Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25, Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25, Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Củng cố các kiến thức cơ bản của tiến trình lịch sử thế giới cận đại và những nội dung chính của thời kì này (Từ bài 1 đến bài 13).

2. Kĩ năng

Biết cách hệ thống hoá kiến thức, biết khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê sự kiện.

3. Phẩm chất năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, .

 

doc 9 trang thucuc 7040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25, Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	13 	 	 Ngày soạn: 28/11/2020 
Tiết	25	 Ngày dạy: 03/12/2020
BÀI 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Củng cố các kiến thức cơ bản của tiến trình lịch sử thế giới cận đại và những nội dung chính của thời kì này (Từ bài 1 đến bài 13).
2. Kĩ năng 
Biết cách hệ thống hoá kiến thức, biết khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê sự kiện.
3. Phẩm chất năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
“Các em đã tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại, (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). Đây là thời kì lịch sử thế giới có nhiều biến động quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn lại những biến cố đó”.
Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài vào vở.
B. Hình thành kiến thức 
I. Những sự kiện lịch sử chính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng những sự kiện cơ bản nhất.
- Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của kịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau: 
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
1566 
CM Hà Lan
Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
1640 - 1688
Cách mạng tư sản Anh
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
1775
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh 
ở Bắc Mỹ
Anh công nhận nền độc lập của thuộc địa.
Thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA)
1789 – 1794
Cách mạng tư sản Pháp
Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
2/1848
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời
Nêu bật quy luật phát tiển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH
1848 – 1849
Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức
Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình, có sự đoàn kết quốc tế
1868
Minh Trị Duy Tân
Đưa Nhật Bản chuyển sang CNTB rồi CNĐQ
1871
Công xã Pari
Là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền giai cấp tư sản
1911
Cách mạng Tân Hợi
Là cuộc CMTS lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Âu
1914 – 1918
Chiến tranh 
thế giới thứ nhất
Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, ảnh hưởng đến tình hình thế giới sau chiến tranh
10/1917
Cách mạng Tháng 10 Nga
Là cuộc CMVS thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê về những sự kiện chính từ cuộc Cách mạng Hà Lan đến khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất... Lưu ý phần kết quả chỉ nêu những nội dung cơ bản, không cần chi tiết.
- Những sự kiện nào chứng tỏ 1 nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến? 
- Nguyên nhân của các cuộc cách mạng tư sản? 
- Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là gì? (lật đổ chế độ phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận.
Nhóm 1: Em hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Pháp?
Nhóm 2: Em hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Anh?
Nhóm 3: Em hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Bắc Mĩ?
Đại diện nhóm trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác ngày càng gay gắt dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản.
 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Hà Lan, Anh, Bắc Mĩ đưa đến nhiều kết quả có tác động đến sự phát triển xã hội.
Cách mạng tư sản Pháp (1789) là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu song vẫn có hạn chế.
- Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau cho thấy chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Sự xâm lược thuộc địa được đẩy mạnh.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa diễn ra sôi nổi.
- Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học,
 nghệ thuật.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): nguyên nhân, diễn biến, tính chất, kết cục. 
- Đặc điểm nào chứng tỏ các nước tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? (sự hình thành các tổ chức độc quyền, tăng cường xâm chiếm thuộc địa.)
- Dựa vào bản đồ thế giới, các nước, khu vực đã bị đế quốc xâm lược và thống trị.
- 1 học sinh nêu một số thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật thế kỉ XVIII- XIX.
- Tính chất của của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? 
Học sinh làm việc cá nhân, điền các sự kiện, kết quả vào bảng thống kê.
.
II. Những nội dung chủ yếu 
? Những sự kiện nào chứng tỏ một nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến?
? Mâu thuẫn chế độ phong kiến, tư sản và các tầng lớp nhân dân biểu hiện ở những điểm nào? Kết quả của mâu thuẫn này là gì?
? Em hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản? Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản? Tại sao lại có những hình thức khác nhau đó?
? Căn cứ vào đâu để khẳng định: Cuối TK XIX đầu TK XX- chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới? 
? Để phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản ở các nước đã thi hành chính sách gì?
? Nhân dân các nước thuộc địa đã làm gì trước sự xâm lược của thực dân phương Tây?
? Cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân phương Tây còn có phong trào nào khác.
? Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì thời kỳ này đã có những thành tựu gì về kỹ thuật, văn hoá- nghệ thuật?
? Nguyên nhân, diễn biến, kết cục và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ I?
Câu 1: Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới Cận đại và giải thích vì sao?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các câu hỏi còn lại.
 GV chốt lại:
- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa dẫn đến mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến- tư sản và các tầng lớp nhân dân gay gắt → cách mạng tư sản bùng nổ.
+ Cách mạng tư sản Hà Lan TK XVI.
+ Cách mạng tư sản Anh TK XVII.
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ.
+ Cách mạng tư sản Pháp 1789 
 Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới → một số nước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông được đẩy mạnh → phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa diễn ra sôi nổi.
- Phong trào công nhân phát triển mạnh, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, các tổ chức quốc tế của công nhân thành lập.
- Văn học - nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật phát triển.
- Chiến tranh thế giới I: Nguyên nhân, diễn biến, tính chất và kết cục → là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Học sinh hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên.
C. Luyện tập 
Học sinh củng cố lại những kiến thức đã học một cách chắc chắn
- Phương thức tiến hành: cho HS làm các dạng bài tập 
1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên báo hiệu sự tháng lợi của chủ nghĩa tư bản
A. cách mạng tư sản Anh .	
B. cách mạng tư sản Hà Lan. 
C. cách mạng tư sản Pháp. 	
D. chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ.
2. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là
A. cách mạng Nga 1905-1907.	
B. công xã Pa-ri 1871.
C. Cách mạng Tân Hợi. 	
D. cách mạng tháng 10 Nga 1017.
3. Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là
A. nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh.
B. Nhiều trung tâm công nghiệp, thành phố mới ra đời
C. Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản
Học sinh làm bài tập nhanh theo cá nhân.
D. Mở rộng 
- Cho HS làm bài tập và trả lời câu hỏi. 
1. Sắp xếp các sự kiện lịch sử sao cho phù hợp với các mốc thời gian sau:
Thời gian
Sự kiện
1. 1566
a. Minh trị duy tân 
2. 1640 - 1688
b. Cách mạng tư sản Pháp 
3. 1776
c. Cách mạng tư sản Anh
4. 1789 - 1794
d. Cách mạng Hà Lan 
5. 1848
e. Công xã Pa-ri
6. 1868
f. Tuyên ngôn của Đảng CS
7. 1871
h. Tuyên ngôn độc lập của Mĩ
8. 1904 - 1905
i. Chiến tranh thế giới nhất 
9. 1914 - 1918
k. Chiến tranh Nga - Nhật 
1d, 2c, 3h, 4b, 5f , 6a, 7e, 8k, 9i
Hoạt động cả lớp làm bài tập.
E. Mở rộng 
- Chọn 5 sự kiện tiêu biểu lịch sử thế giới cận đại và giải thích?
1. Cách mạng tư sản Hà Lan vì đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
2. Cách mạng tư sản Pháp vì đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất 
3. Công xã Pa-ri 1871 đây là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới 
4. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đây là lí luận cách của chủ nghĩa xã hội khoa học
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nhiều tổn hại cho dân tộc.
* Chuẩn bị bài mới:cách mạng tháng mười Nga 1917.
- “Đọc” kênh hình SGK.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, xoáy vào nội dung chính sau: 
+ Tình hình nước Nga như thế nào trước khi bùng nổ cách mạng?
+ Hai cuộc cách mạng nổ ra nguyên nhân do đâu, kết quả, ý nghĩa thế nào? Hai cuộc cách mạng này có điểm giống và khác nào?
Học sinh về nhà chuẩn bị bài, tiết sau báo cáo.
Tuần	13 	 	 Ngày soạn: 28/11/2020 
Tiết	26	 Ngày dạy: 03/12/2020
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)
CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH
BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) 
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sự bùng nổ cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 và từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười năm 1917. Kết quả của cách mạng tháng Hai và tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- Cách mạng tháng Mười năm 1917: Diễn biến chính.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
3. Phẩm chất năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới; Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử, 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
Sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ để lại nhiều hậu quả nặng nề. Từ trong lòng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử xã hội loài người - thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử trọng đại này.
Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài.
B. Hình thành kiến thức
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng 
- Giáo viên: Treo bản đồ Châu Âu và gọi một học sinh lên xác định vị trí nước Nga trên bản đồ, giới thiệu đôi nét về nước Nga (diện tích, dân số...).
- Gọi học sinh lên xác định 
- Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX?
- Là một đế quốc phong kiến rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng Nga 1905 - 1907 bùng nổ nhưng thất bại. Nước Nga tiếp tục tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.
- Quan sát Hình 52/trang 76 (SGK) em có nhận xét gì về tình cảnh những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX?
- Canh tác lạc hậu, phần lớn phụ nữ phải làm việc, nam giới phải ra trận.
 GV chốt lại:
- Chính trị:
+ Là một đế quốc quân chủ chuyên chế.
+ Nga Hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. (Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí, lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất ) 
- Xã hội:
Mâu thuẫn trong xã hội gay gắt phong trào phản chiến lan rộng đòi lật đổ chế độ nga hoàng.
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Chiếu một số slide về Nga hoàng Ni-cô-lai, tình cảnh người nông dân Nga, cũng như binh lính Nga ngoài chiến trường.
? Theo em nước Nga lúc bấy giờ tồn tại những mâu thuẫn nào?
- Địa chủ > < vô sản ...
- Phân tích dẫn dắt để học sinh thấy tất yếu phải có một cuộc cách mạng nổ ra để giải quyết những mâu thuẫn đó và trong thời kì này nổ ra hai cuộc cách mạng ở Nga chúng ta lần lượt tìm hiểu.
? Em hãy nêu những sự kiện chính về diễn biến cách mạng tháng Hai năm 1917.
? Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã làm được những việc gì?
- Tra cứu thuật ngữ: Xô Viết.
? Vì sao Cách mạng tháng Hai được coi là cuộc “cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới”?
- Vì giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn-sê-vích đóng vai trò là động lực chính quyết định thắng lợi của Cách mạng, hướng tới mục tiêu lật đổ phong kiến, đem lại quyền lợi cho nhân dân
- Phân tích vai trò quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.
 GV chốt lại:
- Diễn biến:
+ Ngày 23/2 (8/3), diễn ra cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ- rô- grat. Ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm toàn thành phố
+ 27/2 (12/3), biến thành khởi nghĩa vũ trang, được binh lính hưởng ứng, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. 
- Kết quả:
+ Chế độ chuyên chế bị lật đổ, Nga trở thành nước cộng hòa.
+ Thiết lập hai chính quyền song song tồn tại, với những đường lối chính trị khác nhau: Xô viết: Đại biểu công, nông, binh; Chính phủ lâm thời: Tư sản, đại địa chủ tư sản hoá
3. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 
- Giáo viên phân tích chuyển ý: sau cách mạng tháng Hai năm 1917 tình hình nước Nga có gì nổi bậc, tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Nga? chúng ta tìm hiểu phần 3 
? Em biết gì về tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917? 
- Hai chính quyền song song tồn tại, thực tế chính phủ lâm thời tư sản nắm quyền tiếp tục theo đuổi chiến tranh và đàn áp nhân dân, trục lợi cho giai cấp tư sản
- Giáo viên: 
? Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị cho Cách mạng như thế nào?
? Em hãy trình bày ngắn gọn diễn biến Cách mạng tháng Mười nga năm 1917?
- Trình bày diễn biến kết hợp mô tả bức tranh cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông Hình 54 ở sách giáo khoa.
- Cho 1 học sinh nêu kết quả của cách mạng.
- 1 Học sinh trình bày lại thật ngắn gọn diễn biến Cách mạng tháng Mười ?
- Giáo viên: Giải thích thêm về sự lệch nhau giữa lịch Nga và dương lịch.
 GV chốt lại:
a. Nguyên nhân:
- Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 có hai chính quyền song song tồn tại. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng để lật đổ chính phủ lâm thời. Giai cấp tư sản xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
b. Diễn biến:
- 7/10/1917 Lê-nin từ Phần Lan bí mật về nước để lãnh đạo cách mạng. 
- 24/10/1917 lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa và chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grat, bao vây cung điện Mùa Đông.
- 25/10/1917 cung điện Mùa Đông bị chiếm, chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
- Đầu năm 1918 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi.
Học sinh hoạt động cá nhân, trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng. 
Học sinh thảo luận nhóm tìm ra mâu thuẫn xã hội đế quốc Nga.
Học sinh hoạt động cá nhân trình bày diễn biến cách mạng tháng Mười Nga năm 2017.
C. Luyện tập 
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). 
Câu 1. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là:
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I. 
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III. 
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng:
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng,
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3. Lực lượng tham gia cách mạng tháng Hai -1917 ở Nga là:
A. Phụ nữ, nông dân
B. Phụ nữ, công nhân, binh lính,
C. Phụ nữ, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 5. Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 6. Đêm 24-10-1917 Lê nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại 
A. Cung điện Mùa Đông, 
B. Điện Xmô-nưi.
C. Điện Crem-li. 
D. Thành phố Pê-tơ-rô-grát.
Câu 7. Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25/10/1917 là:
A. các bộ trưởng của chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
B. cung điện Mùa Đông bị quân khởi nghĩa chiếm,
C. toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt.
D. quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grát.
Học sinh làm việc cá nhân, trình bày kết quả của mình.
D. Vận dụng 
- Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học để vận dụng trả lời câu hỏi
- Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ?
- Dự kiến sản phẩm: Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản; Cuộc cách mạng thứ hai do Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô-viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Học sinh làm việc cá nhân, trình bày kết quả của mình.
E. Mở rộng 
- Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. 
- Quan sát Hình 55,56 ,57 Sách giáo khoa. 
- Bài tập về nhà: Vì sao khi cách mạng tháng Hai thành công, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng?
Học sinh làm bài tập tiết sau báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_25_bai_14on_tap_lich_su_the_gioi.doc