Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2016-2017

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2016-2017

 (Thanh Tịnh).

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

 - Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

4. Định hướng năng lực: Giao tiếp, cảm thụ thẩm mỹ.

 II.CHUẨN BỊ:

 1.GV: Kế hoạch,SGV, SGK , tư liệu tham khảo: Tập truyện “Quê mẹ” của Thanh Tịnh.

 2.HS: Đọc, soạn bài ở nhà.

 3. Phương pháp:

 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : ( 1) 8A: : 8C: .

2. Kiểm tra bài cũ :(4’) H. Cảm nhận của nhân vật tôi trên con đường đến trường trong buổi đầu đi học như thế nào?

 

doc 162 trang thucuc 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2016
Ngày giảng: 8A: 17/8/2016;	8C: ./8/2016
 Tiết 1
 Bài 1. Văn bản: 	TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh).
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
 - Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng:	
 - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
 3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
4. Định hướng năng lực: Giao tiếp, cảm thụ thẩm mỹ.
 II.CHUẨN BỊ:
 1.GV: Kế hoạch,SGV, SGK , tư liệu tham khảo: Tập truyện “Quê mẹ” của Thanh Tịnh.
 2.HS: Đọc, soạn bài ở nhà.
 3. Phương pháp:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : ( 1’)8A: : 8C: . 
2. Kiểm tra bài cũ :(5’) Nhắc lại các kiểu văn bản đã học ở chương trình lớp 6, 7?
HS: Các văn bản đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
3. Bài mới : 
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
	 Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp, kỹ thuật : Thuyết trình.
- Thời gian: 2’
- Giới thiệu bài: GV nhắc lại tâm trạng bồi hồi xao xuyến của người mẹ trong ngày đầu dẫn con đi học qua văn bản “Cổng trường mở ra”- Lí Lan (Ngữ văn 7)
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Mục tiêu: Học sinh nắm được: 
HS nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Thanh Tịnh và đề tài, kết cấu truyện, nắm được tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường
- Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, giảng bình.
- Thời gian: 32’.
Hoạt động của thầy
TG
Nội dung cần đạt
H. Những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh?
GV bổ sung: TT có sáng tác từ trướ CMT8 ở các thể loại thơ, truyện.
GT chân dung nhà văn.
H. Xuất xứ của văn bản “Tôi đi học”?
Gv. Đây là 1 tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh.
- HD học sinh đọc: Giọng tình cảm, diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.
+ Đọc mẫu.
GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó, đặc biệt là là từ số 2, 6, 7.
Xét về mặt thể loại văn bản, bài này thuộc thể loại văn bản nào?
- Văn bản biểu cảm 
Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được không?
- Không thể gọi là VBND đơn thuần vì đây là một tác phẩm văn chương thật sự có giá trị tư tưởng, nghệ thuật.
Dựa vào dòng hồi tưởng của nhân vật, tìm bố cục? nội dung mỗi đoạn là gì?
Trên con đường đi đến lớp(Hàng năm trên ngọn núi).
Trước khi vào lớp (Trước sân trường được nghỉ cả ngày nữa)
Đoạn này có thể chia nhỏ: Trên sân trường Mĩ Lí, lúc gặp ông đốc trường.
Khi đã vào lớp: Đoạn còn lại.
H. Nhận xét về cách kết cấu này?
GV. Trình tự sự việc trong đoạn trích: từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật Tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
H. Đề tài của truyện?
Một kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.
H. Phương thức biểu đạt?
H. Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này? Ai là n/v chính? Vì sao?
- Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
- Tôi là n/v chính (Được kể nhiều nhất, mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của Tôi)
5’
7’
I. Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả: 
- Thanh Tịnh (1911-1988).
 - Tên thật: Trần Văn Ninh, quê ở Thừa Thiên- Huế.
 - Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm: Truyên ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
3. Đọc – Từ khó:
Bố cục: 3 phần.
- Phương thức biểu đạt: Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Yêu cầu HS chú ý đoạn 1 văn bản.
Nhân vật xưng tôi ở đây là ai?
 -“Tôi” tác giả Thanh Tịnh, nhà văn của câu truyện kể về những cảm xúc của mình trong ngày đầu tiên trong đời học sinh.
H? Những nhân tố nào của ngoại cảnh, thiên nhiên con người khiến tác giả nhớ ngày khai trường đầu tiên của mình?
( Gắn với không gian, thời gian cụ thể nào?)
HS: Gắn liền với thiên nhiên và con người.
ĐHTL: Thiên nhiên gửi cho ta một thông điệp. Bước đi của thời gian, thiên nhiên, vũ trụ dang chuyển mình. Mùa thu sang, mùa khai trường của VN. Khiến tác giả nhớ ngày khai trường đầu tiên của mình?
? Khong gian
- Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
H. Vì sao thời gian và không gian ấy lại trở thành những kỉ niệm sâu sắc trong lòng “tôi”?
- Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của “tôi” nơi quê hương. Đó là lần đầu tiên cắp sách đến trường. Hơn nữa “tôi” là người yêu quê hương tha thiết.
H. Tâm trạng của n/v tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn? Tâm trạng ấy được diễn tả qua các từ nào?
- Những từ láy được sử dụng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của Tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.à Từ láy: cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
BL: Từ hiện tại nhớ về quá khứ. Biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rut rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường gợi cho nhân vật “tôi nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niẹm trong sáng.
 Trong không gian, thiên nhiên và con người tác giả T.Tịnh đã nhớ về kỉ niệm tới trường. Đó là kỉ niệm nào. . 
H? Trong câu “Buổi mai hôm ấy,..con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ không nô đùa như thằng sơn nữa”:
H? H. Những chi tiết nào trong cử chỉ, hành động và lời nói của nhân vật khiến em chú ý? Điều đó rút ra cho em nhận xét gì?
ĐHTL: 
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của cậu bé ngày đầu tới trường: tự thấy mình như lớn lên, được bước vào 1 thế giới mới lạ, được tập làm người lớn, không chỉ nô đùa, rong chơi, thả diều nữa.
? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì? Ý nghĩa nào đã được tác giả muốn gửi gắm qua đoạnvăn vừa phân tích?
H? HS đọc thầm đoạn văn tiếp theo:” Trong chiếc áo vải dù đen trên ngọn núi.” 
H? Hình ảnh của cậu bé hiện lên như thế nào, cảm xúc của cậu bé ra sao?
DHTL: Mặc áo vải dù đen: Trang trọng, đứng dắn. 
Nhìn các bạn cầm sách vở cho nhau xem cậu bé thấy “thèm”, tay ghì thật chặt , nắm lại thật cẩn thận hai quyển vở trên tay. Và muốn thử sức mình nên nói với mẹ : “ mẹ đưa bút thước cho con cầm”.
= Cảm xúc tâm trạng của chú bé thay đổi theo từng cung bậc cảm xúc. Điều đó thể hiện rõ ý chí học hành, muốn tự mình học để không thua kém bạn bè: Thèm, ghì thật chặt 2 quyển vở mới trên tay, muốn thử sức tự cầm bút, thước 
H. Qua đó N/v tôi đã tự bộc lộ tính cách gì?
- yêu mái trường, yêu bạn bè, quê hương và có ý chí học tập.
H. Để làm nên thành công của đoạn 1 của văn bản tác giả đã sử dung nghệ thuật gì? Ý nghĩa?
- So sánh. kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường thật sâu sắc. Hơn 60 năm trôi qua, những so sánh mà T.T so sánh vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình ảnh so sánh đó đầy duyên dáng và nhã thú.
20’
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường đến trường:
a. Bối cảnh hồi tưởng:
Thiên nhiên:
+ Lá vàng rơi đầy đường
+ Những đám mây bàng bạc.
= Mùa thu sang, mùa khai trường .
Con người: Em bé nép sau lưng mẹ.
- Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
= Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
Điều chỉnh, bổ sung:
 . 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Mục tiêu: HS nắm được tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá.
- Thời gian: 4’. 
H. Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của n/v tôi trên con đường đến trường?
- Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức của bản thân, Tự thấy mình lớn lên.
- Đó cũng là tâm trạng rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường
Điều chỉnh, bổsung:
 . 
 .. 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (Về nhà). 
- Mục tiêu: Giúp HS học bài, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Phương pháp: Tự nghiên cứu.
- Thời gian: 1’. 
 GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập1,2 SBT. 
- Chuẩn bị bài: Soạn tiếp các câu hỏi trong bài.
Ngày soạn: 16/8/2016.
Ngày giảng: 8A: 18/8/2016;	8C: ./8/2016
 Tiết 2
 Bài 1. Văn bản: 	TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh).
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
 - Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng:	
 - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
 3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
4. Định hướng năng lực: Giao tiếp, cảm thụ thẩm mỹ.
 II.CHUẨN BỊ:
 1.GV: Kế hoạch,SGV, SGK , tư liệu tham khảo: Tập truyện “Quê mẹ” của Thanh Tịnh.
 2.HS: Đọc, soạn bài ở nhà.
 3. Phương pháp:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : ( 1) 8A: : 8C: . 
2. Kiểm tra bài cũ :(4’) H. Cảm nhận của nhân vật tôi trên con đường đến trường trong buổi đầu đi học như thế nào?
3. Bài mới : 
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
 - Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp, kỹ thuật Thuyết trình.
- Thời gian: 1’
- Giới thiệu bài: Trên con đường đến trường cậu bé “tôi” cảm thấy mình đang lớn lên, cậu đã bắt đầu tự ý thức được việc học tập của mình. Vậy khi đến trường tâm trạng và cảm xúc của cậu ra sao?
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
 - Mục tiêu: HS hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường và trong lớp học. nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm, nét đặc sắc của nghệ thuật Nghệ thuât tự sự, miêu tả.
- Phương pháp: vấn đáp, giảng bình Gợi mở, khái quát hoá.
Học sinh nắm được: 
HS nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Thanh Tịnh và đề tài, kết cấu truyện, nắm được tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường
- Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, giảng bình.
- Thời gian: 33’.
Hoạt động của thầy
TG
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS chú ý đoạn 2 văn bản.
H. Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí có gì nổi bật?
- Rất đông người, người nào cũng đẹp.
H. Ngôi trường hiện lên trong mắt “tôi” trước và sau khi đi học có những gì khác nhau? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
- Khi chưa đi học: Thấy ngôi trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
- Lần tới trường đầu tiên: Lại thấy trường trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp khiến lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
-> Hình ảnh so sánh.
H. Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng những hình ảnh so sánh nào? Ý nghĩa của sự so sánh ấy?
-“Họ như con chim non e sợ”.
=>Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường. đề cao sức hấp dẫn của nhà trường. Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
H. “Tôi” đã nhớ lại một cách tinh tế ntn về tâm trạng của mình khi đứng chờ vào lớp?
- Nói về tâm trạng của các cậu học trò mới khác nhưng thật ra là tâm trạng của mình: bỡ ngỡ, e sợ, thèm vụng, ước ao thầm, chơ vơ, run run...(bộc lộ ra ngoài theo từng cử chỉ, động tác).
H. Khi ông đốc gọi tên vào lớp, cảm xúc của “tôi” biến đổi ntn?
- Giật mình và lúng túng, đã lúng túng lại càng lúng túng hơn, thấy nặng nề một cách xa lạ, nức nở khóc.
à miêu tả tinh tế, so sánh hấp dẫn: sợ hãi.
H. Em có nhận xét gì về lời nói, cử chỉ của ông đốc với HS mới?
- Chỉ với 3 câu nói nhưng cùng với cặp mắt hiền từ và cảm động, với nét mặt tươi cười và nhẫn nại, ông đốc đã giải toả được tâm trạng sợ hãi, lo âu đến hoảng hốt của các em HS mới.
Y/cầu HS đọc đoạn 3 VB.
H. Vì sao khi bước vào lớp học, n/v tôi lại cảm thấy nỗi xa mẹ thật lớn và tôi đã có những cảm nhận gì khác?
- Thấy lạ và hay hay, Bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học.
- Cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học. Không thấy xa lạ với bàn ghế, bạn bè vì bắt đầy ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
H. Hai chi tiết cuối văn bản có ý nghĩa gì?
- Sự trưởng thành trong nhận thức và việc học của bản thân.
H. Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
 - Vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời, 1 khoảng không gian, thời gian mới, tình cảm, tâm trạng mới Khép lại tác phẩm la dòng chữ “ Tôi đi học” nhấn manh buổi đầu tiên dầ nghĩa của cuộc đời 
hs của mỗi con người . Đó là khoảnh khắc. đó là thời gian,khi mỗi đứa trẻ buông bàn tay, cha, mẹ. Nắm tay cô,tay thầy. Đó là khoảnh khắc phải rời xa ngôi nha nhỏ bé, đén với ngôi nhà lớn là trường học. Đó là thời điểm con người khôn lớn, trưởng thành. Đó là koảnh khắc nhà văn Lí Lan đã từng nói “ Khi cổng trường khép lại cũng có nghĩa là mộ thế giới được mở ra”. TG bổ ích, kiến thức, tình thầy trò quý mến.
H?Tìm những chi tiết, hình ảnh nói về mẹ, thầy HT, thầy giáo dạy lớp? Qua các chi tiết đó, hãy nói về nhận xét chung các nhân vật. 
? Rút ra nhận xét chung?
H. Qua các diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi lần đầu tiên đến trường, em thấy nhà văn muốn hướng bài văn về chủ đề chung nào?
H. Nét đặc sắc trong NT của văn bản?
+ Kể miêu tả và bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
+ Chất trữ tình chất thơ toa ra từ âm hồn giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế, tinh tế sâu xa, gợi những k.n tâm hồn của mỗi người.
+Nhưg dbiến tâm lý, dòng văn giàu cảm xúc, cảm nhận chân thực vừa tinh tế, sâu xa = Gtrị đặc sắc sâu xa =NT đặc săc của trngắn này.
+ Hình ảnh Tnhiên, ngôi trường và các so sánh
HS đọc ghi nhớ 
H? Cảm nhận của em sau khi học văn bản? Em học tập được những gì về NT kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh?
28’
5’
II. Tìm hiểu văn bản:
2. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi đến trường:
- Cảm xúc trang nghiêm, thành kính và lạ lùng của người học trò nhỏ với ngôi trường.
- Chơ vơ, vụng về, lúng túng, ngập ngừng, e sợ.
- Khi nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp: giật mình, lúng túng.
3. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp:
- Lớp học: Là cả thế giới khác biệt, các biệt với TG ngoài khung cửa.
+ Xa nhà , xa mẹ.
 + Lớp học: Cảm nhận bằng nhều giác quan.
Tâm trạng của cậu bé:
- Không còn rụt rè, e ngại.
4. Những nhân vật khác:
- Mẹ: Nắm tay con dắt con đến trường sư chuẩn bị kỹ càng chu đáo, mẹ âu yếm trả lời con. Mẹ vỗ về an ủi, vuốt nhẹ mái tóc con, Đẩy nhẹ con tiến lên.
= Dành tất cả yêu thương cho con.
- Nhân vật: Ông Đốc: 
+ Giọng nói dịu dàng
+ ánh nhìn ân cần hiền hậu.
+ An ủi động viên
Thày giáo: Trẻ, nụ cười tươi.
= Cả xã hội đều dành sự yêu thương, chăm sóc cho trẻ em, cho sự nghiệp GD của đất nước.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Những cảm xúc trong sáng, tinh tế, hồn nhiên của một em học trò lần đầu tiên đến trường.
2. Nghệ thuật: 
- Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Hình ảnh so sánh.
- Lời văn giàu cảm xúc, giàu chất thơ.
* Ghi nhớ: SGK
Điều chỉnh, bổ sung:
 . 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Mục tiêu: HS nắm được tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá.
- Thời gian: 4’. 
H. GV định hướng nội dung cho HS:
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
(Kĩ thuật khăn phủ bàn).
GV nhận xét đánh giá.
HD HS làm bài tập 1,2.
Điều chỉnh, bổsung:
 . 
 .. 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (Về nhà). 
- Mục tiêu: Giúp HS học bài, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Phương pháp: Tự nghiên cứu.
- Thời gian: 1’. 
 GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập1,2. 
- Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Ngày soạn: 18/8/ 2016.
Ngày giảng: 8A: ./8/ 2016.	8C: /8/2016.
 Tiết 3 - Tập làm văn.
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN 
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu và có kỹ năng giao tiếp, ra quyết định, nêu và giải quyết vấn đề.
- Trình bày một văn bản nói, viết thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vận dụng tốt khi nói, viết văn theo một chủ đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, 
 2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
 3. Phương pháp: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn.
4. Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : ( 1) 8A: : 8C: . 
2. Kiểm tra bài cũ :(4’) H? Nội dung chính của văn bản tôi đi học? 
3. Bài mới : 
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở.
- Thời gian: 1’. 
Giới thiệu bài: Chúng ta đã được tìm hiểu về bố cục trong văn bản, mạch lạc, liên kết trong văn bản. Vậy trong văn bản người ta thường nói đến chủ đề của VB đó, chủ đề là gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là chủ đề của văn bản, HS hiểu được thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Phương pháp: Phân tích, thực hành, gợi mở.
- Thời gian: 27’. 
Hoạt động của thầy
TG
Nội dung cần đạt
Y/c HS đọc câu hỏi 1,2 SGk- 12.
H. Trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào và sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
- Từ một khung cảnh mùa thu hiện tại, tác giả nhớ từng không gian, thời gian, từng con người, cảnh vật với những cảm giác cụ thể trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng rất đẹp, rất thiêng liêng về ngày đầu tiên đi học.
H. Vấn đề chính mà văn bản “tôi đi học” biểu đạt là gì?
- Những kỉ niệm của “tôi” ngày đầu tới trường thật cao đẹp, sâu sắc.
H. Thế nào là chủ đề trong văn bản?
GV. Đó là những điều cơ bản mà người viết muốn gửi gắm đến bạn đọc qua văn bản.
10’
I. Chủ đề của văn bản:
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 HS đọc Y/c SGk- 12.
Chia lớp thành 3 nhóm.
Nhóm 1. Câu 1
H. Căn cứ vào đâu em biết văn bản “tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của t/g về buổi tựu trường đầu tiên?
- Nhan đề, các từ ngữ, các đoạn đề tập trung hướng vào chủ đề “tôi đi học”.
Nhóm 2. Câu 2a
H. Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ in sâu trong tâm hồn “tôi’ suốt cuộc đời?
- Mơn man, tưng bừng, rộn rã, thấy lạ, thấy tim ngừng đập khi thầy gọi tên....
Nhóm 3. Câu 2b
H. Tìm các chi tiết, từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của n/v tôi khi cùng mẹ đến trường, khi đi vào lớp?
- Cảnh vật vừa như lạ vừa như quen thuộc quá: Hình dung về trường, thầy hiệu trưởng, lớp học...
GV. Chốt lại các ý kiến. Các từ ngữ, các câu, đoạn, các chi tiết trong VB tôi đi học đều diễn tả tâm trạng, cảm xúc của tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
H. Vậy thế nào là tính thống nhất về chủ đề của Vb?
H. Làm ntn để đảm bảo tính thống nhất đó?
H. Cách viết 1VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
- Xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn đạt những ý đó cho phù hợp với chủ đề đã xác định.
GV HD HS rút ra kết luận
17’
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong văn bản, các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào chủ đề.
- VB có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Điều kiện để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản: Cần xác định chủ đề được thể hiện qua các yếu tố: Nhan đề của văn bản, các đề mục trong văn bản, quan hệ giữa các phần của Vb và những câu văn, từ ngữ then chốt.
* Ghi nhớ- SGK- T12.
Điều chỉnh, bổ sung:
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
- Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập nhận biết VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Luyện cách viết 1 Vb bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm, kĩ thuật động não.
Thời gian: 9 phút. 
Bài 1: Hoạt động nhóm: Gv chia 3 nhóm hoạt động theo yêu cầu của bài.
Văn bản: Rừng cọ quê tôi 
- Nhan đề văn bản: Rừng cọ quê tôi.
- Các đoạn: giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.
- Trật tự sắp xếp ấy không nên thay đổi. Vì nó đã hợp lý.
- Câu trực tiếp nói về tình cảm giữa người dân sông Thao với rừng cọ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Bài 2: Ý b và d sẽ làm cho bài viết lạc đề.
Bài 3: Nên bỏ câu c, g, viết lại câu b: con đường quen thuộc mọi ngày dường như bỗng trở nên mới lạ.
Điều chỉnh, bổ sung:
 . 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là chủ đề và tính thống nhất của chủ đề trong văn bản.
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá.
- Thời gian: 2’. H. Thế nào là chủ đề trong văn bản? 
H. Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của Vb? Làm ntn để đảm bảo tính thống nhất đó?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (Về nhà). 
- Mục tiêu: Giúp HS học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.
- Thời gian: 1’. 
GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài: Trong lòng mẹ
Ngày soạn: 20/8/2016.
Ngày giảng: 8A: /8/2016.	8C: ./8/2016.
Tiết 4 Văn bản: 	TRONG LÒNG MẸ
(Nguyên Hồng).
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm thể loại hồi kí. 
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ..
- Nắm được ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Yêu mến văn học. 
4. Định hướng năng lực: Giao tiếp, cảm thụ thẩm mỹ.
 II.CHUẨN BỊ:
 1.GV: Kế hoạch,SGV, SGK , tư liệu tham khảo: Tập hồi ký “Những ngày thơ ấu”. 
 2.HS: Đọc, soạn bài ở nhà.
 3. Phương pháp:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : ( 1) 8A: : 8C: . 
2. Kiểm tra bài cũ :(4’) H? Nội dung biểu đạt của văn bản “Tôi đi học” là gì? Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
 -Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp, kỹ thuật, thuyết trình.
- Thời gian: 2’.
 Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn nước ta vào những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn Nguyên Hồng đã được bạn đọc yêu quý. Có nhà nghiên cứu đã nhận định: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ - chương IV - hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, chúng ta cảm nhận bao trùm toàn bộ đoạn văn là lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng, đầy ấn tượng.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
- Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Nguyên Hồng và nét khái quát về tác phẩm: Thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt; thấy được cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng; nỗi cô đơn, niềm khát khao gặp mẹ của bé Hồng bất châp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, phân tích, giảng bình.
- Thời gian: 32’.
Hoạt động của thầy
TG
Nội dung cần đạt
H. Những hiểu biết của em về Nguyên Hồng?
GV bổ sung: .
GT chân dung nhà văn. Là một trong số những nhà văn lớn của VHVN hiện đại.
Do hoàn cảnh sống của mình, Nguyên Hồng sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ. Ông được coi là nhà văn của những người lao động nghèo khổ, lớp người bất hạnh cô đơn“dưới đáy” xã hội.Viết về thế giới nhân vật ấy, ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, lòng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý. Văn xuôi NH giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểmvới nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.
H. Xuất xứ của văn bản?
Gv. Thời thơ ấu trải nhiều đắng cay đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm tiểu thuyết, hồi kí, tự truyện cảm động. Những ngày thơ ấu (1938-1940) là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. 
HD học sinh đọc: 
Giọng diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.
+ Đọc mẫu.
GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó. 
H. Bố cục văn bản?
 - P1 từ đầu đến “người ta hỏi đến chứ”: cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng; ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
- P2 Đoạn còn lại: Cuộc gặp bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
 H. Thể loại văn bản?
H. Thế nào là hồi kí?
- Thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
H. Phương thức biểu đạt?
H. Có những nhân vật nào được kể lại? Ai là n/v chính? Vì sao?
- Có 3 nhân vật: Cậu bé Hồng, mẹ bé Hồng và bà cô, trong đó bé Hồng n/v chính.
15’
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Nguyên Hồng(1918-1982).
 Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng Quê: Nam Định.
- Là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
- Viết về thế giới nhân vật ấy, ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, lòng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý. Văn xuôi NH giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểmvới nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.
- Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu.
a. Đọc – Từ khó.
b.Bố cục: 2 phần.
c. Thể loại: Hồi kí.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp, miêu tả, biểu cảm.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn kể về cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
H. Nhân vật bà cô được thể hiện qua những chi tiết kể, tả nào?
- Cuộc gặp gỡ và đối thoại chủ động do chính bà tạo ra để nhằm mục đích riêng của mình.
Những chi tiết ấy kết hợp với nhau như thế nào và nhằm mục đích gì?
H. Trong cuộc gặp gỡ ấy tính cách và tâm địa bà cô thể hiện rõ qua phương diện nào?
- Lời nói, nụ cười, cử chỉ và thái độ.
H. Cử chỉ cười hỏi và nội dung câu hỏi của bà cô có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà với mẹ bé Hồng không?
- Không.
H. Vì sao em nhận ra điều đó?
- ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt của bà.
H. Từ ngữ nào biểu hiện thực chất thái độ của bà? - Rất kịch.
H. Rất kịch nghĩa là gì?
- Giả dối, giả vờ.
H. Vì sao bà cô lại có thái độ và cách cư xử như vậy?
- Ác ý với mẹ bé Hồng.
H. Bà muốn gì khi nói mẹ đang “phát tài” và ngân dài tiếng “em bé”
- Trêu chọc bé Hồng.
H. Bé Hồng có nhận lời bà cô không? Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì?
H. Nét mặt và thái độ của bà thay đổi như thế nào? Điều đó thể hiện việc gì?
- Mắt long lanh nhìn chằm chặp à sự giả dối, độc ác, nhục mạ.
H. Lúc ấy bé Hồng làm gì?
- Im lặng cúi đầu, rưng rưng muốn khóc.
H. Việc bà cô mặc kệ cháu cười dài trong tiếng khóc, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện về mẹ Hồng, rồi đổi giọng, vỗ vai nghiêm nghị, tỏ ra xót thương anh trai- bố bé Hồng, điều đó càng làm lộ rõ bản chất gì của bà cô?
- Độc ác, thâm hiểm.
Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc các, thâm hiểm. Khắc họa nhân vật bà cô như thế, nhà văn NH đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa PK lúc bấy giờ (định kiến đối với phụ nữ trong XH cũ).
H. Nếu rơi vào hoàn cảnh éo le như của chú bé Hồng em mong muốn có một bà cô ntn? Thái độ của em với hạng người này?
17’
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng.
* Cử chỉ:
- Cười hỏi rất kịch.
* Lời nói:
- dịu dàng, ngọt ngào, thân mật
* Hành động:
- Mắt long lanh nhìn chằm chặp.
- Khuyên bảo, an ủi, khích lệ.
à Tả tinh tế: Chỉ là sự giả dối.
=> Bà cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Mục tiêu: HS cảm nhận được cách đối xử của nhân vật người cô đối với chú bé Hồng
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá.
- Thời gian: 4’. H. Cảm nhận của em về người cô của bé Hồng?
D. ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (Về nhà). 
- Mục tiêu: Giúp HS học bài, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
- Thời gian: 2’. GV định hướng nội dung cho HS:
- Chuẩn bị bài: Soạn tiếp các câu hỏi trong bài.
Ngày soạn: 21/8/2016.	
Ngày giảng: 8A: ../8/2016.	8C: ../ ../2016.
 Tiết 5 - Văn bản: TRONG LÒNG MẸ (tiếp)
 (Nguyên Hồng).
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm thể loại hồi kí. 
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ..
- Nắm được ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Yêu mến văn học. 3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Yêu mến văn học. 
4. Định hướng năng lực: Giao tiếp,cảm thụ thẩm mỹ.
 II.CHUẨN BỊ:
 1.GV: Kế hoạch,SGV, SGK , tư liệu tham khảo: Tập hồi ký “Những ngày thơ ấu”. 
 2.HS: Đọc, soạn bài ở nhà.
 3. Phương pháp:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : ( 1) 8A: : 8C: . 
2. Kiểm tra bài cũ :(4’) H? Nội dung biểu đạt của văn bản “Tôi đi học” là gì? Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
 -Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp, kỹ thuật, thuyết trình.
- Thời gian: 1’.
 Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn nước ta vào những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn Nguyên Hồng đã được bạn đọc yêu quý. Có nhà nghiên cứu đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2016_201.doc