Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 15 - Ngô Văn Hùng

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 15 - Ngô Văn Hùng

I) Mục đích – yêu cầu:

1). Kiến thức:

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

- Nắm được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng.

2). Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự nổi của vật vào trong sinh hoạt, kĩ thuật và đời sống.

- Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống, xử lí được các tình huống xảy ra liên quan đến sự nổi.

3). Thái độ:

- Làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Yêu thích môn học, nghiêm túc và trung thực trong khi làm thí nghiệm.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

4). Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

5).Phẫm chất: Học sinh nghiêm túc, tập trung làm TN (trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm)

II) Thiết bị dạy học và học liệu:

1)Thiết bị dạy học:

- Một cốc thuỷ tinh to đựng nư¬ớc, một chiếc đinh, một miếng gỗ nhỏ.

- Một ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm vật lơ lửng) có nút đậy kín.

- Bảng vẽ sẵn các hình trong SGK.

- Tranh ảnh về tàu thuyền, tàu ngầm, ô nhiễm nguồn nước do tràn dầu và chất thải, ô nhiễm không khí, tàu thuyền chở quá tải, bơi lội trên sông nước, và tắm biển.

2)Học liệu: Tranh, bảng phụ, máy chiếu.

 

doc 5 trang thucuc 5750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 15 - Ngô Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 15 – Tiết 15 Ngày soạn: 11/12/2020
Môn: Vật lý 8
I) Mục đích – yêu cầu:
1). Kiến thức:
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nắm được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng.
2). Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nổi của vật vào trong sinh hoạt, kĩ thuật và đời sống.
- Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống, xử lí được các tình huống xảy ra liên quan đến sự nổi.
3). Thái độ:
- Làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Yêu thích môn học, nghiêm túc và trung thực trong khi làm thí nghiệm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4). Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
5).Phẫm chất: Học sinh nghiêm túc, tập trung làm TN (trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm)
II) Thiết bị dạy học và học liệu:
1)Thiết bị dạy học: 
- Một cốc thuỷ tinh to đựng nước, một chiếc đinh, một miếng gỗ nhỏ.
- Một ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm vật lơ lửng) có nút đậy kín.
- Bảng vẽ sẵn các hình trong SGK.
- Tranh ảnh về tàu thuyền, tàu ngầm, ô nhiễm nguồn nước do tràn dầu và chất thải, ô nhiễm không khí, tàu thuyền chở quá tải, bơi lội trên sông nước, và tắm biển. 
2)Học liệu: Tranh, bảng phụ, máy chiếu.
III) Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ (04p): Xen vào bài mới..
2)Bài mới(36p)
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- GV làm TN bỏ 1 hòn bi gỗ và 1 hồn bi sắt vào chậu nước, cho HS quan sát và giải thích hiện tượng
- Vậy tại sao con tàu bằng thép nặng hơn viên bi rất nhiều nhưng nổi được trên biển?
=> Để giải thích được hiện tượng này thì hôm nay chúng ta nghiên cứu bài mới
- HS quan sát và giải thích
- HS tự đưa ra phương án trả lời
Bài 12: SỰ NỔI
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm (10 ph)
- Khi thả 1 vật chìm trong chất lỏng thì nó sẽ chịu tác dụng của những lực nào? Phương và chiều của lực đó như thế nào? 
- GV biểu diễn 2 lực đó lên hình vẽ:
FA
P
- Theo em thì có mấy khả năng xảy ra giữa P và FA?
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hãy biểu diễn các lực đó trên mỗi hình vẽ vào bảng phụ, cụ thể như sau:
+ Nhóm 1, 2: FA < P;
+ Nhóm 3: FA = P; 
+ Nhóm 4: FA > P; 
 - Từ đó rút ra các trạng thái vật chìm, nổi, lơ lửng bằng cách điền vào dấu chấm ở dưới mỗi hình
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng.
- Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
=> Qua đó các em rút ra điều kiện để vật nổi, lơ lửng, vật chìm là gì?
- HS hoạt động cá nhân trả lời: 
+ Chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực và lực đẩy Acsi met.
+ 2 lực này cùng phương, ngược chiều
- HS tự đưa ra phương án trả lời: 
+ Có 3 trường hợp: FA P; 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS sắp xếp theo nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
- HS rút ra kết luận và ghi vào vở
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm
* Khi vật nhúng trong chất lỏng thì:
- Vật sẽ chìm khi: P > FA.
- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: P < FA.
- Vật sẽ lơ lửng trong lòng chất lỏng khi: P = FA.
.
Hoạt động 3: Xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (14 phút)
- GV tiến hành thí nghiệm: thả miếng gỗ vào nước, nhấn chìm rồi buông tay. Yêu cầu HS quan sát và cho biết miếng gỗ nổi hay chìm?
- Miếng gỗ thả vào nước lại nổi lên, điều đó chứng tỏ P của gỗ và lực đẩy Ác-si-mét FA tác dụng lên gỗ nư thế nào? 
- Khi miếng gỗ nổi và đứng yên trên mặt nước thì trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét có bằng nhau không? Tại sao ? 
- GV trình chiếu H 12.2 sgk và yêu cầu HS hãy chỉ ra trên hình vẽ phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- GV gợi ý: Phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ là phần thể tích vật chìm trong chất lỏng hay thể tích của cả vật?
 - GV trình chiếu C5 và yêu cầu HS trả lời tiếp câu C5.
- GV kết luận lại và viết công thức tính lực đẩy Acsimet
- HS quan sát thí nghiệm và trả lời: 
+ Miếng gỗ nổi.
+ Trọng lượng P của gỗ nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét FA tác dụng lên gỗ 
- HS trả lời:
C4) P = FA vì miếng gỗ đứng yên nên hai lực này là hai lực cân bằng.
- HS: (chỉ trên hình vẽ)...đó là thể tích phần chìm của vật
- HS trả lời cá nhân.
C5) Câu B.
II. Độ lớn của lực đẩy 
Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
FA = d.V
+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3)
+ FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (6 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hãy làm C6 vào bảng phụ, cụ thể như sau: 
+ Nhóm 1, 2: vật chìm khi dv < d1;
+ Nhóm 3: vật lơ lửng khi dv = d1;
+ Nhóm 4: vật nổi khi dv < d1;
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng.
- Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
=> GV: Như vậy có mấy cách nhận biết vật chìm hay nổi trong chất lỏng, cách nào nhanh nhất ?
- GV trình chiếu C9 và yêu cầu HS trả lời tiếp câu C5.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS sắp xếp theo nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
- HS: Có 2 cách là so sánh P với FA và so sánh dv với dl, trong đó so sánh dv với dl là cách nhanh nhất.
- HS trả lời cá nhân:
+ FA(M) = FA(N) 
+ FA(M) < PM 
+ FA(N) = P(N) 
+ P(M) = P(N) 
III. Vận dụng 
C6. - Vật chìm xuống khi 
P > FA hay dv.V > dl.V 
Þ dv > dl
- Vật lơ lửng trong chất lỏng: P = FA 
hay dv.V = dl.V Þ dv = dl.
- Vật nổi lên mặt thoáng: P < FA hay dv.V < dl.V 
Þ dv < dl.
C9)
+ FA(M) = FA(N) 
+ FA(M) < PM 
+ FA(N) = P(N) 
+ P(M) = P(N) 
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (4 phút)
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- GV giới thiệu: 
+ Hòn bi bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép, nhưng có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, nên tàu có thể nổi.
+ Tàu ngầm là loại tàu có thể di chuyển ngầm dưới mặt nước, dưới đáy tàu có các khoang rỗng. Muốn tàu chìm, nổi hay lơ lửng, ta làm thế nào ? 
- GV yêu cầu HS đọc phần: Có thể em chưa biết.
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK
- Lắng nghe
+ Muốn tàu chìm, nổi hay lơ lửng, ta bơm nước vào, hoặc đẩy nước từ các khoang rỗng ra để thay đổi trong lượng riêng của tàu cho đúng với trạng thái của nó.
- HS đọc nội dung sgk
c)Củng cố (03p): 
- Yêu cầu HS nêu lại kết luận của bài. Viết, hiểu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi.
- Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời C6, C7, C8, C9.
* Vật nổi khi: 
dvật < dch lỏng
* Vật lơ lửng khi: 
dvật = dch lỏng
* Vật chìm khi: 
dvật > dch lỏng
d) Dặn dò ( 2 p)
- Học và hiểu phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 9 SBT.
- Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài “Công cơ học” và biết được khi nào có công cơ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_15_ngo_van_hung.doc