Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

b. Kĩ năng sống:

- Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.

- Trao đổi, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ:

- Trân trọng kĩ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.

4. Nội dung trọng tâm :

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 5. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

 Năng lực giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo.

 Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận,tự học, tự nhận thức, tự quản bản thân.

b. Năng lực chuyên biệt

 Năng lực sử dụng ngôn từ phù hợp trong nói, viết.

 Năng lực cảm thụ tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án.

 - HS: Soạn bài.

III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: 1p

 2. Kiểm tra bài cũ: 5p.

H.Những hình ảnh, không gian nào khiến nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình?

Đáp án- biểu điểm:10đ

-Vào những ngày cuối thu, những đám mây bàng bạc, những cành hoa tươi, bầu trời quang đãng,.

 - Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ khi cùng mẹ đến trường

 

doc 558 trang thucuc 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 24/08/2019
Tiết: 1	Ngày dạy : 26/08/2019
	 Bài 1 
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
b. Kĩ năng sống:
- Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.
- Trao đổi, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ: Trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
4. Nội dung trọng tâm :
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, thảo luận, tự học, tự nhận thức, tự quản bản thân.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn từ phù hợp trong nói, viết; cảm thụ tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh tác giả.
 	- HS: Soạn bài, sách giáo khoa
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 4p 
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .	
	3. Bài mới: 
A. Khởi động: 5p
 Trong cuộc đời mỗi con người, có nhiều những giai đoạn, khoảnh khắc mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời như lần đầu các em đi nhà trẻ, đi mẫu giáo, đi học lớp 1....
H. Khi còn bé đi mẫu giáo có thể ta không nhớ được kỉ niệm khi đó, nhưng khi chúng ta bước vào lớp 1 thì kỉ niệm và những ấn tượng về ngày đầu tiên khiến chúng ta không thể quên được. Em kể một vài kỉ niệm, ấn tượng của mình về ngày đầu tiên bước vào lớp 1?
GV dẫn vào bài học.
B. Hình thành kiến thức.
	 	Hình thức hoạt động 
 Nội dung
 Hoạt động 1:10 Tìm hiểu chung.
MT: Nắm những thông tin về tác giả, văn bản.
PP/KT: Hỏi- đáp, trình bày
NLHT: Trình bày, sử dụng ngôn giao tiếp, tư duy, tự học, tự nhận thức.
H. Em hãy nên những nét chính về tg Thanh Tịnh?
H. Nêu xuất xứ của văn bản “Tôi đi học”? 
H. Hãy xác định thể loại ?
H. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? 
H. Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy đoạn? 
H. Với bố cục trên, theo em các sự việc trong văn bản được sắp xếp như thế nào? (Trình tự thời gian)
Hoạt động 2: 20p Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
MT: cảm nhận những hình ảnh khơi nguồn kỉ niệm.
PP/KT: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, trình bày.
NLHT: Tư duy, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, tự học, tự nhận thức.
GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích: giọng đọc đều, nhẹ nhàng theo dòng hồi tưởng của nhân vật, nhấn mạnh những chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm giác; đọc đúng ngữ điệu đối thoại của nhân vật (bà mẹ: dịu dàng; thầy hiệu trưởng: ân cần, ...
H. Theo em thời điểm nào trong năm chúng ta tựu trường?
H. Cuối thu, cảnh vật đẹp như thế nào?
H. Theo em nỗi nhớ về buổi tựu trường của nhân vật “Tôi’’ được khơi nguồn vào thời điểm nào?
H. Tìm những chi tiết nói về những hoàn cảnh đó?
H. Em có nhận xét gì về hình ảnh và lời văn trong những chi tiết trên? 
H. Nghệ thuật miêu tả ?
H. Hình ảnh nào gợi những ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật “tôi”? Vì sao? 
H. Tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi nhớ lại kỷ niệm cũ như thế nào? 
H. Bây giờ em đã là học sinh lớp 8, trải qua 8 lần khai trường.Vậy điều gì có thể khiến em nhớ nhất về buổi tựu trường đầu tiên của mình?
( Hs liên hệ về bản thân nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu đầy bỡ ngỡ, rụt rè, sợ sệt của mình khi lần đầu đến ngôi trường mới, đông bạn bè, thầy cô thấy ai cũng xa lạ)
TIẾT 2
Khởi động: Những hình ảnh, không gian nào khiến nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình?
Hoạt động 2: 20p Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
MT: cảm nhận những hình ảnh khơi nguồn kỉ niệm.
PP/KT: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, trình bày.
NLHT: Tư duy, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, tự học, tự nhận thức.
H. Học sinh theo đọc đoạn 2,3
H. Hình ảnh con đường đến trường có gì đặc biệt?
H. Tại sao nhân vât tôi có cảm giác đó?
H. Ngoài ra nhân vật tôi còn có cảm giác gì nữa?
H. Em hãy nhận xét tâm trạng của nhân vật tôi lúc này?
GV cho HS liên hệ so sánh những ngôi nhà trong làng với ngôi trường.
H. Ngôi trường hiện ra trước mắt nhân vật tôi như thế nào?
H. Lúc này tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
H. Vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy?
H. Khi nghe trống trường nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào?
H. Tâm trạng “tôi” lúc nghe thầy gọi tên và khi rời khỏi bàn tay mẹ để bước vào lớp được miêu tả như thế nào? 
H.Có gì thay đổi trong lòng cậu bé? 
H. Khi ngồi vào chỗ, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào?
H.Qua phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi, em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật tôi?
H.Em hãy giải thích tại sao có sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường Mĩ Lý đến khi vào lớp học từ sợ hãi đến thân quen tự nhiên?Em từng có những cảm giác như thế nào khi lần đầu tiên đến ngôi trường mới?
( Học sinh dựa vào việc cảm thụ tác phẩm có thể nhận thấy tâm trạng của nhân vật tôi ở sân trường là ngỡ ngàng, mới lạ, thấy đông người, ai cũng lạ, trường cao ráo, oai nghiêm, mình bé nhỏ nên sợ hãi
Khi vào lớp vẫn ngỡ ngàng nhưng đã thấy ấm áp, thân quen tự nhiên vì trước đó nhân vật tôi đã được ông đốc khuyên nhủ, thầy giáo trẻ tươi cười đón nhận, và các bạn cũng giống như mình nên em thấy không còn sợ hãi...
Học sinh theo dõi đoạn cuối.
H. Trình bày cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học? (HS tự trình bày).
H. Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả? Cách kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
- Kết thúc truyện tự nhiên dòng chữ “Tôi đi học” đã khép lại một bài văn nhưng lại mở ra một thế giới mới, từ ngày mai nhân vật tôi nói riêng và các em học sinh sẽ được tìm hiểu thế giới ấy.
 Hoạt động3. Tổng kết 5p
MT: Khái quát nghệ thuật, ý nghĩa VB
PP/KT: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
NLHT: Tư duy, cảm thụ tác phẩm,sử dụng ngôn ngữ giao tiếp.
Giáo viên hướng dẫn hs tổng kết.
H. Có nhận xét rằng: truyện ngắn “Tôi đi học” giàu chất thơ và chất trữ tình . Em hãy tìm các yếu tố có chứa chất thơ và chất trữ tình trong truyện này? 
 HS thảo luận –trình bày; GV nhận xét và định hướng: truyện được xây dựng dựa trên dòng hồi tưởng, có sự kết hợp giữa kể, và bộc lộ cảm xúc một cách hài hoà. Ngoài ra chất trữ tình trong trẻo còn từ tình huống truyện một em bé lần đầu tiên đi học; tình cảm trìu mến của người lớn; những hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.
 HS đọc ghi nhớ Sgk.
 C.Hoạt động Luyện tập 3p 
MT: HS biết cách trình bày bài văn. 
PP/KT: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
NLHT: Tư duy, cảm thụ tác phẩm,sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
 HS viết đoạn văn 
I / Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911 – 1988).
- Quê ở ngoại thành Huế.
2. Văn bản:
- Xuất xứ: Trích trong tập “Quê mẹ” (1941).
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt:Tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm
3. Bố cục: 4 đoạn.
 - Đoạn 1: Từ đầu ..rộn rã: Khơi nguồn kỷ niệm. 
 - Đoạn 2: Tiếp . ngọn núi: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường.
 - Đoạn 3: Tiếp.... lại được nghỉ cả ngày nữa: Tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi đến trường.
 - Đoạn 4: Còn lại: “Tôi” đón nhận buổi học đầu tiên.
 II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Khơi nguồn kỷ niệm.
 - Vào những ngày cuối thu, những đám mây bàng bạc, những cành hoa tươi, bầu trời quang đãng,..-> Biến chuyển của cảnh vật cuối thu sang mùa đông
-> NT: so sánh,
Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, lời văn man mác chất thơ 
- Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ khi cùng mẹ đến trường.
-> Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
TIẾT 2
2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học:
a.Trên đường cùng mẹ đến trường:
- Vốn là con đường quen thuộc nhưng hôm nay thấy lạ, cảnh vật đã thay đổi.
Vì hôm nay “tôi đi học”.
- Thấy mình trang trọng đứng đắn.
-> Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ.
b. Khi đến trường:
- Trường Mỹ Lí, xinh xắn, oai nghiêm.
- Thấy mình bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ.
->Chơ vơ, vụng về, lúng túng. Toàn thân run rẩy..
c. Khi nghe ông đốc tờ gọi tên và rời tay mẹ:
- Tưởng như tim ngừng đập, giật mình, lúng túng, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở 
-> Cảm giác nhất thời. 
d. Khi ngồi vào chỗ để học tiết học đầu tiên.
-Thấy lạ lạ và hay hay.
- Lạm nhận là chỗ ngồi của mình.
- Nhìn bạn chưa quen mà thấy quyến luyến.
=>Hồi hộp, ngỡ ngàng, lo sợ, thích thú và quyến luyến.
3. Tình cảm của người lớn đối với trẻ em trong ngày đầu đi học.
- Tấm lòng thương yêu, trân trọng, có trách nhiệm cao đối với thế hệ tương lai.
III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, chân thực.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
b. Ý nghĩa văn bản: 
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu 
D.Vận dụng và mở rộng. 
Nhóm nhận biết: câu 1: Em hãy nêu vài nét về tác giả Thanh Tịnh?
 Gợi ý:- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh.Quê ở ngoại thành Huế.
 Câu 2: Nêu thể loại và xuất xứ đoạn trích văn bản " Tôi đi học"?
 Gợi ý: Thể loại: Truyện ngắn.
 - Xuất xứ: Trích trong tập “Quê mẹ” (1941)
Nhóm thông hiểu
Theo em tại sao hình ảnh"Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường" lại là hình ảnh gợi lại những kỷ niệm ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật tôi?
Gợi ý: Vì nhìn những em nhỏ ấy nhân vật tôi đã nhớ lại hình ảnh của mình khi còn nhỏ được mẹ dắt tay đến trường cùng với bao kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên.
Nhóm vận dụng. Viết đoạn văn ngắn ghi lại những cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của mình.
D. Hướng dẫn về nhà :2p
 - Học kĩ nội dung bài học, ý nghĩa, nghệ thuật.
	 - Chuẩn bị bài "Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ". Tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
Tuần: 1	Ngày soạn: 27/08/2018
Tiết: 2	Ngày dạy : 29/08/2018
	 Bài 1 
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
b. Kĩ năng sống:
- Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.
- Trao đổi, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ:
- Trân trọng kĩ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
4. Nội dung trọng tâm :
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: 
 Năng lực giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo.
 Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận,tự học, tự nhận thức, tự quản bản thân.
b. Năng lực chuyên biệt
 Năng lực sử dụng ngôn từ phù hợp trong nói, viết.
 Năng lực cảm thụ tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p. 
H.Những hình ảnh, không gian nào khiến nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình?
Đáp án- biểu điểm:10đ 
-Vào những ngày cuối thu, những đám mây bàng bạc, những cành hoa tươi, bầu trời quang đãng,..
 - Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ khi cùng mẹ đến trường
	3. Bài mới: 
A. Khởi động: 5p
H. " Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương..." Vì sao ngày đầu tiên đi học ai cũng hay khóc, khiến cha, mẹ, thầy, cô phải dỗ dành?
Hs trả lời
GV dẫn vào bài học.
B. Hình thành kiến thức.
	 	Hình thức hoạt động 
 Nội dung
 Hoạt động1 : 25p HS tìm hiểu văn bản( tt)
MT: Hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản.
PP/KT: Nêu vấn đề, gợi mở, bình giảng, phân tích, trình bày.
NLHT: Tư duy, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, tự học, tự nhận thức.
H. Học sinh theo đọc đoạn 2,3
H. Hình ảnh con đường đến trường có gì đặc biệt?
H. Tại sao nhân vât tôi có cảm giác đó?
H. Ngoài ra nhân vật tôi còn có cảm giác gì nữa?
H. Em hãy nhận xét tâm trạng của nhân vật tôi lúc này?
GV cho HS liên hệ so sánh những ngôi nhà trong làng với ngôi trường.
H. Ngôi trường hiện ra trước mắt nhân vật tôi như thế nào?
H. Lúc này tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
H. Vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy?
H. Khi nghe trống trường nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào?
H. Tâm trạng “tôi” lúc nghe thầy gọi tên và khi rời khỏi bàn tay mẹ để bước vào lớp được miêu tả như thế nào? 
H.Có gì thay đổi trong lòng cậu bé? 
H. Khi ngồi vào chỗ, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào?
H.Qua phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi, em có nhận xét gì?
H.Em hãy giải thích tại sao có sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường Mĩ Lý đến khi vào lớp học từ sợ hãi đến thân quen tự nhiên?Em từng có những cảm giác như thế nào khi lần đầu tiên đến ngôi trường mới?
( Học sinh dựa vào việc cảm thụ tác phẩm có thể nhận thấy tâm trạng của nhân vật tôi ở sân trường là ngỡ ngàng, mới lạ, thấy đông người, ai cũng lạ, trường cao ráo, oai nghiêm, mình bé nhỏ nên sợ hãi
Khi vào lớp vẫn ngỡ ngàng nhưng đã thấy ấm áp, thân quen tự nhiên vì trước đó nhân vật tôi đã được ông đốc khuyên nhủ, thầy giáo trẻ tươi cười đón nhận, và các bạn cũng giống như mình nên em thấy không còn sợ hãi...
Học sinh theo dõi đoạn cuối.
H. Trình bày cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học? (HS tự trình bày).
H. Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả? Cách kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
- Kết thúc truyện tự nhiên dòng chữ “Tôi đi học” đã khép lại một bài văn nhưng lại mở ra một thế giới mới, từ ngày mai nhân vật tôi nói riêng và các em học sinh sẽ được tìm hiểu thế giới ấy.
C Hoạt động Tổng kết 5p
MT: Khái quát nghệ thuật, ý nghĩa VB
PP/KT: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
NLHT: Tư duy, cảm thụ tác phẩm,sử dụng ngôn ngữ giao tiếp.
Giáo viên hướng dẫn hs tổng kết.
H. Có nhận xét rằng: truyện ngắn “Tôi đi học” giàu chất thơ và chất trữ tình . Em hãy tìm các yếu tố có chứa chất thơ và chất trữ tình trong truyện này? 
 HS thảo luận –trình bày; GV nhận xét và định hướng: truyện được xây dựng dựa trên dòng hồi tưởng, có sự kết hợp giữa kể, và bộc lộ cảm xúc một cách hài hoà. Ngoài ra chất trữ tình trong trẻo còn từ tình huống truyện một em bé lần đầu tiên đi học; tình cảm trìu mến của người lớn; những hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.
 HS đọc ghi nhớ Sgk.
 D.Hoạt động 4: 3p Luyện tập.
MT: HS biết cách trình bày bài văn. 
 PP/KT: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
NLHT: Tư duy, cảm thụ tác phẩm,sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
 II/ Đọc - hiểu văn bản:
2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học:
a.Trên đường cùng mẹ đến trường:
- Vốn là con đường quen thuộc nhưng hôm nay thấy lạ, cảnh vật đã thay đổi.
Vì hôm nay “tôi đi học”.
- Thấy mình trang trọng đứng đắn.
-> Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ.
b. Khi đến trường:
- Trường Mỹ Lí, xinh xắn, oai nghiêm.
- Thấy mình bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ.
->Chơ vơ, vụng về, lúng túng. Toàn thân run rẩy..
c. Khi nghe ông đốc tờ gọi tên và rời tay mẹ:
- Tưởng như tim ngừng đập, giật mình, lúng túng, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở -> cảm giác nhất thời. 
d. Khi ngồi vào chỗ để học tiết học đầu tiên.
-Thấy lạ lạ và hay hay.
- Lạm nhận là chỗ ngồi của mình.
- Nhìn bạn chưa quen mà thấy quyến luyến.
=>Hồi hộp, ngỡ ngàng, lo sợ, thích thú và quyến luyến.
3. Tình cảm của người lớn đối với trẻ em trong ngày đầu đi học.
- Tấm lòng thương yêu, trân trọng, có trách nhiệm cao đối với thế hệ tương lai.
III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, chân thực.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
b. Ý nghĩa văn bản: 
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
IV. Luyện tập
Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên
E.Vận dụng và mở rộng
Nhóm nhận biết:
Nêu thể loại và xuất xứ đoạn trích văn bản " Tôi đi học"?
 Gợi ý: Thể loại: Truyện ngắn.
 - Xuất xứ: Trích trong tập “Quê mẹ” (1941)
Nhóm thông hiểu
Nhóm vận dụng.
Hãy nêu tâm trạng của em khi nhớ về kỷ niệm lần đầu tiên đi đến trường?
Gợi ý: Học sinh có thể phát biểu những tâm trạng như: 
Hồi hộp, bâng khuâng, xao xuyến, lo lắng, bỡ ngỡ, run sợ.....
Thấy vui vì ngày đó được mẹ dắt đến trường. Thấy buồn vì ngày đó không được mẹ dắt tay đến trường...
Vận dụng cao: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em ( viết thành một đoạn văn ngắn)khi nhớ về những ký niệm lần đầu tiên đến trường.
Gợi ý: Từ những tâm trạng của câu trên, học sinh viết thành những câu văn hoàn chỉnh.
F. Dặn dò:2p
 - Học kĩ bài.
	 - Chuẩn bị bài : Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. 
Tuần 1:	Ngày soạn : 26/08/2019
Tiết 3: 	Ngày dạy : 28/08/2019
 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
	Tự học có hướng dẫn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Các cấp độ khái quát về nghĩa từ ngữ.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa từ ngữ.
b. Kĩ năng sống:
- Nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa theo mục đích giao tiếp.
3. Thái độ:
- Sử dụng từ đúng mục đích giao tiếp.
4. Nội dung trọng tâm:
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: 
Năng lực giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo.
Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
b. Năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn từ phù hợp trong nói, viết.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 	1. Ổn định lớp:1P	:.............................................................................................
 	2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong phần bài tập 
 	3. Bài mới: 
A. Hoạt động khởi động:
GV cho một số từ sau: xanh, xanh lam, xanh biếc, đỏ, đỏ au, đỏ đô.
H. Em hãy cho biết nghĩa của các từ trên chỉ gì?
H. Những màu nào cùng thuộc nghĩa với nhau?
Từ những câu trả lời của HS gv dẫn vào bài học.
 Ở lớp 7, các em dã được tìm hiểu về hai mối quan hệ nghĩa của từ: đó là mối quan hệ đồng nghĩa và mối quan hệ trái nghĩa. Hôm sau chúng ta sẽ biết thêm một mối quan hệ khác về nghĩa từ ngữ, đó là mối quan hệ bao hàm, qua bài “Cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ”
B. Hình thành kiến thức.
 Hoạt động
Ghi bảng
 Hoạt động 1:15P Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
MT: HS hiểu được từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
PP/KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, tư duy, vấn đáp.
NLHT: Năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp,tự nhận thức, tự quản bản thân
Giáo viên đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tự tiếp nhận kiến thức
H. Nghĩa của từ “Động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ: thú, chim, cá, Tại sao?
 (Rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá)
H. Nhìn vào sơ đồ em thấy từ nào có nghĩa rộng và từ nào có nghĩa hẹp? 
H. Khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đối với các từ khác?
H. Có phải bao giờ một từ cũng chỉ có nghĩa rộng (hoặc nghĩa hẹp) hay không?
- Cho HS đọc, nhắc lại ghi nhớ ( SGK)
Gv gọi một số em lấy ví dụ về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp mà em biết.
 C. Hoạt động luyện tập:24P 
PP/KT: Nêu vấn đề, thực hành, tư duy, thảo luận.
NLHT: Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, tư duy, trình bày, tự học, tự nhận thức.
 Cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1.
Dành cho HS 3 phút thảo luận cặp đôi làm vào giấy nháp -> GV thu 5 cặp bài nhanh nhất chấm cho điểm. 
- Cho HS đọc , xác định yêu cầu Bài tập 2:
- GV tiếp tục cho lớp thảo luận cặp đôi 3’ -> gọi đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác nhận xét bổ sung -> GV kết luận.
- Cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 3,4. Đây là bài tập tương đối đơn giản -> GV hướng dẫn HS làm miệng.
- BT 4 HS lên bảng dùng phấn màu gạch các từ cần bỏ.
- Cho HS đọc, xác định yêu cầu Bài tập 5.
(Nhóm 3 động từ: khóc, nức nở, sụt sùi -> từ khóc có phạm vi nghĩa rộng)
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp:
1. Xét ví dụ.
	Động vật
Thú chim cá
Voi, hươu sáo, ri rô, lóc
2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Lập sơ đồ:
2. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng:
a. Từ “Chất đốt”
b. Từ “nghệ thuật”
c. Từ “thức ăn”
d. Từ “nhìn”
e. Từ “đánh”
D.Vận dụng và mở rộng.
Nhóm nhận biết:Câu 1: Khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đối với các từ khác? Gợi ý: - Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Câu 2:Gạch chân từ ngữ có phạm vi nghĩa rộng hơn những từ còn lại
Nón Huế, nón quai thao, nón ba tầm, nón lá, nón.
Khăn bông, khăn, khăn mặt, khăn tắm.
Nhóm thông hiểu:
Em hãy giải thích tại sao bạn B lại hỏi bạn A" Bị tát chứ gì?" trong đoạn hội thoại sau: 
	A : Hôm qua mình trốn học đi chơi bị bố mình bắt được đánh cho một trận.
	B: Bị tát chứ gì?
	A: Không, mình bị bố quật cho 1 roi vào mông .
Gợi ý: Vì tát cũng là một hành động cụ thể của" đánh". Nên khi A nói bị đánh, B nghĩ ngay là tát.
Nhóm vận dụng:
Vận dụng thấp: Em hãy đặt 2 câu trong đó có sử một động từ nghĩa hẹp, một động từ nghĩa rộng
Gợi ý: - Học sinh có thể sử dụng các động từ: Đánh, chạy, khóc...để đặt câu có nghĩa rộng.
Sử dụng từ : Đấm, đuổi, nức nở ...để đặt câu có nghĩa hẹp.
E. Hướng dẫn về nhà:2P - Học kĩ bài. - Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề VB
 Xác định chủ đề của văn bản
Tuần 1:	Ngày soạn: 28/08/2019
Tiết 4:	Ngày dạy: 31/08/2019
 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chủ đề của văn bản.
- Những biểu hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
b. Kĩ năng sống:
- Trình bày suy nghĩ/ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
3. Thái độ:Sử dụng ngôn ngữ mạch lac trong giao tiếp.
4. Nội dung trọng tâm
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự học, tự nhận thức, tự quản bản thân.
b. Năng lực chuyên biệt:Năng lực sử dụng ngôn từ phù hợp trong nói, viết.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án, bảng phụ, sách giáo khoa, sách giáo viên 
 	- HS: Soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	 1. Ổn định lớp:1p
 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài dạy 
	 3. Bài mới: GTB 1p
A. Hoạt động khởi động:
H. Theo các em để xây được một bức tường kiên cố thì người thợ xây phải cần những nguyên liệu nào? Cách xây như thê nào để có sự liên kết chắc chắn giữa các nguyên liệu đó?
HS trả lời theo cách hiểu của mình..........( GV định hướng)
GV dẫn vào bài học: Cũng giống như bức tường kiên cố cần có các nguyên liệu gạch, xi măng, cát, nước kết dính lại với nhau dưới bàn tay người thợ xây thì trong văn bản cũng vậy. Văn bản thực sự có ý nghĩa khi có nội dung, có chủ đề và có sự liên kết về nội dung, về chủ đề . Vậy thế nào là chủ đề, tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những nội dung nào bài học hôm nay sẽ làm rõ những điều ấy. 
Hoạt động
Ghi bảng
 Hoạt động 1: 10P Tìm hiểu chủ đề của văn bản
MT: HS hiểu được chủ đề của văn bản.
PP/KT: Nêu vấn đề, thực hành, tư duy.
NLHT: Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp,tự nhận thức, tự quản bản thân
 Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề VB Cho HS đọc lại văn bản “Tôi đi học” 
H. Em hãy cho biết văn bản đã tái hiện lại nỗi nhớ sâu sắc nào của tác giả trong thuở thiếu thời của mình?
(kỉ niệm sâu sắc về lần đầu tiên đi học).
H. Những kỉ niệm ấy diễn biến ra sao? theo trình tự thời gian như thế nào
(Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ, vừa lúng túng, vừa muốn khẳng định mình khi trên đường cùng mẹ đến trường: Tâm trạng ngỡ ngàng, lo sợ khi đứng trước ngôi trường, nghe gọi tên là phải rời tay mẹ để vào lớp -> Cảm giác gần gũi, thân thuộc với mọi vật, bạn bè cùng thái độ nghiêm túc, tự tin đón nhận giờ học đầu tiên.)
H. Như vậy, vấn đề trọng tâm được tác giả đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản là gì?
* GV nói: nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học” 
H. Qua được tìm hiểu trên, em hãy cho biết thế nào là chủ đề văn bản ?là vấn đề trọng tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản .
Hoạt động 2: 15P Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề.
MT: Hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
PP/KT: Nêu vấn đề, tư duy, vấn đáp
NLHT: Năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp,tự nhận thức, tự quản bản thân
H. Để tái hiện về những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào? 
H. Còn để tô đậm cảm giác trong sáng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học, tác giả đã sử dụng từ ngữ và chi tiết nghệ thuật nào? 
 H. Dựa vào kết quả phân tích 2 vấn đề trên, em hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? 
H.Tính thống nhất này đã thể hiện ở phương diện nào? 
Hoạt động 3: 15P Hướng dẫn học sinh làm bài tập
MT: HS vận dụng làm được bài tập thực hành
PP/KT: Nêu vấn đề, thực hành, tư duy.
NLHT: Năng lực trình bày, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, tự nhận thức, tự quản bản thân
 Hướng dẫn HS luyện tập :
I. Chủ đề của văn bản:
1. Xét văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh:
Chủ đề.
Những kỉ niệm sâu sắc ( tâm trạng, cảm giác) về lần đầu tiên đi học của nhân vật tôi
2. Kết luận: Ghi nhớ chấm 1 SGK Tr 12
 II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
1.Xét văn bản " Tôi đi học"
- Nhan đề: Tôi đi học
- Các từ ngữ: “ kỉ niệm,buổi tựu trường, Lần đầu tiên đến trường”, “đi học”, “hai quyển vở ,sách, bút thước, bàn ghế, đánh vần, bài viết tập..”
- Các câu : " Hằng năm...của buổi tựu trường"; " Buổi mai...dài và hẹp"; " Trước sân trường làng Mĩ Lý...sáng sủa"; " Ông đốc..lóp ba"; " Nhưng tiếng phấn...cảnh thật"; Tôi vòng tay lên bàn..."
- Từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác:
 + nao nức, mơm man, những cảm giác trong sáng ấy, tưng bừng rộn rã..
 + trang trọng, đứng đắn, lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ...
+ Trong lớp học: Cảm giác bâng khuâng khi xa mẹ, cảm giác thân quen, gần gũi, tự tin.
- Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả thể hiện trong văn bản 
- Thể hiện qua các phương diện:
+ Hình thức.
+ Nội dung
+ Từ ngữ, chi tiết 
+ Đối tượng.
2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
 * 1/ 13 : Phân tích tính thống nhất về văn bản: 
	a. Văn bản nói về cây cọ ở vùng sông Thao, quê hương của tác giả -> nhan đề. 
- Thứ tự trình bày: miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó cây cọ với tuổi thơ của tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó giữa cây cọ với người dân sông Thao -> Cả 3 phần mở bài, thân bài, kết bài đều tập trung nói về rừng cọ và tình cảm của con người với rừng cọ.
- Không nên thay đổi trật tự sắp xếp này. Vì các ý đã được sắp xếp hợp lí: từ tả cảnh đến tả tình; các ý rành mạch, liên tục.
	b. Chủ đề văn bản: Vẻ đẹp rừng cọ, sự gắn bó rừng cọ đối với người dân sông Thao.
	c. Chứng minh chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản: qua nhan đề; các ý miêu tả hình dáng, sự gắn bó giữa cây cọ với tuổi thơ tác giả với người dân sông Thao.
	d. Các từ ngữ, các câu thể hiện chủ đề: từ “rừng cọ”, “lá cọ” được lặp lại nhiều lần; Các ý ở phần thân bài: miêu tả hình dáng của cây cọ. Nêu lên sự gắn bó mật thiết giữa cây cọ với tác giả, với người dân. Hai câu hát trực tiếp nói tới tình cảm của con người đối với cây cọ: Câu đầu, câu cuối.
	* 2/ 14: GV đưa ra bảng phụ ghi 5 ý như SGK -> Cho HS thảo luận 
- Trước tiên cho học sinh tìm hiểu chủ đề của văn bản: thấy được ý b và d làm cho bài viết lạc đề, vì nó không phục vụ cho việc chứng minh luận điểm: “Văn chương...thêm phong phú và sâu sắc”-> bỏ ý b và d.
	* 3/ 14: GV gợi ý cho học sinh về nhà làm:
	+ Tìm những ý lạc chủ đề (c, h)
	+ Sửa lại những ý diễn đạt chưa tốt (b,e)
	+ Bổ sung thêm một số ý làm sáng tỏ chủ đề
D. Vận dụng và mở rộng
 Nhóm nhận biết: 
Câu 1: Chủ đề của văn bản là gì?
 Gợi ý: là vấn đề trọng tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản 
Câu 2: Tính thống nhất của chủ đề văn bản là gì? Thể hiện qua những phương diện nào?
Gợi ý:- Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả thể hiện trong văn bản 
- Thể hiện qua các phương diện:
+ Hình thức.
+ Nội dung
+ Từ ngữ, chi tiết 
+ Đối tượng.
Nhóm thông hiểu:
Đọc văn bản " Rừng cọ quê tôi" Hãy chứng minh chủ đề văn bản được thể hiện trong toàn bài văn, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân.
Gợi ý: Chứng minh chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản:
 Nhan đề: Rừng cọ quê tôi
- Các ý miêu tả hình dáng cây cọ: thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao....Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. ...Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài.
- Sự gắn bó giữa cây cọ với tuổi thơ tác giả : Căn nhà tôi...cũng chẳng ướt đầu.
- Với người dân sông Thao: Cuộc sống quê tôi...cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Nhóm vận dụng:
Vận dụng thấp. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 câu) và chỉ ra chủ đề của đoạn văn đó.
Gợi ý: Học sinh đặt tiêu đề cho đoạn văn: đoạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc