Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2017-2018

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2017-2018

A-Mục tiêu

 1-Kiến thức: Giúp Hs nắm được khái niệm thể loại hồi kí. Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đậm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

 2-Kĩ năng: Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 3-Thái độ: GD cách nói năng diễn đạt một vấn đề trọn vẹn, ngắn gọn, hướng về chủ đề cần nói đến, không lạc đề

B-Chuẩn bị tiết dạy

 1-Giáo viên: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức soạn bài giảng

 2-Học sinh: Soạn câu hỏi gợi ý ở SGK

C-Tiến trình tiết dạy

 1-Ổn định lớp (1 phút )

 2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

*Câu hỏi: Hãy nêu tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường ? Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ?

 3-Giới thiệu vào bài ( 1 phút ): Ai cũng có tuổi thơ, một tuổi thơ ấu đã trôi qua và không bao giờ trở lại, có những tuổi thơ thật êm đềm nhưng cũng có những tuổi thơ thật dữ dội. Tuổi thơ của chú bé Hồng, một tuổi thơ đầy đau khổ và nước mắt đã được tác giả ghi lại trong tập tiểu thuyết tự thuật: Những ngày thơ ấu.

 

doc 121 trang thucuc 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01	BÀI 1	 
Tiết: 01;02 	 TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh )	 
Soaïn : 03/9/2017	 	 
Daïy :05/9/2017 
A-Mục tiêu:
	1-Kiến thức: Giúp HS
	-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi đầu tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
	2-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ, trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
	3-Thái độ: GDHS tình yêu thương, tình cảm đối với thầy cô, trân trọng tuổi thơ trong cuộc đời của mỗi con người
B-Chuẩn bị tiết dạy:
	1-Giáo viên: Soạn bài, dự kiến dạy học tích hợp
	2-Học sinh: Soạn bài theo gợi ý của giáo viên
	3-Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh ngày khai trường, chân dung nhà văn
C-Tiến trình tiết dạy:
	1-Ổn định lớp: KT sĩ số (1phút)	
	2-KT bài cũ: KT vở soạn của HS (2 phút)
	3-Giới thiệu bài mới (1 phút ): Bài hát “ Ngày đầu tiên đi học “ rất quen thuộc với các em. Và trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ, nhất là ngày đầu tiên đặt chân đến mái trường. Cảm giác bỡ ngỡ, lo sợ ngày nào giờ đây được gặp lại trong văn bản: “ Tôi đi học”
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I-Tác giả-Tác phẩm
Chú thích *SGK/8
II-Đọc-Tìm hiểu chú thích
III-Thể loại và bố cục
-Văn bản biểu cảm
 -Bố cục: 5 đoạn
IV-Tìm hiểu văn bản.
1-Khơi nguồn nổi nhớ
-Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
-Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bang bạc
-Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
=>gợi nhớ những kỉ niệm đã qua
2-Tâm trạng và cảm giác của “Tôi” khi đi cùng mẹ đến trường
 -Lần đầu tiên “Tôi” được đến trường, được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm người lớn.
 -Ý thức học tập của “ Tôi “
TIẾT 2
3-Tâm trạng và cảm giác của “Tôi” khi ở sân trường.
-Tâm trạng lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ, them vụng, ước ao thầm
-Cảm thấy chơ vơ, vụng về, lung túng
4-Tâm trạng và cảm giác của “Tôi” khi nghe ông đốc gọi danh sách
-Tâm trạng lung túng càng lung túng hơn
 -Bất giác khóc
5-Tâm trạng và cảm nhận của “Tôi” khi học tiết đầu tiên
-Nhìn cái gì cũng thấy lạ và hay hay
 -Cảm giác lạm nhận
V-Tổng kết
 Ghi nhớ: SGK/9
Hoạt động 1
*MT: Giúp Hs hiểu tác giả và tác phẩm.
*TG: 1 phút.
*PP: Vấn đáp gợi mở, trực quan.
Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh ?
GV nhấn mạnh: 
 -Thanh Tịnh 1911- 1988 quê ở Huế , từng dạy học, viết báo, làm văn. Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tập thơ ,nổi tiếng nhất là Quê mẹ (truyện ngắn), Đi giữa một mùa sen (truyện thơ)
 -Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm êm dịu, trong trẻo
 -“Tôi đi học “ được in trong tập Quê mẹ xuất bản 1941
Hoạt động 2
*MT: Giúp HS đọc đúng giọng, giọng đọc diễn cảm và hiểu nghĩa một số từ khó.
*PP: thuyết trình, vấn đáp gợi mở.
*TG: 5 phút
 -Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu
 -Chú ý giọng nói của nhân vật “Tôi”, người mẹ và ông đốc
 GV đọc một đạn- gọi HS đọc tiếp
 -GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích: 2, 3, 4, 7 ở SGK
Hoạt động 3
*MT: Giúp HS nắm được bố cục và thể loại của văn bản.
*PP: gợi mở, thuyết trình, vấn đáp
*TG: 2 phút
Hỏi: Xét về mặt thể loại văn bản, có thể xếp bài này vào thể loại văn bản nào?
 -Văn bản biểu cảm. Vì: toàn truyện là cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên
Hỏi: Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
 -5 đoạn: 
 +Đoạn 1: Từ đầu -> tưng bừng rộn rã: Khơi nguồn nổi nhớ
 +Đoạn 2: Tiếp -> trên ngọn núi: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “ Tôi “ trên đường cùng mẹ đến trường
 +Đoạn 3: Tiếp -> trong các lớp: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “Tôi” khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn
 +Đoạn 4: Tiếp -> chút nào hết: Tâm trạng của “Tôi” khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp
 +Đoạn 5: còn lại: Tâm trạng của “Tôi” khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên
*Lưu ý: Cũng có thể ghép các đoạn 3, 4, 5 thành một đoạn, ghép các đoạn 1, 2 thành một đoạn
Hoạt động 4
*MT: Giúp HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
*PP: Thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp.
*TG: 20 phút
 GV hướng dẫn HS đọc với giọng chậm, bồi hồi
Hỏi: Nổi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt như thế nào ?
GV: Đó là sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại, quá khứ của bản thân.
Hỏi: Tâm trạng của nhân vật “Tôi” k hi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã?
 -Đó là những cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng. Những từ láy như rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại
 GV gọi HS đọc lại đoạn 2
Hỏi: Trong câu văn: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần tôi đi học” , tâm trang thay đổi đó cụ thể như thế nào? Những chi tiết nào trong cử chỉ, lời nói, hành động của nhân vật “Tôi” khiến em chú ý?
Hỏi: Em hiểu gì qua chi tiết:” Tôi bặm tay gì hết”? Ở đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (So sánh)
CHUYỂN SANG TIẾT 2
Hỏi: Theo dõi văn bản, em hãy cho biết tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi đứng giữa sân trường dày đặc cả người, nhất là cảnh học trò cũ vào lớp?
GV chốt: 
Đó cũng chính là tâm trạng chung của tất cả chúng ta trong buổi đầu đến trường. Tiếng trống trường vang lên cũng chính là nhịp đập rộn rã của con tim bao người
Hỏi: Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách học sinh mới thì “Tôi” có tâm trạng và cảm giác như thế nào? Cảm nhận về lời nói và cử chỉ của ông đốc?
GV chốt: Đó cũng chính là tâm lí bình thường của trẻ lần đầu xa nhà, xa mẹ đến một môi trường mới
 GV gọi HS đọc đoạn cuối
Hỏi: Những cảm giác mà “Tôi” nhận được khi bước vào lớp học là gì?
Hỏi: Hình ảnh: “một con chim non . bay cao” gợi nhớ điều gì ở nhân vật “Tôi”?
 -Một chút buồn từ giã tuổi thơ, bắt đầu trưởng thành trong hận thức và trong việc học
GV: Kết thúc truyện tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một thế giới mới, một khoảng không gian, thời gian mới trong cuộc đời của trẻ. Dòng chữ chậm chạp trên trang giấy trắng tinh như chính tâm hồn của “Tôi” trong ngày đầu đi học, dòng chữ chính là chủ đề của truyện
Hoạt động 5
*MT: Giúp HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của truyện.
*PP: Vấn đáp, thuyết trình.
*TG: 1 phút
 GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
VI-Luyện tập: -Cảm xúc của nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn?
 Giàu cảm xúc với trường, lớp với người than, có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu đi học => giàu cảm xúc
 -Viết bài văn ngắn( HS viết ở nhà)
D-Hướng dẫn tự học ( 2 phút )
1-Bài mới học: -Học thuộc lòng phần ghi nhớ, nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản
 -Học thuộc lòng từ đầu đến “ hôm nay tôi đi học”
 -Phát hiện trong bài tác giả đã dùng nghệ thuật so sánh mấy lần?
2-Bài sắp học: Tiết 3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
 -Soạn câu hỏi ở SGK/ 10-11
 -Xem lại bài: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
*RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:05/9/2016
Ngày dạy:06/9(8C);08/9(8B);09/9(8A)	
TIẾT 3: (Tiếng Việt) CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
(HDTH)
A-Mục tiêu: Giúp HS
	1-Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và 
	2-Kĩ năng: Thự hành so sánh phân tích về cấp độ khái quát nghĩa của từ
	3-Thái độ: Thông qua bài học rèn luyện tư duy, rèn luyện nhận thức, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
B-Chuẩn bị tiết dạy
	1-GV: Soạn bài giảng, nghiên cứu tài liệu, tham khảo CKT
	2-HS: Soạn theo câu hỏi SGK
	3-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
C-Tiến trình tiết dạy
	1-Ổn định lớp (1 phút)
	2-KTBC: KT việc chuẩn bị bài của HS ( 2 phút )
	3-Giới thiệu vào bài ( 2 phút ): Ở lớp 7, các em đã học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau, từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn đặt câu. Vậy qua đó, hôm nay chúng ta tìm hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I-Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
 1-Quan sát sơ đồ ở SGK
 2-Trả lời câu hỏi
 -Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá
Nghĩa của các từ: thú, chim, cá có nghĩa rộng hơn các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu. Và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ: động vật
*Ghi nhớ: SGK/ 10
II-Luyện tập
*Bài 1:
*Bài 2:
a-Chất đốt
b-Nghệ thuật
c-Thức ăn
d-Nhìn
e-Đánh
*Bài 3
a-Xe đạp, xe máy, xe hơi
b-Sắt, đồng, nhôm
c-Chanh, cam, chuối
d-Họ nội, họ ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu
e-Xách, khiêng, gánh
*Bài 5
-Động từ có nghĩa rộng: khóc
-Động từ có nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi
Hoạt động 1
*MT: Giúp HS hiểu nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ ngữ.
*PP: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
*TG: 15 phút
GV cho Hs quan sát sơ đồ ở SGK
GV cho Hs thảo luận: Tổ 1: a; 
Tổ 2: b; Tổ 3+ 4: c
Hỏi: Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá? Tại sao?
 -Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá
 -Tại vì: nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của ba từ: thú, chim, cá
Hỏi: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: voi, hươu? Nghĩa của từ “chim” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo? Nghĩa của từ”cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: cá rô, cá thu ?
 -Các từ: thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu
 -Lí do: Nghĩa của các từ: thú, chim, cá bao hàm nghĩa của các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá thu, cá rô
Hỏi: Các từ: thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn những từ nào? Đồng thời hẹp hơn nghĩa của của từ nào?
 -Các từ: thú,chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ: động vật.
GV chốt: Như vậy nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của các từ ngữ khác
GV gọi Hs đọc to ghi nhớ SGK/ 10
VD:
Thực vật
Cây ăn quả
Cây công nghiệp
Cây nông nghiệp
 Vú sữa, Cà phê, Lúa, ngô,
 Cam . Cao su.. khoai, .
Hoạt động 2
*MT: Giúp HS vận dụng lí thuyết vào bài tập.
*PP: Vấn đáp gợi mở.
*TG: 23 phút.
GV hướng dẫn Hs tự làm
Hỏi: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ ở mỗi nhóm sau?
 a-Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút,củi, than
 b-Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc
 c-Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm ran, cá rán
 d-Liếc, ngắm, nhòm, ngó
 e-Đấm, đá, thụi, bịch, tát
Hỏi: Tìm từ ngữ có nghĩa được bao trùm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ sau đây? (ở BT3 SGK/11)
GV gọi Hs đọc đoạn trích ở BT5
Hỏi: Tìm 3 động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và 2 từ có nghĩa hẹp hơn?
D-Hướng dẫn tự học ( 2 phút )
	1-Bài mới học: Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/ 10
	2-Bài sắp học: Tiết 4: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
 Xem lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lời các câu hỏi
*RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 08/9/2016
Ngày dạy:09/9(8A,8B,8C)	
TIẾT4 (TLV) TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN 
A-Mục tiêu
	1-Kiến thức: Giúp Hs nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
	2-Kĩ năng: Đọc và hiểu,có khả năng bao quát toàn bộ văn bản, trình bày một văn bản (nói, viết thống nhất về chủ đề) 
 Thái độ: GD cách nói năng diễn đạt một vấn đề trọn vẹn, ngắn gọn, hướng về chủ đề cần nói đến, không lạc đề
B-Chuẩn bị tiết dạy
	1-Giáo viên: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài giảng,TLCKT
	2-Học sinh: Soạn câu hỏi gợi ý ở SGK
	3-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
C-Tiến trình tiết dạy
	1-Ổn định lớp (1phút)
	2-Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn của Hs (1phút)
	3-Giới thiệu vào bài (1phút): Khi nói hoặc viết để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng thì người nói, người viết phải đi đúng chủ đề. Vậy chủ đề của văn bản là gì? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I-Chủ đề của văn bản
 -Chủ đề của văn bản: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt
II-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
 Tính thống nhất thể hiện khi văn bản có nội dung biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác
*Ghi nhớ: SGK/12
III-Luyện tập
*Bài 1: Rừng cọ quê tôi
 -Đối tượng: cây cọ
 -vấn đề: Sự gắn bó của làng quê với cây cọ
 -Chủ đề: Giới thiệu cây cọ, sự gắn bó của cây cọ đối với quê hươngBài 2: SGK/14.
 b và d sẽ làm cho bài viết lạc đề
Bài 3: Nên bỏ câu c và h viết lại câu b.
-> Con đường quen thuộc mọi ngày dường như bỗng trở nên mới lạ
Hoạt động 1
*MT: Giúp HS tìm hiểu chủ đề của văn bản.
*PP: Vấn đáp gợi mở, trực quan, thuyết trình.
*TG: 7 phút
 GV cho Hs đọc lại văn bản “Tôi đi học”
Hỏi: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
 -Kỉ niệm sâu sắc ngày đầu tiên đi học -> Đối tượng của văn bản. 
Hỏi: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
 -Những cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, kỉ niệm đã theo suốt cuộc đời -> vấn đề chính ( nội dung )
Hỏi: Vậy chủ đề của văn bản “Tôi đi học” là gì ?
 -Chủ đề: Kể về những kỉ niệm sâu sắc ngày đầu iên đi học và những cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, kỉ niệm theo suốt cuộc đời.
Hỏi: Qua phân tích trên, em hiểu chủ đề của văn bản là gì ?
 -Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 Hoạt động 2
*MT: Giúp HS hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
*PP: trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp.
TG: 10 phút.
Hỏi: Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
 -Căn cứ vào nhan đề: Tôi đi học và các từ ngữ, các câu văn.
Hỏi: Hãy tìm các từ ngữ, các chi tiết chứng tỏ tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ, rụt rè, đầy lo âu đã in sâu trong lòng nhân vật “Tôi” suốt cả cuộc đời ? -Hôm nay tôi đi học -Hằng năm, cứ vào cuối thu kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường
-Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy
Hỏi: Tìm từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi cùng mẹ đến trường, cùng các bạn vào lớp ?
 -Trên đường đi học: +Cảm nhận về con đường: quen đi lại nhiều lần ->thấy lạ, cảnh vật xung quanh có thay đổi
 +Thay đổi hành vi: lội qua sông thả diều, đi ra đồng nô đùa -> đi học, cố làm như một học trò thực sự => ý thức học tập
 -Trên sân trường: +Cảm nhận về ngôi trường: lúc đầu chỉ thấy trường cao ráo, sạch sẽ-> xinh xắn, oai nghiêm như đình làng, sân rộng, cao hơn => lo sợ vẩn vơ
 +Bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp => bộc lộ cảm giác lạ, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong ngày đầu tiên đi học
Hỏi: Tất cả các từ ngữ, các chi tiết trên có tập trung làm nổi bật chủ đề không ? -Có làm nổi bật chủ đề.
Hỏi: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
 GV chốt, ghi bảng: Để đảm bảo tính thống nhất của văn bản, chúng ta phải xác định được chủ đề thể hiện qua nhan đề,sự sắp xếp các phần, các mục, tính thống nhất các đơn vị ngôn ngữ của văn bản.
 GV gọi Hs đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 3
*MT: Hs vận dụng lí thuyết vào bài tập.
*PP: vấn đáp gợi mở.
*TG: 23 phút.
Hs đọc BT1 SGK/ 13
Hỏi: Văn bản trên viết về đối tượng và vấn đề gì ?
Hỏi: Các đoạn văn được trình bày đối tượng và vấn đề theo một trình tự nào ?
 -Trình tự thời gian: gần -> xa; nguyên nhân – kết quả
Hỏi: Theo em, có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không ?
 Không
Hỏi: Nêu chủ đề của văn bản trên ?
Hỏi: Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản từ việc miêu tả rừng cọ và cuộc sống của người dân. Chứng minh điều đó?
 -Thân cọ .chim đậu.
 -Căn nhà tôi ..ngôi trường tôi ..
 -Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ 
 -Em nhỏ nhặt trái cọ để ăn ..
Hỏi: Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản 
 -Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
 -Người sông Thao rừng cọ quê mình.
 -Chẳng có nơi nào ..trập trùng.
GV gọi Hs đọc BT2/ 14
D-Hướng dẫn tự học ( 2 phút )
1-Bài mới học: -nắm được chủ đề của văn bản và tính thống nhất của chủ đề văn bản -Học thuộc lòng ghi nhớ
2-Bài sắp học: Tiết 5, 6 Văn bản TRONG LÒNG MẸ
 -Tìm hiểu tác giả, tác phẩm -Soạn theo câu hỏi gợi ý SGK
*RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 11/9/2016
Ngày dạy:12,13/9(8C,8A);12,15/9(8B)	 B ÀI 2	 
TIẾT 5;6: Văn bản	TRONG LÒNG MẸ
 	 	(Trích Những ngày thơ ấu-( Nguyên Hồng )
A-Mục tiêu
	1-Kiến thức: Giúp Hs nắm được khái niệm thể loại hồi kí. Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đậm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
	2-Kĩ năng: Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
	3-Thái độ: GD cách nói năng diễn đạt một vấn đề trọn vẹn, ngắn gọn, hướng về chủ đề cần nói đến, không lạc đề
B-Chuẩn bị tiết dạy
	1-Giáo viên: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức soạn bài giảng
	2-Học sinh: Soạn câu hỏi gợi ý ở SGK
C-Tiến trình tiết dạy
	1-Ổn định lớp (1 phút )
	2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) 
*Câu hỏi: Hãy nêu tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường ? Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ?
	3-Giới thiệu vào bài ( 1 phút ): Ai cũng có tuổi thơ, một tuổi thơ ấu đã trôi qua và không bao giờ trở lại, có những tuổi thơ thật êm đềm nhưng cũng có những tuổi thơ thật dữ dội. Tuổi thơ của chú bé Hồng, một tuổi thơ đầy đau khổ và nước mắt đã được tác giả ghi lại trong tập tiểu thuyết tự thuật: Những ngày thơ ấu.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1
I-Tác giả, tác phẩm.
 1-Tác giả.
 -Là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, của những người lao động cùng khổ ở VN, đặc biệt của dân nghèo thành thị.
 2-Tác phẩm.
 -Gồm 9 chương, “trong lòng mẹ” là chương thứ IV của tập hồi kí.
II-Đọc – Tìm hiểu chú thích.
III-Bố cục–Thể loại.
 -Thể loại: tiểu thuyết tự thuật ( tự truyện ) kết hợp giữa các kiểu văn bản kể chuyện – miêu tả - biểu cảm.
 -Bố cục: 2 phần
IV-Tìm hiểu văn bản.
1/Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
 a-Nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng.
 -Ý nghĩ cay độc.
 -Giả dối, lạnh lùng, thâm hiểm, độc ác.
TIẾT 2
 b-Nhân vật bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô.
 -Phản ứng nhanh, thông minh.
 -Lòng se thắt, khóe mắt cay cay.
 -Không kìm nổi đau xót, uất hận->. Khóc.
 -Đau đớn, uất hận đến tột cùng.
2-Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Hồng và mẹ.
 -Hình ảnh người mẹ: một người mẹ yêu cin, đẹp đẽ, can đảm, kiêu hãnh, vượt lên mọi lời mỉa mai cay độc.
 -Tâm trạng của Hồng: sung sướng và hạnh phúc.
V-Tổng kết.
*Ghi nhớ: sgk/21 
Hoạt động 1
*MT: Giúp HS hiểu kĩ hơn về tác giả, tác phẩm.
*PP: trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
*TG: 5 phút.
Hỏi: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
GVBS tác phẩm: 
 -Chương 1: tiếng kèn.
 -Chương 2: chúa xót thương chúng con.
 -Chương 3: trụy lạc.
 -Chương 4: trong lòng mẹ.
 -Chương 5: đêm No-en.
 -Chương 6: trong đêm đông.
 -Chương 7: Đồng xu cái.
 -Chương 8: Sa ngã.
 -Chương 9: một bước ngắn.
Hoạt động 2
*MT: Giúp Hs đọc đúng giọng và hiểu nghĩa một số từ khó.
*PP: vấn đáp, nêu vấn đề.
*TG: 10 phút.
 -GV hướng dẫn đọc: giọng chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật “tôi” nhất là đoạn cuối cùng trò chuyện với bà cô, đoạn tả chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ.
 GV đọc mẫu – yêu cầu HS đọc – nhận xét. -HS tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3
*MT: Giúp HS tìm hiểu bố cục và thể loại của văn bản.
*PP: vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề.
* TG: 5 phút.
Hỏi: Văn bản được viết theo thể loại nào ? Phương thức biểu đạt của văn bản?
 GV chốt – ghi bảng.
Hỏi: Đoạn trích chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ?
 -Hai phần:
 +Phần 1: Từ đầu -> người ta hỏi đến chứ (trang 17): Cuộc đối thoại giữa hai cô cháu và cảm xúc, ý nghĩ của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.
 +Phần 2: còn lại ->Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa bé Hồng với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng.
Hoạt động 4
*MT: Giúp HS hiểu nội dung và nghệ thuật của truyện.
*PP: Vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, kĩ thuật khăn phủ bàn.
*TG: 60 phút
Hỏi: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
 -Ngôi thứ nhất ( tác giả kể về cuộc đời mình )
Hỏi: Chú bé Hồng có gia cảnh như thế nào ?
 -Mồ côi cha, còn mẹ phải đi tha hương cầu thực bởi vì phần túng bấn, phần vì chưa hết tang chồng mà lại có con => không thể sống trong XH đầy hủ tục độc ác, nên bà phải bỏ nhà đi xa -> Hồng sống thiếu tình thương.
 -Hồng phải sống với những người họ hàng giữa sự cay nghiệt, sự cay nghiệt hắt hủi của họ, chú bé thường xuyên bị xúc phạm. Đặc biệt là bà cô của Hồng, nhân vật bà cô được thể hiện rõ trong cuộc đối thoại với bé Hồng.
Hỏi: Với cử chỉ cười hỏi và nội dung câu hỏi: “Hồng ! mày có .mẹ mày không”, thể hiện điều gì ở bà cô ?
 -Bà cô với cử chỉ cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi, quan tâm hỏi, nội dung câu hỏi không thiện chí => ý nghĩ cay độc của bà cô được thể hiện trong lời nói và trên nét mặt cười rất kịch của bà cô.
Hỏi: Thái độ của bà cô như thế nào trước phản ứng của bé Hồng 
 -Vẫn không chịu buông tha, vẫn với giọng nói ngọt ngào, thái độ bình thản, mỉa mai, cùng với thái độ đó là hai con mắt long lanh, chằm chặp nhìn vào bé Hồng, bà vẫn đóng kịch, tiếp tục trêu chọc và lôi bé Hồng vào trò chơi của mình. => một bà cô độc ác.
GV: Bà cô lại khuyên, khích lệ, an ủi, lại tỏ ra rộng lượng muốn giúp đỡ cháu.
Hỏi: Bà cô muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và nhất là phát âm hai tiếng “em bé” ngân dài thật ngọt ?
 -Muốn săm soi, nhục mạ đứa cháu.
Hỏi: Việc bà cô mặc cháu cười dài trong tiếng khóc, bà vấn tươi cười kể về chị dâu và tỏ ra sự thương xót anh trai, tất cả điều đó làm nổi bật bản chất gì của bà cô ?
 -Giả dối, lạnh lùng, thâm hiểm.
Hỏi: Qua cuộc đối thoại với bé Hồng, ta thấy bà cô là người như thế nào ? GV chốt ý – ghi bảng.
HẾT TIẾT 5 CHUYỂN TIẾT 6
Hỏi: Diễn biến tâm trạng của Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô
 -Với câu hỏi đầu tiên của bà cô Hồng toan trả lời có nhưng rồi cúi đầu không đáp, cậu bé lặng im để suy nghĩ, tìm câu trả lời, tìm cách đối phó vì cậu ta đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong lời nói của bà cô nhưng bé Hồng cũng cười đáp với vẻ bất cần nhưng đầy suy nghĩ: “Không .về” => phản ứng nhanh, thông minh và tự tin.
 -Sau câu hỏi thứ hai của bà cô tâm trạng của bé Hồng không còn như trước nữa mà lòng cậu bé se thắt lại, khóe mắt cay cay.
 -Trước thái độ bà cô mỉa mai, nhục mạ mình, bé Hồng không kìm nổi đau xót và đã khóc.
 -Khi nghe bà cô kể về hoàn cảnh tội nghiệp của mẹ, bé Hồng càng đau đớn và sự uất ức lên đến tột cùng: “cô tôi .nát vụn mới thôi”.
 Giảng chuyển ý
Hỏi: Hình ảnh người mẹ của Hồng hiện lên qua những chi tiết nào ?
 -Mẹ về một mình đem rất nhiều quà bánh 
 -Mẹ cầm nón vẫy tôi .thấm nước mắt cho tôi.
 -Mẹ tôi không còm cõi xơ xác .gương mặt mẹ tôi làn da mịn 
GV: Ở đây nhân vật người mẹ được kể qua cái nhìn của chú bé Hồng và cảm xúc tràn ngập yêu thương của người con. Điều này thể hiện tình yêu thương quý trọng mẹ của bé Hồng.
Hỏi: Qua cuộc gặp gỡ đó em có nhận xét gì về người mẹ của bé Hồng ?
 GV chốt – ghi bảng.
Hỏi: Tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ như thế nào ?
 GV chốt – ghi bảng.
Hỏi: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng ?
Hoạt động 5
*MT: Giúp HS tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản.
*PP: vấn đáp, nêu vấn đề.
*TG: 3 phút.
Hỏi: nhận xét về nghệ thuật ở văn bản này ?
 -Chất trữ tình thấm đượm., nội dung truyện được kể ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ và ở cách thể hiện của tác giả.
 -Tình huống và nội dung câu chuyện.
 -Kết hợp giữa kể với bộc lộ cảm xúc.
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/ 21 
	D-Hướng dẫn tự học ( 2 phút )
	1-Bài mới học: -Nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng ?
	 -Tình cảm của bé Hồng với mẹ ?
	 -Nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
	2-Bài sắp học: TIẾT 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG
	 Soạn theo câu hỏi ở SGK
*RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 12/9/2016
Ngày dạy:13/9(8C); 15/9(8B);16/9(8A)
TIẾT 7:(Tiếng việt)	TRƯỜNG TỪ VỰNG
A-Mục tiêu
	1-Kiến thức: Giúp Hs hiểu được thế nào là trường từ vựng 
	2-Kĩ năng: Tập hợp các từ có chung lớp nghĩa vào cùng một trường từ vựng. Vân dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B-Chuẩn bị tiết dạy
	1-Giáo viên: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức soạn bài giảng
	2-Học sinh: Soạn câu hỏi gợi ý ở SGK
	3-Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
C-Tiến trình tiết dạy
	1-Ổn định lớp (1 phút )
	2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) 
*Câu hỏi: 
 -Thế nào là từ có nghĩa rộng, thế nào là từ có nghĩa hẹp ? Cho ví dụ ?
 -Làm BT 5 SGK/ 11.
	3-Giới thiệu vào bài (1 phút): Đưa bài học này vào trong chương trình là người biên soạn có ý định cung cấp cho chúng ta một số kiến thức mới trong ngôn ngữ hiện đại. Vậy khái niệm trường từ vựng là gì ? Có những loại trường từ vựng nào ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I-Khái niệm về trường từ vựng.
 1-Đọc.
 2-Tìm hiểu.
 -Mặt, mắt, da, gò má, đùi, cánh tay, miệng, đầu: có nét chung là chỉ những bộ phận cơ thể của con người => trường từ vựng bộ phận cơ thể người.
*Ghi nhớ: SGK/21.
VD: 
 -Suy nghĩ, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích, tổng hợp: dùng để chỉ hoạt động trí tuệ của con người => trường từ vựng.
2-Một số vấn đề lưu ý.
 a-Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 b-Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
 c-Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 d-Dùng cánh chuyển trường từ vựng để tăng sức gợi cảm.
II-Luyện tập.
 *Bài tập 1: SGK/23.
 -Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: thầy, mợ (mẹ), em, con, cô.
 *Bài tập 2: SGK/23.
 a-Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
 b-Dụng cụ để đựng.
 c-Hoạt động của chân.
 d-Trạng thái tâm lí.
 e-Tính cách.
 g-Tính cách.
 *Bài 3: SGK/ 23.
 -Các từ: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, trương yêu, kính mến, rắp tâm => trường từ vựng chỉ thái độ.
 *Bài tập 4: SGK/23.
 -Khứu giác: mũi, thơm, thính.
 -Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính.
 *Bài tập 5: SGK/23
-Trường từ vựng của từ “lưới”: 
 +Nơm, câu, vó =>dụng cụ đánh bắt thủy sản.
 +Lưới(chắn đạn B40), võng, tăng, bạt =>đồ dùng cho chiến sĩ.
 +Lưới, bẫy, bắn, đâm =>hoạt động săn bắt của con người.
*Bài tập 6: SGK/23-24
 -Chuyển từ trường từ vựng chiến đấu sang trường từ vựng nông nghiệp.
Hoạt động 1
*MT: Giúp HS hình thành khái niệm về trường từ vựng.
*PP: trực quan, nêu vấn đề.
*TG: 15 phút.
GV cho HS đọc đoạn văn ở SGK/21 phần I, chú ý các từ in đậm.
Hỏi: Các từ in đậm trên có nét chung nào về nghĩa ?
 -Đều dùng để chỉ bộ phận cơ thể của con người.
GV chốt: Vậy những từ in đậm trên là trường từ vựng thuộc trường các bộ phận của con người.
Hỏi: Trường từ vựng là gì ?
 -Là tập hợp tất cả những từ cs ít nhất một nét chung về nghĩa.
GV cho HS lấy ví dụ.
 -Thân, rễ, cành, lá, hoa, quả, cây cao,cây thấp.. => trường từ vựng về cây.
 -Cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa, cuống hoa => trường từ vựng về các bộ phận của hoa
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK / 21.
 Giảng chuyển ý 2
Giảng: Các từ tay, chân, đầu, nắm, cầm, chạy, suy nghĩ, nghiền ngẫm tất cả đều thuộc trường từ vựng người.
Trường từ vựng của “người” có những trường từ vựng nhỏ: bộ phận của con người, hoạt động của con người, tính chất trạng thái của con người.
GV chốt điểm lưu ý a
GV hướng dẫn ví dụ b SGK/22.
GV chốt điểm lưu ý b.
GV hướng dẫn ví dụ c SGK/22.
GV chốt điểm lưu ý c.
GV hướng dẫn ví dụ d SGK/22.
GV chốt điểm lưu ý d.
Hoạt động 2
*MT: Giúp HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
*PP: Nêu vấn đề, vấn đáp gợi mở.
*TG: 23 phút.
BT1: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
BT2: Hãy đặt tên cho trường từ vựng của mỗi dãy từ a, b, c, d, e, g ?
BT3: Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào ?
BT4: GV cho HS đọc yêu cầu của BT ?
BT5 (GV hướng dẫn HS làm BT 5):
 - Từ lưới:
 +Trường dụng cụ đánh bắt thủy sản: lưới, nơm, câu, vó.
 +Trường đồ dùng cho chiến sĩ: Lưới (chắn đạn B40), võng, tăng, bạt.
 +Trường các hoạt động săn bắt của con người: lưới, chài, bẫy, bắn, đâm.
-Từ lạnh:
 +Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng, hanh, ẩm, ấm, mát.
 +Trường tính chất của thực phẩm: lạnh, nóng.
 +Trường tính chất tâm lí hoặc tình cảm con người: lạnh, ấm.
-Từ tấn công:
 +trường tự bảo vệ bằng sức lực của mình: phòng thủ, phòng ngự, cố thủ.
 +Trường các chiến lược, chiến thuật hoặc các phương án tác chiến của quân đội: phòng thủ, phản công, tấn công, tổng tấn công.
 +Trường các hoạt động bảo vệ an ninh quốc phòng: phòng thủ, tuần tra, trực chiến, canh gác. 
BT6: GV cho HS đọc yêu cầu của BT ?
GV cho HS viết đoạn văn ?
D-Hướng dẫn tự học ( 2 phút )
1-Bài mới học:-Trường từ vựng là gì ?-Một số vấn đề lưu ý về trường từ vựng ?
2-Bài sắp học:	Tiết 8	BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
	Soạn theo câu hỏi gợi ý SGK.
*RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 15/9/2016
Ngày dạy:16/9(8A,8B,8C)
TIẾT 8 (TLV)	BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A-Mục tiêu
	1-Kiến thức: Giúp Hs nắm được yêu cầu về bố cục của văn bản. Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
	2-Kĩ năng: Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định. Vận dụng bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
B-Chuẩn bị tiết dạy
	1-Giáo viên: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức soạn bài
	2-Học sinh: Soạn câu hỏi gợi ý ở SGK
	3-Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
C-Tiến trình tiết dạy
	1-Ổn định lớp (1 phút )
	2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) 
*Câu hỏi: Thế nào là chủ đề của văn bản ? Một văn bản có tính thống nhất thì phải có đặc điểm gì ?
	3-Giới thiệu vào bài (1 phút): Một văn bản hay ngoài nội dung, cách dùng từ ngữ thì văn bản đó phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng. Vậy bố cục của văn bản là gì ? Cách bố trí sắp xếp nội dung như thế nào cho hợp lí, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
I-Bố cục của văn bản.
 1-Đọc.
 2-Tìm hiểu.
 -Văn bản có 3 phần:
 MB: Giới thiệu thầy Chu Văn An.
 TB: Trình bày rõ đặc điểm về người thầy lúc làm việc và cả lúc về hưu.
 KB: Sự thương tiêc của mọi người đối với thầy Chu Văn An
=>Rõ ràng.
 -Chủ đề: Người thầy đạo cao đức trọng.
*Bố cục của văn bản: là sự sắp xếp, tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
II-Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
*

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_201.doc