Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn bản truyện và kí Việt Nam 1930-1945

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn bản truyện và kí Việt Nam 1930-1945

Kết quả đạt được:

- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh trong đoạn trích Tôi đi học - một đoạn trích truyện có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm với nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ đặc sắc.

- Hiểu được nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện cảm động trong đoạn trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

- Hiểu được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.

- Hiểu được bố cục văn bản. Biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản theo một bố cục hợp lí.

 

docx 40 trang Phương Dung 30/05/2022 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn bản truyện và kí Việt Nam 1930-1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN TRUYỆN VÀ KÍ VIỆT NAM 1930 – 1945
Kết quả đạt được:
- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh trong đoạn trích Tôi đi học - một đoạn trích truyện có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm với nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ đặc sắc.
- Hiểu được nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện cảm động trong đoạn trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
- Hiểu được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
- Hiểu được bố cục văn bản. Biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản theo một bố cục hợp lí.
Chủ đề hẹp: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA
TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức 
a. Nhận biết: HS nhận biết, trình bày được những nét chính về tác giả Thanh Tịnh và đoạn trích Tôi đi học.
b. Thông hiểu: 
- HS nắm được thể loại, cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
	- HS thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
c. Vận dụng: viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra từ đoạn trích.
d. Vận dụng cao: viết bài văn tự sự kể về một sự việc đáng nhớ trong cuộc sống của bản thân..
 II. Kĩ năng 
a. Kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b. Kĩ năng trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
c. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi ý kiến của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.
- Tự nhận thức: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
III.Thái độ 
a. Hình thành thói quen: đọc - hiểu văn bản truyện (hoặc đoạn trích).
b. Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi tìm hiểu văn bản truyện (hoặc đoạn trích).
c. Hình thành nhân cách: 
- Biết trân quý những giá trị tinh thần tốt đẹp mà truyện (hoặc đoạn trích) mang lại: kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm đối với trường lớp, thầy cô, bạn bè.
- Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
- Năng lực đọc - hiểu, cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản (nói, viết).
	- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
	- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nhóm về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
* Tích hợp giáo dục: 
- Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: sự quan tâm của Bác đối với giáo dục và trẻ em.
- Tích hợp môn Âm nhạc: bài hát Ngày đầu tiên đi học, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện và các bài hát khác về mái trường, thầy cô.
B. CHUẨN BỊ 
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án. 
- Phiếu học tập.
 	- Tranh, ảnh về tác giả; tranh, ảnh, đoạn phóng sự về ngày tựu trường.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Máy tính và máy chiếu.
II. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà theo nhóm (do giáo viên giao từ tiết trước).
- Đồ dùng học tập. 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát bài Ngày đầu tiên đi học của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện.
- GV dẫn dắt: Ngày đầu tiên đi học là một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời của mỗi con người. Đó là ngày chúng ta bước vào thế giới rộng mở của tri thức, của tình yêu thương, của những kỉ niệm hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng. Điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ thể hiện rất hay qua nhiều tác phẩm đi vào lòng người. Nhà văn Thanh Tịnh cũng có một tác phẩm như thế. Ông đã kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường trong đoạn trích truyện ngắn Tôi đi học mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Ngày đầu tiên đi học là một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời của mỗi con người.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- GV yêu cầu HS đọc chú thích trong SGK, dựa vào chú thích nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- GV cho HS xem ảnh nhà văn, yêu cầu HS cho biết:
+ Tiểu sử của nhà văn Thanh Tịnh?
+ Sự nghiệp sáng tác của ông có gì đặc biệt?
+ Các tác phẩm của ông có đặc điểm như thế nào?
+ Tác phẩm có xuất xứ từ đâu?
+ Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS đọc bài: đây là một văn bản giàu chất trữ tình nên cần đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào.
- GV đọc mẫu từ đầu đến như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi, sau đó gọi HS đọc tiếp.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc chú thích 2, 5, 6, 7 SGK.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích.
- HS tóm tắt, GV nhận xét, bổ sung.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi để HS tìm hiểu thêm về đoạn trích được học:
+ Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
+ Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
+ Đoạn trích kể về điều gì?
+ Tìm bố cục văn bản. Nêu nội dung chính của từng phần?
· Phần 1: từ đầu đến trên ngọn núi -> Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường từ nhà đến trường.
· Phần 2: tiếp theo đến cả ngày nữa -> Tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng ở sân trường.
· Phần 3: còn lại -> Tâm trạng của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
+ Bố cục của văn bản được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi: từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- GV yêu cầu HS kể tên các nhân vật trong đoạn trích, cho biết nhân vật nào là nhân vật chính?
- GV yêu cầu HS theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
+ Những điều gì đã gợi lên trong lòng tôi kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học? Vì sao nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên lại được khơi nguồn từ hình ảnh ấy?
+ Những kỉ niệm lần đầu tiên đi học được gắn với thời gian, không gian cụ thể nào ? Vì sao thời gian, không gian ấy lại trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tôi ?
· Thời gian: buổi mai đầy sương thu và gió lạnh...
· Không gian: trên con đường làng dài và hẹp......
=> Đó là thời điểm, nơi chốn gần gũi, quen thuộc gắn liền với tuổi thơ, gắn với tình yêu quê hương của tác giả.
+ Đắm mình trong không gian gợi kỉ niệm ấy, nhân vật tôi có cảm xúc ra sao ? Cảm xúc ấy được diễn tả cụ thể qua hình ảnh nào?
Nao nức, như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
-> Hình ảnh so sánh đẹp gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình kết hợp với nghệ thuật nhân hóa tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV bình: ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, những câu văn thấm đẫm chất trữ tình đã dịu dàng dẫn dắt người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự vật, những con người, những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ. Quá khứ được đánh thức với bao kỉ niệm ùa về. Cả một chuỗi tâm trạng về ngày đầu tiên đi học lần lượt hiện lên trên từng trang truyện. Trước hết là tâm trạng khi nhân vật cùng mẹ đến trường, tiếp đến là khi nhân vật ở sân trường và cuối cùng là khi nhân vật bước vào lớp học, bắt đầu tiết học mới.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi để khai thác diễn biến tâm trạng của nhân vật:
+ Tìm câu văn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường?
(HS dùng bút chì gạch chân từ ngữ quan trọng).
+ Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết trên?
Đó là dấu hiệu của sự đổi khác trong nhận thức và tình cảm của cậu bé (tự nhận thấy mình thay đổi, tự hào mình đã lớn, muốn khẳng định mình) -> Tất cả những cảm giác ấy do một sự kiện quan trọng: hôm nay tôi đi học.
+ Qua những chi tiết, em cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi lúc này như thế nào? Vì sao tôi có tâm trạng, cảm xúc đó?
Đó là cảm giác hồi hộp lạ thường. Tất cả những cảm giác ấy do một sự kiện quan trọng: hôm nay tôi đi học. Đối với một em bé mới chỉ biết lội qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với các bạn thì hôm nay đi học quả là sự kiện lớn, một bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế cậu cảm thấy mình đứng đắn, chững chạc, trang trọng hơn trong bộ quần áo mới và muốn thử sức mình. Cảm giác này đã được tác giả ghi lại thật tinh tế, chân thực.
- GV chiếu câu hỏi lên bảng (câu hỏi dành cho HS khá giỏi)
Trong cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn?
Hình ảnh so sánh đẹp, xác thực gắn liền với thiên nhiên tươi đẹp, mềm mại -> Câu văn giàu chất thơ, giàu chất tạo hình, khẳng định một kỉ niệm đẹp, đề cao sự học hành của con người.
- HS trả lời.
- GV bình: tâm trạng được bộc lộ theo dòng hồi tưởng, kết hợp hài hòa giữa kể và tả, bộc lộ cảm xúc góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm 
-> Điều đó tiếp tục được khẳng định ở phần sau của văn bản. 
- GV yêu cầu HS quan sát phần thứ 2 của văn bản và đặt câu hỏi:
+ Cảnh sân trường Mĩ Lí trong tâm trí tôi có gì nổi bật? Cảnh tượng ấy phản ánh điều gì?
-> Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường từ xưa đến nay ở nước ta.
+ Việc ngôi trường được so sánh với cái đình làng có ý nghĩa như thế nào?
Diễn tả cảm xúc trang nghiêm về mái trường và đề cao tri thức con người trong trường học.
+ Tâm trạng của nhân vật tôi cũng như các bạn nhỏ khác lúc này được miêu tả như thế nào?
+ Chỉ ra cái hay của hình ảnh so sánh họ như con chim .... e sợ?
Sự so sánh chính xác, sinh động, tinh tế miêu tả đúng tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tiên tới trường.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV bình: câu văn gợi sự liên tưởng về một thời thơ ấu đứng dưới mái trường mến yêu. Mỗi một học trò hồn nhiên ngây thơ như một cánh chim đầy khát vọng với biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời tri thức cao rộng, chân trời học vấn mênh mông.
+ Khi nghe tiếng trống trường nhân vật tôi có những biểu hiện như thế nào?
+ Tâm trạng đó tiếp tục được thể hiện như thế nào khi nghe ông đốc gọi tên?
+ Trong những từ ngữ miêu tả tâm trạng, từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất? Hãy phân tích tác dụng của việc lặp từ đó?
Từ lúng túng điệp tới 4 lần: chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả, nghe gọi đến tên tôi tự nhiên giật mình và lúng túng, chúng tôi được người lạ ngắm nhìn đã lúng túng, càng lúng túng hơn.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV bình: đây là một từ có ý nghĩa khái quát, giúp ta hiểu sâu thêm nỗi lòng của nhân vật và tài năng của nhà văn trong việc diễn tả tinh tế cái vụng về, bỡ ngỡ, nỗi sợ sệt, lo âu của những đứa trẻ.
* Thảo luận nhóm: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 phút:
Có nhận xét cho rằng: Tiếng khóc của các cậu trò nhỏ như một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ, giàu ý nghĩa. Theo em nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
+ Vừa lúc nãy, trên đường tới trường các cô cậu còn náo nức, muốn tỏ ra mình đã lớn, cũng vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì nhiều người chú ý, mà giờ đây lại khóc, một trò khóc rồi các trò khác khóc theo -> Tiếng khóc như phản ứng dây chuyền rất tự nhiên, ngây thơ và rất giàu ý nghĩa.
+ Đó là tiếng khóc của sự lưu luyến người thân.
+ Cũng là tiếng khóc của sự e sợ trước một thời kì thử thách, trước không ít khó khăn nhưng cũng đầy điều mới lạ, hấp dẫn của thế giới học đường
+ Báo hiệu sự trưởng thành.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
- GV đặt câu hỏi tiếp:
+ Nhận xét từ ngữ và biện pháp miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên? Qua đó tác giả đã làm nổi bật tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
Tác giả đã sử dụng một loạt động từ đặc tả tâm trạng, cảm giác như: cảm giác ngập ngừng, e sợ, bỡ ngỡ, rụt rè, lúng túng, dềnh dàng, run run...
-> Miêu tả tinh tế, chân thực, chính xác tâm trạng của nhân vật tôi.
- HS trả lời.
- GV bình: một lần nữa ta lại thấy cây bút của Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao, thấu tỏ lòng người biết bao. Ta thấy ông đâu phải là viết văn mà đang sống lại những kỉ niệm của chính mình. Ông giãi bày tuổi thơ của chính mình. Những kỉ niệm ấy trong sáng chân thực đến vô cùng.
- GV yêu cầu HS liên hệ:
Tâm trạng của nhân vật tôi là tâm trạng của bất cứ ai từng cắp sách đến trường -> Làm sống lại kỉ niệm của chính mình -> Điều này khiến cho tác phẩm có sức sống đặc biệt trong lòng người đọc.
- GV cho HS xem hình ảnh ngày tựu trường của HS.
- GV yêu cầu HS theo dõi phần cuối, đặt câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết, hình ảnh cho thấy tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học? Tại sao nhân vật tôi có tâm trạng, cảm xúc đó?
+ Đoạn văn kết thúc bằng những hình ảnh đẹp và nhiều ý nghĩa. Đó là những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy giúp em hiểu thêm gì về nhân vật tôi ?
· Chú chim hót....... bay cao.
· Kỉ niệm bẫy chim.
· Tiếng phấn...
=> Một chút buồn khi từ giã tuổi thơ, bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và bắt đầu vào việc học hành. Phải chăng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thời thơ ấu để bước vào thế giới tuổi học trò đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
- GV chuyển ý hướng dẫn HS tìm hiểu các nhân vật khác.
+ Ngoài nhân vật tôi còn có các nhân vật khác. Đó là những nhân vật nào?
Người mẹ, ông đốc, thầy giáo. 
+ Hình ảnh những người lớn hiện ra trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi như thế nào?
+ Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của những người lớn đối với những em bé lần đầu đi học?
- HS trình bày.
- GV bình: nếu ví các em nhỏ ngày đầu tiên đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la đầy nắng và gió thì cha mẹ, thầy cô chính là những bàn tay nâng đỡ, những làn gió đưa, những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn, khoáng đạt trên bầu trời. Nhờ những bàn tay, những làn gió mát, những tia nắng chứa chan tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện này đã nhanh chóng hoà nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường. 
* Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: lúc sinh thời Bác rất quan tâm đến giáo dục và trẻ em. Người đã có nhiều lời nói, bài viết, việc làm thể hiện sự quan tâm đó (GV nêu những câu nói và việc làm của Bác).
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết 
- GV yêu cầu HS:
+ Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
+ Tìm những hình ảnh so sánh được sử dụng trong văn bản.
Trong truyện có 12 lần tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
+ Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn?
Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỉ niệm và cảm xúc 
+ Nêu ý nghĩa văn bản?
- GV liên hệ giáo dục: 
+ Tình yêu và niềm trân trọng sách vở, bàn ghế, lớp học, ...
+ Tình cảm đối với bạn bè, thầy cô, gia đình, quê hương.
+ Chăm chỉ học tập để trưởng thành. 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi thành Trần Thanh Tịnh, quê ở ngoại ô thành phố Huế.
- Sáng tác từ trước Cách mạng Tháng 8 với nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, thơ ca, bút kí . Chủ yếu là truyện ngắn và thơ.
- Các sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
- Thể loại: truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Nội dung: kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Bố cục: 3 phần.
- Trình tự sự việc: theo trình tự không gian, thời gian.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
a. Hoàn cảnh 
- Thời điểm: cuối thu
- Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ. 
-> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ, gợi lại tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến trong buổi tựu trường đầu tiên.
b. Tâm trạng của nhân vật tôi
Tâm trạng diễn biến theo trình tự thời gian, không gian.
* Tâm trạng khi trên đường đến trường
- Cảm nhận con đường làng vốn quen thuộc nay tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh đều thay đổi 
-> Tự nhận thấy mình thay đổi.
- Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn trong bộ quần áo và mấy quyển vở mới trên tay -> Tự hào mình đã lớn.
- Vừa lúng túng, vừa muốn thử sức khi quyển vở khá nặng nhưng vẫn cố gắng xóc lên và nắm lại cẩn thận, xin mẹ mang thử cả bút và thước -> Muốn khẳng định mình.
=> Cảm nghĩ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu.
* Tâm trạng khi ở sân trường
- Cảm nhận không khí đông vui phấn khởi của ngày khai trường khi
nhìn thấy mọi người: dày đặc, áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa.
- Cảm nhận về ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
- Tâm trạng vừa lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ vừa thèm
muốn ước ao.
- Cảm giác chơ vơ, lạc lõng khi tiếng trống trường cất lên.
* Tâm trạng khi được gọi tên vào lớp
- Cảm thấy như quả tim ngừng đập, giật mình, lúng túng -> Hồi hộp lần đầu tiên được chú ý.
- Cảm giác lẻ loi cô đơn: cúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, cảm thấy
sợ khi phải xa mẹ -> Cảm giác rất thật vì cậu bé phải một mình bước vào một thế giới khác. 
* Tâm trạng khi vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên
- Cảm thấy lớp học lạ lạ, hay hay.
- Lại nhận chỗ ngồi của riêng mình, người bạn nhỏ chưa bao giờ
quen biết nhưng không hề cảm thấy xa lạ -> Cảm nhận chỗ ngồi
này, người bạn kia sẽ gắn bó suốt năm học.
=> Cảm thấy vừa lạ vừa gần gũi, lạ vì lần đầu tiên được vào lớp học, gần gũi vì tôi ý thức được rằng mọi thứ sẽ gắn bó, thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
=> Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng, sử dụng các hình ảnh so sánh... làm nổi bật tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật tôi, càng làm cho những kỉ niệm trong kí ức rõ rệt, sâu sắc hơn. Đó là những kỉ niệm đẹp, không thể nào quên.
=> Nhân vật tôi là một cậu bé giàu cảm xúc. Đó cũng chính là hình ảnh của tác giả tuổi ấu thơ.
2. Thái độ, tình cảm của người lớn
- Người mẹ: chuẩn bị chu đáo cho con, lo lắng, hồi hộp cùng con.
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo: vui tính, giàu tình yêu thương.
=> Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của tôi trong ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
2. Ý nghĩa văn bản
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV chiếu câu hỏi cho HS trả lời:
Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản là ai?
Câu 2: Nhân vật chính được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
Câu 3: Tâm trạng ấy được diễn ra theo trình tự nào?
Câu 4: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật chính trong văn bản?
Câu 5: Văn bản có nhan đề Tôi đi học, em có đồng ý với cách đặt nhan đề ấy không? Vì sao?
- Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm HS tích cực, trả lời đúng.
Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản là nhân vật tôi.
Câu 2: Nhân vật chính được thể hiện chủ yếu qua diễn biến tâm trạng.
Câu 3: Tâm trạng ấy được diễn ra theo trình tự không gian, thời gian.
Câu 4: 
- Tâm trạng trên đường đến trường.
- Tâm trạng khi ở sân trường.
- Tâm trạng khi được gọi tên vào lớp và bắt đầu tiết học mới.
Câu 5: Nhấn mạnh sự việc, tất cả tâm trạng, cảm xúc trong bài đều hướng vào sự việc đó.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu các nhóm trình bày các bài hát về mái trường, thầy cô.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét và cho điểm các nhóm trình bày tốt.
- GV yêu cầu HS viết một đoạn văn từ 10 đến 15 dòng trình bày những cảm xúc của bản thân trong một ngày tựu trường mà em nhớ nhất (làm ở nhà).
- HS làm bài ở nhà, GV chọn 3 bài đọc trước lớp, lớp nhận xét, GV nhận xét và cho điểm vào tiết sau.
Đoạn văn trong phiếu học tập.
Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS tìm đọc các văn bản viết về chủ đề mái trường, thầy cô.
- HS thực hiện ở nhà.
- HS báo cáo việc thực hiện với GV, giới thiệu với các bạn trong lớp các văn bản đã tìm và đọc được.
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: Viết một đoạn văn từ 10 đến 15 dòng trình bày những cảm xúc của bản thân trong một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).
0,5
b. Xác định đúng vấn đề: những cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
0,5
c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lí : 
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Giới thiệu về ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
- Trình bày những cảm xúc của bản thân trong ngày tựu trường đó:
+ Cảm xúc trước ngày tựu trường.
+ Cảm xúc trong ngày tựu trường:
· Cảm xúc trên đường đến trường.
· Cảm xúc khi ở sân trường.
· Cảm xúc khi vào lớp, gặp thầy cô, bạn bè.
+ Cảm xúc sau tựu trường (khi ra về).
- Khẳng định lại ý nghĩa của ngày tựu trường đó đối với bản thân.
8,0
d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng về vấn đề nghị luận.
0,5
e. Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
D. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề hẹp: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA
TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
 Nguyên Hồng
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức 
a. Nhận biết: HS nhận biết, trình bày được những nét chính về tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ.
b. Thông hiểu: 
- HS nắm được khái niệm hồi kí.
- HS nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
	- HS nắm được ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
	- HS hiểu được ý nghĩa giáo dục của đoạn trích: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
c. Vận dụng: vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
d. Vận dụng cao: viết bài văn tự sự kể về một người sống mãi trong lòng của mình.
 II. Kĩ năng 
a. Kĩ năng đọc - hiểu văn bản hồi kí. Biết vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm.
b. Kĩ năng trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
c. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi ý kiến của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng và tình yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ.
- Tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác.
III.Thái độ 
a. Hình thành thói quen: đọc - hiểu văn bản kí.
b. Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi tìm hiểu văn bản kí.
c. Hình thành nhân cách: 
- Biết trân quý những giá trị tinh thần tốt đẹp mà văn bản kí mang lại: cảm thông, chia sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương; trân trọng tình cảm gia đình, yêu kính, biết ơn cha mẹ.
- Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn bản kí.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
- Năng lực đọc - hiểu, cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản (nói, viết).
	- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
	- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nhóm về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
* Tích hợp giáo dục: 
Tích hợp môn Âm nhạc: các bài hát về mẹ.
B. CHUẨN BỊ 
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án. 
- Phiếu học tập.
 	- Tranh, ảnh về tác giả; tranh, ảnh minh họa các sự việc trong văn bản.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Máy tính và máy chiếu.
II. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà theo nhóm (do giáo viên giao từ tiết trước).
- Đồ dùng học tập. 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV gọi một vài HS chia sẻ những kỉ niệm, tình cảm hoặc ấn tượng sâu sắc của các em về mẹ.
- Mỗi HS tự kể.
- GV dẫn dắt: rõ ràng chúng ta thấy tình cảm đối với mẹ thật thiêng liêng, được nằm trong vòng tay của mẹ thật hạnh phúc. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy điều đó qua nhận vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Tình cảm đối với mẹ thật thiêng liêng, được nằm trong vòng tay của mẹ thật hạnh phúc.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- GV yêu cầu HS đọc chú thích trong SGK, dựa vào chú thích nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- GV cho HS xem ảnh nhà văn, yêu cầu HS cho biết:
+ Tiểu sử của nhà văn Nguyên Hồng?
+ Sự nghiệp sáng tác của ông có gì đặc biệt?
+ Các tác phẩm của ông có đặc điểm như thế nào?
+ Nêu vị trí đoạn trích?
+ Cho biết tác phẩm thuộc thể loại nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS đọc bài: giọng chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật tôi, nhất là đoạn cuối cuộc trò chuyện với bà cô, đoạn tả chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ. Các từ ngữ, hình ảnh, lời nói ngọt ngào, giả dối rất kịch của bà cô cần thể hiện một cách đon đả, kéo dài, lộ rõ sắc thái châm biếm, cay nghiệt.
- GV đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc tiếp.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc chú thích 5, 8, 12, 13, 14, 17 SGK. 
- GV yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích.
- HS tóm tắt, GV nhận xét, bổ sung.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi để HS tìm hiểu thêm về đoạn trích được học:
+ Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
+ Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
+ Đoạn trích kể về điều gì?
+ Tìm bố cục văn bản. Nêu nội dung chính của từng phần?
· Phần 1: từ đầu đến và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?-> Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Qua đó bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.
· Phần 2: còn lại -> Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng của chú bé Hồng.
+ So sánh mạch kể chuyện giữa đoạn trích Trong lòng mẹ và đoạn trích Tôi đi học?
· Giống: kể theo trình tự thời gian, kể kết hợp với bộc lộ cảm xúc, hồi tưởng.
· Khác: liền mạch trong một khoảng thời gian ngắn, buổi sáng - ngắt quãng trước một vài ngày sau khi gặp mẹ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- GV yêu cầu HS quan sát cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng để trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?
Cô ruột (bên nội) -> Quan hệ ruột thịt, gần gũi.
+ Hình ảnh người cô được khắc hoạ qua những chi tiết nào? (chú ý chi tiết khắc hoạ về nét mặt, cử chỉ, giọng nói)
- GV ghi những chi tiết HS phát hiện.
+ Vẻ mặt cười nói rất kịch: Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
-> Không có ý định tốt đẹp.
+ Khi bé Hồng từ chối thì không buông tha, tiếp tục lôi đứa cháu vào trò chơi đã dàn tính sẵn.
+ Tỏ ra thân tình vỗ vai an ủi, muốn giúp đỡ cháu nhưng lại cố ý ngân hai tiếng em bé.
-> Cử chỉ thân mật giả dối, lời nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc.
+ Lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn của đứa cháu, tươi cười kể về tình cảnh đói rách túng thiếu của mẹ bé Hồng.
+ Đổi giọng giả nhân giả nghĩa thương xót người anh trai.
- GV yêu cầu HS nêu suy nghĩ về những việc làm của bà cô:
+ Với cảnh ngộ của bé Hồng, lẽ ra cô phải chia sẻ, an ủi, động viên, yêu thương mà trái lại tìm mọi cách gieo rắc vào đầu óc thơ ngây của cháu đáng thương những điều không hay khinh miệt ruồng rẫy người mẹ bất hạnh của nó.
+ Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? tưởng chừng đã chạm tới nỗi nhớ tình thương mẹ của chú bé, nhưng vốn nhạy cảm, Hồng đã nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt rất kịch cô. Bề ngoài tỏ ra quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút nhưng trong lòng bà chỉ muốn gieo rắc vào đầu cháu ý nghĩ hoài nghi khinh miệt người mẹ đang tha hương cầu thực.
+ Vẫn giọng ngọt ngào kèm theo cả cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu. Vào mà bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ phải chăng người cô muốn kéo đứa cháu đáng thương vào trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn, rõ ràng bà như muốn ngầm báo với bé Hồng rằng mẹ chú đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa, đã có con với người đàn ông khác hòng chia rẽ tình mẫu tử thiêng liêng của Hồng. Rõ ràng dù cho bé Hồng im lặng cúi đầu, khóe mắt cay cay, lòng đau thắt lại rồi cả nức nở cười dài trong tiếng khóc thì người cô không hề mảy may xúc động, bà vẫn tươi cười kể chuyện cho bé Hồng nghe về tình cảnh túng quẫn về hình ảnh gầy guộc rách rưới của người mẹ chú một cách thích thú rõ rệt.
+ Vì sao những lời nói của bà cô khiến bé Hồng lòng thắt lại, nước mắt chảy ròng ròng?
Cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử thiêng liêng bị chính người cô gắn bó với mình bằng tình máu mủ ruột thịt cứ xăm soi hành hạ hòng ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_chu_de_van_ban_truyen_va_ki_viet_nam_1.docx