó chiến thắng. Chú ý đội sai GHĐ, ĐCNN hay kết quả đo thì kết quả lần đo đó không được tính. HS: hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ. Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: yêu cầu nhóm khác nhận xét và chốt kết quả. Các nhóm trao đổi bài để chấm chéo. - GV chốt các bước đo chiều dài và lưu ý HS cách đặt thước, cách đặt mắt đúng cách... Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Ghi nhớ lại kiến thức của cả bài. Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo khối lượng, ước lượng khối lượng để chọn loại cân phù hợp, đọc kết quả đo tùy theo mỗi loại cân. b) Nội dung: Để đo chiều dài và chiều rộng của phòng học, ta nên dùng thước kẻ. B. gang bàn tay. C. thước cuộn. D. thước kẹp. Giới hạn đo của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước. Đơn vị đo chuẩn dùng để đo chiều dài của một vật là A. m2 B. m C. dm D. l. Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình A. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0 cm B. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1cm. C. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1mm. Cho các bước đo độ dài gồm: (1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách. (2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. (3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là A. (2), (1), (3). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1). Câu 6: Điền từ thích hợp: 6,5km = .................m = ...................dm A. 6500; 65000 B. 65000; 650000 C. 650; 6500 D. 65000; 650 Câu 7: Trang cuối của SGK vật lí 6 có ghi: khổ 17x24 cm có ý nghĩa gì? Chiều dài của trang sách là 17cmx 24cm. Chiều dài của trang sách là 17cm còn chiều rộng của trang sách là 24 cm. Chiều rộng của trang sách là 17cm còn chiều dài của trang sách là 24 cm. Chiều dày của trang sách là 17cm còn chiều dài của trang sách là 24 cm. Câu 8. Để đo chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ người ta: Chỉ cần một thước thẳng. Cần ít nhất hai thước dây Cần một thước dây và 1 thước thẳng. Chỉ cần 1 thước cuộn. Câu 9. Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi và chính xác nhất. Thước có GHD là 1m và ĐCNN là 1mm. Thước có GHD là 0,5m và ĐCNN là 1cm. Thước có GHD là 1m và ĐCNN là 1cm. Thước có GHD là 20 cm và ĐCNN là 1mm. Câu 10. Đơn vị đo chiều dài nào sau đây lớn nhất? Đơn vị thiên văn (AU) Năm ánh sáng (ly) Inch (in) km c) Sản phẩm: 1. C 2. C 3. B 4. C 5. A 6. A 7. C 8. D 9. A 10. B d) Tổ chức thực hiện: - GV: Gọi 1 học sinh nêu những điều đã học được trong bài. - Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế. - Học sinh sáng tạo hơn và phát triển theo sở thích của mình. b) Nội dung: Thực hiện hoạt động vận dụng theo góc. Học sinh được chọn 1 trong 4 góc học tập theo sở thích và sở trường. Góc 1: Chuyên gia toán học. GV cho HS hoạt động trải nghiệm đo đường kính nắp chai: + Đề xuất phương án đo + Thực hành đo Góc 2: Chuyên gia chăm sóc sức khỏe. + Đo chiều cao của một vài bạn trong nhóm có chiều cao thuộc 1 trong 3 nhóm: thấp, trung bình và cao. + So sánh đối chiếu với bảng kết quả chiều cao chuẩn theo lứa tuổi để đánh giá chiều cao của các bạn vừa đo. + Dựa vào kiến thức thực tế hoặc tìm hiểu trên mạng đề ra các biện pháp giúp các bạn tăng trưởng chiều cao. Góc 3: Chuyên gia vật lí. + Lên ý tưởng đo thể tích của một khối lập phương và một vật rắn không thấm nước có hình dạng không xác định. + Thực hành đo thể tích của hai vật đó. Góc 4: Chuyên gia đo đạc. + Theo dõi video thực hành đo đạc bằng điện thoại + Nêu cách đo. + Thực hành đo đạc diện tích trong một số trường hợp. c) Sản phẩm Góc 1: Chuyên gia toán học. - Đề xuất được phương án đo đường kính nắp chai. + Phương án 1: Đặt nắp lên giấy, dùng bút chì vẽ vòng tròn nắp chai trên giấy. Dùng kéo cắt vòng tròn. Gập đôi vòng tròn. Đo độ dài đường vừa gập, đó chính là đường kính nắp chai. + Phương án 2: Đặt một đầu sợi dây tại một điểm trên nắp, di chuyển đầu dây còn lại trên vành nắp chai đến vị trí chiều dài dây lớn nhất. Dùng bút chì đánh dấu rồi dùng thước đo độ dài vừa đánh dấu, đó chính là đường kính nắp chai. + Phương án 3: Đặt nắp chai trên tờ giấy, dùng thước và bút chì kẻ 2 đường thẳng song song tiếp xúc với nắp chai. Đo khoảng cách giữa 2 đường thẳng này, đó chính là đường kính nắp chai. ..... - Đo được đường kính nắp chai. Góc 2: Chuyên gia chăm sóc sức khỏe - Đo được và đánh giá được chiều cao của một vài bạn theo bảng chuẩn. - Đề ra các biện pháp tăng trưởng chiều cao cho các bạn chưa đạt chuẩn về chiều cao. + Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Các loại thực phẩm giúp tăng chiều cao: thịt bò, cá, thịt gà, trứng, đậu nành, rau quả, ngũ cốc, yến mạch. + Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: chạy, bơi, nhảy dây, yoga, bóng rổ, bóng chuyền. + Ngủ sớm và đủ giấc. Góc 3: Chuyên gia vật lí. + Đối với vật rắn có hình dạng hình học đặc biệt ta có thể đo chiều dài các cạnh sau đó dùng công thức tính. HS nêu được công thức tính thể tích hình hộp. + Đối với cả hai trường hợp có thể đo theo cách đã học sử dụng bình tràn và bình chia độ. + Ghi lại kết quả đo thể tích. Góc 4: Chuyên gia đo lường. + Cách đo lường diện tích bằng điện thoại: + Thực hành đo diện tích sân trường. d) Tổ chức thực hiện: - GV: Nêu tên 4 góc và để HS chọn nhóm và thực hiện yêu cầu của góc trong phiếu học tập. - HS: về góc mình đã chọn và thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ chung. - Đại diện nhóm HS trình bày, HS nhóm khác nhận xét. - GV thống nhất phương án và cho các nhóm thực hành đo theo phương án đã chọn. - HS báo cáo kết quả thực hành và rút ra nhận xét . Kết thúc bài dạy: GV dặn dò học sinh học bài đã được ghi và làm bài tập SGK và SBT và đọc trước bài mới.) CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ BÀI 9: OXYGEN Môn học: Khoa học tự nhiên; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được một số tính chất của oxygen. - Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. 2. Năng lực 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức hóa học: Cảm nhận được trạng thái, màu sắc, mùi, vị của oxygen có trong không khí. Quan sát hình ảnh bóng bay chứa khí oxygen để rút ra nhận xét khí oxygen nặng hơn không khí. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học: Oxygen là chất khí duy trì sự hô hấp và sự cháy. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Từ điều kiện để xảy ra sự cháy có biện pháp để duy trì, tăng hoặc dập tắt sự cháy, đám cháy. Từ tính chất duy trì sự hô hấp của oxygen để có sức khỏe tốt hơn hoặc trong việc nuôi, duy trì sự sống cho động vật. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, nêu được các ứng dụng của oxygen. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ kiến thức với các bạn về ứng dụng và tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống. Cùng tiến hành thí nghiệm về sự cháy. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các câu hỏi liên quan đến thực tế về tính chất và ứng dụng của oxygen, biện pháp dập tắt các đám cháy. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: nghiên cứu SGK, lắng nghe chia sẻ của bạn, hoàn thành phiếu học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập. - Trung thực trong quá trình tự đánh giá các bạn, cẩn thận trong quan sát thí nghiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Dụng cụ, hóa chất cho 6 nhóm: 06 bình tam giác có nắp kín chứa đầy khí oxygen có dán STT nhóm, 12 que đóm dài, 6 bật lửa. - Phiếu học tập - 1 quả bóng nhỏ bằng nhựa dẻo (có thể tung hứng). III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Thử tài đuổi hình bắt chữ để đoán được nội dung bài học và chủ đề. a) Mục tiêu: - HS phân biệt được trạng thái khí với các trạng thái khác dựa vào sự phân bố các hạt tạo thành chất. - HS trả lời được các câu đố về hình ảnh liên quan đến tính chất của oxygen và chủ đề 3: Oxygen và không khí. b) Nội dung: - HS nhận ra hình ảnh minh họa cho trạng thái khí của một chất. - HS trả lời được câu đố về hô hấp, sự cháy và chủ đề oxygen và không khí. c) Sản phẩm: - HS tìm được các từ, cụm từ: chất khí, hô hấp, sự cháy, oxygen và không khí. d) Tổ chức thực hiện: (tổng thời gian: 5 phút) - GV mở trò chơi đuổi hình bắt chữ. - HS quan sát, tìm từ phù hợp và xung phong trả lời. - GV cung cấp đáp án và dẫn dắt vào chủ đề 3: Oxygen và không khí. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Một số tính chất của oxygen Mục tiêu: - HS trình bày được một số tính chất của oxygen: Oxygen là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước (1 lít nước ở 20⁰C, 1 atm hòa tan được 31 ml khí oxygen). b) Nội dung: - HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau: 1. Khí oxygen tồn tại ở đâu? 2. Cho biết màu, mùi, vị của khí oxygen. 3. Dự đoán khả năng tan trong nước của khí oxygen và lấy ví dụ minh chứng cho dự đoán đó. c) Sản phẩm: - HS hoàn thiện nội dung 1 trong phiếu học tập và trình bày được trước lớp. - HS nhận xét được phần trình bày của nhóm khác. d) Tổ chức thực hiện: (5 phút) - HS thảo luận với bạn ngồi cạnh (hình thức cặp đôi) để hoàn thành hoạt động 1 trong phiếu học tập. Thời gian cho hoạt động này là 3 phút. - Cặp đôi nào hoàn thành sớm nhất sẽ được trình bày trước lớp. Các bạn khác theo dõi nhận xét. - GV nhận xét và bổ sung cho HS. - HS kết luận lại các tính chất vật lí của oxygen: Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước (1 lít nước ở 20⁰C, 1 atm hòa tan được 31 ml khí oxygen). Hoạt động 2.2: Tầm quan trọng của oxygen Hoạt động 2.2.1: Vai trò của oxygen với sự sống a) Mục tiêu: - Học sinh trình bày được tầm quan trọng của oxygen thông qua tính chất oxygen có thể duy trì sự hô hấp. b) Nội dung: - HS trải nghiệm lần lượt 3 giai đoạn trên để rút ra kết luận về tầm quan trọng của oxygen thông qua vai trò của oxygen đối với sự hô hấp của con người và động, thực vật. - GV đánh giá kết quả và quá trình hoạt động của học sinh. c) Sản phẩm: - HS hoàn thành nội dung 2 trong phiếu học tập. d) Tổ chức thực hiện: (10 phút) - HS thực hiện giai đoạn 1 trong 3 phút. - GV phổ biến cách di chuyển, cách chấm điểm ở giai đoạn 2 và 3: + Khẩu lệnh: Di chuyển sang trái (phải) 2 (hoặc một số bất kì) vị trí, người đầu hàng chuyển hàng. Chia sẻ với bạn đối diện. + Cách di chuyển ở giai đoạn 2: + GV thông báo bằng nhạc hiệu (hoặc đồng hồ đếm ngược) trên slide cho mỗi lần chia sẻ sau khi di chuyển. + Cách chấm điểm ở giai đoạn 3: GV gọi 1 HS bất kì trình bày, tính điểm cho cả 2 bạn đã tham gia chia sẻ phần trả lời 2 câu hỏi của bạn được gọi. Như vậy, gọi 1 HS sẽ có điểm cho 3HS, và các HS khi tham gia chia sẻ với bạn đều cần có trách nhiệm với đối tác của mình. - GV gọi ngẫu nhiên khoảng 3 HS trình bày trước lớp cho các bạn khác nhận xét, GV chốt lại và cho điểm. Hoạt động 2.2.2: Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. a) Mục tiêu: - HS thực hiện thí nghiệm về sự cháy để hiểu rõ vai trò duy trì sự cháy của oxygen, đồng thời biết điều kiện để xảy ra sự cháy. b) Nội dung: - HS làm thí nghiệm cho tàn đóm còn đỏ vào bình đựng khí oxygen và tàn đóm đỏ để nguyên trong không khí. - HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. c) Sản phẩm: - HS làm thí nghiệm cho tàn đóm còn đỏ vào bình đựng khí oxygen thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, còn để nguyên trong không khí thì tàn đóm sẽ tắt. - HS rút ra nhận xét: Oxygen duy trì sự cháy của đóm (làm bằng tre, gỗ, ) d) Tổ chức thực hiện: (5 phút) - GV cung cấp dụng cụ, hóa chất cho HS. - GV yêu cầu 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm. - HS trình bày: + Dùng bật lửa đốt 2 que đóm, phẩy nhẹ để chỉ còn lại tàn đỏ. + Lấy 2 que đóm còn tàn đỏ, 1 que đóm đưa vào bình khí oxygen, 1 que đóm để nguyên ngoài không khí. + Quan sát hiện tượng. - HS phát biểu hiện tượng và rút ra nhận xét. - GV chuẩn hóa lại nhận xét của HS. Hoạt động 2.3: Điều kiện xảy ra sự cháy và biện pháp để dập tắt đám cháy. a) Mục tiêu: - HS nêu được 2 điều kiện để sự cháy có thể xảy ra và từ đó rút ra các biện pháp dập tắt các đám cháy trong thực tế. b) Nội dung: - HS trả lời câu hỏi của GV: Nếu que đóm để yên ở điều kiện thường (trong khay thí nghiệm) mà không dùng bật lửa đốt thì có cháy được không? Kết hợp với thí nghiệm các con vừa thực hiện, hãy trình bày những điều kiện cần thiết để que đóm có thể cháy? - HS nêu được điều kiện để sự cháy có thể xảy ra. - Vận dụng giải quyết vấn đề dập tắt đám cháy. c) Sản phẩm: - HS trình bày được 2 điều kiện: + Chất cháy (que đóm) phải nóng đến nhiệt độ cháy (cần được đốt bằng bật lửa). + Phải được tiếp xúc và có đủ oxygen cho sự cháy. - HS vận dụng để giải quyết vấn đề dập tắt đám cháy: cần thực hiện 1 hoặc đồng thời 2 biện pháp sau: + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. + Cách li chất cháy với oxygen. - HS nêu được các ví dụ về cách dập tắt đám cháy thường thấy trong cuộc sống, giải thích cách làm đó đã áp dụng được 1 hay hai biện pháp trên. - HS quan sát các ví dụ của GV đưa ra để giải thích cách làm. d) Tổ chức thực hiện: (7 phút) - GV đặt vấn đề và dẫn dắt HS: Nếu que đóm để yên ở điều kiện thường (trong khay thí nghiệm) mà không dùng bật lửa đốt thì có cháy được không? Kết hợp với thí nghiệm các con vừa thực hiện, hãy trình bày những điều kiện cần thiết để que đóm có thể cháy? Từ đó rút ra điều kiện cho sự cháy chung các vật khác. - HS trả lời. - HS đưa ra ví dụ và tự phần tích ví dụ. - HS khác nhận xét. - GV tổng hợp và đưa thêm các ví dụ về biện pháp dập tắt các đám cháy khác nhau trong thực tiễn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - HS vận dụng được kiến thức về tính chất của oxygen để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tế. b) Nội dung: - HS trả lời các câu hỏi: 1. Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao? 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào cần phải sử dụng bình khí oxygen để thở? 3. Gia đình em sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu hằng ngày? Nhiên liệu đó có cần sử dụng khí oxygen để đốt cháy không? 4. Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình nén khí? 5. Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy. 6. Tại sao các động vật trên cạn ít khi thiếu oxygen hơn các động vật dưới nước? c) Sản phẩm: - HS trả lời được 6 câu hỏi trên. d) Tổ chức thực hiện: (8 phút) - GV mở phần trò chơi : “FC bắt bóng” - Gọi 1 HS đọc luật chơi. - GV mở câu hỏi đầu tiên, phát (tung) bóng đến 1 khu vực có HS xung phong. - HS bắt được bóng có quyền trả lời. - HS trả lời đúng được quyền phát bóng cho các bạn ở câu hỏi ngay sau. - HS tham gia xung phong bắt bóng và trả lời các câu hỏi. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS tìm kiếm thông tin và ứng dụng về loại oxygen y tế (loại thuốc thiết yếu trong điều trị cho bệnh nhân Covid-19) b) Nội dung: - HS trình bày được vai trò của oxygen y tế đối với các bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân bị nhiễm Covid. c) Sản phẩm: - HS nêu được lí do vì sao các bệnh nhân nhiễm Covid cần được hỗ trợ điều trị bằng oxygen y tế. d) Tổ chức thực hiện: (3-5 phút) - GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu. “Oxygen y tế là một loại thuốc thiết yếu trong điều trị Covid-19. Trong thời gian gần đây, rất nhiều quốc gia đang thiếu hụt trầm trọng oxygen y tế để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Vậy oxygen y tế là oxygen như thế nào? Nó có tác động gì giúp các bệnh nhân trong quá trình điều trị?” - HS thực hiện nhiệm vụ. BÀI 22: TẾ BÀO Môn học: KHTN 6 Thời gian thực hiện: I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Trình bày được khái niệm, chức năng của tế bào. - Mô tả được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào. - Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật. - Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. - Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. - Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực phát hiện vấn đề: Quan sát tranh để tìm hiểu được kích thước và hình dạng tế bào, phát hiện điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Chỉ ra được dấu hiệu cho thấy sự lớn lên và sự sinh sản của của tế bào. - Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời. - Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm. - Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo. - Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu. Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình. 2.2. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học: Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật. 3. Về phẩm chất: - Tích cực, chăm chi, có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và của nhóm. - Trung thực trong học tập, đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn. - Yêu thích bộ môn, thích khám phá, tìm hiểu kiến thức sinh học. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình vẽ: 17.1- SGK/85; 17.2, 17.3- SGK/86; 17.4, 17.5 – SGK/87; 17.6 (a,b), 17.7 (a,b), 17.8 –SGK/88 ). - Tranh cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào. - Clip sự lớn lên của thực vật. - Phiếu học tập số 1, 2, 3. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu Giới thiệu đơn vị cơ sở cấu tạo nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật. a) Mục tiêu: - Xác định được đơn vị cấu tạo cơ sở nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật. b) Nội dung: - Yêu cầu học sinh quan sát tổ ong, ngôi nhà đang xây, - Quan sát để tìm ra các đơn vị cấu trúc nên tổ ong, hay ngôi nhà, cơ thể động vật, thực vật. c) Sản phẩm: - Các phương án trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Quan sát để tìm ra các đơn vị cấu trúc nên tổ ong, hay ngôi nhà - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: “Xác định được đơn vị cấu tạo cơ sở nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật là gì? B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh 17.1, thảo luận nhóm. - Đại diện HS trả lời câu hỏi. B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Nhận xét, khen ngợi, chuẩn hóa kiến thức. - Đơn vị cơ sở cấu tạo nên tổ ong: Mỗi khoang nhỏ. - Đơn vị cơ sở cấu tạo nên ngôi nhà: Viên gạch. - Đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sinh vật: Tế bào. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đặc điểm của tế bào a) Mục tiêu: - Nhận diện được tế bào. - So sánh được kích thước một số loại tế bào (tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào động vật) - Mô tả được hình dạng đặc trưng của của tế bào (tế bào hồng cầu, tế bào cơ, tế bào thần kinh ) - Ý nghĩa của sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào đối với sinh vật. b) Nội dung: HS quan sát tranh 17.2, 17.3 trang 86 thảo luận nhóm. c) Sản phẩm Học sinh nhận xét được trong cơ thể sinh vật mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau, sẽ thực hiện các chức năng khác nhau đặc trưng của sự sống. d) Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Quan sát hình 17.2, 17.3- SGK/ 86 thảo luận nhóm (5 phút) Nhận xét về kích thước và hình dạng của tế bào? Cho ví dụ minh họa? Sự khác nhau về kích thước và hình dạng có ý nghĩa
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6.docx