Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23: Thực hành Tiếng Việt Nghĩa của từ, biện pháp tu từ - Năm học 2022-2023
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học về biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh, điệp ngữ.
- HS xác định được nghĩa của một số từ ngữ được sử dụng trong bài thơ : Gặp lá cơm nếp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt:
- HS suy nghĩ nhận biết nghĩa của từ, phân tích được nghĩa của từ được sử dụng trong câu văn, đoạn văn; nhận biết đặc điểm, chức năng nêu tác dụng của các biện pháp tu từ để hoàn thành các bài tập.
3. Phẩm chất:
- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án: word + powerpoint ; sách giáo viên
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
Soạn : 6/10/2022 Dạy : 13/10/2022 Tiết 23 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT ( NGHĨA CỦA TỪ, BIỆN PHÁP TU TỪ ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học về biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh, điệp ngữ. - HS xác định được nghĩa của một số từ ngữ được sử dụng trong bài thơ : Gặp lá cơm nếp. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt: - HS suy nghĩ nhận biết nghĩa của từ, phân tích được nghĩa của từ được sử dụng trong câu văn, đoạn văn; nhận biết đặc điểm, chức năng nêu tác dụng của các biện pháp tu từ để hoàn thành các bài tập. 3. Phẩm chất: - Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án: word + powerpoint ; sách giáo viên - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kết nối, tạo hứng thú cho HS, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Tổ chức thực hiện: - GV gợi vấn đề cho HS suy nghĩ trình bày: 1) Tại sao chúng ta cần phải nắm vững nghĩa của từ? Muốn hiểu nghĩa của từ em cần dựa vào đâu? 2) Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong văn, thơ có tác dụng như thế nào? - HS trình bày hiểu biết; HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV bổ sung, tuyên dương bài làm tốt. *Gợi ý: 1) Nắm vững nghĩa của từ giúp ta đọc đúng và viết đúng, không bị nhầm lẫn, đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp; muốn hiểu nghĩa của từ, cần dựa vào từ điển, hoặc đặt từ vào trong văn cảnh (chú ý đến những từ đứng xung quanh nó). 2) Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong văn chương làm tăng khả năng diễn đạt, tạo ấn tượng, làm cho câu văn câu thơ gợi hình gợi cảm, lời ít ý nhiều. -> GV Như vậy việc hiểu nghĩa của từ và các biện pháp tu từ, có vai trò vô cùng to lớn đối với việc học tập tìm hiểu các tác phẩm văn học cũng như đọc hiểu văn bản để làm tốt điều này chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay: Tiết 23 :THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGHĨA CỦA TỪ, BIỆN PHÁP TU TỪ HOẠT ĐỘNG 2: I . LÍ THUYẾT a. Mục tiêu: Củng cố giúp HS - Nhận biết được nghĩa của từ; - Nhận biết và hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ. b. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm NV 1. Giải thích nghĩa của từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia nhóm học tập GV cho HS làm việc theo nhóm trên cơ sở đã chuẩn bị cá nhân ở nhà Phiếu HT số 1. 1) Tìm nghĩa của từ “xuân” và phân biệt đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển. 2) Nêu cách giải thích nghĩa của từ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận và thực hiện. - HS trao đổi suy nghĩ, hoàn thành vào phiếu HT. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời miệng, trình bày kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định - HS nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ĐƯA ĐÁP ÁN 1. Giải thích nghĩa của từ Ví dụ Nghĩa của từ Khái niệm Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh) Nghĩa gốc: “mùa xuân” chỉ mùa bắt đầu của một năm. ( DT) Là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển: “càng xuân” để chỉ sự tươi trẻ. (TT) Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Cách giải thích nghĩa của từ Cách 1: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Cách 2: Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. NV 2. Nhận biết các biện pháp tu từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS làm việc theo nhóm hoàn thành Phiếu HT số 2. Nhiệm vụ: 1)Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu thơ. 2) Nêu khái niệm, tác dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận và thực hiện. - HS trao đổi suy nghĩ, hoàn thành vào phiếu HT. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời, trình bày kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định - HS nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Nhận biết các biện pháp tu từ Ví dụ Biện pháp tu từ Khái niệm (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) So sánh: “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa” - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (2) Kiến hành quân . (Trần Đăng Khoa, Mưa) Nhân hoá: “hành quân” vốn là hành động của con người được gán sang chỉ hành động của “kiến” - Nhân hoá là sử dụng những từ ngữ vốn có được dùng để gọi, tả người để gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, nhằm tạo ra sự gần gũi, tình cảm thân thiện. (3) Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ. (Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa) Điệp ngữ: lặp lại từ “nghe” - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. HOẠT ĐỘNG 3: II. THỰC HÀNH 1. Tìm hiểu nghĩa của từ a. Mục tiêu: HS biết nhận diện nghĩa của từ và cái hay của nghĩa từ trong văn bản. b. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS theo dõi, đọc thầm bài 1, 2 3, 4, trang 47 GV chia lớp thành 4 nhóm học tập, phân công nhiệm vụ: - Nhóm 1: hoàn thành bài tập 1 Nhận xét về cách dùng từ “gặp” trong nhan đề bài thơ “Gặp lá cơm nếp”? - Nhóm 2: hoàn thành bài tập 2 1) Nêu nghĩa phổ biến của từ “thơm” vẫn thường dùng trong giao tiếp hằng ngày; 2) Tìm nghĩa được nhà thơ sử dụng trong dòng cuối của khổ thơ. - Nhóm 3 : hoàn thành bài tập 3 Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao? - Nhóm 4 : hoàn thành bài tập 4 Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS: suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu theo sự phân công. - GV : quan sát, hướng dẫn tháo gỡ nếu HS gặp khó khăn + Nhóm 1: - GV : Để tìm ra cái hay của cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp, HS cần tìm những từ có thể thay thế từ “gặp” trong nhan đề, phân tích ý nghĩa của từng từ. Từ đó tìm ra cái hay của từ mà tác giả đã dùng. - GV gợi ý từ có thể thay thế từ gặp như thấy, sau đó yêu cầu HS phân tích sự khác nhau giữa thấy và gặp. + Thấy có nghĩa là nhận biết được bằng mắt; + Gặp có nghĩa là giáp mặt, tiếp xúc với nhau. + Nhóm 2 : 1) Nêu nghĩa phổ biến của từ “thơm” vẫn thường dùng trong giao tiếp hằng ngày; 2) Tìm nghĩa được nhà thơ sử dụng trong dòng cuối của khổ thơ. + Nhóm 3 : + Nhóm 4: GV gợi ý : Chú ý mối quan hệ giữa các từ “mẹ già”, “ và”, “đất nước”, “ chia đều” Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS đại diện từng nhóm trình bày . HS nhóm nào nhanh, chính xác sẽ được khen. Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, đánh giá; - Giáo viên nhận xét, đánh giá, lưu ý: -> Việc tác giả dùng từ “gặp” trong nhan đề Gặp lá cơm nếp là hợp lí vì từ “gặp” thể hiện tình cảm, thái độ của người lính đối với lá cây cơm nếp. Anh không đơn thuần trông thấy một vật vô tri giác mà như được tiếp xúc với một con người - một người bạn cũ. Trong từ gặp mà tác giả giả dùng có chứa đựng cả cảm xúc vui mừng, trìu mến. Bài tập 1/tr.47: + Gặp có nghĩa là giáp mặt, tiếp xúc với nhau. Tác giả dùng từ “gặp” để thể hiện tình cảm, thái độ vui mừng, trìu mến của người lính. Gặp lá cây cơm nếp như gặp lại người bạn cũ. Bài tập 2/tr.47: - Từ “thơm”: + “thơm”: có nghĩa là có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. + Trong dòng cuối của khổ thơ, từ “thơm” không còn đơn thuần chỉ mùi hương dễ chịu - đối tượng cảm nhận của khứu giác nữa – mà đã trở thành một biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình trìu mến theo mỗi bước chân của người lính. Bài tập 3/tr.47: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... nghĩa của mùi vị trong những trường hợp này vừa có nét giống, vừa có nét không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương. Vì: - Giống: mùi vị quê hương bao gồm mùi vị thức ăn, trái chín, nước giải khát,... - Khác: thức ăn, trái chín, nước giải khát là những sự vật (đồ ăn, thức uống) xác định cụ thể, có mùi vị cụ thể, thực chất. Còn mùi vị quê hương là một khái niệm trừu tượng, không phải đồ ăn. Mùi vị quê hương là cách chuyển đổi cảm giác để nói về những đặc trưng của quê hương ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác). - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung: Cách kết hợp từ ngữ đặc biệt giúp nhà thơ diễn tả được chiều sâu tâm tư, tình cảm của người lính trên đường ra mặt trận. Họ ra đi vì mục đích lớn lao nhưng trong lòng vẫn đau đáu một nỗi nhớ thương hướng về nơi “giếng nước”, “gốc đa” quê nhà. Bài tập 4/tr.47: Cách kết hợp giữa các từ ngữ trong hai dòng thơ trên tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các câu. Từ “đất nước” kết hợp với từ “mẹ già” trong mối tương quan ngang hàng “ và”, tạo nên dòng cảm xúc sâu xa, lắng đọng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Cả mẹ già và đất nước đều quan trọng và đều được “ chia đều” trong nỗi nhớ, niềm thương, trong lòng người quân nhân. 2. Nhận biết và nêu tác dụng của biện pháp tu từ a. Mục tiêu: - Củng cố cho HS cách nhận diện các biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng. b. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi, đọc thầm bài 5, nêu và thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm bàn. 1) Tìm phép tu từ được sử dụng trong câu văn; 2) Nêu tác dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung (nếu cần) Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, lưu ý. Bài tập 5/tr47: a) Điệp ngữ: Biện pháp tu từ điệp ngữ: gấp rãi.. => Tác dụng: nhấn mạnh vào tính chất gấp gáp, vội vã của hành động của nhân vật “tôi” khi phải chứng kiến bước đi vội vã của thời gian b) Biện pháp tu từ: - So sánh: âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. - Nhân hoá “gió chướng” bằng những từ “sẽ sàng, e dè, ngại ngần, ”. => Tác dụng: làm cụ thể hóa âm thanh của gió, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho gió, khiến gió cũng giống như con người.Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với gió chướng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Hoạt động nhóm bàn - GV yêu cầu HS theo dõi, đọc thầm bài 6, nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hoá. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung (nếu cần) Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, lưu ý. Bài tập 6/tr47: - Câu a, tác giả đã sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái của con người như thức, ngai ngái, lơi lơi để miêu tả thiên nhiên là nắng, mặt trời. - Câu b, tác giả đã sử dụng từ hơi thở vốn là từ thuộc trường nghĩa con người để miêu tả gió. - Hiệu quả: + Làm cho sự vật hiện lên sống động, cũng có hành động, tâm trạng như con người. + Giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên của quê hương. 4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ. b. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm của HS Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cá nhân Vẽ sơ đồ tư duy về: điệp ngữ, nhân hóa, so sánh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá ( tuỳ điều kiện thời gian có thể cho HS xem một số mẫu sơ đồ tư duy ). HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hoàn thiện đầy đủ các bài tập vào vở; Đọc phần Tri thức ngữ văn về thể thơ bốn chữ và năm chữ để chuẩn bị cho tiết Tập làm thơ. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Giải thích nghĩa của từ “xuân”) Ví dụ Nghĩa Khái niệm Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh) Nghĩa gốc: . Nghĩa chuyển: Cách giải thích nghĩa của từ Cách 1: .. Cách 2: .. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Nhận biết các biện pháp tu từ) Ví dụ Biện pháp tu từ Khái niệm (1)Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) (2) Kiến hành quân. (Trần Đăng Khoa, Mưa) (3) Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. (Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa) .. Ký duyệt, ngày 12 /10/2022
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_23_thuc_hanh_tieng_viet_nghia_cua.doc