Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 34

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

Môn Ngữ Văn ; lớp: 8

Thời gian thực hiện: (2 tiết) Tiết 73,74

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

a. Đọc- hiểu

- HS hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong năm học. Nắm chắc khái niệm và biết cách làm bài văn nghị luận. Biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự và kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự vào bài văn nghị luận.

b. Viết.

- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận

- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ, cách đánh giá về vấn đề nghị luận

c. Nói và nghe.

- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

2. Về năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

doc 12 trang Phương Dung 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34:
Tiết 133, 134
 Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Môn Ngữ Văn ; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (2 tiết) Tiết 73,74
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- HS hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong năm học. Nắm chắc khái niệm và biết cách làm bài văn nghị luận. Biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự và kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự vào bài văn nghị luận.
b. Viết.
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ, cách đánh giá về vấn đề nghị luận
c. Nói và nghe.
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a. Mục tiêu:
-Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu:
? Hãy kể tên các thể loại tương ứng với phương thức biểu đạt đã học trong chương trình ngữ văn 8?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: Tự sự, thuyết minh, nghị luận , điều hành (tường trình, thông báo)
*Báo cáo kết quả
-Gv: gọi hs trả lời
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tiết học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức về Tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn 8. 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: ÔN, LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1 : Tính thống nhất của văn bản 
1. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về tính thống nhất của chủ đề vb.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo chủ đề.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi.
- Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên yêu cầu:
- Thế nào là tính thống nhất của một văn bản? - Thể hiện rõ nhất ở đâu? Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào có tác dụng gì?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm:
+ Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản
+ Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt
+Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập chung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản. 
*Báo cáo kết quả
-Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
Hoạt động cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu:
- Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:
+ Em rất thích đọc sách 
+ Mùa hè thật hấp dẫn 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết:
G/v yêu cầu h/s viết, đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2
Có thể viết theo cách quy nạp hoặc diễn dịch.
+Đ1: những câu văn kế tiếp phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt sựu ham thích đọc sách của em.
+ Đ2: những câu văn phải xoay quanh chủ đề sự hấp dẫn của mùa hè: hấp dẫn như thế nào, với những ai, với em?
- Dự kiến sản phẩm: đoạn văn
*Báo cáo kết quả
-Gv: gọi hs đọc đoạn văn
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2 : Văn bản tự sự
1. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về văn bản tự sự, 
- Rèn kĩ năng tóm tắt vb tự sự.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- Giáo viên yêu cầu:
- Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
- H/s nhắc lại cách tóm tắt một văn bản tự sự?
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?
- Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm:
+ Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá
+ Muốn tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả cần: đọc thật kĩ, nhiều lần tác phẩm, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính, kể (viết) lại bằng lời của mình
 + Không bao giờ có kể chuyện đơn thuần.
 Các yếu tố này làm cho câu chuyện , sự việc và nhân vật thêm cụ thể, sinh động.
+ Phải chú ý: tự sự là phương thức biểu đạt chính, miêu tả và biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ.
*Báo cáo kết quả
-Gv: gọi hs trả lời
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 3 : Văn bản thuyết minh 
1. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về vb thuyết minh.
- Rèn kĩ năng lập bố cục của 1 bài văn thuyết minh.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Hoạt động nhóm.
- Giáo viên yêu cầu:
a. Văn bản thuyết minh có tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu cac văn bản thuyết minh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày?
b. Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để làm văn bản thuyết minh?
c. Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm một bài thuyết minh về ?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm:
a.Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học
+ VD: thuyết minh về người, hiện tượng tự nhiên, xã hội danh lam thắng cảnh, đồ vật, phương pháp, cách làm 
b. + Phải có kiến thức về đối tượng. Vì như vậy thuyết minh mới chính xác.
+ Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại 
c. Bố cục:
- MB: giới thiêu khái quát đối tượng
- TB: giới thiệu chi tiết:
 + Hình dáng bên ngoại
 + Cấu tạo bên trong.
 + Cách dùng 
- KB: khái quát lại công dụng 
Với bài cách làm:
- Nguyên vật liệu.
- Cách làm
 *Báo cáo kết quả
-Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: Yêu cầu thành phẩm Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài thuyết minh và trình bày khái quát từng kiểu bài (đã học)
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
 Hoạt động 1 : Văn bản nghị luận 
1. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về văn bản nghị luận
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên yêu cầu:
- Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu một ví dụ về luận điểm và nêu các tính chất của nó?
- Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm:
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rừ, sỏng tỏ vấn đề cần bàn luận
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận: linh hồn của bài
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
+ Lập luận: cách nêu, sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm
*Báo cáo kết quả
-Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2 : Văn bản điều hành:
1. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức kĩ năng về vb điều hành.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên yêu cầu:
- Thế nào là văn bản tường trình, VB thông báo?
- Phân biệt mục đích cách viết 2 loại văn bản này?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phân biệt:
*Mục đích:
 - TT: nhằm trình bày để mọi người hiểu đúng bản chất của SV
 - TB: truyền đạt nội dung yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dưới
*Cách viết:
 - Giống: trình bày trang trọng rõ ràng, bố cục 3 phần bắt buộc: thể thức mở đầu, nội dung cụ thể, thể thức kết thúc.
 - Khác: Thể thức mở đầu thông báo: trình bày tên đơn vị & cơ quan trực thuộc
 Tường trình: Không cần 
 Thể thức kết thúc: Thông báo có nơi gửi, 
 Tường trình có lời cam đoan của người viết Tường trình
*Báo cáo kết quả
-Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời
-Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Tính thống nhất của văn bản
- Tính thống nhất về chủ đề: không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản.
II. Văn bản tự sự
+ Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Ghi lại trng thành, chính xác, những nội dung chính của một văn bản nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
+ Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần:
- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của TP 
- Xác định ND chính cần tóm tắt
- Sắp xếp các nội dung chính theo một thứ tự hợp lí
- Viết văn bản tóm tắt
+ Tác dụng của tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm:
- Làm cho việc kể chuyện trở nên sinh động sâu sắc hơn, nhân vật, sự việc thêm cụ thể, sinh động
+ Chú ý khi sử dụng: ko nên lạm dụng yếu tố MT, BC
III. Văn bản thuyết minh 
* Tính chất, lợi ích của văn bản thuyết minh:
- Tính tri thức, khách quan, thực dụng, hữu ích
- Tác dụng: cung cấp tri thức về các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, XH
* Các VB TM thường gặp: 
- TM về đồ dùng - TM về Di tích LS, DLTC
- TM(giới thiệu) về 1 tác giả, về 1 nhân vật
- TM 1 tác phẩm, 1 thể loại, - TM về động thực vật ( cây, con)
- TM về 1 hiện tượng tự nhiên, XH
+ Muốn làm được văn bản thuyết minh cần: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh, nắm được bản chất, đặc trưng của đối tượng cần thuyết minh. Vì văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, tri thức.
+ Các phương pháp thuyết minh: 
- Nêu định nghĩa, giải thích 
- Liệt kê
- Nêu ví dụ - Dùng số liệu
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích
* Bố cục khi làm bài văn thuyết minh.
- MB: giới thiêu khái quát đối tượng
- TB: giới thiệu chi tiết:
 + Nguồn gốc
+ Cấu tạo
+ Công dụng
+ Cách dùng, bảo quản 
- KB: khái quát ý nghĩa đối tượng..
(* Với dạng bài cách làm:
- Nguyên vật liệu.
- Cách làm
- Yêu cầu thành phẩm)
IV. Văn bản nghị luận 
+ Luận điểm trong bài văn Nghị luận: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nên ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận
+ Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh làm rõ luận điểm.
+ Lập luận: cách nêu , sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm
+ Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận:
- cần kết hợp linh hoạt, sáng tạo các yếu tố Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Giúp bài văn nghị luận trở nên cụ thể, sinh động, gợi cảm hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
V. Văn bản điều hành:
+ Văn bản tường trình
+ Văn bản thông báo
+ Phân biệt:
Mục đích:
- TT: nhằm trình bày để mọi người hiểu đúng bản chất của SV
- TB: truyền đạt nội dung yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dưới
Cách viết:
- Giống: trình bày trang trọng rõ ràng, bố cục 3 phần bắt buộc: thể thức mở đầu, nội dung cụ thể, thể thức kết thúc.
- Khác: +Thể thức mở đầu thông báo: trình bày tên đơn vị & cơ quan trực thuộc
 Tường trình: Không cần 
 + Thể thức kết thúc: Thông báo có nơi gửi, Tường trình có lời cam đoan của người viết Tường trình
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: 
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
-Hs: đánh giá lẫn nhau
-Gv: đánh giá hs
5. Tiến trình hoạt động 
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Viết 1 bài văn thuyết minh giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh ở địa phương em?
?Viết 1 đoạn văn thuyết minh trình bày luận điểm: Học phải đi đôi với hành?
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà
 - Giáo viên: yêu cầu thời hạn làm bài của hs. Thời gian làm 2 ngày ra vở soạn và thu lại cho gv
- Dự kiến sản phẩm: Bài văn thuyết minh 1 danh lam thắng cảnh ở địa phương cần trình bày được các tri thức về đối tượng như:
* Câu 1:
+Vị trí
+Lịch sử hình thành (nguồn gốc)
+Cấu trúc
+Hoạt động
+Bảo vệ, tôn tạo.
Câu 2: Dự kiến sản phẩm: Đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp hoặc diễn dịch.
*Báo cáo kết quả
-Hs: nộp sản phẩm
*Đánh giá kết quả
- Hs trao đổi với bạn, nx, đánh giá .
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Tuần 34:
Tiết 133, 134
 Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đánh giá tổng hợp những kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học trong học kì II ở cả ba phần trong sgk ngữ văn 8 tập 1 :
+ Phần Tiếng Việt : Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, câu phủ định ; hành động nối ; lựa chọn trật tự từ trong câu.
+ Phân văn bản ở các tác phẩm văn nghị luận : Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu, Đi bộ ngao du.
+ Phần tập làm văn nghị luận có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
2. Kĩ năng :
- Biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Kĩ năng tích hợp, vận dũng kiến thức ở cả ba phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn để làm bài theo đúng yêu cầu.
3. Thái độ: 
+ Tự giác, tích cực, nghiêm túc.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Vận dụng kiến thức kĩ năng làm đúng yêu cầu câu hỏi.
4. Các năng lực có thể hình thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực phát triển ngôn ngữ viết.
II. Chuẩn bị : 
- Gv : Đề bài, đáp án biểu điểm. (Phòng ra đề, đáp án biểu điểm).
- Hs : Ôn tập theo nội dung đã hướng dẫn, chuẩn bị giấy bút, đồ dùng kiểm tra.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Thực hành làm bài trên lớp. 
IV. Tiến trình bài dạy:
 - Đề của Phòng giáo dục.
 - Kiểm tra theo lịch của Phòng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_34.doc