Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021
Bài 1 - Tiết 1 + 2
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu
* Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng
- Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên.
- Trình bày được cảm nhận của cá nhân về những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Hiểu và phân tích được tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên.
- Nhận xét được ngòi bút giàu chất trữ tình của tác giả qua nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp, máy chiếu
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về lễ khai giảng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2020 Ngày giảng: 09,10/9/2020 Bài 1 - Tiết 1 + 2 Văn bản: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) I. Mục tiêu * Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng - Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên. - Trình bày được cảm nhận của cá nhân về những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi - Hiểu và phân tích được tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên. - Nhận xét được ngòi bút giàu chất trữ tình của tác giả qua nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp, máy chiếu 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về lễ khai giảng. III. Tổ chức giờ học 1. Ổn định lớp: 1p 2. Kiểm tra dầu giờ: 1p - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học * Khởi động (5p) Tạo tâm thế tiếp thu bài học mới cho HS. - HS: HĐCN 1’ theo TL/5 -> Báo cáo, chia sẻ. + Câu văn gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên. + Ấn tượng, kỉ niệm về ngày tựu trường: HS tự chia sẻ. - GV: Dẫn vào bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Vậy nhân vật “tôi” trong VB “Tôi đi học” có tâm trạng như thế nào? Có gì giống và khác với chúng ta? *Hình thành kiến thức - GV cho HS hát bài hát: Ngày đầu tiên đi học (Tích hợp môn Âm nhạc.) Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ1: Đọc – thảo luận chú thích MT: HS có kĩ năng đọc diễn cảm văn bản tự sự có yếu tố miêu tả & biểu cảm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. HĐ chung cả lớp H: Theo em VB này cần đọc với giọng ntn? - Giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý những đoạn diễn tả các tâm trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lo âu của cậu bé cũng như của các bạn nhỏ. Những câu đối thoại của "ông đốc" cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường. - GV: Đọc mẫu một đoạn - HS: Đọc lần lượt đến hết VB -> nhận xét - GV: Động viên, uốn nắn, sửa lỗi cho HS - HS: Kể tóm tắt ngắn gọn VB Nhân vật “tôi” vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong bộ quần áo mới, nhân vật “tui” cảm thấy "mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, chú bé thấy ngôi trường trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. Nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đó òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi vòng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dúng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"... - GV: HD HS tìm hiểu phần chú thích về tác giả và tác phẩm. - HS: HĐCN 3’, đọc, nghiên cứu phần chú thích về tác giả và tác phẩm, tự ghi lại những điểm chính về tác giả, tác phẩm theo gợi ý. - GV trình chiếu gợi ý: 1/ Tác giả: - Tên thật, năm sinh, năm mất, quê quán - Đặc điểm sáng tác 2/ Tác phẩm: - Thể loại: - Xuất xứ: -> Báo cáo, chia sẻ -> GVKL. - HS: Tự nghiên cứu các chú thích còn lại, có từ nào không hiểu sẽ cùng các bạn và cô giáo trao đổi thêm. H: Truyện ngắn "Tôi đi học" kể về điều gì? - Kể về những kỷ niệm, những cảm xúc của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên. H: Hãy xác định phương thức biểu đạt của VB? GV chuyển ý: Tôi đi học là một truyện ngắn thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác của Thanh Tịnh: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Vậy điều đó được thể hiện ntn? H: Truyện được viết theo trình tự nào? - Truyện được viết theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng. HĐ2: Tìm hiểu bố cục H: Hãy xác định bố cục của văn bản? -> HS báo cáo, điều hành, chia sẻ. (Thời gian: Hiện tại đến quá khứ; không gian: trên đường-> lúc ở sân trường-> khi vào lớp học) - GV: Vậy điều gì đã gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của mình? HĐ2: Tìm hiểu văn bản - HS: HĐCN 1’ câu hỏi 2.a ý 1 TL/9, ghi vào vở theo gợi ý: + Thời gian: + Không gian: + Cảnh sinh hoạt: -> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL. - Đó là những tín hiệu báo rằng ngày tựu trường đó đến. Khung cảnh hiện tại đã đánh thức kỉ niệm của quá khứ. H: Những hình ảnh đó đã gợi lên những cảm xúc gì cho nhân vật tôi lúc này ? (HS dùng bút chì ghạch chân sgk, tìm từ ngữ diễn tả tâm trạng của n/v “tôi”) H: Em có nhận xét gì về NT, từ ngữ, giọng văn và cách diễn đạt của tác giả trong việc dùng hiện tại để khơi gợi những kỉ niệm của n/v “tôi”? - NT: so sánh - Từ láy gợi cảm GV: Cách miêu tả độc đáo, tả cảnh đan xen tâm trạng, sử dụng nhiều từ láy gợi tả từ hình ảnh thiên nhiên, con người trong hiện tại khơi lại cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của nhân vật Tôi về ngày khai trường đầu tiên với bao kỉ niệm êm đềm trong sáng. - GV bình: Những câu văn ngân nga, trầm bổng, bâng khuâng, chất đầy kỉ niệm đó đưa nhân vật “tôi” và mỗi chúng ta trở về với những kỉ niệm trong sáng, không thể nào quên ( ghi dấu ấn sâu đậm) thời thơ ấu. - HS: HĐNB 2’ câu hỏi 2.a, ý 2 TL/9. -> Báo cáo, chia sẻ -> GV chốt trên máy chiếu - Những kỉ niệm này của nhân vật “tôi” được diễn tả theo trình tự thời gian và không gian: + Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ tới trường. + Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp. + Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên. GV: Tiểu kết và dẫn dắt kết thúc tiết học. Vậy tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ntn? ... *Tích hợp môn GDCD 7: Bài 8 (Quyền trẻ em). Tiết 2 *HĐ khởi động (3p) H: Tóm tắt văn bản: Tôi đi học? H: Hãy kể lại cảm xúc của em khi lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường THCS? - HS: chia sẻ cá nhân - GV dẫn dắt vào bài: Vậy tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ntn, chúng ta tìm hiểu tiếp. *HĐ hình thành kiến thức MT: HS cảm nhận được tâm trạng lo lắng, bỡ ngỡ, xúc động của nv tôi lúc ở sân trường và trong buổi học đầu tiên ; hiểu được tình cảm quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ. - Gv yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã tìm hiểu ở tiết trước. - GV: HD HS xác định các phần trên VB và chuyển ý: Vậy tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ntn? - HS: HĐCCL câu hỏi 2.b TL/9 - HS HĐCN, sử dụng bút chì, gạch chân những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi. -GV chia nhỏ các ý cho HS phát hiện chi tiết -GV HD HS phân tích chi tiết và rút ra nhận xét - Trên con đường cùng mẹ tới trường: + Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. + Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo và mấy quyển vở mới trên tay. + Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở; vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. - Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng: + Sân trường dày đặc người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa + Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ - Khi nhìn mọi người, các bạn: + Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, hay chỉ dám đi từng bước nhẹ + Như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay... + Cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng ... - Lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp: + Hồi hộp chờ nghe tên mình, giật mình, lúng túng khi nghe gọi đến tên... + Bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ + Những tiếng khóc nức nở bật ra như phản ứng dây truyền + Chưa lần nào thấy xa mẹ như lúc này - Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên: + Trông gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay + Tôi nhìn bàn ghế tạm nhận là vật của riêng mình + Nhìn người bạn tí hon lòng tôi không cảm thấy sự xa lạ + Vòng tay lên bàn chăm chỉ . H: Em có nhận xét gì về giọng văn, cách diễn đạt của tác giả? Qua đó em cảm nhận được điều gì về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên? H: Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả? - Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ, khép lại bài văn nhưng mở ra một thế giới, một tình cảm, một giai đoạn mới trong cuộc đời nhân vật "tôi". - GV bình: Bằng trang hồi ức của mình, Thanh Tịnh đó diễn tả những kỷ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn, gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa cũng tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đó làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. - HS: HĐNB 2’ câu hỏi 2.c, ý 1 TL/9 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV chốt. H: Qua hình ảnh của những người lớn em cảm nhận được điều gì về tình cảm của họ với thế hệ trẻ? - TL: Đó là một môi trường giáo dục ấm áp là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. G§ vµ nhµ trêng lµ nh÷ng bµn tay n©ng ®ì gióp c¸c em nhanh chãng hoµ nhËp víi thÕ giíi k× diÖu cña m¸i trêng. H: Trước tấm lòng của cha mẹ, thầy cô và toàn xã hội dành cho, chúng ta phải làm gì? ( GD KNS) - HS tự bộc lộ (cố gắng học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người con ngoan, trò giỏi để đền đáp công ơn của gia đình, thầy cô và toàn xã hội) - HS: HĐNB 3’ câu hỏi 2.d, ý 1 TL/9 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV chốt. - Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. - Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên đỉnh núi - Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. -> kỉ niệm in sâu, kỉ niệm đẹp, trong sáng, ấn tượng được so sánh như cánh hoa mỉm cười quang đãng. Tâm hồn cậu học trò như bầu trời quang đãng, như trang giấy trắng tinh.. trong trẻo, chưa gợn chút ưu tư được vẽ lên, in lên cái h/ả tươi đẹp về ngày tựu trường đầu tiên. -> ý nghĩ ấy thoáng qua nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Một làn mây lướt ngang trên ngọn núi là hình ảnh đẹp, nhẹ nhàng, giàu chất lãng mạn. Nó phù hợp với việc thể hiện dòng cảm xúc thấm đẫm những kỉ niệm ngây thơ, trong sáng. -> Hình ảnh so sánh đặc biệt đã diễn tả được sự ngây thơ, dễ thương, đáng yêu và có chút ngập ngừng, e sợ của những đứa trẻ lần đầu tiên tới trường. Ngôi trường bỗng trở thành một tổ ấm và mỗi cậu học trò trở thành một cánh chim bé nhỏ tràn đầy khát vọng và biết bao bồi hồi, lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ đến chân trời học vấn mênh mang. => Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Đây là các so sánh giàu h/a', giàu sức gợi cảm, gắn với cảnh sắc thiên nhiên trong sáng, trữ tình. Nhờ các hình ảnh so sánh đó mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật tôi trở nên cụ thể, rõ ràng và câu chuyện thêm man mác chất trữ tình trong trẻo. - HS: HĐNB 2’ câu hỏi 2.e TL/9 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV chốt. - GV bình: Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.” *HĐ luyện tập - MT: HS tạo lập được VB viết (nói) nêu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”. - HS: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập - GV: HD học sinh về nhà viết đoạn văn, trình bày trong tiết luyện tập chung. - Lưu ý: Cần tổng hợp, khái quát dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian. I. Đọc – thảo luận chú thích 1/ Tác giả - Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Huế. - Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 2/ Tác phẩm - Thể loại: Truyện ngắn - Xuất xứ: In trong tập “Quờ mẹ” XB 1941. - Phương thức biểu đạt: tự sự xen miêu tả và biểu cảm. II. Bố cục văn bản P1: từ đầu đến “ngọn núi”: Tâm trạng “ tôi” trên đường đến trường. P2: tiếp đến “nào hết”: Tâm trạng ở sân trường. P3: Còn lại: Tâm trạng ngồi trong lớp III. Tìm hiểu văn bản 1. Khơi nguồn kỉ niệm + Thời gian: đất trời vào cuối thu + Không gian: lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc + Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường -> Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã - Giọng văn giàu chất thơ, tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm,hình ảnh so sánh, phép nhân hóa, từ láy gợi cảm -> khiến cho những kỉ niệm trong sáng ùa về êm ái, nhẹ nhàng; nhân vật tôi đang sống lại kí ức tuổi thơ. Tiết 2 2.Tâm trạng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên - Trên con đường cùng mẹ tới trường: háo hức, hồi hộp, bỡ ngỡ, có sự thay đổi lớn trong tình cảm và nhận thức, thấy mình đã lớn “ trang trọng và đứng đắn”. - Khi đến trường: + Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng: ngạc nhiên, thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ + Khi nhìn mọi người, các bạn: bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ, ao ước thầm, cảm thấy vụng về, lúng túng. + Lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp: hồi hộp, lo lắng, cảm thấy mình bước vào một thế giới khác. - Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên: vừa xa lạ, vừa gần gũi; vừa ngỡ ngàng vừa tự tin. => Cách diễn đạt giàu hình ảnh, cảm xúc kết hợp khéo léo tự sự, miêu tả và biểu cảm đã làm nổi bật tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. 3. Thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học + Các phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này + Thầy giáo trẻ: vui tính đầy tình thương yêu + Ông Đốc: là 1 người thầy, 1 người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, bao dung - Thể hiện tấm lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với thế hệ tương lai. III/ Tổng kết 1/ Nghệ thuật - Viết theo dòng hồi tưởng của nhân vật - Kết hợp hài hoà giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc - Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, h/ảnh so sánh độc đáo - Giọng điệu trữ tình trong sáng. 2/ Nội dung - Những kỉ niệm trong sáng, những cảm xúc mới mẻ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên. - Trong cuộc đời của mỗi người buổi tựu trường đầu tiên, kỉ niệm tuổi học trò thường được ghi nhớ mãi. * Luyện tập Bài tập 1 (TL/10) 4. Củng cố: 2p H. Những hình ảnh nào đã gợi lên trong nhân vật tôi kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? - HS TL -> GV khái quát nội dung bài tập, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 5/ Hướng dẫn học bài (1p) - Bài cũ: Về nhà học bài, thực hiện bài tập 1 trong phần HĐ vận dụng. (Làm vào vở viết văn). Viết đoạn văn trình bày cảm nhân về tâm trạng nhân vật tôi dưới hình thức sơ đồ tư duy. - Bài mới: Soạn bài 1, phần tiếp theo mục 3- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (trả lời các câu hỏi trong sgk- tr.7,8) Ngày soạn: 8/9/2020 Ngày giảng: 10,11/9/2020 Bài 1 - Tiết 3 + 4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I. Mục tiêu * Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng - Nhận ra được chủ đề của 1 văn bản - Bước đầu biết cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi - Phân tích tính thống nhất về chủ đề của bài văn mà em vừa thực hiện. - Viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về lễ khai giảng. III. Tổ chức giờ học 1. Ổn định lớp: 1p 2. Kiểm tra dầu giờ: 1p - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học *Khởi động (3p) - Mục tiêu: tạo tâm thế tiếp thu bài học mới cho HS. - HS: HĐCN 1’ TL câu hỏi sau H: Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? -> Báo cáo, chia sẻ. - GV: Dẫn vào bài mới: Khi tạo lập một văn bản cần đảm bảo được tính thống nhất về chủ đề. Vậy chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của VB? *Hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính *HĐ: Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản Mục tiêu: + Hiểu thế nào là chủ đề của VB và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. + Biết cách xây dựng một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. - HS: HĐCCL câu hỏi 3.a, TL/7 -> Báo cáo -> GV chốt. - Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học... - Ấn tượng đẹp, sâu sắc, trong sáng không thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình. - HS: HĐCN 1’ câu hỏi 3.b, TL/7 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV chốt. - HS: HĐNL 3’ câu hỏi 3.c, TL/7 - HS Báo cáo, chia sẻ -> GV KL. + Nhan đề: Nêu lên đối tượng và vấn đề chính của VB “Tôi đi học” + Quan hệ giữa các phần của VB: Các phần đều tập trung kể lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. + Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên: Được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản. - GV: Như vậy, từ nhan đề, nội dung của các phần và các câu văn, từ ngữ then chốt đều tập trung thể hiện chủ đề của VB. Và đây là một VB có tính thống nhất về chủ đề. - HS: HĐCCL câu hỏi 3.d, TL/7 -> Báo cáo -> GV chốt. - GV: Lưu ý HS tránh nhầm lẫn giữa đại ý và chủ đề văn bản. + Chủ đề: VĐ chính mà VB muồn biểu đạt + Đại ý: ý lớn hay ý chính của VB. *HĐ 3: Luyện tập - Mục tiêu: Định hướng HS cách nhận ra được chủ đề của một VB; bước đầu biết cách viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. - HS: HĐCN 5p, thực hiện yêu cầu bài tập. -> trình bày, chia sẻ -> GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung, KL. Tiết 2 * HĐ1: Khởi động (3p) - Mục tiêu: tạo tâm thế tiếp thu bài học mới cho HS. - HS: HĐCCL 3’ thực hiện yêu cầu sau: H: Cả lớp cùng hát bài “ Lớp chúng mình” và hãy chỉ ra những câu hát, hình ảnh thể hiện tính thống nhất về chủ đề của bài hát ? - HS: hát tập thể, trình bày -> chia sẻ. - GV: Câu: Lớp chúng mình rất rất vui,... Dẫn vào bài mới *HĐ2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: + HS nhận ra được chủ đề của một VB; bước đầu biết cách viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. + Bước đầu biết cách xây dựng một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. - HS: trình bày đoạn văn theo yêu cầu BT1 (đã chuẩn bị ở nhà từ tiết học trước) -> chia sẻ. -> GV: Nhận xét, chỉnh sửa cho HS, . - Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học... - Ấn tượng đẹp, sâu sắc, trong sáng không thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình. - HS: HĐCN 1’, đọc VB “Rừng cọ quê tôi” - GV: HD HS thực hiện 4 yêu cầu bên dưới - HS: HĐCN 3’ câu hỏi a,b TL/8 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL. a.Đối tượng văn bản là: Rừng cọ. Đối tượng đươc trình bày theo trình tự miêu tả. Không thể thay đổi trình tự này được vì như thế sẽ làm thay đổi đến chủ đề của văn bản. b. Chủ đề của văn bản: Hình ảnh của rừng cọ được gắn bó mật thiết với đời sống của người dân sông Thao. - Nhan đề của văn bản: “Rừng cọ quê tôi” - HS: HĐNB 3’ câu hỏi c,d TL/8 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL. c/ Chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản: - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả rừng cọ: thân cọ vút thẳng trời..., búp cọ vút dài như thanh kiếm..., lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến... - Từ ngữ, hình ảnh nói lên sự gắn bó của rừng cọ với đ/s con người: căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ..., ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ..., ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ..., chiếc chổi cọ để quét nhà..., mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ..., chị đan nón lá cọ..., rủ nhau nhặt những trái cọ về om..., câu hát về lá cọ. - HS: HĐN 3’ bài tập 3 TL/8 - Báo cáo, chia sẻ - GV KL (có thể trình chiếu dàn ý chuẩn). *TL: - Một số ý chưa hợp lí ý (c) và ý (h) không thể hiện diễn biến tâm trạng. Vì chủ thể của các cảm xúc là của nhân vật “Tôi” trong văn bản “Tôi đi học”, chủ đề là dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi”. - Các ý (b), (e) hợp với chủ đề nhưng cần thay đổi cách diễn đạt, có thể thay đổi như sau: (b) Con đường đến trường vốn quen thuộc hàng ngày nhưng “tôi” bỗng cảm thấy lạ, cảnh vật hình như cũng có nhiều đổi thay. (e) “tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn. - Chiếu các ý được sắp xếp lại. *Sắp xếp, bổ sung lại như sau: a. Cứ mùa thu về mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang. b. Cảm thấy con đường thường "đi lại lắm lần" tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi. c. Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một học sinh thực sự. d. Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi. e. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới. -GV đọc yêu cầu cho HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn, trình bày, chia sẻ. -GV NX, chiếu đoạn văn mẫu. Đoạn văn mẫu. Ngày đầu tiên bước vào lớp 1 Đối với tôi đẹp và cảm xúc nhất đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời, ngày bước vào lớp 1. Sáng sớm một buổi sáng se lạnh của mùa thu, mẹ gọi tôi dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng để đến trường. Hôm nay sao lạ lắm, tôi rất phấn khởi và cảm thấy nôn nao trong người chắc hẳn bởi vì sắp được đến lớp. Sau khi ăn sáng, mẹ mặc cho tôi một bộ quần áo trắng và chiếc cặp mới mới mẹ đã mua từ hôm trước. Mẹ chở tôi trên con đường làng uốn lượn, cảnh vật xung quanh sao hôm nay rất lạ chắc có lẽ tôi đã đi học. Đứng trường cổng trường khang trang, tôi bỗng lo sợ và có đôi chút lo lắng, mẹ xoa đầu và dặn dò vào lớp với các bạn, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học như vậy đó nhưng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo tôi suốt cuộc đời. I.Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản 1.Bài tập (TL/7) VB: Tôi đi học - Chủ đề: những kỉ niệm sâu sắc, trong sáng của của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên. - Việc thể hiện chủ đề: 2.Kết luận: - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt. - VB có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đó xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. - Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở nhan đề, trong quan hệ giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại. II. Luyện tập * Bài tập: - Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em về quang cảnh ngôi trường trong ngày đầu tiên bước chân vào trường THCS Bắc Lệnh. - Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn mà em vừa thực hiện. Tiết 2 * Bài tập 1 (TL/7) * Bài tập 2 (TL/7,8) Văn bản "Rừng cọ quê tôi" a. Đối tượng và trình tự: - Đối tượng : Rừng cọ. - Trình tự : + MB: Niềm tự hào về rừng cọ. + TB: - Vẻ đẹp của cây cọ. - Sự gắn bó của tác giả với rừng cọ. - Sự gắn bó của cây cọ với đời sống của người dân sông Thao. + KB: Tình cảm gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ. => Trình tự trên không thể thay đổi vì đó là một trình tự mạch lạc, hợp lí và chặt chẽ. b.Chủ đề : Vẻ đẹp của rừng cọ và sự gắn bó của rừng cọ đối với cuộc sống con người. c. Chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Chứng minh: Đoạn 1 : Miêu tả bộ phận của cây cọ Đoạn 2 : Sự gắn bó cây cọ vs người dân Đoạn 3 : Lợi ích cây cọ => các đoạn đều xoay quanh chủ đề hình ảnh, vai trò cây cọ vs đời sống của người dân d. Các từ ngữ thể hiện chủ đề: rừng cọ, lá cọ, thân cọ, búp cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, chiếc chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ + Các câu thể hiện chủ đề: 1. Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. 2. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. 3. Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. * Bài tập 3 (TL/8) . Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau: a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại náo nức, rộn rã, xốn xang b) Con đường đến trường trở nên lạ c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn g) Sợ hãi, lúng túng trong hàng người bước vào lớp h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò - TL: + Hệ thống dàn ý chưa phản ánh được thật chính xác diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi. + Một số ý chưa hợp lí ý (c) và ý (h) không thể hiện diễn biến tâm trạng. + Một số ý chưa đầy đủ: b,e + Bổ sung thêm tâm trạng nhân vật tôi trong lớp học. Bài tập: Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên của mình, viết đoạn văn khoảng 100 từ 4/ Củng cố: (3p) - GV HD HS trả lời câu hỏi đặt ra trong phần khởi động. H: Qua bài học, em hiểu chủ đề là gì? Một văn bản như thế nào là có tính thống nhất về chủ đề ? H: Qua các bài tập trên, theo em khi tạo lập một VB cần chú ý những gì để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề? + Phải xác định rõ đối tượng và vấn đề của VB sẽ tạo lập. + Khi lập ý, phải lựa chọn các ý cho tập trung sát với chủ đề và sắp sếp dàn ý theo trình tự thích hợp. + Cân nhắc các từ ngữ, câu văn thể hiện rõ chủ đề. + Dựng các đoạn, phần của VB cho thống nhất làm nổi bật chủ đề chính. 5/ Hướng dẫn học bài (2p) - Bài cũ: Về nhà học bài, nắm vững kĩ năng tạo lập văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Làm bài tập 1,2 trong phần HĐ vận dụng và hoạt động tìm tòi mở rộng. - Bài mới: Soạn bài 2 – Trong lòng mẹ: Đọc kĩ văn bản,tìm hiểu chú thích, tóm tắt, chia bố cục, trả lời các câu hỏi mục 2/TL13. Một số đoạn văn ngắn kể về ngày khai trường đáng nhớ của em hay Đoạn văn 1 - Buổi học đầu tiên vào lớp 1 Tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm đó, khi vừa bước vào trường, mọi thứ thật là đẹp và lộng lẫy. Bao nhiêu là cờ, là hoa và bao nhiêu là thầy cô với bạn bè, thật là đông vui nhộn nhịp như một ngày hội vậy! Tôi tiến đến hàng ghế lớp mình cùng với bao bạn bè mới với một niềm vui khôn xiết lẫn một chút rụt rè. Điều mà tôi nhớ nhất đén tận ngày hôm nay là tôi đã nhận nhầm lớp của mình chỉ vì mải chơi. Mọi người biết vì sao không? Đó là khi vừa kết thúc buổi khai giảng ở trường, tôi với mấy đứa bạn chạy lên sân khấu để chơi. Khi tôi và mấy đứa bạn thấy mọi người đã vào hết lớp của mình rồi thì chúng tôi nháo nhát chạy về lớp học. Trong lúc chạy về lớp, chúng tôi rất sợ, sợ rằng cô giáo sẽ mắng. Chỉ vì chúng tôi hơi bị hoảng nên đã chạy nhầm vào lớp 1B mà trong khi đó chúng tôi học lớp 1A. Vừa chạy vào lớp, cô giáo lớp 1B hỏi chúng tôi là học sinh lớp mấy, học cô giáo nào mà sao chạy nhầm vào lớp của cô. Lúc đó, chúng tôi mặt đỏ tía tai, xấu hổ đến nỗi chẳng dám quay xuồng lớp. Rồi cô giáo cũng nhẹ nhàng rắt tay chúng tôi về lớp, về đến lớp củ mình, chúng tôi thật vui và đã học được một bài học quý giá đến tận ngày hôm nay. Đoạn văn 2 - Ngày đầu tiên bước vào lớp 1 Đối với tôi đẹp và cảm xúc nhất đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời, ngày bước vào lớp 1. Sáng sớm một buổi sáng se lạnh của mùa thu, mẹ gọi tôi dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng để đến trường. Hôm nay sao lạ lắm, tôi rất phấn khởi và cảm thấy nôn nao trong người chắc hẳn bởi vì sắp được đến lớp. Sau khi ăn sáng, mẹ mặc cho tôi một bộ quần áo trắng và chiếc cặp mới mới mẹ đã mua từ hôm trước. Mẹ chở tôi trên con đường làng uốn lượn, cảnh vật xung quanh sao hôm nay rất lạ chắc có lẽ tôi đã đi học. Đứng trường cổng trường khang trang, tôi bỗng lo sợ và có đôi chút lo lắng, mẹ xoa đầu và dặn dò vào lớp với các bạn, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học như vậy đó nhưng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo tôi suốt cuộc đời. Xem thêm tại: Cảm nghĩ ngày đầu tiên tới trường THCS - Mẫu 4 Ngày khai trường năm nay, tôi đã bước vào một môi trường mới. Đó là ngôi trường cấp 2 (tên trường) mà tôi hằng mong ước sẽ được học tập. Ngày khai trường của một học sinh lớp sáu - học sinh đầu cấp với tôi là trọng đại vô cùng: Tôi dường như đã trưởng thành hơn một bậc. Điều ấy khiến tôi cảm thấy sung sướng, hồi hộp và háo hức mong chờ. Nhưng khi đứng trước cánh cổng trường cao rộng, trước một khung cảnh nhộn nhịp tiếng nói cười, tôi lại có chút lo âu. Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên. Trống ngực đập mạnh, tôi hồi hộp chờ đợi những điều tiếp theo Rồi cũng đến lượt lớp tôi diễu hành, tiếng nhạc rộn rã, tiếng vỗ tay rào rào. Khi đi qua trước lễ đài, tôi có cảm giác cả trường đang nhìn vào chúng tôi: các thầy cô giáo, các vị khách mời, các anh chị lớp trên Không khí tưng bừng, sự chào đón nồng nhiệt của mọi người khiến tôi sung sướng. Học sinh lớp sáu như chúng tôi như là niềm mong đợi, hy vọng tiếp bước các anh chị lớp 9. Sau khi lễ diễu hành kết thúc, dù đã trở về và ngồi lặng im trong hàng của mình, tôi vẫn bị không khí náo nức tưng bừng của ngày khai trường làm cho hồi hộp, thích thú. Những lời phát biểu, những tiết mục văn nghệ đem lại cảm giác vui tươi, rộn ràng. Tôi không thể quên tiếng trống khai trường. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe; nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Tôi hiểu rằng, trong giờ phút ấy, ai cũng nghĩ đến một
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc