Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 14, Bài 1: Nói và nghe trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) - Năm học 2023-2024 - Phạm Thị Kiều Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 14, Bài 1: Nói và nghe trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) - Năm học 2023-2024 - Phạm Thị Kiều Hương

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực đặc thù:

- Trong tư cách người nói, HS trình bày được các thông tin cơ bản về cuốn truyện lịch sử, sẵn sàng trao đổi với người nghe để làm sáng tỏ những nội dung còn chưa rõ.

- Trong tư cách người nghe, HS nắm bắt các thông tin chính của bài nói, biết nhận xét về chất lượng bài nói (nội dung và cách trình bày), trao đổi để rút kinh nghiệm cách xác thực hiện bài nói theo yêu cầu của bài.

b. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết.

2. Phẩm chất:

- Biết lắng nghe, tôn trọng những câu chuyện lịch sử, nhận thức được những bài học từ thời đại mang lại.

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

docx 10 trang Lệ Giang 18/01/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 14, Bài 1: Nói và nghe trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) - Năm học 2023-2024 - Phạm Thị Kiều Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Kiều Hương
Ngày soạn: 17/9/2023

	Tiết 14 – Bài 1: NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY BÀI GIỚI THIỆU NGẮN VỀ MỘT CUỐN SÁCH
(CUỐN TRUYỆN LỊCH SỬ )
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù:
- Trong tư cách người nói, HS trình bày được các thông tin cơ bản về cuốn truyện lịch sử, sẵn sàng trao đổi với người nghe để làm sáng tỏ những nội dung còn chưa rõ.
- Trong tư cách người nghe, HS nắm bắt các thông tin chính của bài nói, biết nhận xét về chất lượng bài nói (nội dung và cách trình bày), trao đổi để rút kinh nghiệm cách xác thực hiện bài nói theo yêu cầu của bài.
b. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết.
2. Phẩm chất:
- Biết lắng nghe, tôn trọng những câu chuyện lịch sử, nhận thức được những bài học từ thời đại mang lại.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án: word + powerpoint; sách giáo khoa; sách giáo viên
- Tivi, máy tính
- Giấy rôki, bút dạ.
- Bảng kiểm.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Vở ghi, sách giáo khoa, sách bài tập Ngữ văn 8
- Soạn bài theo hướng dẫn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học.
b. Tổ chức thực hiện: 
 Trò chơi: Bức tranh bí mật
- GV nêu nội dung trò chơi: Chúng ta sẽ thực hiện một trò chơi với tên gọi là Bức tranh bí mật. Nhiệm vụ của các em là khi lật mở một bức tranh, hãy giới thiệu nhanh hiểu biết của em về nhân vật trong bức tranh nhìn thấy. Bạn nào đoán được nội dung bức tranh bí mật chính sẽ được một phần quà.
Hình ảnh trung tâm:
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn
*GỢI Ý ĐÁP ÁN:
- Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc thời nhà Lý, nước Đại Việt. Cách đây 942 năm, vào mùa Xuân năm 1077, trên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu), xã Tam Giang, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), ông đã chỉ huy trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Đại Việt đánh bại đại quân nhà Tống, do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy, làm thất bại hoàn toàn cuộc xâm lược của nhà Tống.
-Yết Kiêu, tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), sinh ra trong gia đình ngư dân nghèo và cha mất sớm, nên ngay từ thuở nhỏ, Yết Kiêu đã rất vất vả mò cua bắt ốc mưu sinh. Chính vì thế nên ông bơi lội rất giỏi. Trong ba cuộc chiến chống quân Nguyên Mông hào hùng, Yết Kiêu đã dùng tài bơi lội của mình đục thủng đánh chìm nhiều thuyền địch, khiến cho giặc Nguyên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ chìm thuyền, lập bao chiến công hiển hách, đóng góp to lớn cho chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân Nguyên. Để báo đáp công lao của Yết Kiêu, vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân. Ông đã được nhân dân và vua quan nhà Trần gọi là Yết Kiêu (tên một loài cá lớn ngày xưa).
- Lê Hoàn - Lê Đại Hành ( 941 – 1005), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Lê Hoàn cai trị Đại Cồ Việt nổi bật với việc phát triển nông nghiệp và đánh bại Chiêm Thành, đánh dẹp các tộc người ở biên giới, khiến họ phải quy phục triều đình. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: “Vua trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, Bắc Nam vô sự.”
Hình ảnh trung tâm: Bức tranh bí mật được lật mở chính là hình ảnh về những tác phẩm viết về những anh hùng của dân tộc Việt Nam, đó chính là dấu ấn câu chuyện lịch sử. Gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc ta qua những thời kỳ dựng nước và giữ nước.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào bài học.
 GV kết nối vào bài học: Những câu chuyện lịch sử là hiện thân của những thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Bên cạnh những văn bản chúng ta đã được học trong chương trình thì có rất nhiều tác phẩm truyện lịch sử mà các em cần tìm hiểu để biết rõ hơn. Bởi nó không chỉ giúp các em có góc nhìn về lịch sử dân tộc mà còn giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm cũng như tình yêu đối với quê hương, đất nước mình. Vì lẽ đó, bài học hôm nay các em sẽ học cách trình bày,bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách – cuốn truyện lịch sử.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu: Xác định được mục đích nói và người nghe; biết chuẩn bị những nội dung cần nói và luyện nói; trình bày được một bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử )
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
1. Trước khi nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Trước khi nói, GV nêu yêu cầu cho HS xác định:
? Mục đích nói và người nghe là ai?
*GV hướng dẫn HS các bước chuẩn bị:
- Định hướng lựa chọn cuốn sách để trình bày 
GV giới thiệu cho HS đọc và lựa chọn được những câu chuyện có các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử quen thuộc, các em đã từng được biết trong học tập và ngoài đời.
- Tập luyện: GV hướng dẫn HS khi tập luyện một mình ( có thể nói một mình trước gương) hoặc theo nhóm đều cần chú ý cách sắp xếp dàn ý một bài nói trình bày, giới thiệu về một cuốn sách.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung cho bài nói như hướng dẫn trong SGK.
( HS thực hiện phần này theo nhóm. Thời gian thảo luận trong nhóm 5 phút)
- GV lưu ý HS trong thời gian tập luyện cần điều chỉnh dung lượng bài nói cho phù hợp với thời gian quy định, đồng thời cần chú ý cách sử dụng ngữ điệu nói, cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt để tăng sức thuyết phục cho bài nói của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, theo dõi SGK lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS khác nghe, góp ý.
- GV quan sát, khuyến khích, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS hoàn thiện sự chuẩn bị bài nói vào trong vở; tập trình bày bài nói trước nhóm.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
1.1 Chuẩn bị
a. Xác định mục đích nói và người nghe
- Mục đích nói: Thông tin cơ bản về một cuốn truyện lịch sử, khơi gợi hứng thú với người nghe và khuyến khích họ tìm đọc tác phẩm. 
- Người nghe: Những người yêu thích truyện lịch sử hoặc quan tâm đến cuốn truyện lịch sử được giới thiệu.
b. Chuẩn bị nội dung cho bài nói
Phương án 1: Trình bày bài nói trên cơ sở bài viết đã thực hiện. 
+ Cần tóm lược nội dung bài viết thành dàn ý, nói đầy đủ các phần. 
+ Ghi chú những điểm nhấn mạnh trong cách mở đầu, triển khai và kết luận để gây ấn tượng cho người nghe.
+ Cần lưu ý chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói. 
+ Ghi những từ ngữ câu văn quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày (Câu giới thiệu cuốn truyện, các từ ngữ thể hiện đúng thông tin về cuốn truyện, những câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của em đối với những khía cạnh gây ấn tượng của cuốn truyện...). 
Phương án 2: Chưa có bài viết giới thiệu về cuốn truyện thì em cần tìm đọc một số cuốn truyện lịch sử và lựa chọn câu chuyện em cảm thấy hứng thú nhất. 
- Trong sách giáo khoa giới thiệu một số tác phẩm như: Tiêu Sơn tráng sĩ của Khải Hưng; Đêm hội Long Trì, An Tư của Nguyễn Huy Tưởng; Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng; Trên Sông truyền hình, Người Thăng Long của Hà Ân...
 - Sau khi chọn được truyện thì lập dàn ý theo một số ý cơ bản sau:
+ Giới thiệu chung về cuốn truyện (tên truyện, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang...)
+ Giới thiệu nội dung của cuốn truyện (thời kỳ lịch sử, tóm lược cốt truyện, các sự kiện gắn với nhân vật chính và những nhân vật liên quan ).
+ Nhận xét ngắn gọn một số nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện ( sự hấp dẫn của cách kể, cách khắc họa nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại )
+ Nêu một vài suy nghĩ của em về cuốn truyện.
1.2 Tập luyện
- HS nói một mình trước gương.
- HS nói trước nhóm/tổ.
 2. Trình bày bài nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ: Trình bày bài nói cần chú ý điều gì khi mở đầu, khi triển khai, khi kết luận?
- GV phân công nhiệm vụ cho HS: Từ kết quả chuẩn bị ở nhà của HS, GV cho HS tự đăng kí hoặc từng nhóm cử đại diện tham gia trình bày cuốn sách. 
- GV hướng dẫn cách thức kể chuyện: GV yêu cầu người trình bày đứng ở vị trí bao quát toàn bộ lớp học. Không cần giới thiệu dài dòng, tập trung vào dàn ý đã có.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện HS các nhóm lên trình bày trước lớp. ( Mỗi đại diện nhóm trình bày bài nói trong thời gian không quá 5 phút)
- Các nhóm HS khác lắng nghe, ghi chép, góp ý, dự kiến nội dung cần góp ý, trao đổi.
- GV quan sát, khuyến khích, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện HS trình bày bài nói
- HS khác nêu vấn đề cần trao đổi.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
1.1 Yêu cầu bài nói:
- Mở đầu: 
+ Biết tạo không khí, thu hút chú ý của người nghe.
+ Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
- Triển khai: 
+ Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động, sáng tạo, có tương tác với người nghe, 
+ Trình bày các nội dung chính nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
- Kết luận: 
Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.
1.2. Lưu ý: 
- Trình bày cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình ), thể hiện các thông tin một cách chính xác. 
- Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ 
 3. Sau khi nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho các em trao đổi để rút kinh nghiệm về bài nói , tập trung trả lời một số câu hỏi sau: 
1/ Các thông tin chung về cuốn truyện đã được giới thiệu rõ ràng chưa?
2/ Nội dung bài nói đã làm rõ được những thông tin quan trọng về nội dung và nghệ thuật của cuốn truyện chưa?
3/ Cảm xúc, suy nghĩ của người nói về cuốn truyện được thể hiện như thế nào? 
4/ Việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, khả năng tương tác với người nghe đạt ở mức độ nào? 
5/ Người nghe có thái độ như thế nào? Có nắm bắt được nội dung bài nói và nêu được ý kiến trao đổi không?
- GV cho HS đánh giá bài nói của bạn hoặc của mình vào bảng kiểm. ( phần phụ lục)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá hoạt động nói của bạn theo bảng kiểm
- HS quan sát hành động nói của bạn và ghi nhận xét ra giấy.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
- HS nhận xét, đánh giá hoạt động nói của bạn theo bảng kiểm
- HS thực hiện hành động nói trình bày ý kiến của mình trước những ý kiến phản bác (nếu cần) 
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét hoạt động nói của HS, tuyên dương, khích lệ HS và kết nối sang hoạt động sau.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Tổ chức thực hiện: 
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Chọn một cuốn truyện lịch sử khác và làm video giới thiệu cuốn truyện đó
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ ( ở nhà)
Bước 3: Báo cáo kết quả 
- HS báo cáo kết quả ( vào giờ học sau)
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung 
Hs quay video
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức nội dung của bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Mỗi cá nhân tìm đọc thêm một cuốn sách (truyện lịch sử) và viết bài giới thiệu về cuốn sách đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ 
- GV quan sát, theo dõi
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS báo cáo kết quả 
- HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 
HS trình bày bài giới thiệu về cuốn sách

*Phụ lục:
BẢNG KIỂM
BÀI NÓI GIỚI THIỆU NGẮN VỀ MỘT CUỐN SÁCH 
(CUỐN TRUYỆN LỊCH SỬ )
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Trình bày đầy đủ các phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc.


Có những cảm nhận về cuốn sách và nội dung, nghệ thuật của cuốn sách.


Trình bày gọn, tường minh về cuốn sách.


Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.


Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.


Bảo đảm thời gian quy định.


* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tự hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm bài nói nghe theo góp ý của thầy cô, bạn bè;
Tự học ở nhà nội dung các bài tập củng cố, mở rộng, thực hành đọc trong SGK, tr.34, tr35 ( GV hướng dẫn để HS tự học)
Soạn bài: Thu điếu
 Kí duyệt, ngày 18 tháng 9 năm 2023
 HIỆU TRƯỞNG
 (Đã kí)
 Vũ Thị Huế

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_14_bai_1_noi_va_nghe_trinh_bay_ba.docx