Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 21
Tiết:81,82,83
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
- Tế Hanh-
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ.
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
-Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
Tuần 21: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:81,82,83 Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh- I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: a. Đọc- hiểu - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. - Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ. b. Viết. - Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm - Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm c. Nói và nghe. -Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. 2. Về năng lực: a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: -Năng lực đọc hiểu văn bản - Năng lực tạo lập văn bản - Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ 3.Về phẩm chất: - Yêu quê hương,chăm chỉ, trách nhiệm. Phẩm chất: bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước cho HS. II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, sách tham khảo, vi deo, tranh ảnh về cảnh làng chài quê hương của Tế Hanh. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài “Nhớ rừng”. Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề. a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung hoạt động - Kích thích HS tìm hiểu về tình yêu quê hương của mỗi người khi xa quê. c. Sản phẩm học tập - Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d. Phương án kiểm tra, đánh giá - Giáo viên đánh giá. e. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề - Giáo viên yêu cầu: ? Nếu như sau này phải xa quê hương, tình cảm của em với quê hương sẽ như thế nào? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân - Giáo viên: gợi dẫn - Dự kiến sản phẩm: nhớ quê, nhớ những gì đặc trưng của quê mình, mong muốn được về thăm quê... *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét. ->Giáo viên dẫn vào bài: Tình yêu quê hương là một tình cảm cao đẹp và phổ biến trong mỗi người. Xa quê, ai cũng nhớ quê. Nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện tình cảm sâu đậm với quê hương mình qua bài thơ “Quê hương”, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ: Quê hương a) Mục tiêu: - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. - Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ - Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản - Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản - Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. - Tổng kết về văn bản c) Sản phẩm học tập: - Những nét khái quát về tác giả và văn bản. - Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (Dự kiến sản phẩm) Gọi học sinh đọc chú thích Sgk trang 17 ( tập 2) GV chiếu chân dung nhà thơ - HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách - HS đọc thông tin về tác giả, văn bản. - GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập. - Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại. Phiếu bài tập: Văn bản: Quê hương Tác giả Hoàn cảnh ra đời: Thể loại Phương thức biểu đạt chính Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? - HĐ chung: Đọc văn bản: Cần đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào? + Giáo viên đọc mẫu + HS nghe và đọc văn bản Tìm hiểu chú thích: + Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK. + HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh *Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. ? Nêu những hiểu biết về văn bản? (Xuất xứ, thể loại) 1 HS trả lời. - Đọc văn bản: G/v hướng dẫn đọc - đọc mẫu 3 h/s đọc - g/v nhận xét HS: - Đọc bài thơ. - Nhận xét. - Chú thích: ? Kiểm tra việc nhớ từ khó h/s bằng một số ghi nhớ. ? Nêu bố cục của bài thơ? 2. Phương thức thực hiện: cá nhân. Gọi h/s đọc 2 câu đầu? Tác giả đã giới thiệu về làng chài quê mình ntn? Nhận xét về cách giới thiệu đó ? Phương thức thực hiện: cá nhân, hoạt động nhóm. Đọc câu đầu tiên? Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả vào thời điểm, không gian nào? Cảnh trời, cảnh biển khi đoàn thuyền ra khơi được miêu tả qua những chi tiết nào? Từ đó ta thấy điều kiện thời tiết như thế nào? 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS Thảo luận nhóm (5 phút) Đọc 5 câu thơ tiếp theo ? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ? ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và cách diễn đạt ấy? Gv: bổ sung: - So sánh cái cụ thể, hữu hình với cái trừu tượng, vô hình. - Hình ảnh cánh buồm mang vè đẹp lãng mạn, nó gợi những chuyến đi xa, những ước khoáng đạt, bay bổng của tuổi trẻ đầy hoài bão. Hình ảnh cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Đó chính là biểu tượng của làng quê, hồn người. ? Đoạn thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên và lao động ntn? Phương thức thực hiện: cặp đôi, cá nhân. Thảo luận cặp đôi (3 phút) ? Gọi h/s đọc 8 câu tiếp? ? Đoạn thơ trên tác giả đặc tả những gì? ? Không khí đón đoàn thuyền đánh cá trở về được tái hiện qua hình ảnh nào? ? Đó là không khí như thế nào? Gv: Chắc hẳn phải là con em của làng chài tác giả mới lột tả hết niềm vui, phấn khởi khi đón ghe cá. Tác giả không tả một ai cụ thể mà gợi không khí chung cả làng, âm thanh “ồn ào”, trang thái “tấp nập” một không khí vui vẻ, rộn ràng và náo nhiệt. ? Vì sao có không khí đó? ? Dựa vào chi tiết nào em biết điều đó? ? Vì sao câu 3 tác giả lại để trong ngoặc kép? - Trích nguyên văn lời cảm tạ chân thành của người dân chài. “Nhờ ơn trời” như 1 tiếng reo vui, lời cảm tạ chân thành trời đất đã sóng yên “biển lặng” để người dân chài trở về an toàn. ? Hình ảnh người dân chài được miêu tả ntn? ? Cảm nhận của em về hình ảnh người dân chài qua hai câu thơ? Gv: Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và có tầm vóc phi thường. Người đi biển lâu ngày tắm nắng gió ở những vùng đại dương xa xôi khiến cơ thể khoẻ mạnh, rắn rỏi, họ như còn nóng hổi vị mặn mòi của biển lúc trở về -> Mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả. ? Hình ảnh con thuyền được đặc tả ntn? Hãy so sánh với hình ảnh con thuyền ở khổ thơ 2? GV: AD chuyển đổi cảm giác: nghe.... Nếu không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần có hồn như vậy. Phương thức thực hiện: cá nhân. ? Gọi h/s đọc khổ thơ câu cuối? ? Tình cảm của nhà thơ với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nỗi nhớ đó có điều gì đặc biệt? ? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại nhớ tới những hình ảnh đó? ? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả ở đoạn này? ? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào? Phương thức thực hiện: cá nhân. ? Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản? Gọi HS đọc ghi nhớ HS: đọc Phương thức thực hiện: cá nhân. ? Qua bài thơ giúp em hiểu thêm gì về nhà thơ Tế Hanh? - Tinh tế trong cảm thụ cuộc sống quê. - Nồng hậu thuỷ chung với quê hươ I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tế Hanh (1921- 2009) quê ở Quảng Ngãi. - Ông đến với phong trào Thơ mới khi phong trào này đã có rất nhiều thành tựu. - Tình yêu quê hương tha thiết là đặc điểm nổi bật của thơ Tế Hanh. 2. Văn bản: a, Xuất xứ, thể loại: - Xuất xứ: rút từ tập “Nghẹn ngào”( 1939) ( Hoa niên ), xuất bản năm 1943 - Thể loại: ... II. Đọc – hiểu văn bản . 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc diễn cảm được văn bản - Học sinh đọc hiểu được các chú thích 2. Bố cục văn bản 2 câu đầu: giới thiệu về quê hương. 6 câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá. 8 câu tiếp: Cảnh thuyền đánh cá trở về. 4 câu tiếp: Cảm xúc đối với quê hương 3.Tìm hiểu chi tiết văn bản. a. Giới thiệu về làng quê: - Làng nghề chài lưới từ lâu đời. - Vị trí địa lí : cách biển nửa ngày sông. b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá: - Khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ. - Người dân chài hiện lên là những người trẻ trung, khỏe khoắn, sung sức - Nghệ thuật so sánh, sử dụng các động từ mạnh: phăng, vượt; tính từ: hăng, mạnh mẽ. -> Con “tuấn mã”ngựa đẹp, khoẻ và phi thường. Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. => Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, hùng vĩ, cuộc sống lao động của con người vui vẻ, hào hứng, rộn ràng. Một vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi, hoành tráng và thơ mộng biết bao - NT so sánh, ẩn dụ: Cánh buồm giương -> Con thuyền chính là linh hồn, sự sống của làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật -> mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng. c. Cảnh đoàn thuyền trở về bến: - Cảnh đón thuyền về: ồn ào, tấp nập -> Không khí vui vẻ, rộn ràng, mãn nguyện. - Hình ảnh người dân chài: khoẻ mạnh, rắn rỏi, vẻ đẹp lãng mạn phi thường. NT nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. -> Hình ảnh con thuyền là một phần sự sống làng chài d.Tình cảm của tác giả với quê hương: Câu cảm thán, phép liệt kê. -> Nhớ tất cả những hình ảnh quen thuộc của làng quê, đặc biệt là vị mặn nồng của quê hương. 4. Tổng kết: a. Nghệ thuật - Sáng tạo nên nhưng hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng. - Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc. - Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. b. Nội dung: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. * Ghi nhớ: 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS luyện đọc kĩ bài thơ Quê hương và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên: ? Qua bài thơ giúp em hiểu thêm gì về nhà thơ Tế Hanh? Dự kiến trả lời: - Tinh tế trong cảm thụ cuộc sống quê. - Nồng hậu thuỷ chung với quê hương. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - GV đánh giá, nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. b) Nội dung: - HS nêu cảm nghĩ về quê hương. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời cho các câu hỏi. - Bài làm văn phát biểu cảm nghĩ. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV nêu yêu cầu: ? Viết đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về quê hương - Dự kiến sản phẩm: Yêu cầu: đúng hình thức, nội dung đoạn văn. - Yêu quê hương, gắn bó với quê hương. - Học tập chăm chỉ để mai này giúp ích cho quê hương. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập - Học sinh: Viết đoạn văn - Giáo viên: nhận xét. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá 5.Hoạt động 5: Hoạt động củng cố và dặn dò a. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. b. Phương thức thực hiện: cá nhân c. Sản phẩm hoạt động: bài thơ, câu chuyện, bài hát về quê hương. d. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. e. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết vềquê hương? Chuẩn bị bài tiếp theo: “Khi con tu hú”. - Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Bổ sung giáo án: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 21: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:84,85 Văn bản KHI CON TU HÚ - Tố Hữu- I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị thiết tha. -Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ. b. Viết. - Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm - Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm c. Nói và nghe. -Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. 2. Về năng lực: a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: -Năng lực đọc hiểu văn bản - Năng lực tạo lập văn bản - Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ 3.Về phẩm chất: - Yêu nước, yêu thiên nhiên, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.Tranh ảnh, tư liệu về Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ trẻ đang hoạt động cách mạng sôi nổi bị bắt giam... b) Nội dung hoạt động: - HS trả lời câu hỏi c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề - Giáo viên yêu cầu: ? Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu? ? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân - Giáo viên: gợi dẫn - Dự kiến sản phẩm: + Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6 + Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi... *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét. ->Giáo viên dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất trẻ để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ: Khi con tu hú a) Mục tiêu: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu. - Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh( thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do). - Niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả. - Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư của người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù ngục. - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản - Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản - Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. - Tổng kết về văn bản c) Sản phẩm học tập: - Những nét khái quát về tác giả và văn bản. - Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt (Dự kiến sản phẩm) Gọi HS đọc chú thích (Sgk/tr19)(tập 2) GV chiếu chân dung nhà thơ - HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách - HS đọc thông tin về tác giả, văn bản. - GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập. - Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại. Phiếu bài tập số Văn bản : Khi con tu hú Tác giả Hoàn cảnh ra đời: Thể loại Phương thức biểu đạt chính Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? Gv bổ sung: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Giác ngộ cách mạng và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm1937-1938. Tháng 4-1939, ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3- 1942, vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến 1945, làm Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên- Huế. Hiện nay, ông là đặc phái viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Tác phẩm chính: Từ ấy (thơ,1946); Việt Bắc (thơ, 1954); gió lộng (thơ 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992) - Giải thưởng văn học: Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ việt nam 1954-1955; Giải thưởng văn học ASEAN(1996). Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật (đợt 1,1996). ? Nêu những hiểu biết về văn bản? (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại) 1 HS trả lời. Gv: hướng dẫn đọc - Giọng thiết tha cuối bài cú nghẹn ngào uất ức, chú ý các câu ngắt nhịp 6/2, 3/3. - Gọi HS đọc văn bản. - Gọi HS nhận xét. - Gv nhận xét, đọc mẫu. - Gọi HS đọc. - Chú ý các chú thích 1,4. ? Bài thơ được chia làm mấy đoạn? ? Nội dung của từng đoạn? Phương thức thực hiện: cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. Đọc khổ thơ đầu? Thảo luận nhóm (5 phút) Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng những gì? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của nó trong khổ thơ trên? Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh tác giả nhận thấy trực tiếp hay không? Qua đó giúp em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu? GV: Tố Hữu sáng tác bài thơ khi bị bắt giam trong tù. Bức tranh thiên nhiên mùa hè ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận tinh tế mãnh liệt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời -> Qua đó ta thấy tác giả là người yêu cuộc sống tha thiết, luôn khao khát tự do. . Phương thức thực hiện: cặp đôi, cá nhân. Đọc 4 câu thơ cuối. - hs đọc Tâm trạng của người tù được thể hiện ở những dòng thơ nào? Nhận xét nhịp thơ có sự thay đổi ntn so với khổ 1, cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Qua cách ngắt nhịp và sử dụng từ ngữ đó em hiểu gì về tâm trạng của người tù? Thảo luận cặp đôi: (3 phút) - Gv Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú có sự khác nhau ? Vì sao? Gv bổ sung: Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù- nhà thơ. Phương thức thực hiện: cá nhân. Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản? Gọi HS đọc ghi nhớ HS: đọc I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quờ ở Thừa Thiên-Huế. - Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên. - Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Bài thơ được sáng tác ở nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập “Từ ấy”- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. - Thể loại: thơ lục bát II. Đọc – hiểu văn bản . 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc diễn cảm được văn bản - Học sinh đọc hiểu được các chú thích 2. Bố cục văn bản 2 phần: - 6 câu đầu: Tiếng tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng người tù cách mạng- nhà thơ. - 4 câu cuối: Tiếng chim tu hú bừng dậy khát vọng tự do trong lòng người tù. 3.Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Bức tranh mùa hè: - Âm thanh : tiếng tu hu, tiếng ve. - Màu sắc : vàng, hồng, xanh -> cuộc sống tươi thắm, rực rỡ, thanh bình. - Những sản vật: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, bắp rây vàng hạt Không gian: trời xanh rộng,cao. Sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế, sử dụng những DT, ĐT, TT -> Bức tranh mùa hè sinh động với rộn rã âm thanh và rực rỡ màu, bầu trời khoáng đạt, tự do. - Điều đó cho thấy tác giả có sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng b. Tâm trạng người tù cách mạng: - NT: nhịp thơ thay đổi bất thường, sử dụng những động từ mạnh, câu và từ ngữ cảm thán -> Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ -> niềm khao khát - Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống. - Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống. 4. Tổng kết: + NT: - Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển. - Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ. - Sử dụng biện pháp tư từ: điệp ngữ, liệt kê, đối lập + ND: - Lòng yêu cuộc sống. - Niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng. Gọi HS đọc ghi nhớ 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS tập làm viết đoạn văn nghị luận và cảm thụ văn học. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. - Các đoạn văn đã viết. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi. Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ Tố Hữu? - Dự kiến sản phẩm: - Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống. - Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt, quyết tranh đấu cho tự do *Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: ->Giáo viên chốt kiến thức . 4. Hoạt động 4 : Vận dụng a) Mục tiêu: - Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. b) Nội dung: - HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để viết một đoạn văn. c) Sản phẩm học tập: - Bài làm văn của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV nêu câu hỏi. ? Viết một đoạn văn tả cảnh mùa hè ở quê hương em? - Dự kiến sản phẩm: Yêu cầu: đúng hình thức, nội dung đoạn văn. - Không gian, màu sắc của mùa hè. - Cảnh vật mùa hè. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: 5. Hoạt động 5: Hoạt động củng cố và dặn dò a. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. b. Phương thức thực hiện: cá nhân c. Sản phẩm hoạt động: bài thơ, câu chuyện, bài hát về mùa hè. d. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. e. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết vềmùa hè? Chuẩn bị bài tiếp theo “Thuyết minh về một phương pháp”. - Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Bổ sung giáo án: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_21.doc