Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì II (Bản đẹp)

Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì II (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU: - Qua bài, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nhớ được các kiến thức đã học qua bài “Câu nghi vấn”.

2. Kỹ năng: - Có kĩ năng sử dụng câu nghi vấn.

3. Thái độ:

- Tích cực, tự giác ôn tập.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.

- Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, yêu mẹ, gia đình.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.

2. Học sinh: Ôn lại bài Câu nghi vấn.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.

* Tổ chức khởi động: Thi “Ai nhanh hơn” (2 đội tìm câu nghi vấn, đội nào tìm được nhiều sẽ chiến thắng).

? Em nhắc lại đặc điểm của câu nghi vấn -> GV dẫn vào bài.

 

doc 53 trang thucuc 5841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì II (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 1/. 
 Tuần 1: LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN BẢN QUA: “ ÔNG ĐỒ”, “NHỚ RỪNG”.
I. MỤC TIÊU: 
- Qua bài, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Cảm thụ văn học qua bài “Ông đồ” của Vũ Đình Liên và “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ:
- Trân trọng những giá trị về nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Khát vọng sống tự do của con người.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, yêu mẹ, gia đình.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản: ông đồ, nhớ rừng.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Tổ chức khởi động: Cho HS nghe ngâm thơ bài “ÔNg đồ” và nêu cảm nhận?
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- PP: vấn đáp, LTTH , TL nhóm 
- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm.
- NL: tư duy, gt, h/t 
- GV cho HS làm các bài tập trong sách BTTN
	D. Giàu giá trị tạo hì
? Giới thiệu về Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”?
? Theo em, bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? 
? Cảm nhận gì về một số hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng qua bài thơ ?
? Có ý kiến cho rằng : trong bài thơ, t/g sử dụng rất thành công câu hỏi tu từ. Em có nhất trí với ý kiến đó ko? Tại sao?
? Dựa vào nội dung bài thơ, hãy dựng lại một câu chuyện kể về ông đồ...
? Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “Ông đồ”?
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Nêu sự đối lập về thời gian, không gian trong bài thơ?
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Cảm nhận của em về bài thơ Ông đồ?
* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút)
? Lập dàn ý cho đề sau: “Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
I. Trắc nghiệm
II. Tự luận
Câu 1: 
 - Từ khi phong trào thơ mới ra đời ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Ông đồ mỗi năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố: “Ông chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (Lời của Vũ Đình Liên trong thư gửi Hoài Thanh) ít khi có bài thơ bình dị mà cảm động như vậy” (Thi nhân Việt Nam).
Câu 2: Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của bài thơ.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng 
- Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, đồng thời hàm súc, dư ba. Hình ảnh thơ gợi cảm. 
Câu 3. 
- Hoa đào nở: biểu tượng cho mùa xuân về, đồng thời cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho sự vận động của t/g
- Mực tàu , giấy đỏ : biểu tượng cho cái nghiệp của ông đồ( viết chữ , viết câu đối thuê.
- Ông đồ: biểu tượng cho lớp nhà nho hết thời
Câu 4. 
- Người thuê viết nay đâu ? ....
- Hồn ở đâu bây giờ ?.....
-> Cảm xúc , tâm trạng của nhà thơ: nỗi niềm tiếc nuối, xót xa, buồn tủi cho nét văn hóa bị tàn phai, cho hình ảnh ông đồ 
Câu 5. 
- Thời thế thay đổi , h/a ông đồ cũng ko được trọng dụng như trước...
- Ông đồ ngồi lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ thê lương. Nỗi buồn tủi thấm cả vào những vật vô tri vô giác...
- Giấy điều vốn đỏ thắm , bây giờ “đỏ” mà không “thắm” lên được vỡ chẳng ai đụng đến thành vô duyên , bẽ bàng....
- Nghiên mực ko hề được chiếc bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi, “nghiên” trở thành nghiên “sầu”
- Biện pháp nhân hóa , tính từ miêu tả...đem nỗi buồn tủi của con người phú cho giấy mực, làm cho nỗi buồn càng thấm thía....
Câu 6.
- Thời gian, không gian trong quá khứ, ông đồ được trọng dụng...
- Thời gian , không gian trong hiện tại,ông đồ ko được trọng dụng...
Câu 7: 
 + Bài thơ tràn đầy nỗi buồn của con người trong thời cuộc thất thế. 
+ Hình ảnh thơ đẹp mang đến sự hoài cổ, tiếc nuối về một thời kì vàng son của ông đồ, hay đó cũng là thời kì phát triển rực rỡ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
+ Mỗi chúng ta cần luôn lưu giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 
Câu 8: 
A. Mở bài: Giới/t bài thơ và hình tượng con hổ. 
+ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được viết năm 1934
+ Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. 
B. Thân bài:
1. Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú:
+ Niềm căm uất “ gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1).
+ Tâm trạng chán trường và thái độ khinh biệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú (đoạn 4).
2. Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5):
+ Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường. 
+ Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.
C. Kết bài:
 Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy
3. Hoạt động vận dụng.
? Đọc bài thơ của Vũ Đình Liên và Thế Lữ?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm câu thơ hay của Vũ Đình liên và nêu cảm nhận.
* Học lại bài cũ, nắm chắc kiến thức ôn tập văn bản.
* Chuẩn bị ôn tập tiếng việt: cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng.
 Tuần 2: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: 
 CÂU NGHI VẤN 
I. MỤC TIÊU: - Qua bài, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Nhớ được các kiến thức đã học qua bài “Câu nghi vấn”.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng sử dụng câu nghi vấn.
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác ôn tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, yêu mẹ, gia đình.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại bài Câu nghi vấn.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Tổ chức khởi động: Thi “Ai nhanh hơn” (2 đội tìm câu nghi vấn, đội nào tìm được nhiều sẽ chiến thắng).
? Em nhắc lại đặc điểm của câu nghi vấn -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- PP: vấn đáp, LTTH , TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm.
- NL: tư duy, gt, h/t 
? Thế nào là câu nghi vấn?
? Nêu ví dụ minh họa?
* TL cặp đôi: 4 phút.
? Những câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì?
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Đặt các câu nghi vấn có các chức năng: cầu khiến, khẳng định, phủ định , đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc
? Đặt 2 câu nghi vấn biểu lộ cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học
? Trong các trường hợp sau,câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào? Chức năng?
* TL nhóm: 5 nhóm (5 phút)
? Xác định chức năng của câu nghi vấn. Thay thế những câu đó bằng những câu ko phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương.
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s
- GV NX, chốt KT.
? Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn?
- HS viết – đọc – HS khác NX.
- GV NX, cho điểm.
I. Lí thuyết
1. Khái niệm:
- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng (dấu chấm, chấm than, chấm lửng) tùy thuộc mục đích nói -> câu nghi vấn được dùng với mđ nói gián tiếp. 
a. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động cầu khiến. 
VD: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thỡ ụng sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à ! 
b. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động khẳng định. 
VD: Anh bảo như thế cú khổ khụng ? 
c. Phủ định. 
VD: Bài khó thế này ai mà làm được ?
d. Đe dọa. 
VD: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? 
đ. Bộc lộ t/c, cảm xúc. 
VD: Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ? 
* Chú ý: - Câu hỏi tu từ là dạng câu nghi vấn được dùng với mđ nhằm nhấn mạnh vào điều muốn nói hoặc thể hiện cảm xúc. - Khi dùng câu nghi vấn không nhằm mđ hỏi thì cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và qh giữa người nói với người nghe. 
II. Luyện tập.
Bài tập 1. 
- Con muốn ăn đòn phải không?- > đe dọa.
- Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, còn sống đấy à?-> khẳng định.
- Nếu ko bán con thì lấy tiền đâu mà nộp sưu?-> phủ định
- U nhất định bán con đấy ư? U ko cho con ở nhà nữa ư? Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai ? -> tình cảm , cảm xúc
- Cậu mà mách bố thì có chết tớ ko? -> tình cảm , cảm xúc
- Mày cãi à? Mày muốn cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?-> đe dọa
- Sao mà các cháu ồn thế ?-> cầu khiến
Bài tập 2. 
 HS làm . 
Bài tập 3. 
VD: Sao trên Trái Đất này còn có những em nhỏ nghèo khổ và bất hạnh như cô bé bán diêm thế nhỉ?...
Bài tập 4. 
a. Hôm qua cậu về thăm bà ngoại phải không?...
 - Đâu có.
b. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!-> cảm thán
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
c. Nam ơi bạn có thể cho mình mượn quyển sách được không?-> cầu khiến
 Bài tập 5. 
a. Anh tưởng người ta bán chịu cho nhà anh sao? -> phủ định
-> Anh đừng tưởng người ta dám bán chịu cho nhà anh.
b. Thoắt trông lờn lợt màu da,
 Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?-> cảm xúc
-> Không biết ăn gì mà rất to lớn đẫy đà.
c. Mày cãi à?-> đe dọa
-> Mày không được cãi.
d. Sao cụ lo xa quá thế?...
-> Cụ ko cần phải lo xa quá thế
* Bài 6.
3. Hoạt động vận dụng.
? Hỏi bạn bè những câu hỏi liên quan đến học tập?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm những văn bản có sử dụng câu nghi vấn.
* Học lại bài cũ, nắm chắc kiến thức ôn tập.
* Chuẩn bị ôn tập tập làm văn: Văn thuyết minh.
+ Tìm hiểu văn bản thuyết minh.
+ Các bước làm bài văn thuyết minh.
 Tuần 3: ÔN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN.
I. MỤC TIÊU: - Qua bài, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Nhớ được các kiến thức đã học về “Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)”.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: - Tích cực, tự giác ôn tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, say mê học.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại Văn thuyết minh.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Tổ chức khởi động: ? Em cho biết văn thuyết minh có gì khác so với văn miêu tả, tự sự, biểu cảm?
- HS TL – HS khác NX, b/s -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- PP: Vấn đáp, TL nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, 
- NL: tư duy, giao tiếp 
 ? ViÕt ®o¹n v¨n c¶m nhËn cña em vÒ hai c©u th¬ dưới đây. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.
 “VÉn lµ hµo kiÖt, vÉn phong l­u
 Ch¹y mái ch©n th× h·y ë tï”
 (Vµo nhµ ngôc Qu¶ng §«ng c¶m t¸c - Phan Béi Ch©u)
 ? Viết một đoạn văn phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai c©u thơ dưới đây. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép (Gạch chân câu ghép đó).
 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
	(Bác ơi – Tố Hữu)
? H·y viÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n cã sö dông tõ t­îng h×nh, tõ t­îng thanh. G¹ch d­íi c¸c tõ t­îng h×nh vµ tõ t­îng thanh ®ã.
? ThuyÕt minh vÒ chiÕc cÆp s¸ch
1. Yêu cầu về hình thức:
- Bài văn có đủ ba phần: MB, TB, KB.
- Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học.
- Lời văn sinh động, hấp dẫn.
2. Yêu cầu về nội dung: Bài văn làm đúng kiểu bài thuyết minh
* TL nhóm: 4 nhóm (7 phút)
? Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên?
- ĐD HS TB – HS khác NX, B/S.
- GV NX, chốt KT.
HD HS viÕt ®o¹n ( làm việc cá nhân)
Nhãm 1-2: ViÕt phÇn më bµi
Nhãm 3-4: ViÕt phÇn th©n bµi
Nhãm 5-6: ViÕt phÇn kÕt bµi
- ĐD HS TB – HS khác NX, B/S.
- GV NX, chốt KT.
Bµi tËp 1:
- Câu chủ đề 
- §iÖp tõ "vÉn": sang träng cña bËc anh hïng kh«ng thay ®æi trong bÊt cø hoµn c¶nh nµo. C¸c tõ ''hµo kiÖt'', ''phong l­u'' cho ta h×nh dung vÒ 1 ng­êi cã tµi, cã chÝ nh­ bËc anh hïng, phong th¸i ung dung, ®µng hoµng.
- NhÞp th¬ thay ®æi tõ 4/3=> 3/4 pha chót ®ïa vui hãm hØnh. Nhµ tï lµ n¬i giam h·m, ®¸nh ®Ëp, mÊt tù do mµ ng­êi yªu n­íc coi lµ n¬i t¹m nghØ ch©n trong con ®­êng cøu n­íc. Phan Béi Ch©u ®· biÕn nhµ tï thµnh tr­êng häc CM Giäng ®iÖu cña 2 c©u nµy võa cøng cái, võa mÒm m¹i. Hai c©u th¬ kh«ng chØ thÓ hiÖn t­ thÕ, tinh thÇn, ý chÝ cña ng­êi anh hïng CM trong nh÷ng ngµy ®Çu ë tï mµ cßn thÓ hiÖn quan niÖm cña «ng vÒ cuéc ®êi vµ sù nghiÖp.
* Bµi 6:
- Câu chủ đề: Hai câu thơ, Tố Hữu nói về sự ra đi của Bác.
- Thân đoạn: Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Bác đã qua đời, để diễn tả điều đó tác giả sử dụng từ “đi”, cách nói nhẹ nhàng, Bác ra đi nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ ngàn thu. Nỗi đau, sự mất mát lớn nhưng với lời thơ trên ta như thấy Bác vẫn còn sống mãi với nhân dân Việt Nam 
- Kết đoạn: Câu thơ nói nên tình yêu, niềm tự hào, thành kính của nhà thơ đối với Bác.
Bµi 3: 
 Nöa ®ªm, bÐ chît tØnh giÊc v× tiÕng ®éng. M­a xèi x¶. C©y cèi trong v­ên ng¶ nghiªng, nghiªng ng¶ trong ¸nh chíp nho¸ng nhoµng s¸ng loµ vµ tiÕng sÊm Çm Çm lóc gÇn lóc xa.
 M­a mçi lóc mét to. Giã thæi tung nh÷ng tÊm rÌm vµ lay giËt c¸c c¸nh cöa sæ lµm chóng më ra ®ãng vµo rÇm rÇm ( TrÇn Hoµi D­¬ng)
* Bài 4: 
I. MỞ BÀI: 
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh...
II. THÂN BÀI: Trình bày những tri thức khách quan về đối tượng 
1. Nguồn gốc, xuất xứ: 
Năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách, đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới. 
2. Cấu tạo: 
- Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. 
- Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết . 
3. Quy trình làm ra chiếc cặp:
+ Lựa chọn chất liệu : vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,hoặc giả da...
+ Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi song vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu ấy
+ Khâu may: May từng phần chiếc cặp theo thiết kế
4. Phân loại: Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô... 
5. Công dụng: 
- Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. 
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn của tuổi học trò ....
 6. Cách sử dụng: 
+ học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. 
+ Học sinh nam: đeo chéo sang một bên 
7. Cách bảo quản: 
+ Thường xuyên lau hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. 
+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hỏng. ..
III. KẾT BÀI: 
- Nhấn mạnh sự quan trọng của chiếc cặp
3. Hoạt động vận dụng.
? Chọn một câu thơ hay và viết đoạn văm cảm nhận?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm đọc thêm những đoạn văn, bài văn hay tham khảo...
* Học lại bài cũ, nắm chắc kiến thức ôn tập.
* Chuẩn bị ôn tập tập làm văn: Văn thuyết minh.
+ Tìm hiểu văn bản thuyết minh.
+ Các bước làm bài văn thuyết minh.
 Tuần 4: ÔN TẬP VỀ VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU: - Qua bài, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Nhớ được các kiến thức đã học về “Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)”.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: - Tích cực, tự giác ôn tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, say mê học.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại Văn thuyết minh.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Tổ chức khởi động: ? Em cho biết văn thuyết minh có gì khác so với văn miêu tả, tự sự, biểu cảm?
- HS TL – HS khác NX, b/s -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động luyện tập:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
- PP: Vấn đáp, TL nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, 
- NL: tư duy, giao tiếp 
? Nhắc lại thuyết minh là gì?
 ? Thuyết minh về một món ăn 
“Cách làm bánh chưng”.
* TL nhóm: 4 nhóm (7 phút).
? Lập dàn ý cho đề văn trên?
- Đại diện HS trình bày, HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Hãy viết đoạn văn mở bài cho đề văn trên bằng cách trực tiếp, gián tiếp?
- HS trình bày – HS khác NX, bổ/s.
- GV NX, cho điểm.
? Viết 1 đoạn văn phần thân bài cho đề văn trên?
- HS trình bày – HS khác NX, bổ/s.
- GV NX, cho điểm.
? Viết 1 đoạn văn phần thân bài nói về cách chuẩn bị làm bánh?
- HS trình bày – HS khác NX, bổ/s.
- GV NX, khen ngợi HS.
- HS làm việc cá nhân.
? Thuyết minh về một trò chơi dân gian “Ô ăn quan”?
- HS trình bày – HS khác NX, bổ/s.
- GV NX.
? Hãy viết đoạn văn cho đề văn trên?
- HS viết, TB – HS khác NX, bổ/s.
- GV NX.
- GV đọc bài tham khảo –HS nghe.
I. Kiến thức cơ bản.
- Muốn t/m về một đối tượng nào đó cần quan sát, tìm hiểu, nắm chắc phương pháp TM...
- Bố cục : 3 phần 
1. Thuyết minh một thứ đồ dùng( hs nhắc lại)
2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
* Mở bài: Giới thiệu về đối tượng
* Thân bài: 
+ Lịch sử ra đời của danh lam thắng cảnh
+ Cấu trúc ................
+ Ý nghĩa .....
* Kết bài: Cảm nghĩ...
3. Giới thiệu về một tác phẩm
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng
Thân bài: + Tác giả - xuất xứ của tác phẩm
+ Nội dung tp
+ Ý nghĩa của tp
Kết bài: Giá trị của tp
4. Thuyết minh về một phương pháp
* Món ăn, cách làm đồ chơi:
- Mở bài: Giới thiệu về đối tượng
- Thân bài: + Nguyên liệu
 + Cách làm
 + Yêu cầu thành phẩm
- Kết bài...
* Thuyết minh trò chơi
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng
Thân bài: + Đối tượng chơi và dụng cụ để chơi
+ Sân chơi
+ Kĩ thuật
+ Luật chơi
+ Ý nghĩa của trò chơi
Kết bài...
II. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Đề 1 : 
 * Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu
b) Thân bài: 
- Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: 
+ Lá dong , lạt....
+ Gạo nếp thơm ngon ...
+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh ...
- Quá trình chế biến: 
+ Gói bánh( bằng khung gỗ, gói tay cần sự khéo léo, gói chặt tay, đầu tiên 
+ Luộc bánh (đầu tiên đun to lửa, sau đun nhỏ lửa; đun củi hoặc than; thời gian...thay nước )
+ Bảo quản sau khi bánh chín 
- Ý nghĩa của món bánh chưng
+ Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên. Trong câu đối tết sản vật có giá trị v/c- tinh thần ko thể thiếu
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
+ Làm quà biếu cho người thân 
+ Dùng để đãi khách 
+ Dùng để dùng trong gia đình 
c) Kết bài : ...
2. Viết đoạn văn: 
*Phần mở bài
 Cách 1. Truyện “ Bánh chưng bánh dày” đó nói tới người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, làm ra bánh chưng, bánh dày. Kết quả được vua cha chọn nhường ngôi. Hình ảnh bánh chưng đó nói nên cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế tổ tiên, đất trời đặc biệt mỗi khi tết đến, xuân về. Bánh chưng được coi là món ăn truyền thống của dân tộc.
 Cách 2.
Là người VN chắc ai cũng hiểu và biết câu đối:
 " Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
 Chỉ vậy thôi cũng đã thể hiện đầy đủ nết văn hóa trong ngày Tết cổ truyền của d.tộc. và tất nhiên bánh chưng được nói đến ở đây là hương vị không thể thiếu trong đời sống vặt chất cũng như tinh thần tâm linh của người Việt.
* Đoạn văn phần thân bài.
 Ẩm thực của mỗi quốc gia không đơn giản chỉ là 1 thói quen ăn và uống, đánh giá văn hóa của mỗi quốc gia, người ta cũng xét đến những tinh tế trong ẩm thực. Người Hàn Quốc tự hào vs kim chi, quốc hồn quốc túy của họ, người Nhật tự hào vs món sushi thì người VN lại tự hào về 1 thứ bánh giản dị - bánh chưng, nhưng nó lại gắn bó với 1 sự tích mà trong đó chứa đựng đạo lý hiếu thuận.
 * Viết đoạn văn về cách chuẩn bị làm bánh chưng.
 Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói). Chẻ lạt 
Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo...
Đề 2:
 * Dàn ý: 3 phần 
a, MB: Giới thiệu trò chơi “Ô ăn quan” 
b, Thân bài: 
- Đối tượng chơi : 2 người chơi, những ô vuông bên nào thuộc về người đó 
- Dụng cụ để chơi:
+ Bàn chơi bằng gỗ hoặc vẽ ra đất -> vẽ hỡnh chữ nhật , 10 ô vuông đối xứng 
+ Quân chơi: bằng sỏi, hoặc vật liệu cứng bằng nhựa ; có 2 quân cái (quan) to, 50 quân là dân nhỏ hơn 
+ Bố chí quân : quân cái ( quan) đặt hai bên; quân là dân đặt ở hình ô vuông mỗi ô là 5 
- Kĩ thuật chơi:
+ Di chuyển quân -> tham khảo 
+ Luật chơi .
C, Kết bài: Ý nghĩa của trò chơi.
2. Viết đoạn văn (chọn ý viết)
HS viết ..
3. Bài văn tham khảo.
3. Hoạt động vận dụng.
? Để thuyết minh cách làm một đồ chơi nào đó, em sẽ làm như thế nào?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm đọc thêm những bài văn thuyết minh hay về cách làm một món ăn, đồ chơi...
* Học lại bài cũ, nắm chắc kiến thức ôn tập.
* Chuẩn bị ôn tập văn bản: Khi con tu hú, Quê hương.
+ Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của 2 văn bản trên.
+ Nội dung chính của 2 văn bản.
THÁNG 2/.
Tuần 1: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN “KHI CON TU HÚ”, “QUÊ HƯƠNG”
I. MỤC TIÊU: - Qua bài, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Nhớ được các kiến thức đã học về 2 văn bản “Quê hương” và “Khi con tu hú”. Cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 văn bản trên.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ: - Tích cực, tự giác ôn tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, say mê học.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại Văn bản “Quê hương”, “Khi co tu hú”.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Tổ chức khởi động: ? Cho HS nghe bài hát “Quê hương”. Cảm nhận của em về vẻ đẹp quê hương mình?
- HS TL – HS khác NX, b/s -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- PP: Vấn đáp, TL nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, 
- NL: tư duy, giao tiếp 
? Hãy nhắc lại những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Tế Hanh và Tố Hữu? - HS nhắc lại.
? Bài thơ “Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ - thi sĩ Tố Hữu?
? Tìm những chi tiết nói về vẻ đẹp của mùa hè. Nét độc đáo trong cách cảm nhận của nhà thơ? 
- TL cặp đôi: 4 phút.
? Trong bài thơ, tiếng tu hú được nhắc đến mấy lần? Chỉ ra sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú. 
- HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Trong bài thơ, mấy lần tác giả nhắc đến tiếng chim tu hú? Ý nghĩa?
? Thời gian bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ, Tố Hữu có một bài thơ khác là Tâm tư trong tù viết tháng tư năm 1939. Bài thơ này mở đầu như sau:
 Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực 
 Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức 
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
	Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về cảm hứng nghệ thuật của đoạn thơ này và bài thơ Khi con tu hú.
- HS làm việc cá nhân.
? Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.
? Cảnh đoàn thuyền về qua cảm nhận của tác giả ntn?
* TL nhóm: 5 nhóm (5 phút)
 Chứng minh rằng: “Đọc bài thơ Quê hương của Tế Hanh, chúng ta thấy rõ vẽ đẹp cuộc sống làng chài cũng như tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương mình”.
- HS TB- HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
I. Tác giả, tác phẩm.
II. Bài tập.
* Bài 1:
	Đang hăm hở, hăng say hoạt động cách mạng thì bị bắt. Bởi thế, trong hoàn cảnh tù đày, người thanh niên ấy luôn khao khát tự do, khao khát được “sổ lồng” để tiếp tục hoạt động. Những âm thanh của cuộc đời vọng vào nhà tù đó khơi thức những dòng cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ 
* Bài 2:
 Cảnh mùa hè đến được miêu tả rất sinh động : - Rộn rã âm thanh: tu hú, tiếng ve.
- Rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp, nắng. 
- Hương vị: chín, ngọt.
- Không gian cao rộng và sáo diều chao liệng tự do,...
-> Những cảnh sắc đẹp đẽ của mùa hè cho ta thấy trí tưởng tượng hết sức phong phú của nhà thơ. Đó là mùa hè đẹp đẽ, là khung trời tự do tràn đầy sức sống.
* Bài 3. Tâm trạng của nhà thơ trong 4 câu cuối:
 - Tiếng ve và âm thanh của cuộc sống tự do khiến nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự ngột ngạt trong cảnh ngục tù.
- Khát vọng tự do cháy bỏng.
-> Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng
* Bài 4: trong bài thơ tác giả hai lần nhắc đến tiếng kêu của chim tu hú.
- Lần 1 (ở câu đầu): Gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do.
- Lần 2 (câu cuối): Tiếng chim khiến nhà thơ thấy bực bội, khổ đau, day dứt.
Nhưng cả hai lần tiếng chim đều vang lên như tiếng gọi của tự do.
* Bài 5. Giống nhau:
- Tâm trạng buồn chán trong cảnh ngục tù.
- Lòng yêu đời tha thiết.
- Khát vọng tự do cháy bỏng.
* Bài 6: 
* Mở bài:
- Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nhà thơ bị TD Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)...
*.Thân bài:
 - Niềm yêu c/s và nỗi khao khát tự do
+Tiếng chim tu hú gọi bầy... đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù 
+ Bức tranh mùa hè trong tưởng tượng hiện lên thật sinh động và cụ thể ->tình yêu c/s và nỗi khát khao tự do.
 - Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối):
* Kết bài:
- Tâm trạng của người tù cộng sản được thể hiện tự nhiên, chân thành và tha thiết, làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.
* Bài 7. 
- Sự tấp nập đông vui, sự bình yên hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây.
- Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp: vừa khoẻ mạnh, vừa đậm chất lãng mạn. 
- Con thuyền nghỉ ngơi nhưng phía sau cỏi im bến mỏi là sự chuyển động, có linh hồn. 
-> Đoạn thơ cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
* Bài 8: 
 - LĐ1: Vẻ đẹp của quê hương.
+ Vị trí làng chài.
+ Cuộc sống của người dân làng chài:	Ra khơi; Trở về.
+ Những thành viên của làng chài (vẻ đẹp, chiều sâu).
. Con người (những chàng trai).
. Chiếc thuyền .
LĐ 2: Tình yêu quê hương của tác giả
3. Hoạt động vận dụng.
? Cảm nhận về vẻ đẹp quê hương em? Hát bài hát về quê hương?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ hay về quê hương...
* Học lại bài cũ, nắm chắc kiến thức ôn tập.
* Chuẩn bị ôn tập: Câu cầu khiến.
+ Tìm hiểu khái niệm câu cầu khiến. + Đặc điểm, chức năng câu cầu khiến.
 Tuần 2: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN.
I. MỤC TIÊU: - Qua bài, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Nhớ được các kiến thức đã học về khái niệm, chức năng của câu cầu khiến, câu cảm thán.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng sử dụng câu cầu khiến, câu cảm thán.
3. Thái độ: - Tích cực, tự giác ôn tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, say mê học.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại bài “Câu cầu khiến”, “Câu cảm thán”.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Tổ chức khởi động: ? Câu cầu khiến có vai trò gì?
- HS TL – HS khác NX, b/s -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- PP: Vấn đáp, TL nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, 
- NL: tư duy, giao tiếp 
? Thế nào là câu cầu khiến?
? Đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến là gì?
? Thế nào là câu cảm thán? Đặc điểm và chức năng của câu cảm thán là gì?
? Đặt các câu cầu khiến có các chức năng trên ...
? Viết một số câu trần thuật sau đó chuyển thành câu cầu khiến. 
* TL nhóm: 5 nhóm (5 phút)
? Trong các trường hợp sau trường hợp nào là câu cầu khiến?
? Phân biệt sự khác nhau giữa từ “hãy”?
- HS TB- HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau có gì khác nhau?
* TL cặp đôi (5 phút)
? Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu sau.
? Câu nào có tác dụng nhất . Vì sao?
- HS TB- HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Viết đoạn hội thoại sử dụng câu cầu khiến?
- Viết hoàn thiện đoạn văn trên....
- HS TB- HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
Cho các từ cảm thán sau: ôi, biết bao, thay, biết bao nhiêu, hỡi ơi. Hãy điền các từ đó vào chỗ trống trong câu sau:
a. Ta thích thú ... khi lại được ngồi vào bàn ăn!
b. Cô đơn ... là cảnh thân tù!
c. ... quê hương ta đẹp quá!
d. Đau đớn thay phận đàn bà,
 ..., thân ấy biết là mấy thân!
e. Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
 	Nghìn thu nhớ Bác ....
? Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra dấu hiệu, chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.
 a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
 Cả một đời gắn chặt với quê hương
 b. Con này gớm thật! 
 c. Khốn nạn! Nhà cháu đó không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
 d. Ha ha! Một lưỡi gươm!
I. Lí thuyết
1. Câu cầu khiến.
a, Khái niệm:
- Câu cầu khiến là kiểu câu có những từ ngữ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Câu cầu khiến có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than.
b. Đặc đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_ban_dep.doc