Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 22-25: Hô hấp - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 22-25: Hô hấp - Năm học 2020-2021

. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP

1. Mô tả chủ đề.

Chủ đề này gồm 04 bài chương IV - sinh học lớp 8 THCS

- Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp (Mục II. Bảng 20 Khuyến khích học sinh tự đọc. Mục II. Lệnh trang 66 Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 Không thực hiện)

- Bài 21. Hoạt động hô hấp.

(Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 Không thực hiện)

- Bài 22: Vệ sinh hô hấp

- Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

2. Mạch kiến thức của chủ đề.

I. Khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp, các giai đoạn của quá trình hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.

II. Hoạt động hô hấp

III. Vệ sinh hô hấp

IV. Thực hành: Hô hấp nhân tạo

3. Thời lượng: 4 tiết

II. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp

- Nêu được các giai đoạn chủ yếu của hô hấp

- Biết được các cơ quan trong hệ hô hấp

- Nêu được quá trình thông khí ở phổi

- Giải thích được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào

- HS nêu được các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi). Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. Thấy được tác hại của thuốc lá.

- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.

- HS nắm được hậu quả của chặt phá cây xanh, phá rừng và các chất thải công nghiệp (khí bụi.) đối với hô hấp.

- Các phương pháp và cách vận dụng hô hấp nhân tạo

 

docx 13 trang thucuc 3550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 22-25: Hô hấp - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2020 Ngày giảng: 8A: . / ./ ./ ...
 	 8B: . / ./ ../ ...
 CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP
(Tiết 22,23,24,25)
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP
1. Mô tả chủ đề.
Chủ đề này gồm 04 bài chương IV - sinh học lớp 8 THCS
- Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp (Mục II. Bảng 20 Khuyến khích học sinh tự đọc. Mục II. Lệnh ▼ trang 66 Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 Không thực hiện)
- Bài 21. Hoạt động hô hấp.
(Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 Không thực hiện)
- Bài 22: Vệ sinh hô hấp
- Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo
2. Mạch kiến thức của chủ đề.
I. Khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp, các giai đoạn của quá trình hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.
II. Hoạt động hô hấp
III. Vệ sinh hô hấp
IV. Thực hành: Hô hấp nhân tạo
3. Thời lượng: 4 tiết
II. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp
- Nêu được các giai đoạn chủ yếu của hô hấp
- Biết được các cơ quan trong hệ hô hấp
- Nêu được quá trình thông khí ở phổi
- Giải thích được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
- HS nêu được các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi). Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. Thấy được tác hại của thuốc lá.
- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
- HS nắm được hậu quả của chặt phá cây xanh, phá rừng và các chất thải công nghiệp (khí bụi...) đối với hô hấp.
- Các phương pháp và cách vận dụng hô hấp nhân tạo
2. Kĩ năng.
	- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
	- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ. 
	- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
	- Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân, ý thức sử dung năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
	- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường sống và bảo vệ cơ thể.
	4. Định hướng các năng lực được hình thành
	- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
	- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp: sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật.
	III. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Mức độ nhận thức
Các năng lực cần hướng tới
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Khái niệm hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp
Hiểu được các giai đoạn của quá trình hô hấp
- NL định nghĩa.
- NL quan sát.
- NL tư duy
Hoạt động hô hấp
Biết được quá trình cử động và các yếu tố trong cử động hô hấp 
Nhận xét về thành phần các khí khi hít vào thở ra
- So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu 
- Giải thích được cơ chế của TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào
Mô tả sự khuếch tán O2 và CO2 
- NL định nghĩa.
- NL quan sát.
- NL tư duy.
- NL giải quyết vấn đề.
Vệ sinh hô hấp
Nêu được nguyên nhân ô nhiễm KK 
Biết được lợi ích của việc trồng cây xanh.
Hiểu được các biện pháp bảo vệ hệ HH 
Tác hại của hút thuốc lá 
Vì sao thở sâu và giảm nhịp thở từ bé lại tăng hiệu quả hô hấp
Bằng kiến thức đã học: CM việc luyện tập TDTT có dung tích sống lí tưởng
- NL quan sát.
- NL tư duy.
- NL giải quyết vấn đề.
Thực hành: Hô hấp nhân tạo
Biết được những trường hợp nào bị ngừng hô hấp 
So sánh PP hà hơi hổi ngạt và ấn lồng ngực 
Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tình huống hô hấp nhân tạo 
- NL quan sát.
- NL tư duy.
- NL giải quyết vấn đề.
- NLvận dụng
IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
STT
Mức độ nhận biết
1
Hô hấp là gì? Các giai đọan của hô hấp?
2
Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể?
3
Có những CQ nào tham gia vào hệ hô hấp?
4
Ý nghĩa của hô hấp?
5
Có những tác nhân nào gây hại tới hệ hô hấp ?Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các t/nhân có hại?
6
Sự TĐK ở phổi và ở tế bào thực hiện theo cơ chế nào?
7
Dung tích sống là gì ? 
STT
Mức độ hiểu
1
Hô hấp có liên quan ntn đối với hoạt động sống của TB và cơ thể ?
2
Phân biệt cử động hô hấp và nhịp hô hấp? 
3
Thông khí ở phổi được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan nào?
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau ntn để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
4
Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra?Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? Hãy giaỉ thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?
5
Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
STT
Mức độ vận dụng
1
Dung tích phổi khi hít vào ,thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2
Có những phương pháp hô hấp nhân tạo nào? Trong thực tế cuộc sống em đã gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?
3
Làm thế nào để cơ thể ta có dung tích sống lí tưởng? Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
4
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? 
5
Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
6
Có những nguyên nhân nào làm hô hấp của người bị gián đoạn? Có biện pháp gì để loại bỏ nguyên nhân đó?
7
Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
8
Trồng cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?
STT
Mức độ vận dụng cao
1
Vận dụng kiến thức vào giải bài tập: Tính thể tích khí trao đổi, nhịp hô hấp .....
2
Đề xuất các biện pháp, nêu ý tưởng tạo ra các đồ dùng và phương tiện bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả 
3
Tuyên truyền mọi người hiểu và vận dụng các phương pháp phòng chống dịch côvit 19 .
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
- Các clip sưu tầm liên quan đến chuyên đề
- Các dụng cụ và mẫu vật thực hành
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Lấy các mẫu vật theo yêu cầu
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.
a. Hoạt động khởi động:
- GV: chia lớp thành 6 nhóm (mỗi dãy 2 nhóm). Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4.
? Hãy mô phỏng lại cấu tạo của hệ hô hấp?
- HS: các nhóm thực hiện bài vẽ trong thời gian 3 phút.
- HS: các nhóm treo bài lên bảng và các nhóm lần lượt nhận xét.
- GV: Nhận xét bài vẽ của các nhóm. Vậy để cụ thể hơn phần vẽ của các nhóm ta cùng tìm hiểu...
* ĐVĐ: Trong thực tế ta thấy con người cũng như hầu hết ĐV có thể nhịn ăn nhưng ko thể nhịn thở được quá 2p đến 5p. Vậy tại sao lại như vậy các em sẽ tìm hiểu về chủ đề : HÔ HẤP
b. Các hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
1. Khái niệm hô hấp
- HĐN: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ H20-1/ SGK Tr 64-65. Nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi phần lệnh
Câu 1: Khái niệm hô hấp? Hô hấp có liên quan như thế nào đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? 
Câu 2: Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? 
Câu 3: Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể?
- Hs: Thảo luận, thống nhất ý kiến
- Các nhóm báo cáo
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
* Kết luận
- Hô hấp là quá trình cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và thải khí CO2 do các TB thải ra khỏi cơ thể.
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn : sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
- Nhờ hô hấp mà o xi được lấy vào để ô xi hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
2. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người 
- GV: ( Máy chiếu) H20.2 / SGK trang 65
? Quan sát h 20.2 cho biết có những CQ nào tham gia vào hệ hô hấp?
- HS: Lên bảng chỉ tranh, học sinh nhận xét bổ sung
( Các CQ: Mũi à họng à thanh quản à khí quản à phế quản à phổi)
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Kết luận:
- Các cơ quan trong hệ hô hấp : Khoang mũi à họng à thanh quản à khí quản à phế quản à phổi
*Tích hợp BVMT:
? Trong thực tế chúng ta có hay bị bệnh về đường hô hấp không? Những tác nhân nào gây ra bệnh về đường hô hấp?
HS: Do ô nhiễm môi trường., khói bụi , thuốc lá, nhiều chất độc hại, VSV...
? Là HS em sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu tỉ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp tại GĐ và địa phương?
HS: Đeo khẩu trang khi ra đường, nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm, ko hút thuốc lá, giữ ấm đường hô hấp, ko vứt rác bừa bãi làm ônmt........
Hoạt động 2: Hoạt động hô hấp
Thông khí ở phổi
GV: Giao nhiệm vụ: ( HĐCN)Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết O2 từ môi trường liên tục được đưa vào phổi, CO2 luôn được thải ra nhờ hoạt động nào?
HS: Hoạt động hít vào, thở ra
- Cử động hô hấp được tính bằng một lần hít vào và một lần thở ra
GV: Y/c HS HĐ cá nhân nghiên cứu thông tin cho biết
? Nhịp hô hấp là gì?
HS: - Nhịp hô hấp: Số cử động/1phút
GV : Giao nhiệm vụ: (HĐCN)
? Hãy thực hiện các động tác trong cử động hô hấp và nhận xét xem có sự tham gia của những cơ quan, bộ phận nào?
HS : Xương sườn, cơ bên sườn, cơ hoành 
GV : Treo hình 21.1 sgk tr 68 phát PHT cho HS y/c HS HĐ nhóm quan sát điền thông tin phù hợp vào bảng
HS : Thảo luận, báo cáo à Nhận xét à BS
GV : Gọi đại diện nhóm trình bày trên tranh à Phân tích lại trên hình vẽ và đưa bảng phụ có nội dung đáp án đúng à
Cử động hô hấp
HĐ của các CQ
Cơ liên sườn
Xương sườn
Cơ hoành
Phổi
Hít vào
co
Nâng lên
Co
Thể tích nhỏ
Thở ra
dãn
Hạ xuống
dãn
Thể tích lớn
HĐN: HS quan sát các hình vẽ trong SGK H 21.1+H21.2+H21.3. Nghiên cứu thông tin SGK hoàn thiện các câu hỏi sau:
Câu 1: Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Câu 2: Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 3: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để cơ thể ta có dung tích sống lí tưởng?
- HS quan sát và tiến hành thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến
- GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá phần thảo luận và báo cáo của các nhóm, chốt kiến thức
* Kết luận:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra).
- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp
- Dung tích phổi phụ thuộc vào: giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập 
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
2. Trao đổi khí ở phổi và TB
GV: GT sơ lược về cấu tạo thiết bị đo O2 thông qua tranh H 21.3 
Qua bảng 21 sgk tr 69 giới thiệu sự khác nhau ở mỗi thành phần khí hít vào, thở ra
- Giao nhiệm vụ: ( HĐCN)Những khí nào thay đổi? Những khí nào không thay đổi khi hít vào thở ra?
HS: Nghiên cứu số liệu trong bảng 
- Giao nhiệm vụ: ( HĐCN) Qua đó cho biết do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí?
HS: O2 từ máu à TB
 CO2 từ TB à máu
GV: Treo tranh phóng to H 21. 4 sgk tr 70
- Giao nhiệm vụ: ( HĐN)Cơ chế hoạt động khí ở phổi và TB có gì giống và khác nhau?
HS: Hoạt động nhóm nhỏ trả lời được
+ Giống nhau: tuân theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao à nơi có nồng độ thấp.
+ Khác nhau: 
Ở phổi
Ở TB
- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
- CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- O2 khuếch tán từ máu vào TB
- CO2 Khuếch tán từ TB vào máu.
 - Giao nhiệm vụ: (HĐ cặp đôi) trả lời câu hỏi
Câu 1: Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? Hãy giaỉ thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?
Câu 2: Quan sát H21.4/SGK- 70, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2
- HS quan sát và tiến hành thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến
- GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá phần thảo luận và báo cáo của các nhóm, chốt kiến thức
* Kết luận:
+ Sự trao đổi khí ở phổi:
O2 khuếch tán từ phế nang vào máu
CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang
+ Sự trao đổi khí ở tế bào:
O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
Hoạt động 3: Vệ sinh hô hấp
 1. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại . 
GV: Có những tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp ta n/c phần I
GV: G/thiệu có nhiều tác nhân có thể gây hại cho CQHH và HĐHH ở m/độ khác nhau Hs độc lập n/c thông tin mục I và nội dung bảng 22: Các tác nhân gây hại HHH thực hiện lệnh 1 mục I
- Giao nhiệm vụ: ( HĐCN) Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào? (Hãy kể tên 1 số tác nhân gây hại hệ hô hấp)
GV: Y/c HS dựa vào nội dung thông tin trong bảng trả lời 
Gợi ý: Chia thành 2 nhóm tác nhân
+ Tác nhân không sống:
+ Tác nhân sống:
GV: ghi sơ đồ chữ lên bảng và khai thác từng ý
Tóm tắt phần trả lời của HS lên bảng
- Giao nhiệm vụ: ( HĐCN)Các tác nhân kể trên có nguồn gốc từ đâu?
Nêu rõ tác hại của từng loại tác nhân?
HS: Dựa vào thông tin cột 2,2 trong bảng 22 trả lời
GV: Y/c HS thảo luận nhóm (nội dung câu hỏi như sau):
- Giao nhiệm vụ: ( HĐN)Trên cơ sở nguồn gốc tác nhân có hại cho HHH hãy đề ra biện pháp bảo vệ đường hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- Giao nhiệm vụ: ( HĐN) dựa vào thông tin trong bảng, liên hệ thực tế liệt kê các biện pháp bảo vệ vào PHT ( Phông chiếu)
HS: Hoạt động nhóm trả lời và hoàn thành lệnh
HS: ĐD nhóm báo cáo kq
* Kết luận
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:
+ Tích cực xây dựng môi trường xanh, sạch (Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng, không vứt giác bừa bãi...)
+ Không hút thuốc lá, thuốc lào.... 
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi, khi đi đường...
+ Không lạm dụng quá mức các loại thuốc hóa học nhằm giảm ô nhiễm MT đất, nước, không khí.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại...
+ Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ ánh sáng, nắng, gió, tránh ẩm thấp. Thường xuyên dọn vệ sinh. Không khạc nhổ bừa bãi
* Tích hợp GDSDNL tiết kiệm và hiệuquả
GV: Đưa ra 1 số hình ảnh minh họa cho các BP bảo vệ HHH ( Phông chiếu) 
- Giao nhiệm vụ: ( HĐCN)Em đã và sẽ làm gì để giữ bầu không khí trong sạch ở trong lớp, trong trường ta?
HS: Cần SD các nguồn năng lượng một cách hợp lí, hiệu quả không lãng phí và gây tác hại đến HĐ hô hấp của con người
GV: Cho HS QS một số hình ảnh cụ thể minh họa về thiên tai, hạn hán, lũ lụt...
* Tích hợp GDBVMT:
Hậu quả của việc chặt phá rừng và chặt phá cây xanh, thải trực tiếp các chất thải độc hại từ HĐ CN ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, đất và không khícó ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người.
- Giao nhiệm vụ: ( HĐCN)
? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần BVMT? Trồng cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?
- HS: BV cây xanh, trồng cây gây rừng, tham gia tuyên truyền để các tổ chức và cá nhân cùng BVMT, góp phần giảm thiểu các chất thải độc hại vào không khí.
2. Cần luyện tập để có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh
Y/c HS nhớ lại các kiến thức đã học ở bài trước
- Giao nhiệm vụ: (HĐCN) Nhắc lại khái niệm dung tích sống và nhận xét về dung tích sống của mỗi người
HS: Dung tích sống được tính bằng 1 lần hô hấp BT + 1 lần HH gắng sức.
Dung tích sống của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, sức khỏe .
- Giao nhiệm vụ: (HĐCN) Dung tích phổi phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố nào?
HS: Tổng dung tích phổi à phụ thuộc vào thể tích lồng ngực
 Dung tích khí cặn à Phụ thuộc vào sự co cơ 
GV: Qua n/c thông tin mục II em hãy t/h lệnh 1 mục II
- Giao nhiệm vụ: (HĐCN) Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống lí tưởng?
HS: Dung tích sống lý tưởng là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.
DTS = DT phổi – DT khí cặn 
DTP = DT lồng ngực (Phụ thuộc khung xương sườn)
Ở độ tuổi phát triển (< 25 tuổi ở nam, và < 20 tuổi ở nữ) nếu tập luyện thì khung xương sườn nở rộng, Sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển thêm nữa. 
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra , các cơ này luyện tập từ bé thì sẽ có khả năng co lớn→DT khí cặn nhỏ
=> TDTT đúng cách, đều đặn từ bé sẽ có DTS lý tưởng
GV: Y/c HS nghiên cứu thông tin sgk tr 72 + 73 t/h lệnh 2 mục II
- Giao nhiệm vụ: ( HĐNN)Tại sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? ( h/ảnh phông chiếu)
HS: Hoạt động nhóm trả lời và hoàn thành lệnh
HS: ĐD nhóm báo cáo kq
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao đúng cách, phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
GV: Nếu thở sâu (12nhịp/phút) hô hấp thường (17n/p) 
Lượng khí vô ích nằm trong đường dẫn khí giảm hơn nhiều khi hô hấp thường.
- Giao nhiệm vụ: (HĐCN) Hãy đề ra các biện pháp luyện tập phù hợp?
HS: Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé sẽ có HHH khỏe mạnh 
- Giao nhiệm vụ: (HĐCN) Em sẽ làm gì để bản thân và những người trong GĐ có được một hệ hô hấp khỏe mạnh?
Hoạt động 4: Hô hấp nhân tạo
1. Các tình huống cần được hô hấp nhân tạo
GV: Y/c HS hoạt động nhóm liên hệ thực tế cho biết 
? Những tình huống cần được hô hấp nhân tạo?
? Có những nguyên nhân nào làm hô hấp của người bị gián đoạn ?
- HS thảo luận trả lời câu hỏi
- GV gọi các nhóm lên báo cáo, nhận xét, bổ sung
* Kết luận
- Khi bị chết đuối nước vào phổi cần loại bỏ nước .
- Khi bị điện giật: Do cơ hô hấp co cứng cần ngắt dòng điện 
- Tự tử bằng treo cổ: Nghẹt đường dẫn khí
- Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc: Ngất hoặc ngạt thở cần khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực 
2. Thực hành 
GV: Trước khi tiến hành hô hấp nhân tạo cần loại bỏ các nguyên nhân trực tiếp làm gián đoạn hô hấp
GV: Giới thiệu 2 phương pháp hô hấp nhân tạo hay được sử dụng 
- Treo tranh phóng to H 23.1 sgk tr 75 giới thiệu và ghi tóm tắt các bước lên bảng
Lưu ý: Nếu miệng nạn nhân cứng, có thể bịt miệng thổi vào mũi
- Nếu tim ngừng đập thì vừa thổi vừa xoa bóp tim 
Giới thiệu cho HS quan sát H 23.2 
Ghi vắn tắt các thao tác th lên bảng 
HS: Quan sát hình và lưu thông tin
Lưu ý: Có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên à Dùng 2 tay ấn vào ngực, phân lưng
GV:- Y/c HS thao tác thực hành 2 phương pháp trên theo tổ: Lần lượt thực hành 2 người một lần (1người là nạn nhân, 1 người hô hấp cho nạn nhân)
HS: Lần lượt các thành viên trong tổ thực hiện 
GV: Y/c mỗi tổ cử đại diện lên thực hành trên bục giảng 
HS: Các tổ khác quan sát nhận xét
GV: Chú ý bổ sung và sửa sai
a. Hà hơi thổi ngạt
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đỉnh đầu chúi xuống đất
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
- Hít sâu thổi vào phổi nạn nhân
- Tiếp tục hít thổi 12 - 20 lần/phút
b. Ấn lồng ngực
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gối mềm dưới lưng
- Cầm cẳng tay và cổ tay nạn nhân ép vào ngực nạn nhân
- Đưa 2 tay nạn nhân về phía đầu
- Thực hiện liện tục 10 - 20 lần/phút
- GV lưu ý: Tuy nhiên đây là thực hành nên việc ép lồng ngực bạn phải thật nhẹ nhàng. Việc hà hơi cũng chỉ là thực hành không chuyển hơi của mình vào miệng bạn.
	Sau đó giáo viên cho điểm từng nhóm và lấy điểm thực hành.
	- HS làm báo cáo thu hoạch nội dung trong buổi thực hành
	- Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch theo mẫu trang 76
	c. Hoạt động củng cố, luyện tập.
	- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức của bài học, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập:
	Câu 1: Sự thông khí ở phổi là do:
A. Lồng ngực nâng lên và hạ xuống
B. Cử động hô hấp hít vào và thở ra
C. Thay đổi thể tích lồng ngực
D. Cơ hoành co 
Câu 2: Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do :
	A. Sự tiêu dùng ôxi ở tế bào cơ thể.
	B. Sự thay đổi nồng độ các chất khí.
	C. Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán.
	D. Sự tiêu dùng khí CO2 trong cơ thể.
Câu 3: Hệ hô hấp có chức năng:
	 A. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể
 B. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
 C.Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài
 D.Điều hoà, điều khiển các hoạt động của cơ thể
Câu 4. Hô hấp gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau là:
 A. Sự thở à Sự trao đổi khí ở phổi à Sự trao đổi khí ở tế bào.
 B. Sự trao đổi khí ở phổi à Sự thở à Sự trao đổi khí ở tế bào.
 C. Sự thở à Sự trao đổi khí ở tế bào àSự trao đổi khí ở phổi .
 D. Sự trao đổi khí ở phổi à Sự trao đổi khí ở tế bào à Sự thở.
Câu 5. Hô hấp là quá trình:	
 A. Không ngừng cung cấp cacbonic cho tế bào và thải ôxi ra ngoài.
 B. Không ngừng cung cấp ôxi cho tế bào và thải cacbonic ra ngoài.
 C. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.	
 D. Thực hiện trao đổi khí giữa tế bào và cơ thể.
Câu 6. Tác nhân nào sau đây không gây hại cho hệ hô hấp:
 A. Bụi.	 B. Vi sinh vật gây hại.
 C. Hiện tượng xói D. Khí độc.
Câu 7. Để hệ hô hấp khỏe mạnh, biện pháp nào sau đây không cần thực hiện trong quá trình luyện tập:
 A. Tắm nắng vào sáng sớm.	 B. Trồng nhiều cây xanh.
 C. Không xả rác bừa bãi.	 D. Không hút thuốc lá.
Câu 8. Dung tích sống là gì?
 A. Là lượng khí lưu thông khi hít vào và thở ra bình thường.
 B. Là lượng khí lưu thông khi hít vào và thở ra gắng sức.
 C. Là lượng khí cận còn lại trong phổi.
 D. Là tổng thể tích phổi chứa được khi hít vào gắng sức. 
Câu 9. Các vi sinh vật gây bệnh cho hệ hô hấp có nguồn gốc từ:
 A. Các cơn lốc, núi lửa và cháy rừng.
 B. Khí thải ôtô và xe máy.
 C. Khói thuốc lá và khí thải sinh hoạt.
 D. Các môi trường thiếu vệ sinh và ở các bệnh viện
Câu 10: So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu?
+ Giống nhau:
- Đều là các cử động hô hấp làm lưu thông khí, thực hiện theo cơ chế phản xạ để lấy O2 vào và đẩy khí CO2 ra ngoài.
- Đều có sự tham gia của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.
+ Khác nhau:
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Được thực hiện một cách tự nhiên là phản xạ không ĐK, sinh ra đã có.
-Số cơ tham gia hô hấp ít (chủ yếu là cơ hoành và cơ liên sườn)
- Lượng khí lưu thông ít khoảng 500 ml.
- Hiệu quả hô hấp chưa cao, lượng khí cặn nhiều.
- Được thực hiện khi ta chủ động (có sự tham gia của ý thức hoạt động theo ý muốn) .
- Số cơ tham gia hô hấp nhiều hơn (ngoài các cơ tham gia HH thường còn có sự tham gia của các cơ lồng ngực, cơ răng lớn, bé, cơ thành bụng )
- Lượng khí lưu thông trao đổi lớn khoảng 3500 ml.
- Tăng hiệu quả hô hấp, tống nhiều khí cặn ra ngoài.
	d. Hoạt động vận dụng. 
	- Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có ôxi mà nhận?
	- Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu ôxi?
	e. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	Câu 1: Hiện nay, dịch cúm đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh thành. Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên?
	Câu 2: Một người hô hấp bình thường 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 500ml không khí. Khi người ấy luyện tập nhịp hô hấp giảm xuống còn 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 900ml không khí.
	a. Tính lượng khí lưu thông, khí ở khoảng chết, khí trao đổi ở người hô hấp bình thường, hô hấp sâu.
	b. So sánh lượng khí hữu ích ở người hô hấp bình thường, hô hấp sâu.
	c. Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện hệ hô hấp khỏe mạnh.
	* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	- Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức của chủ đề
	- Hoàn thiện bài thu hoạch theo nội dung 3 câu hỏi SGK – trang 77
	- Chuẩn bị trước chủ đề tiêu hóa (từ bài 24 đến bài 30):
	+ Nghiên cứu nội dung bài học: Cấu tạo hệ tiêu hóa.
	+ Tìm hiểu các hoạt động tiêu hóa thức ăn ở các cơ quan của ống tiêu hóa?
	+ Tìm hiểu và giải thích một số câu tục ngữ liên quan đến hệ tiêu hóa .	VI. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_22_25_ho_hap_nam_hoc_2020_2021.docx