Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 133+134

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 133+134

I. Đặc điểm của văn bản thông báo.

- Người viết thông báo : phó hiệu trưởng (1), liên đội trưởng (2).

- Người nhận: GVCN (1), các chi đội (2).

- Mục đích: GVCN, các chi đội biết để thực hiện, tham gia.

- Nội dung: Là những thông tin cụ thể, (Từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, người quan tâm biết.)

- Thể thức: Tuân thủ theo thể thức hành chính, ( Tên cơ quan, số công văn, tiêu ngữ, tên văn bản, người nhận ,người gửi, chức vụ).

II. Cách làm văn bản thông báo.

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo.

- Tình huống b, c cần viết bản thông báo( nếu có đại biểu thì cần phải có giấy mời (2).

2. Cách làm văn bản thông báo.

* Phần mở đầu.

- Tên cơ quan chủ quản, đơn vị trực thuộc( góc trên bên trái).

- Quốc hiêuh, tiêu ngữ ( góc trên bên phải)

- Địa điểm thời gian làm thông báo ( góc bên phải).

- Tên văn bản ( ghi chính giữa)

* Nội dung thông báo.

- Là những thông tin cụ thể cần thông báo.

* Phần kết thúc.

- Nơi nhận ( ghi phía dưới bên trái)

- Kí tên, họ tên, chức vụ của người thông báo.

* Chú ý:

- Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.

- Giữa các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm thời gian, tên văm bản cần cách nhau một dòng.

- Khi viết cần cân đối trang giấy.

 

docx 6 trang thucuc 3430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 133+134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 133 Tuần 34 TÊN BÀI HỌC:
LUYỆN TẬP VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Ngữ văn 8 - Thời lượng: 01 tiết
 I.Ôn tập lí thuyết:
- Tường trình: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Phần mở đầu: Ghi quốc hiệu(Tiêu ngữ)
+ Địa điểm thời gian làm tường trình
+ Tên văn bản.
- Nội dung: 
+ Người viết .
+ Người nhận.
+ Nội dung bản tường trình : thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả 
( Chặt chẽ, chân thực và khách quan)
- Phần cuối: 
+ Đề nghị hoặc cam đoan.
+ Kí ghi rõ họ tên
II. Luyện tập:
Bài tập 1.
Cả ba trường hợp a, b, c đều không cần phải viết bản tường trình vì:
 b.Cần viết bản kiểm điểm nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
 c.Có thể viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị, những ai phải làm những việc gì cho đại hội chi đội.
 d. Cần viết bản báo cáo công tác của chi đội gửi cô tổng phụ trách.
 -> Chỗ sai của a, b, c là người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào thì cần viết văn bản tường trình.
2. Bài tập 2.
- Trình bày với các chú ở đồn công an về vụ chạm xe máy mà bản thân em chứng kiến.
- Tường trình với cô giáo chủ nhiệm vì buổi nghỉ học đột xuất hôm qua để cô hiểu và thông cảm 
3. Bài tập 3.Từ việc em làm mất một quân cờ trong bộ cờ vua của nhà trường, trong tiết học thể dục , em hãy viết tường trình gửi lên cô giáo phụ trách thiết bị để trình bày rõ sự việc.
 * Yêu cầu: Viết một văn bản tường trình về một sự việc hợp lý.
 * Dặn dò: Học bài và nghiên cứu tìm hiểu trước về bài : Văn bản Thông báo và luyện tập về văn bản Thông báo
Tiết 134,135 Tuần 34 TÊN BÀI HỌC:
 VĂN BẢN THÔNG BÁO, LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG BÁO
Ngữ văn 8 - Thời lượng: 02 tiết
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
- Người viết thông báo : phó hiệu trưởng (1), liên đội trưởng (2).
- Người nhận: GVCN (1), các chi đội (2).
- Mục đích: GVCN, các chi đội biết để thực hiện, tham gia.
- Nội dung: Là những thông tin cụ thể, (Từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, người quan tâm biết.)
- Thể thức: Tuân thủ theo thể thức hành chính, ( Tên cơ quan, số công văn, tiêu ngữ, tên văn bản, người nhận ,người gửi, chức vụ).
II. Cách làm văn bản thông báo. 
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo.
- Tình huống b, c cần viết bản thông báo( nếu có đại biểu thì cần phải có giấy mời (2).
2. Cách làm văn bản thông báo.
* Phần mở đầu.
- Tên cơ quan chủ quản, đơn vị trực thuộc( góc trên bên trái).
- Quốc hiêuh, tiêu ngữ ( góc trên bên phải)
- Địa điểm thời gian làm thông báo ( góc bên phải).
- Tên văn bản ( ghi chính giữa)
* Nội dung thông báo.
- Là những thông tin cụ thể cần thông báo.
* Phần kết thúc.
- Nơi nhận ( ghi phía dưới bên trái)
- Kí tên, họ tên, chức vụ của người thông báo.
* Chú ý: 
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
- Giữa các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm thời gian, tên văm bản cần cách nhau một dòng.
- Khi viết cần cân đối trang giấy.
* Ghi nhớ : SGK (Trang 143)
III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1. 
a. Thông báo
b. Báo cáo.
c. Thông báo.
2. Bài tập 2.
* Những chỗ sai. 
- Không có số công văn , thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra 
---HẾT ---
Tiết 136,137,138,139 – Tuần 34,35
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH, 
THẮNG CẢNH, LỄ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG
Thời gian thực hiện : 04 tiết
I. Trình bày nội dung đã chuẩn bị :
- Lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp lắng nghe, đại diện nhóm nhận xét, bổ sung kết quả thảo luận (nếu cần)
-Dự kiến sản phẩm:
* Dàn bài:
1. Mở bài:
 Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh (sử dụng câu nêu định nghĩa, khái quát)
2. Thân bài:
 - Vị trí địa lí, diện tích (nên dựa vào các tài liệu và nêu nguồn tài liệu)
 - Nguồn gốc, truyền thuyết .tạo nên di tích, thắng cảnh, lễ hội (nêu tóm tắt nội dung)
 - Lịch sử hình thành và phát triển .của di tích, thắng cảnh, lễ hội ( thời gian ra đời, được xây dựng, tôn tạo ..) 
 - Các thành phần của di tích, thắng cảnh, lễ hội (cấu trúc cảnh quan; các phần của lễ hội, thời gian thực thi, tiến hành lễ-hội)
 - Ý nghĩa lịch sử, văn hóa
 - Giá trị du lịch, kinh tế, tiềm năng phát triển 
3. Kết bài:
 Suy nghĩ, nhận định, đánh giá .về đối tượng được trình bày (bảo tồn, phát huy ..giá trị tinh thần, vật chất .)
II. Luyện nói trên lớp
 1. Tham khảo bài thuyết minh về nhà đày BMT
Nhà đày Buôn Ma Thuột bản hùng ca đầy tự hào của dân tộc
 Tìm về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, minh chứng cho những tội ác của Đế quốc – Thực dân, nơi giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, nơi tỏa sáng của những tấm lòng yêu nước.
 Nhà đày Buồn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố chừng 1 km về phía Đông Nam, di tích lịch sử này là minh chứng cho những tội ác của thực dân Pháp trong suốt những năm từ 1930 đến 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột được gọi theo một tên gọi do thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột.
 Năm 1930 – 1931 chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người làm cách mạng, những Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản. Nơi đây chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm tù, được xếp vào danh sách những kẻ nguy hiểm đối với thực dân Pháp. Thời đó những tù nhân lãnh những án nặng sẽ bị đi đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, những vùng hải đảo, thậm trí bị đưa tới những nước thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và trong đó có những nhà đày như nơi này được xây dựng để giam giữ và tra tấn tù nhân.
 Được xây dựng trên một diện tích đất rộng chừng 2 hecta, với tường bao xung quanh được xây cao tới 4 m, dày 40 cm rất kiên cố. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể được xây, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm. Bên cạnh đó, là các khu vực khá như nhà kho, bàn giấy, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn. Kiểu thiết kế này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này sẽ tận dụng được tối đa diện tích, cũng như giúp quản lý chặt chẽ được hoạt động của tù nhân.
 Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng khá đơn giản với phần khung nhà được làm bằng gỗ, tường được đắp từ đất bùn trộn rơm, bên trong là lõi tre, phần ngoài cùng được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái lợp lá. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đấy ngày một nhiều. Chính vì thế, nhà đày này đã được cho xây dựng lại kiên cố hơn với tường gạch, mái ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau, xảy ra vụ vượt ngục của tù nhân nên công trình này được trùng tu và trở lên kiên cố hơn.
 Sau kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi kết thúc bằng chiến thằng Điện Biên Phủ năm 1954. Mỹ nhảy vào Việt Nam thế chỗ Pháp với những âm mưu, thủ đoạn, tinh vi, hiện đại hơn. Nhà đày Buôn Ma Thuật tiếp tục được đưa vào sử dụng với nhiều công trình được xây mới nhằm tạo sự phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Quân đội Mỹ đã cho xây một bức tường ngăn đôi nhà đày, một bên sẽ làm kho chứa quân nhu, phần còn lại làm khu cải huấn, hai cổng mới ở phía Tây cũng được mở. Ngoài ra, một số công trình như: nhà Nguyện, phòng biệt giam, nhà lao nữ, nhà Quốc thái dân an cũng được xây thêm.
 Di tích lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột còn được nhắc đến với tên gọi nhà phạt. Nơi đây cũng giống như bao nhà tù trên khắp nước Việt Nam, nó không những là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác tàn độc của Đế quốc – Thực dân, mà nơi đây còn được coi như một ngôi trường lớn đã tạo lên những người chiến sĩ cách mạng kiên trung cho đất nước.
Vùng đất này xưa kia rất hoang vu, khí hậu khắc nghiệt có thể nói là chốn “rừng thiêng nước độc”, địa hình rừng núi đan xen ao hồ, sông suối rất phức tạp nên hầu như không có người dân sinh sống tại đây. Thế nhưng tại chính nơi đây Thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù này để giam giữ và cô lập họ. Điểm đặc biệt của nhà giam này nằm ở việc các tù nhân sẽ phải tự xây nhà tù cho chính mình. Với 6 dãy nhà lao, các tù nhân sẽ được chia thành các khu tùy vào mức án nặng hay nhẹ.
 Ngày nay, những du khách đến tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột không phải vì những cảnh đòn roi, tra tấn dã man mà đến đây du khách sẽ cảm nhận được ý chí đấu tranh kiên trung, bất khuất của những người tù Cộng sản từng bị giam giữ nơi đây. Và cũng chính “địa ngục trần gian” đã từng là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước như đồng chí Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Võ Chí Công, Tố Hữ, Hồ Tùng Mậu 
Sau nhiều lần trùng tu, nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành một trong những địa điểm thăm quan hấp dẫn của Đắk Lắk. Các phòng giam hiện nay là nơi trưng bày những hình ảnh và một số hiện vật giúp du khách có thể hình dung một cách rõ nét hơn về những năm tháng gian khổ, nhưng hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng nơi đây.
III. HS trình bày bài đã chuẩn bị cho các bạn và GV nghe.
IV. Nhận xét góp ý.
V. Vận dụng: Hãy viết bài văn giới thiệu về lễ hội nơi em ở.
-GV gợi ý HS trình bày:
-HS viết bài văn theo yêu cầu .
- GV đánh giá mức độ hoàn thành bài học.
* Dặn dò: Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8
*************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_133134.docx