Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

( Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )

A. Mục tiêu

- Giúp HS học và cảm nhận được:

+ Đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

+ Tư tưởng nhân nghĩa, ý thức và long tự hào dân tộc của Nguyễn trãi cũng như của nhân dân ta thời nhà Lê.

+ Sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, giọng điệu hung hồn, lý lẽ đanh thép kết hợp dẫn chứng thuyết phục và cảm xúc chân thành, câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu.

- Rèn kỹ năng phân tích bài văn chính luận.

- Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

 

doc 13 trang Phương Dung 30/05/2022 4741
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 97 : Văn bản
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
( Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )
Mục tiêu
Giúp HS học và cảm nhận được:
+ Đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.
+ Tư tưởng nhân nghĩa, ý thức và long tự hào dân tộc của Nguyễn trãi cũng như của nhân dân ta thời nhà Lê.
+ Sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, giọng điệu hung hồn, lý lẽ đanh thép kết hợp dẫn chứng thuyết phục và cảm xúc chân thành, câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu.
Rèn kỹ năng phân tích bài văn chính luận.
Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Chuẩn bị
 GV: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài
 Chân dung Nguyễn Trãi
 HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK
Lên lớp
Ổn định tổ chức
Bài mới
Giới thiệu bài Trong ch­¬ng tr×nh NV¨n 7 c¸c em ®· ®­îc häc t¸c phÈm C«n s¬n ca- mét bøc ho¹ ng«n tõ ®Ñp nh­ gÊm nh­ thªu cña NguyÔn Tr·i-nhµ v¨n ,nhµ th¬ lín cña d©n téc, nh©n vËt lÞch sö vÜ ®¹i, danh nh©n v¨n ho¸ TG. Ng­êi ®­îc mÖnh danh lµ ng«i sao khuª, ng«i sao Êy héi tô ¸nh s¸ng v¨n häc cña 5 thÕ kØ tr­íc ®ã, ®ång thêi to¶ r¹ng con ®­êng ph¸t triÓn cña v¨n häc d©n téc nhiÒu thÕ kØ sau. G¾n liÒn víi tªn tuæi vµ sù nghiÖp cña «ng lµ B×nh Ng« ®¹i c¸o- ¸ng thiªn cæ hïng v¨n, 1 b¶n anh hïng ca chiÕn trËn thÓ hiÖn ®­îc khÝ ph¸ch, t©m hån vµ niÒm tù hµo d©n téc. §o¹n trÝch “N­íc §¹i ViÖt ta” trÝch B×nh Ng« ®¹i c¸o mµ chóng ta häc h«m nay còng thÓ hiÖn ®­îc tinh thÇn Êy.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
 GV : Giới thiệu chân dung Nguyễn Trãi trên phông chiếu
? Năm học lớp 7, các em đã được biết đến tác giả Nguyễn Trãi khi học văn bản “ Côn Sơn ca” em còn nhớ điều gì về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của ông, hãy nhắc lại cả lớp cùng nghe ?
- Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442) hiệu là Ức Trai quê ở làng Nhị Khê - Thường Tín – Hà Tây.
- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò của một người quân sư và có đóng góp lớn cho sự thành công của cuộc khởi nghĩa
- Ông để lại một sự nghiệp văn chương rất lớn bởi nhiều tác phẩm có giá trị như: “Quốc âm thi tập”, “ Bình Ngô đại cáo” .
 -Ông xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới
GV nhấn mạnh: Đúng:Nguyễn Trãi đã được tổ chứcUNESSCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
-Cuộc đời: Một con người toàn đức toàn tài,hết lòng vì dân vì nước
 - Về sự nghiệp: 
 Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi khá đồ sộ.Tuy nhiên,nói đên sự nghiệp của Nguyễn Trãi trước hết phải là sự nghiệp cứu nước với quan điểm yêu nước là thương dân.Để cứu nước phải dựa vào dân. ‘Bình Ngô đại cáo” đã thể hiện phần nào tư tưởng của ông
Tìm hiểu những nét cơ bản về tác phẩm này.
- GV giới thiệu nguyên tác chữ Hán trên màn chiếu
? Theo dõi phần chú thích * và nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
GV nhấn mạnh: Sau 10 năm chiến đấu “ nếm mật nằm gai” nghĩa quân Lam Sơn đã ca khúc khải hoàn “đất nước từ đây đổi mới, non sông từ đây vững bền”. Trong không khí vô cùng hào hùng, hả hê, sảng khoái của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập, Tổ Quốc sạch bóng quân thù, mùa xuân năm 1428, thừa lệnh chủ tướng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã soạn thảo “ Bình Ngô đại cáo” tổng kết những chiến công oanh liệt trong mười năm kháng chiến và tuyên bố sự nghiệp Bình Ngô phục quốc đã thắng lợi hoàn toàn.
- Tác phẩm được tác giả đặt nhan đề là “ Bình Ngô đại cáo”:Gv giải thích
+ Bình: Được hiểu trong nghĩa bình định tức là dẹp yên.
+ Ngô: Chỉ giặc Minh xâm lược
+ Đại: To, lớn.
+ Cáo: Là thông báo, tuyên bố
Bình Ngô đại cáo: Tuyên bố sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh đã thắng lợi.
? Nhan đề có yếu tố Ngô là tên riêng vậy mà cô lại giải thích đó là giặc Minh. Dựa vào kiến thức lịch sử Trung Quốc mà em biết, bạn nào có thể giải thích giúp cô cho các bạn cùng nghe?
 HS trả lời
GV: Vua đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương khởi nghiệp từ đất Ngô như bạn nói và từng tự xưng là Ngô Vương nên ta hiểu Ngô ở đây ý chỉ giặc Minh.
? Về thể loại: bài văn được viết theo thể cáo với những câu văn biền ngẫu theo thể tứ lục . Dựa vào phần chú thích hãy giúp cô và các bạn có những hiểu biết về thể cáo?
GV nhấn mạnh.
Ngoài tính chất hùng biện, cáo còn có tính chất hùng ca, ca ngợi tự hào và thường được thể hiện bằng câu văn biền ngẫu là những câu văn không vần hoặc có vần, thường có đối câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp có hai vế đối nhau.
- Là thể văn nghị luận cổ nên thường có tính chất khuôn mẫu. Bài cáo có bố cục chung gồm 4 phần như sau:
Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa 
Phần 2: Vạch rõ tội ác của giặc
Phần 3: Kể lại quá trình kháng chiến
Phần 4: Tuyên bố chiến thắng và nêu cao chính nghĩa
GV trình chiếu
Trên cơ sở bố cục chung của thể cáo, Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô Đại Cáo với bố cục như sau:
Phần 1: Khẳng định việc khởi nghĩa đánh giặc bảo vệ nền độc lập tự chủ là chính nghĩa
Phần 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh khi sang xâm lược. Đó là sự cai trị phi nhân đạo huỷ hoại cuộc sống của con người 
Phần 3: Nguyễn Trãi đã khắc hoạ lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn 
Phần 4: Lời tuyên bố trịnh trọng về quốc gia được độc lập.
GV chuyển: 
Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là một phần của bài Bình Ngô Đại cáo
? Dựa vào quan sát bố cục của bài Bình Ngô Đại Cáo và sự chuẩn bị bài, em hãy xác định vị trí và nội dung đoạn trích?
GV: Vị trí: - Nằm ở phần đầu, nêu luận đề chính nghĩa còn tên đoạn trích do người soạn sách đặt.
? Bố cục đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu rõ nội dung của từng phần .
 GV trình chiếu bố cục .
GV chuyển ý
 Bài cáo được công bố vào mùa xuân lịch sử 1428, cả nước đang rừng rực một niềm vui toàn thắng sau 10 năm kháng chiến trường kì nên cần đọc với giọng hùng hồn hào sảng trang trọng chú ý thể hiện thật rõ sự cân xứng nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu. Mời các em lắng nghe một cách thể hiện bài cáo.
- Gọi HS đọc – GV nhận xét.
GV: Khi đi tìm hiểu một văn bản viết bằng chữ Hán việc quan trọng là các em phải nắm chắc nghĩa của một số từ ngữ, phần chú thích đã giải thích rõ Ở bài này cô lưu ý thêm các em một số chú thích sau:
+ Điếu phạt: là thương dân đánh kẻ có tội.
+ Đại Việt: là tên nước ta từ đời vua Lí Thánh Tông
+ Bắc – Nam - ở đây Bắc là chỉ đất nước Trung Quốc, Nam chỉ nước ta.
GV định hướng :Đây là một văn bản chính luận,phương thức biểu đạt chính là nghị luận,bố cục vừa xác định chính là trình tự lập luận của đoạn trích: Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu đoạn trích theo trình tự lập luận trên
Gọi HS đọc 2 câu đầu:
? Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo. Kết hợp sự hiểu biết của mình với chú thích (1) trong SGK, em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nho giáo là gì?
- Nhân nghĩa là cách ứng xử, tình thương giữa con người với nhau
? Trên cơ sở tiếp thu quan niệm nhân nghĩa của Nho giáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là gì? 
- Là yên dân
? Dân ở đây là ai? Yên dân là như thế nào ?
- Dân là người dân nước Đại Việt. Yên dân nghĩa là làm cho dân có cuộc sống yên ổn.
GV chốt : Dân ở đây là dân đen con đỏ, là những manh lệ ( người dân cày lưu tán, người đi ở phận tôi tớ )
? Như vậy Nguyễn Trãi đã cho rằng cốt lõi nhất của việc làm nhân nghĩa làm tất cả người dân Đại Việt, kể cả những người dưới đáy cùng của xã hội có được cuộc sống yên ổn. Vậy theo tác giả, để cho dân có cuộc sống yên ổn thì phải làm thế nào?
- Phải trừ bạo
? Trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm “ bạo” được hiểu như thế nào?
- Bạo là những kẻ ác gây tội cho dân. Trong hoàn cảnh đất nước khi ấy bạo là lũ giặc Minh xâm lược.
GV: Như vậy Nguyễn Trãi tiếp thu tư tưởng của Nho giáo song tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có đối tượng cụ thể đó chính là yên dân mà muốn « yên dân » thì phải « trừ bạo »,phải đánh giặc Minh xâm lược đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân. Như vậy theo Nguyễn Trãi nhân nghĩa gắn với tinh thần yêu nước chống xâm lược. Đây là nét mới so với quan niệm của Nho giáo, thể hiện tầm cao tư tưởng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
- Tư tưởng nhân nghĩa ấy là linh hồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài Cáo và cũng là lời khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Tất cả đều vì dân: Vì dân mà khởi nghĩa;cũng vì dân mà dừng gươm. Tư tưởng này đã trở thành nguyên lý, thành gốc rễ, thành điều căn bản cốt lõi của nhân nghĩa.
- GV chuyển ý: Khi nhân nghĩa gắn với yêu nước chống ngoại xâm thì việc bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa.,khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đúng,là hợp lòng dân bởi vì Đại Việt cũng là một nước độc lập Chính vì vậy sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt.Chúng ta chuyển sang phần 2.
- Gọi HS đọc đoạn 
? Có ý kiến cho rằng đoạn văn trên là một quan niệm rất mới mẻ của Nguyễn Trãi về dân tộc, về đất nước Đại Việt độc lập. Hãy trình bày ý kiến của em?
 GV chia nhóm thảo luận(2 nhóm)
 Các nhóm thảo luân trong vòng 1 phút sau đó trình bày. Các nhóm trình bày
GV ghi nhanh ý kiến của học sinh trên bảng phụ.
HoÆc
? VËy t¸c gi¶ ®­a ra nh÷ng yÕu tè c¨n b¶n nµo ®Ó x¸c ®Þnh ®éc lËp chñ quyÒn cña d©n téc 
?Yếu tố đầu tiên xác định một đất nước, một dân tộc là tên nước. Vì sao Nguyễn Trãi đưa yếu tố này lên đầu tiên
 -Vì mỗi quốc gia đều có quốc hiệu riêng để phân biệt với các quốc gia khác, ở đây Nguyễn Trãi đã nêu tên nước là Đại Việt.
GV chốt: đây là yếu tố thứ nhất 
? Dựa vào đâu mà em cho rằng yếu tố tiếp theo Nguyền Trãi xác định là văn hiến ?
? Em hiểu văn hiến là gì
HS trả lời: GV: Văn hiến được hiểu chung chung là nền văn hóa của một dân tộc và đây chính là yếu tố thứ hai 
? Vì sao NT lại đưa yếu tố văn hiến lên vị trí thứ hai sau tên nước
- HS trả lời
GV chốt : Vì văn hiến là hồn cốt của dân tộc được chưng cất qua bao thăng trầm lịch sử. Đặt trong bất kì hoàn cảnh nào thì văn hiến cũng là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định tư cách tồn tại độclập của một dân tộc. 
(GV: trình chiếu một số hình ảnh về văn hiến
- Đó không chỉ là vẻ đẹp riêng mà còn là sức mạnh của dân tộc ta . Đưa yểu tố văn hiến lên trước với một niềm tự hào mãnh liệt Nguyễn Trãi đã khẳng định bản sắc riêng giữa dân tộc ta với dân tộc phương Bắc, để đập thẳng vào luận điÖu coi thường dân ta, dập tắt ý định đồng hoá dân ta, coi nước ta chỉ là quận huyện của người phương Bắc.
- Ngày nay hội nhập là xu thế chung của thời đại, nền văn hiến càng quan trọng.Đó là cơ sở chính để xác nhận tư cách,vị trí một dân tộc,một đất nước. Chúng ta cần phải giữ gìn yểu tố phi vật thể này.
Có thể nói cách đây 600 năm , Nguyễn Trãi đã ý thức được điều đó chứng tỏ tầm cao tư tưởng của ông.
? Dựa vào câu văn nào mà em cho rằng yếu tố thứ ba là lãnh thổ
HS đọc
GV: Núi sông bờ cõi đã chia, đã có ranh giới rõ ràng đúng như Bài thơ thần đã từng khẳng định “ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
?Yếu tố thứ 4 c¸c em x¸c ®Þnh lµ phong tôc . 
GV: Phong tục là những thói quen, những tập quán của dân tộc mỗi một nước khác nhau.
 Hai chữ Phong tục trong văn bản đã cho ta thấy
c¸c em xác định rất rõ,rất đúng, nhưng khi đọc câu văn này có bạn băn khoăn : Bắc- Nam ở đây được hiẻu là Miền Bắc và miền Nam, em hiÓu về điều này như thế nào?
 -HS trả lời
GV :Mỗi phương có một phong tục riêng,tập quán riêng.Đièu đó làm nên vẻ đẹp văn hóa của mỗi quốc gia,mỗi dân tộc
GV: Phong tục là những thói quen, những tập quán của dân tộc mỗi một nước khác nhau.Xác định yếu tố thø tư 
? Yếu tố chủ quyền , lịch sử được thể hiện ở những câu nào?
- HS Đọc câu văn:
 Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
- Tuy mạnh yêu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
? Nhận xét về cách viết câu văn biền ngẫu?
HS: Trả lời
GV chốt:
 Sử dụng câu văn biền ngẫu sóng đôi đối xứng tạo nhịp điệu cân đối;Sử dụng phép liệt kê, so sánh, nêu lên một loạt triều đại của ta và các triều đại Trung Quốc:
TừTriệu,Đinh, Lý, Trần, Cùng
 Hán, Đường, Tống, Nguyên, 
Nghệ thuật đó thể hiện niềm tự
 hào mãnh liệt, một ý thức chủ 
quyềnvà lịch sử đất nước.
GV: Dù đất nước ta bé nhưng dân tộc ta không nhỏ: Nếu Trung Quốc có các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên thì cùng đó, ta có các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần. Các triều đại của ta không chỉ song song tồn tại mà còn tồn tai ngang hàng cùng các triều đại Trung Quốc.
- GV giảng từ “Đế” : Các em đều đã biết ý nghĩa của từ “đế” trong Nam Quốc sơn hà ( Câu thơ). Ở đây NT cũng sử dụng từ “đế” đã khẳng định vị trí ngang hàng của ta với các triều đại phương Bắc Ta không phải là chư hầu, không là man di mọi rợ như quan niệm của người Trung Quốc, ta không là vương mà ta cũng là đế. Lời văn tràn đầy niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc -> Yếu tố thứ 5
? Chứng minh yếu tố lịch sử?
GV:Khi nói về lịch sử,NT không chỉ gợi ra vị thế,chủ quyền của nướ ta mà còn nhắc đến các bậc anh hùng hào kiệt. “Tuy mạnh yéu ”
? Đọc chú thích và giải thích từ ‘hào kiệt” 
GV: Trải suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, tuy dân tộc có những bước thăng trầm nhưng người có tài, người chí lớn thời nào cũng có. Khi nhà Hán xâm lược có TrưngTrắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, nhà Tống xâm lược có Lí Thường Kiệt, nhà Nguyên xâm lược có rất nhiều, như ở đất Nam Định chúng ta cũng rực rỡ bao tên tuổi nhà Trần như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải. Đó là những trang hào kiệt góp phần làm nên lịch sử mỗi thời đại.
Xác định yếu tố thứ 6
GV chuyển:
 Đây chính là quan niệm về đất nước về dân tộc của Nguyến Trãi: Nước Đại Việt ta độc lập trên cơ sở 6 yếu tố cơ bản: Tên nước, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, chủ quyền và lịch sử
? Quan niệm về đất nước dân tộc này gợi cho em nhớ đến quan niệm của ai? Trong bài thơ nào? Đọc lại bài thơ đó?
- Quan niệm của Lý Thường Kiệt
 qua bài “Nam quốc sơn hà”
? Ý thức dân tộc trong “Nam quốc sơn hà “dựa trên những yếu tố căn bản nào?
- Quan niệm của Lý Thường Kiệt
 qua bài “Nam quốc sơn hà”
( Trình chiếu sơ đồ )
? Thảo luận theo bàn
 Nhiều ý kiến cho rằng: ý thức dân tộc ở đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài “Sông núi nước Nam”. Em có đồng ý như vậy không?(Để thảo luận có hiệu quả,em nào nhắc lại giúp cô và các bạn quan niệm về ý thức dân tộc trong “Nam quốc sơn hà”?)
 GV trình chiếu sơ đồ 
Đại diện các nhóm trả lời.
GV chốt:
 + ý thức dân tộc ở “Sông núi nước Nam” gồm 3 yếu tố :tên nước, chủ quyền, lãnh thổ ở “Nước Đại Việt ta” được bổ sung thêm các yếu tố: văn hiến, phong tục, lịch sử,hào kiệt
+ Lãnh thổ nước ta trong Nam quốc sơn hà được xác định bởi yếu tố thần linh thì ở Nguyễn Trãi được xác định bởi nhiều yếu tố,nhiều phương diện dựa trên thực tiễn lịch sử,rất khoa học và cũng rất gần với quan niệm của chúng ta ngày nay.
GV chốt: Nếu Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất thì Bình ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi đầy đủ hơn toàn diện và sâu sắc hơn, tư tưởng của Nguyền Trãi còn được tiếp tục kế thừa ở bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh sau hơn 500 năm được vang lên giữa quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2 tháng 9 năm 1945khai sinh ra nước VNDCCH 
? 5 yếu tố chúng ta vừa phân tích không chỉ là sự khẳng định về quốc gia Đại Việt mà đó còn là niềm tự hào.Lòng tự hào, niềm kiêu hãnh ấy còn được Nguyễn Trãi thể hiện ở cách lập luận. Nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của đoạn ? ( về cách dung từ ngữ, lời văn, biện pháp tu từ ) ? 
- HS trả lời
GV: Khái quát chung về nghệ thuật lập luận và trình chiếu
- Dùng từ ngữ “ từ trước vốn; đã lâu; đã chia; cũng khác” mà theo nguyên tác là ( duy ngã, thực vị, kỳ thù, diệc dị) thể hiện tính chất hiển nhiên
- Dùng câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng
- Giọng văn hào sảng, uy nghi
- Các phép tu từ liệt kê, so sánh
-> Để thể hiện lòng tự hào dân tộc, khẳng định độc lập là tồn tại hiển nhiên.
-GV Gọi đọc đoạn cuối và nêu nội dung cơ bản? 
? Để chứng minh cho sức mạnh của nhân nghĩa, tác giả dùng những dẫn chứng nào? 
 - Lưu Cung – tham công - thất bại
- Triệu Tiết – thích lớn- tiêu vong
- Toa Đô bị bắt sống-
- Ô Mã Nhi - giết tươi 
GV : Đây là những chứng tích lịch sử khi nhà Hán,nhà Tống, nhà Nguyên sang xâm lược 
? Nhận xét âm điệu câu văn so với đoạn trước và cách đưa ra dẫn chứng ?Từ đó hình dung như thế nào về sự thất bại của kẻ thù
- HS trả lời.
 - Câu văn biền đột nhiên ngắn lại âm điệu rắn rỏi với cảm xúc dâng trào
- Dẫn chứng được trình bày theo trình tự thời gian
- Dùng phép liệt kê, phép đối, các dẫn chứng đưa ra liên tiếp dồn dập để thấy được sự thất bại thảm hại của quân giặc tăng tính thuyết phục cho đoạn văn.
GV: Chỉ bằng 2 cặp câu văn biền ngẫu đối nhau cân xứng, phép liệt kê, lời văn hào hùng sảng khoái dồn dập đầy tự hào đã dựng lên bức tranh thất bại thảm hại liên tiếp của kẻ thù. Mỗi tên thua một cách, mỗi tên chết một đường. 
? Tại sao một nước lớn như phong kiến phương Bắc luôn ôm tham vọng thôn tính nước ta nhưng cuối cùng vẫn phải thất bại nhục nhã ê chề. 
- HS: Vì đó là kết quả tất yếu của kẻ đi xâm lược. Tham vọng của chúng đi ngược đạo lí, là phản lại
 nhân nghĩa
GV: Bởi quân giặc là những kẻ bạo tàn gây binh kết oán trải 20 năm. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Hay nói cách khác ta chiến thắng bởi ta có sức mạnh chính nghĩa, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” và như Lí Thường Kiệt đã khẳng định “ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ( Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). 
Tên đất, tên sông, tên người, những trận đánh đã đi vào sử sách như một bằng chứng hùng hồn khẳng định sức mạnh chính nghĩa của quân ta.
? Đoạn văn mang đến cho em cảm xúc gì? 
- Cảm xúc hả hê sảng khoái, sung sướng trước sự thất bại của giặc, lòng tự hào trước chiến thắng của quân ta.
? Nhận xét âm điệu của hai câu cuối? Âm điệu đó giúp em cảm nhận được dụng ý gì của tác giả?
 HS - Âm điệu đanh, mạnh như một lời cảnh tỉnh đối với những tham vọng xâm lược của kẻ thù.
GV: Đó là lời cảnh tỉnh đanh thép, chứng cớ lịch sử vẫn còn đó, nếu giặc còn xâm lược thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.Và như vậy đối tượng bài Cáo hướng đến không chỉ là người dân Đại Việt mà còn gián tiếp cảnh cáo những mưu đồ toan tính cướp nước ta của phong kiến phương Bắc
? Theo dõi cả đoạn trích: Mở đầu là “ Từng nghe” và chuyển sang đoạn 3 bằng “Vậy nên” cho ta thấy phần 1, 2 với 3 có mối quan hệ như thế nào? Từ đó nhận xét về cách lập luận.
Quan hệ nhân quả - cách lập luận chặt chẽ
 GV Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung.
 ? Văn bản Nước Đại Việt ta thực sự là một áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc ở đó ta bắt gặp nghệ thuật viết văn nghị luận cổ thật sắc sảo. Em hãy chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích ?
? Những nét nghệ thuật ấy đã khắc họa được nội dung cơ bản nào ?
? Đó là những kiến thức cơ bản được thể hiện trong phần ghi nhớ( SGK trang 69) HS đọc
GV phát phiếu học tập sơ đồ còn để trống.
 Trình chiếu sơ đồ hs điền và chữa.
 GV Khái quát trình tự lập luận.
 D-Củng cố,dặn dò:
 -Gọi HS đọc diễn cảm đoạn trích.
 - Học thuộc đoạn trích,làm bài tập
 .
I: Tìm hiểu chung
1) Tác giả
-Cuộc đời:
 + Là con người toàn đức toàn tài
 + Bi kịch thảm khốc
-Sự nghiêp: 
 + Cứu nước 
 + Văn chương 
2)Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời:
Bài cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết và được công bố 
ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi tức là đầu năm 1428 sau khi quân ta đại thắng giặc Minh.
- Ý nghĩa nhan đề:
Tuyên bố sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh đã thắng lợi.
- Thể loại: Cáo
 Đặc điểm của thể cáo 
- Là thể văn nghị luận cổ
- Tác giả: Th ường là vua, chúa, thủ lĩnh của phong trào.
Nội dung: 
 +Trình bày một chủ trương 
 + Công bố một kết quả một sự nghiệp.
 Hình thức : 
 +Câu văn biền ngẫu
 + Lời lẽ đanh thép lập luận sắc bén
 + Kết cấu chặt chẽ.
 - Bố cục: 4 phần
3) Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”
- Vị trí: Nằm ở phần đầu 
- Nội dung: Nêu tiền đề chính nghĩa và khẳng định chân lívề sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
- Bố cục: 3 phần
+ Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa
+ Tám câu tiếp: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân
 tộc Đại Việt.
+ Sáu câu còn lại : Dẫn chứng lịch sử khẳng định sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa, chân lí độc lập.
II. Đọc - hiểu văn bản
1) Nguyên lí nhân nghĩa
 Nh©n nghÜa
 Yên dân
 Trừ bạo
2) Nước Đại Việt ta
( Ch©n lÝ vÒ sù tån t¹i ®éc lËp chñ quyÒn cña d©n téc )
1. Tên nước
2.Văn hiến
 3- Cương vực lãnh thổ
4. Phong tục
5.Chñ quyền- Lịch sử
5.Chñ quyền
6. Lịch sử
3) Sức mạnh của nhân nghĩa
Sù thÊt b¹i th¶m h¹i cña qu©n giÆc,lêi kh¼ng ®Þnh søc m¹nh chÝnh nghÜa cña qu©n ta
Quan hệ nhân quả - cách lập luận chặt chẽ
III-Tổng kết;
 1.Nghệ thuật;
 -Lí lẽ sắc bén,dẫn chứng thuyết phục,lập luận chặt chẽ.
 -Câu văn biền ngẫu nhịp nhàng, giọng văn hùng hồn, hào sảng.
 2.Nội dung:
 -Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc
 *Ghi nhớ-SGK
III. Luyện tập
 Bài 1;Điền vào chỗ trống trên sơ đồ
 Bµi 2: So s¸nh thÓ hÞch, c¸o, chiÕu( HS về nhà làm)
 B×nh Ng« ®¹i c¸o lµ ¸ng v¨n yªu n­íc lín cña d©n téc,¸ng v¨n chãi ngêi t­ t­ëng nh©n v¨n, lµ t¸c phÈm cã sù kÕt hîp tuyÖt diÖu gi÷a môc ®Ých chÝnh trÞ vµ nghÖ thuËt v¨n ch­¬ng chÝnh luËn. Lµ b¶n tuyªn ng«n vÒ chñ quyÒn ®éc lËp d©n téc, lµ b¶n c¸o tr¹ng téi ¸c kÎ thï , b¶n hïng ca vÒ cuéc khëi nghÜa Lam S¬n. §o¹n trÝch “N­íc ®¹i ViÖt ta” mµ chóng ta võa t×m hiÓu trÝch trong “B×nh Ng« ®¹i c¸o” nh­ 1 lÇn n÷a tiÕp thªm cho chóng ta niÒm tù hµo, niÒm tin vµo d©n téc. Chóng ta cã quyÒn tù hµo vÒ truyÒn thèng oai hïng, oanh liÖt, chóng ta cã quyÒn tin t­ëng vµo 1 d©n téc ®· vµ sÏ b¸ch chiÕn b¸ch th¾ng.
 Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_97_van_ban_nuoc_dai_viet_ta_trich.doc