Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 5, Bài 4: Nguyên tử
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Biết được:
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
2. Kỹ năng:
Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể ( H, C, Cl, Na).
3. Thái độ: Giúp HS có lòng say mê, yêu thích môn học
4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán, giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Ngày soạn : 11/9/2016 Ngày giảng :13/9/2016 Tiết 5 – Bài 4: NGUYÊN TỬ I/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được: - Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm. - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. - Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp. - Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. 2. Kỹ năng: Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể ( H, C, Cl, Na). 3. Thái độ: Giúp HS có lòng say mê, yêu thích môn học 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán, giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Giảng giải – thuyết trình III/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1) GV vẽ sẵn sơ đồ nguyên tử của hiđro, oxi, magiê, nitơ, Heli 2) HS : Đọc trước bài IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Tổ chức: 8A: 2.Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu bài( Slide 1,2,3) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động1 Nguyên tử là gì ? GV: - Hướng dẫn HS quan sát các mô hình mô phỏng cất tạo nguyên tử ( Slide 2,3) HS làm bài tập tương tác để hình thành kiến thức (( Slide 4,5,6) Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện gọi là nguyên tử. Vậy, nguyên tử là gì ? cấu tạo nguyên tử ? ( Slide 7,8) GV thông báo đặc điểm của hạt electron I. Nguyên tử là gì ? - Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. - Nguyên tử gồm: + Hạt nhân mang điện tích dương + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (mang điện tích âm). *) Electron: + Ký hiệu: e + Điện tích: -1 + Khối lượng vô cùng nhỏ( 9,1095.10-28g) Hoạt động 2 :Hạt nhân nguyên tử GV giới thiệu: Hình vẽ mô phỏng cấu tạo hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton và nơtron. HS quan sát, nghe giảng và nêu cấu tạo hạt nhân cũng như đặc điểm các loại hạt p và n ( Slide 9) GV mở rộng và khắc sâu kiến thức cho HS bằng các ví dụ, hình ảnh và các bài tập tương tác ( Slide 10-20) - GV giới thiệu khái niệm nguyên tử cùng loại. - Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử? - GV: Em hãy so sánh khối lượng của một hạt electron với khối lượng của một hạt proton và khối lượng của một hạt nơtron ? II. Hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân nguyên tử gồm proton và nơtron. a) Hạt Proton: + Kí hiệu: p + Điện tích: +1 + Khối lượng: 1,6726.10-24g b) Hạt Nơtron: + Kí hiệu: n + Điện tích: không mang điện + Khối lượng: 1,6748.10-24g *) Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại - Vì nguyên tử luôn trung hoà về điện nên ta có: Số p = Số e HS: mproton = mnơtron m electron rất nhỏ => mnguyên tử m hạt nhân Hoạt động 3 :Lớp Electron (Mở rộng thêm - Slide 21-23) IV,Củng cố: Bài tập củng cố và chốt kiến thức ( Slide 25-27) VI. HDVN: Dặn dò ( Slide 28)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_8_tiet_5_bai_4_nguyen_tu.doc
- Nguyen tu.pptx
- Phieu gop y.docx
- Thuyet trinh Nguyen Tu.docx