Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 20, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 20, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Kĩ năng

Biết sử dụng bản đồ để trình bày sự kiện có liên quan bài học.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.

Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử,

 

doc 6 trang thucuc 4150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 20, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	10	Ngày soạn: 07/11/2020
Tiết	20	Ngày dạy: 12/11/2020 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng bản đồ để trình bày sự kiện có liên quan bài học.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử, 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 A. Khởi động 
Cuối thế kỉ XIX, trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào tư bản Phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập dân tộc và còn phát triển mạnh về kinh tế, trở thành đế quốc chủ nghĩa. Tại sao Nhật Bản lại có được sự phát triển thần kì như vậy. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
B. Hình thành kiến thức 
I. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Tìm hiểu những nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị.
- Chiếu lược đồ nước Nhật Bản giới thiệu khái quát về nước Nhật
+ Nhật Bản là 1 quốc gia đảo hình vòng cung, gồm 4 đảo lớn, có diện tích tổng cộng khoảng 374.000 km vuông, nằm theo sườn phía Đông lục địa châu Á. Nhật được mỹ danh “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”.
- Hoàn cảnh nào dẫn tới sự ra đời của cuộc Duy Tân Minh Trị ?
+ Chủ nghĩa tư bản xâm lược, chế độ phong kiến suy yếu.
- Tình hình nước Nhật cuối thế kỷ XIX có điểm giống với các nước châu Á nói chung là cùng bị thực dân phương Tây xâm lược, có chế độ phong kiến suy yếu.
- Từ thế kỉ XVII, Nhật Bản dưới sự thống trị của chế độ Mạc Phủ, quyền hành nằm trong tay Tướng quân Sô-gun (tồn tại gần 3 thế kỉ (1604 - 1868). Chế độ phong kiến do Sô-gun (bảo thủ, lạc hậu) đứng đầu bị khủng hoảng bế tắc.
- Đế quốc nào là kẻ đầu tiên quyết định dùng vũ lực xâm lược nước Nhật Bản.
+ Mĩ không chỉ coi Nhật là thị trường tiêu thụ mà còn làm bàn đạp để tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.
- “Trước tình hình suy yếu của chế độ phong kiến Mạc phủ, tư bản Âu, Mĩ lần lượt đến “gõ cửa” Nhật Bản, đầu tiên là Mĩ sau đó là Nga, Anh, Pháp yêu cầu Nhật Bản “mở của” thông thương Ò Mạc phủ hoảng sợ trước sức mạnh của tư bản phương Tây nên đã kí các “hiệp ước bất bình đẳng”, các thương nhân nước ngoài tự do vào Nhật vơ vét nguyên liệu như tơ, bông, chè và vàng với giá rẻ và bán vải lụa và các hàng tiêu dùng với giá cao... do đó hàng hóa trong nước tăng vọt nên việc kinh doanh trong nước của giai cấp tư sản gặp khó khăn, đời sống nhân dân xa sút ”
- Trước những khó khăn đã đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật ?
+ Cải cách canh tân để xây dựng đất nước.
- Lúc này ai là người quyết định canh Tân đất nước ?
+ Thiên Hoàng Minh Trị.
- Ngày 9/11/1867 quyền hành của tướng quân Sô-gun đã được trao trả cho Thiên Hoàng.
- Cho HS quan sát hình 47. Thiên Hoàng Minh Trị
- Giới thiệu đôi nét về Minh Hoàng Thiên Trị: “Vua Mut-sô-hi-tô lên kế vị vua cha tháng 11 năm 1867 khi mới 15 tuổi. Ông là người rất thông minh, dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người, tháng 1 năm 1868 ông ra lệnh truất quyền Sô-gun và thành lập chính phủ mới, thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, lấy hiệu là Minh Trị. Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ theo phương Tây để canh tân đất nước”.
- Sau khi lên ngôi ông đã làm việc gì ?
+ Ông đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ.
- Ông đã cải cách trên cách lĩnh vực nào ?
+Các lĩnh vực về kinh tế, chính trị - xã hội, giáo dục, quân sự. Sau vài tháng Thiên Hoàng Minh Trị ra “Tuyên ngôn 5 điểm” hứa xây dựng đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa:
1. Xóa bỏ đặc quyền của giai cấp võ sĩ.
2. Các giai cấp đều bình đẳng.
3. Khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
4. Thực hiện chế độ “Tam quyền phân lập”.
5. Mọi người được quyền tự do 
Ò Sau đó ông tiếp tục cải cách các lĩnh vực về kinh tế, chính trị - xã hội, giáo dục, quân sự.
- Trên lĩnh vực chính trị, xã hội ông đã có cách cải cách mới như thế nào.
+ Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quyù tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.
- Về chính trị, xã hội: Đất đai trong toàn quốc chia làm 72 huyện và 3 phủ thuộc chính phủ trung ương.
- Trên lĩnh vực kinh tế ông đã có chính sách cách cải cách ra sao?
+ Thống nhất thị trường, tiền tệ; Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
- Kinh tế:
+ Công thương nghiệp khuyến khích phát triển như: Chỉnh chủ cho tư nhân vay vốn để sản xuất, thậm chí còn xây dựng các xí nghiệp rồi bán rẻ cho tư nhân 
+ Nông nghiệp 1872: chính phủ phát giấy chứng nhận đất cho những người đang chiếm hữu, cho tự do mua bán đất, chủ đất có quyền tự do trồng trọt.
- Trên lĩnh vực quân sự ông đã có chính sách cách cải cách tiến bộ gì ?
+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
+ Nhật thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự (thanh niên đến 20 tuổi) phải nhập ngũ 3 năm, sau đó có 4 năm làm quân nhân dự bị.
- Liên hệ Việt Nam, thanh niên từ 18 tuổi đi nhập ngũ (thời gian: 18 tháng).
- Trên lĩnh vực giáo dục ông đã có chính sách cách cải cách như thế nào ?
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
+ Chú trọng khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây...
- Tích hợp môi trường: Liên hệ nhà máy hạt nhân của Nhật là Fu-cô-si-ma số 1 ở Nhật do bị sóng thần và động đất bị rò rỉ chất phóng xạ, nhiễm xạ ra môi thường gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, chính vì vậy khi xây dựng khu công nghiệp hay nhà máy công nghệ thì con người cần chú ý đến vấn đề môi trường sống của con người.
- Giáo dục được xem là quốc sách, thống nhất chương trình giáo dục và thực hiện giáo dục bắt buộc và phổ cập giáo dục tiểu học. Nhà nước và nhân dân cùng có trách nhiệm chăm lo cho cơ sở vật chất giáo dục, học tập theo phương Tây.
- Liên hệ Việt Nam: hiện Đảng và Nhà nước cũng chú trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu, thực hiện giáo dục bắt buộc và phổ cập giáo dục tiểu học.
Cho HS quan sát hình 48/SGK: Khánh thành một đoàn tầu ở Nhật Bản
- Qua cuộc cải cách và hình 48 trong SGK, em hãy nhận xét đất nước Nhật Bản có sự thay đổi như thế nào.
+ Nền kinh tế Nhật bắt đầu phát triển và phồn thịnh 
- Thiên Hoàng Minh Trị có vai trò như thế nào đối với cải cách?
+ Có vai trò rất lớn, đã kịp thời canh tân đất nước và giúp nước Nhật phát triển thoát khỏi là nước thuộc địa.
- Vì sao Duy Tân Minh Trị có sức hút các nước châu Á noi theo?
GV liên hệ VN: Có cuộc Duy Tân theo tinh thần Nhật Bản vào thế kỉ XX các sỹ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu như Phan Bội Châu sang Nhật học tập.
- Theo em cuộc Duy tân Minh Trị có phải là cuộc cách mạng tư sản không.Tại sao? Là cuộc cách mạng tư sản, đưa giai cấp quý‎ tộc tư sản lên nắm quyền mở đường CNTB phát triển.
âGV chốt lại:
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật khủng hoảng nghiêm trọng, các nước tư bản phương Tây tìm cách xâm nhập nước này. 
- Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Chính trị: Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, ban han hành Hiến pháp mới (1889).
+ Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, 
+ Quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, phát triển kinh tế quốc phòng.
+ Giáo dục: thi hành việc giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật, cử học sinh đi du học.
- Kết quả: Nhật trở thành nước tư bản công nghiệp, thoát khỏi sự xâm lược của thực dân phương Tây.
II. Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc
- Tìm hiểu những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhậy Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện nào?
- Cho HS Thảo luận nhóm.
1. Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?
2. Những sự kiện nào chứng tỏ Nhật chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?
- Đáp án:
1. Kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh là:
- Nhờ cuộc Duy Tân Minh trị
- Nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc.
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn về kinh tế, chính trị.
- Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng ra bên ngoài như: chiến tranh với Đài Loan, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga .
2. Những sự kiện chứng tỏ Nhật chuyển sang chủ nghĩa đế quốc:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
- Nhiều công ty độc quyền ra đời như: Mít-xưi, Mít-su-bi-xi .
- Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.
- GV chiếu hình ảnh ông Matsukata Masaoyoshi Người sáng lập công ti Mitsubisi
- Tư liệu Một nhà báo kể lại:
“ .Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mit-xưi, tàu chạy bằng than đá của Mit-xưi, cập bến của Mit-xưi, sau đó đi đến tàu điện của Mit-xưi đóng, đọc sách do Mit-xưi xuất bản, dưới ánh bóng điện do Mit-xưi chế tạo ”
- Qua đoạn trích trên em có nhận xét gì về công ty độc quyền Mit-xưi này.
Ò Sự phát triển về kinh tế tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị nên Nhật tìm mọi cách xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng; Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược, bành trướng thế lực, hung hãn không kém gì Phương Tây; Tìm mọi cách áp đặt thống trị thực dân lên các nước láng giềng.
- Vì sao Nhật Bản là 1 nước Châu Á lại thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành 1 nước đế quốc ?
+ “Nhật Bản là nước phong kiến, song nhờ thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa mà trở thành nước tư bản và tiến lên chủ nghĩa đế quốc”.
- Vì sao gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ?
+ Tiến sang chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản thi hành chính sách đối nội (đàn áp nhân dân, hạn chế các quyền tự do dân chủ), liên minh qu‎í tộc tư sản hóa nắm quyền, đối ngoại xâm lược phản động.
- Chiếu và cho HS quan sát lược đồ 49/SGK đẻ xác định được các vùng mà Nhật Bản xâm chiếm.
- Liên hệ Việt Nam: Theo em, công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay có thể học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản.
âGV chốt lại:
- Kinh tế phát triển mạnh dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-xi giữ vai trò to lớn và chi phối nền kinh tế, chính trị Nhật.
- Nhật đã đẩy mạnh chính sách xâm lược hiếu chiến:
+ Chiến tranh Đài Loan
+ Chiến tranh Trung - Nhật
+ Chiến tranh Nga- Nhật 
Ò Nhật là đế quốc phong kiến quân phiệt
C. Luyện tập
Câu hỏi và bài tập
 Câu 1: Kinh tế Nhật Bản phát triển mau lẹ là do
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
B. Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc
C. Do sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân.
D. Ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905
Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?
A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định.
Câu 3. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVIII
B. Cuối thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX.
D. Cuối thế kỉ XIX.
D. Vận dụng - mở rộng 
1. Vận dụng
- Học sinh làm bài tập sau: 
Câu 1: Vì sao Nhật Bản là 1 nước Châu Á lại thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành 1 nước đế quốc ?
Nhật Bản là nước phong kiến, song nhờ thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa mà trở thành nước tư bản và tiến lên chủ nghĩa đế quốc.
Câu 2: Vì sao gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ?
Tiến sang chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản thi hành chính sách đối nội (đàn áp nhân dân, hạn chế các quyền tự do dân chủ), liên minh qu‎í tộc tư sản hóa nắm quyền, đối ngoại xâm lược phản động.
2. Mở rộng 
- Tìm hiểu đế quốc Nhật Bản thế kỷ XIX - XX.
- Ôn lại các kiến thức tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra đánh giá giữa kỳ.
- Học sinh lắng nghe và ghi chép đầu bài.
- Học sinh hoạt động cá nhân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh thảo luận liệt kê các lĩnh vực cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị, kết quả. Học sinh trình bày sản phẩm các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh hoạt động cả lớp về các nội dung giáo viên gợi ý thực hiện. Thảo luận nhóm.
- Học sinh làm bài tập nhanh qua các bài tập trắc nghiệm.
- Học sinh khá - giỏi làm bài tập vận dụng.
- Học sinh chuẩn bị nội dung, tiết sau báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_20_bai_12_nhat_ban_giua_the_ki_xi.doc