Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 22

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.

b. Nội dung hoạt động

- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “ Khi con tu hú của Tố Hữu

- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.

c. Sản phẩm học tập

- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.

- Các đoạn văn đã viết.

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:

? Thơ là tiếng nơi tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ Tố Hữu?

- Học sinh tiếp nhận.

* Thực hiện nhiệm vụ

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

 

doc 28 trang Phương Dung 30/05/2022 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: /01/ 2021 
Tiết 85 Ngày dạy: /01/ 2021 
 VĂN BẢN :
 KHI CON TU HÚ (tiếp tiết 84)
Tố Hữu -
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sáu câu đầu của văn bản
THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút)
Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng những gì? 
 Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của nó trong khổ thơ trên? 
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng:
 + Hình ảnh: lúa chín, trái cây ngọt dần, vườn râm, tiếng ve, nắng đào, trời xanh, diều sáo.
 + Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều.
 + Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh).
- Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ động từ, tính từ:
 + DT: con tu hú, lúa chiêm, trái cây, vườn râm, ve, bắp, sân, nắng, trời, diều sáo...
 + ĐT: gọi, ngân, lộn nhào...
 + TT: đầy, chín, ngọt, râm, rộng, cao...
=> Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ.
? Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh tác giả nhận thấy trực tiếp hay không? Qua đó giúp em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu?
- Điều đó cho thấy tác giả có sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng 
GV: Tố Hữu sáng tác bài thơ khi bị bắt giam trong tù. Bức tranh thiên nhiên mùa hè ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận tinh tế mãnh liệt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời -> Qua đó ta thấy tác giả là người yêu cuộc sống tha thiết, luôn khao khát tự do.
**Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- Giáo viên cho học 4 câu thơ cuối.
- Học sinh đọc
? Tâm trạng của người tù được thể hiện ở những dòng thơ nào?
Ta nghe hè dậy .
Mà chân muốn đạp ..
? Nhận xét nhịp thơ có sự thay đổi ntn so với khổ 1, cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ( câu 8 ); 3/3 ( câu 9 ).
- Sử dụng các động từ mạnh: (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8 và câu 10).
? Qua cách ngắt nhịp và sử dụng từ ngữ đó em hiểu gì về tâm trạng của người tù?
- Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ -> niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng.
 Ở đây là cứ kêu chứ không phải gọi bầy, tiếng chim tu hú bên ngoài làm cho người tù dâng lên niềm cảm xúc mạnh.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Gv:? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú có sự khác nhau ? Vì sao?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân, nhóm cặp đôi- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống.
- Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống.
Gv bổ sung: Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù- nhà thơ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
+ NT: 
- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng biện pháp tư từ: điệp ngữ, liệt kê, đối lập + + ND: 
- Lòng yêu cuộc sống.
- Niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng.
Gọi HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả:
2. Tác phẩm
3. Tìm hiểu văn bản 
a. Bức tranh mùa hè:
- Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng:
 + Hình ảnh: lúa chín, trái cây ngọt dần, vườn râm, tiếng ve, nắng đào, trời xanh, diều sáo.
 + Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều.
 + Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh).
- Sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế, sử dụng những DT, ĐT, TT
-> Bức tranh mùa hè sinh động với rộn rã âm thanh và rực rỡ màu, bầu trời khoáng đạt, tự do.
b. Tâm trạng người tù cách mạng:
- NT: nhịp thơ thay đổi bất thường, sử dụng những động từ mạnh, câu và từ ngữ cảm thán
-> Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ
 -> niềm khao khát 
- Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống.
- Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng biện pháp tư từ: điệp ngữ, liệt kê, đối lập 
b. Nội dung
- Lòng yêu cuộc sống.
- Niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng.
* Ghi nhớ: sgk/20
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
b. Nội dung hoạt động
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “ Khi con tu hú của Tố Hữu
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Thơ là tiếng nơi tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ Tố Hữu?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
 Dự kiến sản phẩm:
- Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống.
- Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt, quyết tranh đấu cho tự do.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
- Nghe và rút kinh nghiệm cho học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế.
b. Nội dung
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản để tìm hiểu văn bản thơ
- Học sinh vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu nội dung bài tập.: ? Viết một đoạn văn tả cảnh mùa hè ở quê hương em?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu: đúng hình thức, nội dung đoạn văn.
- Không gian, màu sắc của mùa hè.
- Cảnh vật mùa hè.
* Kết luận, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về bài làm của học sinh
Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Viết đoạn văn cản nhận về một trong hai phần của bài thơ
- Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về mùa he?
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Thuyết minh về một phương pháp” (Cách làm)
Tuần 22 Ngày soạn: /01/ 2021 
Tiết 86 Ngày dạy: /01/ 2021 
 Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP 
(CÁCH LÀM)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Biết cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực trình bày, viết, tạo lập văn bản
3. Phẩm chất: 
- Kĩ năng làm việc tích cực.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong giao tiếp.
- Sử dụng thành thạo các phương pháp thuyết minh vào bài văn viết của mình
HS có ý thức trau dồi kĩ năng thuyết minh.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu
 - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về các chức năng khác của câu nghi vấn.
b. Nội dung hoạt động
- HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
c. Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d. Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
- Giáo viên yêu cầu:
 ? Khi em làm được một đồ chơi hay nấu được món ăn ngon em rất muốn giới thiệu cho các bạn biết? Em sẽ làm thế nào?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm bài
- Giáo viên: gợi dẫn
- Dự kiến sản phẩm: Giới thiệu về cách làm đó
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét.
->Giáo viên dẫn vào bài: Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về cách thuyết minh một đồ dùng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thuyết minh về cách làm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về cách làm bài văn thuyết minh về phương pháp (cách làm)
b. Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung những nét cơ bản về cách làm bài văn thuyết minh về phương pháp (cách làm)
c. Sản phẩm học tập: 
 - Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
(Dự kiến sản phẩm)
- Giáo viên yêu cầu: 
- Gọi h/s đọc đoạn văn a,b?
- Học sinh đọc đoạn văn a,b.
THẢO LUẬN NHÓM (3’)
? Qua hai VD em thấy bài văn thuyết minh một phương pháp có những mục nào chung.
? Vì sao phải có những mục đó?
? Để thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu ăn, hay may quần áo có kết quả tốt ta cần đảm bảo yêu cầu gì ?
? Nhận xét gì lời văn ở 2 VD trên ?
? Khi thuyết minh về một phương pháp ( nấu ăn, đồ vật, món ăn ) người viết cần nêu những nội dung gì ? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào?
- Học sinh tiếp nhận.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét
- Dự kiến sản phẩm:
? Qua hai VD em thấy bài văn thuyết minh một phương pháp có những mục nào chung.
Hai bài văn đều có những mục chung:
- Ngyên vật liệu.
- Cách làm.
- Yêu cầu thành phẩm (sản phẩm làm ra, chất lượng).
? Vì sao phải có những mục đó?
=> Vì muốn làm bất cứ một cái gì ta cũng cần có nguyên liệu để làm, cách chế biến nguyên liệu ấy để tạo ra một sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng.
? Để thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu ăn, hay may quần áo có kết quả tốt ta cần đảm bảo yêu cầu gì ?
- Trước khi thuyết minh ta phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp đó, nêu rõ cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới có kết qủa.
? Nhận xét gì lời văn ở 2 VD trên ?
- Lời văn ngắn gọn, chính xác và rõ nghĩa.
? Khi thuyết minh về một phương pháp (nấu ăn, đồ vật, món ăn ) người viết cần nêu những nội dung gì ? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào?
- Cần nêu rõ điều kiện, cách thức, trình tự để tạo ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Phải trình bày rõ ràng cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một trình tự nhất định.
*Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
Thế nào là bài văn thuyết minh về phương pháp (cách làm)
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm), người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm đó)
- Khi thuyết minh caafntrinhf bày rõ điều kiện , cách thức trình tự,.. làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. 
- Lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng
Gọi h/s đọc ghi nhớ? 
- HS đọc 
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm): 
1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
- Ngyên vật liệu.
- Cách làm.
- Yêu cầu thành phẩm (sản phẩm làm ra, chất lượng).
=> Vì muốn làm bất cứ một cái gì ta cũng cần có nguyên liệu để làm, cách chế biến nguyên liệu ấy để tạo ra một sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng.
- Người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm rõ phương pháp, cách làm đó.
- Cần trình bày:
 + Cụ thể, rõ ràng về điều kiện, cách thức, trình tự thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm.
 + Lời văn ngắn gọn, chính xác và rõ nghĩa.
3. Kết luận
 Ghi nhớ: sgk
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu : Giúp Hs vận dụng kiến thức về thuyết minh về một phương pháp (cách làm) giải quyết các bài tập.
b. Nhiệm vụ : HS tìm hiểubài tập/sgk
c. Sản phẩm học tập: 
 - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.- Các đoạn văn đã viết.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:- 
GV nêu yêu cấu của bài tập.
Lập dàn bài thuyết minh một trò chơi quen thuộc.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
(Dự kiến SP)
- Tổ chức học sinh: Lập dàn ý cho đề 4 mục I.
+ Học sinh lập dàn ý sau khi tìm hiểu đề, tìm ý. HS làm việc độc lập ( làm dàn ý ra vở )
Lập dàn bài.
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
B. Thân bài: 
* Điều kiện chơi:
- Số người chơi.
- Dụng cụ chơi.
- Địa điểm, thời gian.
* Cách chơi (Luật chơi).
- Giới thiệu ntn thì thắng.
- Giới thiệu ntn thì thua.
- Giới thiệu ntn thì phạm luật.
* Yêu cầu trò chơi.
C. Kết bài.
- Ý nghĩa của trò chơi.
- Tình cảm của người thuyết minh.Lập dàn bài thuyết minh một trò chơi quen thuộc. 
Bài 2
- Đặt vấn đề: “Ngày nay ... giải quyết được vấn đề... Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.
“ Có nhiều cách đọc khác nhau có ý chí”. Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay đọc thầm theo dòng và theo ý , những yêu cầu và hiệu qủa của phương pháp đọc nhanh. “ Trong những năm gần đây . 12.000 từ / phút” những số liệu, dẫn chứng về kết qủa của phương pháp đọc nhanh.
Các số liệu nêu ra nhằm chứng minh cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh đối với mỗi người chúng ta.
- Giáo viên nhận xets, chốt
III/ luyện tập : 
1) Bài tập 1 : 
2. Bài tập 2 : 
Tìm hiểu các đề bổ sung
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế.
b. Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng trình bày bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
c. Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi. - Bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
d. Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- GV nêu bài tập.
? Viết một văn thuyết minh ngắn về phương pháp làm một đồ chơi đơn giản.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS và cho điểm.
Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc kiến thức cơ bản của tiết học qua phần ( ghi nhớ ).
? Sưu tầm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) trong một số báo, tạp chí.
 Chuẩn bị bài tiếp theo : Tức cảnh Pác Bó.
Tuần: 22
Ngày soạn: .1.2021
Tiết: 87 
Ngày dạy: .1.2021
CHỦ ĐỀ 3: THƠ HỒ CHÍ MINH ( Chủ đề cũ)
A. Cơ sở hình thành chủ đề 
- Kiến thức của chủ đề được lấy từ bài 20, 21 SGK Ngữ văn 8 tập 2.
- Tài liệu tham khảo: Học luyện văn bản Ngữ văn THCS 8
B. Thời gian dự kiến: 4 tiết, thời gian thực hiện: Tuần 20,21
+ Tiết 87: Tức cảnh Pác Bó
+ Tiết 88: Ngắm trăng
+ Tiết 89, 90 : Hướng dẫn tìm hiểu vẻ đẹp thơ HCM qua bài Đi đường và Tổng kết chủ đề
 C. HÌNH THỨC THỰC HIỆN: Giảng dạy trên lớp.
D. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU CHUNG 
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau).
2. Năng lực cần hình thành qua chủ đề
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3. Phẩm chất:
 - Tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên.
 - Phong thái ung dung tự tin và và ý chí nghị lực trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (CHUẨN BỊ)
- Học liệu: Ngữ liệu/sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP:
- Vấn đáp, đàm thoại, nhóm....
- Thuyết trình, giải quyết vấn đề, vấn đáp.
PHẦN II- Bài 20- VĂN BẢN: TỨC CẢNH PÁC PÓ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
a. Đọc - hiểu
- Đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm thể hiện cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua bài thơ 
- Biết được thể thơ, phương thức biểu đạt 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b. Viết.
- Viết được đoạn văn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về giá trị tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	- Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b. Nội dung hoạt động:
- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.
c. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
d. Tổ chức hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Quan sát bức chân dung Bác Hồ làm việc trong hang núi ở chiến khu Việt Bắc.
- Bức chân dung này cho em cảm nhận về cuộc sống làm việc của Bác như thế nào?
- Trình bày những hiểu biết của em về Bác ?
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.
*Báo cáo kết quả:
- Bức chân dung Bác Hồ làm việc trong hang núi ở chiến khu Việt Bắc.
- Bức tranh đã cho thấy cuộc sống và cảnh làm việc của Bác ở núi rừng Việt Bắc rất khó khăn thiếu thốn và gian khổ. 
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
2. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính vầ tác giả, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta đầu thế kỉ XX.
- Chỉ ra và phân tích được cái hay của bài thơ: thể thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng điệu vui đùa hóm hỉnh mà sâu sắc và sử dụng nghệ thuật đối thành công.để thể hiện phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó của Bác . 
- Biết được đặc điểm của thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm. 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của TP.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của TP.
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về TG, TP- xuất xứ.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- GV: yêu cầu trình bày dự án tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục bài thơ).
- HS: tiếp nhận 
- Dự kiến sản phẩm:
 + Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) quê xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An.
- Là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Người còn là người chiến sĩ cách mạng, danh nhân văn hóa thế giới.
+ Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác tháng 2/ 1941. Bác ở tại hang Pác Bó (Cao Bằng) để trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng
- Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bố cục: 2 phần:
 Phần 1: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (câu 1, 2, 3)
Phần 2: Cảm nghĩ của Bác (câu 4).
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên:
1. Ở 3 câu thơ đầu Bác đã kể những gì về điều kiện sinh hoạt và làm việc của Bác?
2. Bác đã sử dụng cách diễn đạt như thế nào và biện pháp nghệ thuật gì?
3. Qua đó, em hình dung điều kiện sống, làm việc của Bác như thế nào?
4. Từ đó, em hiểu gì về Bác (đời sống tâm hồn, tinh thần, tư thế...)?
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: thảo luận nhóm.
- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs làm việc
- Dự kiến sản phẩm:
1. Điều kiện sống và làm việc:
 - Câu 1: Bác sống trong hang và bên cạnh suối, sáng ra bờ suối làm việc tối ngủ trong hang.
 - Câu 2: Bác ăn cháo bẹ và rau măng.
 - Câu 3: Bác làm việc dịch Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô là tài liệu học tập cho cán bộ cạnh mạng trên một chiếc bàn bằng đá kê chông chênh cạnh bờ suối.
 2. Cách diễn đạt và biện pháp nghệ thuật:
 - Câu 1: Nhịp 4/3, tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi tạo cảm giác cuộc sống nhịp nhàng, nền nếp, đều đặn cùng núi rừng.
 - Câu 2: + Giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh, tự nhiên.
 + Liệt kê các món ăn.
 - Câu 3: + Từ láy tượng hình.
 + Phép tiểu đối giữa hai vế câu.
3. Qua đó, em thấy điều kiện sống, làm việc của Bác thật khó khăn, thiếu thốn, gian khổ... nhưng vẫn vô cùng quy củ, nền nếp, hoà nhịp với núi rừng.
4. Bác là người có:
 + Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.
 + Tinh thần vui tươi, sảng khoái, lạc quan.
 + Tư thế ung dung, lạc quan, yêu đời.
- GV: Ra suối chính là ra nơi làm việc để tận dụng chút ánh sáng mặt trời. Và vào hang chính là vào nơi sinh hoạt hàng ngày sau giờ làm việc. Nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng, nền nếp, khá đều đặn. Cuộc sống của người là cuộc sống bí mật nhưng vẫn vô cùng quy củ, nến nếp, hoà nhịp với núi rừng. -> Đó là cách nói vui, thể hiện tinh thần lạc quan của Bác. Niềm vui của Bác gắn với thiên nhiên, rừng núi. Cuộc sống đơn sơ, đạm bạc, gian khổ là thế nhưng vẫn không làm thay đổi thái độ, cách suy nghĩ của Bác. Nhìn trên phương diện “Thú lâm tuyền” mà nói, ta thấy hiện lên những màu sắc thật thú vị. Cháo bẹ, rau măng chẳng phải là những thức ăn thanh đạm ưa thích của các bậc ẩn sĩ chân chính khi xưa đó sao?
 Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa cũng đã tự hào:
 Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
 Bác Hồ của chúng ta trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc” được sáng tác sau bài thơ này 6 năm cũng viết:
 Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
 ......Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
 Từ đó mới thấy con người ta cốt là ở cái tâm. Khi cái tâm tươi vui thanh thản, thoải mái thì không một khó khăn nào có thể làm người ta chùn bước.
 Ở câu 1,2 ta tưởng rằng nhân vật trữ tình ở đây là một ẩn sĩ thì câu 3 giải thích rõ, làm nổi bật lên hình tượng của một chiến sĩ. “Chông chênh” là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần chắc toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ làm nổi bật hình ảnh trung tâm của bài thơ- hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động, lại vừa có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi giống như tượng đài về một vị lãnh tụ. Ba câu thơ đầu, câu 1 nói về cách sinh hoạt, câu 2 nói đến bữa ăn thường nhật, câu 3 nói về công việc - Chuyển từ không khí thiên nhiên sang hoạt động cách mạng. 
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
* Đánh giá kết quả:
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng
- GV: yêu cầu 
? Từ “Sang” ở đây có nghĩa là gì?
? Ở đây, cuộc đời CM “thật là sang” có phải là sang giàu về mặt vật chất không?
? Câu thơ giúp ta hiểu thêm gì về phẩm chất con người Bác?
- HS: tiếp nhận 
- Dự kiến sản phẩm:
+ Sang trọng, giàu có, cao quý, là cảm giác hài lòng, vui thích.
+ Sang ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của người làm CM. 
 ( Ăn ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng.
 Việc ăn, ở không phải là sang, chỉ có việc làm (lịch sử Đảng) là sang nhất vì nó đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin về để đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân.
+ sang là sự sang trọng, giàu có khi yêu TN, nay lại được sống hoà hợp với TN -> thấy thư thái, lạc quan, làm chủ tình thế.
+ Câu cảm thán ->Niềm vui sướng tự hào trước cuộc sống và công việc nơi đây. Khẳng định sự nghiệp cách mạng thật cao quý -> tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác.
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng
GV: Câu thơ cuối cùng là lời tự nhận xét, biểu hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Câu thơ kết đọng lại ở chữ “sang Trong những ngày ở Pác Bó, ăn, ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm vô cùng. Nhưng người vẫn luôn cảm thấy vui, thích, giàu có và sang trọng. Niềm vui và cái sang của cuộc đời CM ấy xuất phát từ quan niệm sống của Người.
 - Gv: ? Nêu nội dung nghệ thuật của bài thơ?
+ NT tiêu biểu của bài thơ:
- Lời thơ bình dị, giọng điệu vui đùa thoải mái.
- Kết hợp hài hòa giữa tính chất cổ điển và hiện đại.
- Ngắn gọn, hàm súc.
- Tứ thơ độc đáo, bất ngờ và thú vị.
+ ND:
- Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên.
- Tinh thần cách mạng kiên cường.
- Ung dung, lạc quan.
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969), nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Là nhà yêu nước, cách mạng vĩ địa của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác, thể loại:
- Sáng tác 2- 1941 khi Người sống và làm việc tại hang Pác Bó.
II. Đọc- Hiểu văn bản 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Thể thơ, bố cục
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 
- Bố cục: 2 phần
- Câu 1,2,3 : Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó 
- Câu 4 : Cảm nghĩ về cuộc đời làm cách mạng của Bác 
3. Tìm hiểu chi tiết văn bản
a. Điều kiện sinh hoạt của Bác
- NT: nhịp thơ nhịp nhàng, tiểu đối, giọng điệu tự nhiên, hóm hỉnh, từ láy ...
+ Điều kiện sống, làm việc của Bác thật khó khăn, thiếu thốn, gian khổ... nhưng vẫn vô cùng quy củ, nền nếp, hoà nhịp với núi rừng.
+ Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, tinh thần vui tươi, sảng khoái, lạc quan, tư thế ung dung, lạc quan, yêu đời.
b. Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng: 
- Sang ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của người làm CM. 
- Khẳng định sự nghiệp cách mạng thật cao quý 
=>Tinh thân lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác.
3. Tổng kết 
a. Nghệ thuật
- Thơ tứ tuyệt bình dị, hàm súc.
- Giọng thơ vui đùa, thoải mái.
- Nghệ thuật đối.
b. Nội dung: 
- Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó của Bác 
* Ghi nhớ: sgk
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b. Nội dung hoạt động: 
- HS thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_22.doc